You are on page 1of 3

1/Hà nội và thành phố hồ chí minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành

các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước

-Điều kiện thuận lợi:

Có vị trí địa lí đặc biệt thận lợi, nằm ở trung tâm của hai miền Bắc và Nam.

Có dân cư tập trung đông đúc, thị trường tiêu thụ rộng lớn

Trung tâm kính tế lớn của cả nước

Có nhiều chợ, các trung tâm thương mại, các siêu thị…

Hệ thống giao thông thuận lợi có nhiều loại đường (sắt, ô tô, không, thủy) là đầu
mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước…

2/ Sự khác biệt về tự nhiên và thế mạnh kinh tế của 2 tiểu vùng Đông bắc và Tây
bắc?

Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với sự phát
triển môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

-Vùng Đông bắc: Địa hình núi trung bình, thấp, các dãy núi cánh cung. Khí hậu
nhiệt đới ẩm, mùa đông lạnh kéo dài ->Thế mạnh kinh tế: Giàu tài nguyên khoáng
sản, có thế mạnh trồng rừng, thuỷ điện, trồng cây công nghiệp, dược liệu, cây ăn
quả,tiềm năng kinh tế, du lịch biển

-Vùng Tây Bắc: Địa hình núi cao, hiểm trở. Khí hậu nhiệt đới ẩm, mùa đông ít lạnh
ngắn -> Thế mạnh kinh tế : Phát triển thuỷ điện, trồng rừng, cây công nghiệp, chăn
nuôi, du lịch nghỉ mát.

-Khai thác không chú trọng việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ làm cho các
nguồn tài nguyên cạn kiệt dần, môi trường suy thoái, làm hạn chế việc phát triển
kinh tế và đời sống các dân tộc.

3/Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát
triển kinh tế hội ở Đồng bằng sông Hồng

- Đặc điểm: dân số đông, mật độ dân số cao nhất cả nước (1.179 người/km2, năm
2002); nhiều lao động có kĩ thuật.

- Thuận lợi:

+ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

+ Người lao động có kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật.

+ Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.

+ Có một số đô thị được hình thành từ lâu đời (Hà Nội và Hải Phòng).

- Khó khăn:

+ Sức ép của dân số đông đối với phát triển kinh tế - xã hội.

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.

4/Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự
phát triển kinh tế-xã hội

- Thuần lợi:

+ Dải đồng bằng ven biển là nơi trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực.

+ Vùng gò đồi có diện tích tương đối rộng thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn; một
sô nơi có đất badan, hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày.

+ Tỉnh nào cũng có biển, tạo điều kiện cho phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt
thuỷ sản phát triển.

+ Độ che phủ rừng đứng thứ hai cả nước (sau Tây Nguyên) với nhiều loài thực,
động vật có giá trị cao.

+ Tài nguyên du lịch đa dạng: các bãi biển, di tích lịch sử - văn hoá,.... Đặc biệt, có
Di sản thiên nhiên thế giới là Phong Nha - Kẻ Bảng và các Di sản vãn hoá thế giới:
cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.

- Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán, gió phơn Tây Nam khô nóng, cát bay, cát chảy,...

5/Trong phát triển kinh tế-xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những điều
kiện thuận và khó khăn gì
Những thuận lợi:

-Vị trí địa lí nằm trên trục giao thông Bắc – Nam, giáp biển Đông với bở biển dài:
thuận lợi giao lưu, hợp tác, thu hút đầu tư của trong và ngoài nước, phát triển nền
kinh tế mở.

– Vùng biển có nhiều bãi cá, bãi tôm, có các ngư trường Ninh thuân – Bình Thuận
– Bà Rịa – Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa với nhiều loại thủy sản có giá trị kinh
tế cao như cá ngừ, cá thu, cá mực, tôm, mực, cua, ghẹ… và các đặc sản như tổ yến,
tôm hùm…

– Bờ biển và các đảo có nhiều bãi tắm tốt: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Ninh Chữ, Mũi
Né…, nhiều cảnh quan đẹp: Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà.. có điều kiện phát
triển nhiều loại hình du lịch: tắm biển, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học…

– Khoáng sản không giàu nhưng có trữ lượng lớn về cát thạch anh, đá xây dựng.
Ngoài ra, còn có titan, vàng, đá quý, vùng thềm lục địa ở cực nam có dầu khí.

-Dân cư có đức tính cần cù trong lao động, giàu kinh nghiệm trong phòng chống
thiên tai và khai thác các nguồn lợi kinh tế biển.

– Là địa bàn có nhiều di tích văn hóa – lịch sử, tiêu biểu như: Phố cổ Hội An, Di
tích Mỹ Sơn là lợi thế để thu hút khách du lịch.

* Những khó khăn:

– Thường xuyên chịu tác động của bão, lũ, hạn. Quá trình sa mạc hóa có xu hướng
mở rộng ở các tỉnh cực nam (Ninh Thuận, Bình Thuận).

– Đồng bằng hẹp và bị chia cắt, đất canh tác có độ phì thấp.

– Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

– Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, phân bố dân cư tập trung nhiều ở vùng
ven biển.

– Thiếu vốn đầu tư.

You might also like