You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II – ĐỊA LÝ 8

Câu 1: Trình bày đặc điểm địa hình của Đông Nam Á đất liền và nêu ý nghĩa của các đồng
bằng châu thổ.
- Phần đất liền:
   + Các dãy núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy theo hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam, bao
quanh những khối cao nguyên thấp. Địa hình bị cắt xe mạnh.
   + Đồng bằng phù sa tập trung ở ven biển và hạ lưu sông.
- Phần hải đảo:
   + Nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất nên thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.
- Vùng có nhiều tài nguyên: quặng thiếc, kẽm, đồng, than đá, khí đốt, dầu, mỏ,…
- Ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ:
+ Địa hình bằng phẳng  là nơi xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, các nhà máy, xí nghiệp, nhà ở....
 Thuận lợi cho hoạt động sống, phát triển kinh tế của các nước.
+ Đồng bằng châu thổ màu mỡ
 thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp,
 hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực lớn.
+ Dễ dàng cho giao thông qua lại, thúc đẩy giao lưu kinh tế.
Câu 2: Vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích lớn nhất Đông Nam Á?
- Vì sự phát triển của rừng liên quan mật thiết với khí hậu. Khu vực Đông Nam Á có khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa và xích đạo với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, tạo điều kiện để rừng nhiệt
đới ẩm phát triển nên phần lớn diện tích của Đông Nam Á.
Câu 3: Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của
ASEAN.
- Lợi thế:
+ Mở rộng quan hệ hợp tác, thị trường tiêu thụ.
+ Giao lưu văn hóa, giáo dục, y tế và nguồn nhân lực.
+ Thu hút vốn đầu tư, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.
+ Khai thác tốt tài nguyên trong nước.
- Khó khăn:
+ Sự khác biệt về chế độ chính trị, bất đồng ngôn ngữ.
+ Chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia.
Câu 4: Vị trí địa lý và hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì
cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?
Thuận lợi:

 Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…)
 Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế
hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
Khó khăn:

 Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng…
 Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm
chiếm.
Câu 5: Biển mang lại thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nước ta? Nêu
các biện pháp bảo vệ môi trường biển.
- Thuận lợi:

 Biển nước ta rất giàu hải sản, có nhiều vũng, vịnh, tạo điều kiện cho nước ta phát triển ngành
đánh bắt và nuôi trồng hải sản, phát triển giao thông vận tải trên biển.
 Cảnh quan ven bờ tạo điều kiện phát triển du lịch.
 Các khoáng sản như dầu khí, titan, cát trắng cung cấp nguyên liệu và vật liệu.
- Khó khăn:

 Biển nước ta rất lắm bão, gây khó khăn, nguy hiểm cho giao thông, cho hoạt động sản xuất
và đời sống nhân dân ở vùng ven biển.
 Thuỷ triều phức tạp (chỗ nhật triều, chỗ bán nhật triều) gây khó khăn cho giao thông.
 Tình trạng sụt lở bờ biển và tình trạng cát bay, cát lấn ở Duyên hải miền Trung.

- Các biện pháp bảo vệ môi trường biển:


 Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác trên biển. ...
 Phạt nặng những hành vi khai thác tràn lan, quá mức, không đúng tiêu chuẩn và pháp luật.
 Xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường.
 Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường.
Câu 6: Nêu nguyên nhân cạn kiệt một số tài nguyên khoáng sản.

 Do chế độ bóc lột và chính sách vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp trong hơn 80 năm.
 Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người.
 Khai thác thủ công, kĩ thuật khai thác lạc hậu.
 Sự quản lí còn lỏng lẻo. Khai thác bừa bãi.
 Phần lớn còn khai thác lộ thiên, lãng phí nhiều.

You might also like