You are on page 1of 11

CÁC TỪ KHÓA QUAN TRỌNG

1. Vị trí
- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên có:
- Hoạt động thường xuyên của gió tín phong (hay gọi là mậu dịch)
- Có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh: Có khí hậu mang tính nhiệt đới thể hiện ở: Nền nhiệt cao, số
giờ nắng nhiều, cán cân bức xạ luôn dương
2. Ý nghĩa vị trí địa lí
* Tự nhiên:
- khí hậu – nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên xanh tốt quanh năm
- Nằm liền kề vành đai sinh khoáng nên giàu khoáng sản.
- Nằm trên đường di cư của Động – thực vật nên phong phú
- Lãnh thổ kéo dài phân hóa thiên nhiên B-N, hẹp ngang (ảnh hưởng sâu sắc của biển).
3. Lãnh thổ: Gồm vùng đất, biển, trời
* Vùng đất: Gồm Đất liền và hải đảo, chủ yếu đảo nhỏ và ven bờ, 28/63 tỉnh giáp biển.
* Các bộ phận vùng biển
+ Vùng nội thủy: phía trong đường cơ sở, giáp đất liền và có chủ quyền ở phất đất liền.
+ Vùng lãnh hải: Là vùng biển chủ quyền quốc gia, ranh giới phía ngoài là ranh giới của quốc
gia trên biển.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải đảm bảo thực hiện chủ quyền, nước ta có có quyền thu thuế.
+ Vùng đặc quyền kinh tế: rộng tới 200 hải lý, được khai thác quyền lợi kinh tế. Tàu thuyền
nước ngoài tự do đi lại
+ Thềm lục địa: Nông và mở rộng ở phía bắc và nam (Tạo đk bồi tụ mở rộng các đồng bằng), sâu
và thu hẹp ở Miền trung (DH Nam Trung Bộ - tạo các vịnh nước sâu là đk phát triển giao thông
biển)
SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN
1. Tài nguyên rừng:
- Rừng đặc dụng (vườn quốc gia và khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển): Bảo vệ cảnh quan và
sự đa dạng sinh học.
- Rừng phòng hộ (phòng chống thiên tai): Gồm đầu nguồn và ven biển:
- Rừng SX (lấy gỗ): Duy trì, phát triển diện tích và chất lượng rừng.
- Biện pháp chung và lâu dài: Giao đất, giao rừng cho người dân.
2. Đa dạng sinh học:
- Đa dạng SH cao thể hiện qua thành phần loài, kiểu hệ sinh thái và nguồn gen.
- Đang bị suy giảm nghiêm trọng cả trên rừng và biển do phá rừng, khai thác quá mức, hủy diệt,
buôn bán động vật quý hiếm
- Biện pháp: Ban hành sách đỏ, quy định khai thác, thành lập khu bảo tồn, VQG, khu dự trữ SQ.

CÁC LOẠI THIÊN TAI


1. Bão:
- Biện pháp: Dự báo chính xác, sơ tán dân khi bão lớn. Chống bão phải kết chống ngập lụt đồng
bằng và lũ quét MN. Trồng rừng ven biển
3. Ngập lụt xảy ra đồng bằng. Biện pháp trồng và bảo vệ rừng, xây dựng các công trình thoát lũ
và ngăn thủy triều
4. Lũ quét:
- Xảy ra ở MN nơi có địa hình chia cắt, dốc, mất lớp thực vật, mưa lớn
- Biện pháp: Trồng và bảo vệ rừng, quy hoạch các điểm dân cư.
5. Hạn hán: Cực Nam TB, Tây Nguyên, Nam Bộ, phía đông dãy TS đầu mùa hạ (Gió Lào).
Biện pháp: Trồng rừng và thủy lợi.
6. Thoái hóa Đất
- Miền núi: Làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trông cây theo băng (chống xói mòn). Cải tạo
đất: Nông lâm kết hợp
- Đồng bằng: Xâm nhập mặn, bạc màu: Thủy lợi, bón phân, thâm canh, chống ô nhiễm
Các đáp án gắn với cụm từ Khai thác quá mức bị suy giảm: Rừng, thủy sản, đất, nước, đa
dạng sinh học, khoáng sản.

DÂN CƯ
1. Đặc điểm:
- Đang già hóa, cơ cấu dân số vàng: Dân nông thôn lớn hơn thành thị. Xu hướng giảm tỉ lệ nông
thôn tăng thành thị.
- Phân bố không đều: gây khó khăn cho khai thác tài nguyên và sử dụng lao động
2. Lao động và việc làm:
* Lao động:
- chất lượng đang nâng lên nhờ thành tựu Giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa.
- Lao động đang đang tập trung ở nông thôn, trong ngành nông nghiệp vì chuyển cơ cấu kinh tế
chậm, quá trình công nghiệp hóa chậm.
* Việc làm
- Biện pháp: Thúc đẩy đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+ Nông thôn: Đa dạng hóa ngành, đặc biệt các làng nghề thủ công
+ Thành thị: Phát triển công nghiệp và dịch vụ, đào tạo lao động
3. Đô thị hóa luôn gắn liền với công nghiệp hoá – đáp luôn đúng
- Trình độ đô thị hoá thấp: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình CNH còn chậm.
- Tác động: Tích cực lớn nhất: Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ (Phần này các con vận dụng Atlat)
1. Chuyển dịch theo ngành: Theo hướng CNH, HĐH: Giảm Nông-lâm-Ngư nghiệp, tăng Công
Nghiệp-XD và tiến tới ổn ngành dịch vụ. Tuy nhiên chuyển dịch còn chậm và chưa đáp ứng yêu
cầu phát triển
2. Theo thành phần kinh tế chuyển dịch: Giảm kv nhà nước, tăng ngoài nhà nước và vốn đầu
tư nước ngoài. Chính sách sách phát triển nền kinh tế hang hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị
trường. Mục đích phát huy thế mạnh các thành phần KT và hội nhập quốc tế.
- Nhà nước giảm nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo vì nắm những ngành then chốt.
- Kinh tế ngoài nhà nước tăng: Khuyến khích nhiều TP tham gia.
- KV có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhờ chính sách mở cửa, hội nhập đặc biệt là gia nhập WTO
(2007)
3. Theo lãnh thổ:: Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh nông nghiệp,
vùng công nghiệp, khu công nghiệp. Mục đích khai thác tổng hợp thế mạnh, nâng cao hiệu quả.

NÔNG NGHIỆP
2. Ngành trồng trọt:
- Cây công nghiệp lâu năm trồng chủ yếu ở miền núi là do có đất feralit: Cà phê, cao su, hồ tiêu,
điều, chè, dừa
- Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu được trồng ở đồng bằng do có đất phù sa: Đỗ tương, lạc,
mía, dâu tằm, bông, đay, cói, thuốc lá…
THỦY SẢN
* Đáp án luôn đúng:
- Đánh bắt hải sản: Về tự nhiên quan trọng nhất là nguồn lợi, ngư trường. Về kinh tế xã hội quan
trọng nhất tàu thuyền, ngư cụ và cảng cá.
- Nuôi trồng: Về mặt tự nhiên quan trọng nhất diện tích mặt nước. Khó khăn lớn nhất là dịch
bệnh.
+ Nuôi nước ngọt: Sông, suối, ao, hồ…
+ Nuôi nước lợ: Bãi triều, đầm phá, cửa sông, rừng ngập mặn.
+ Nuôi nước mặn: Vịnh và đảo.
- Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả ngành thủy sản cần chú ý chế biến và quan tâm đến thị
trường.
CÔNG NGHIỆP
2. Các ngành công nghiệp trọng điểm:
* Khái niệm: Là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao và có tác động đến các ngành
khác.
* Bao gồm: Năng lượng (Khai thác than, dầu khí, điện), Chế biến lương thực thực phẩm, Hàng
tiêu dùng: Dệt may, Da, giày, giấy…, Sản xuất vật liệu xây dựng, Cơ khí, điện tử, hóa chất, khai
thác khoáng sản
* Công nghiệp năng lượng: Atlat trang 22
- Than: Than đá Quảng Ninh. Than nâu - Đồng Bằng Sông Hồng, Than Bùn - ĐB Sông Cửu
Long.
- Điện: Nguồn cung cấp chính là nhiệt điện (khí)
+ Thủy điện: Lớn nhất là trên hệ Thống Sông Hồng và sông Đồng Nai
+ Nhiệt điện: Miền Bắc chạy bằng than, miền nam chạy bằng dầu và khí do sự chi phối của
nguồn nhiên liệu.
* Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm:: Nguồn nguyên liệu dồi dào, lao động và
thị trường.
* Hàng tiêu dùng: Quan trọng nhất là thị trường và nguồn lao động.
* Công nghiệp khai thác: Kĩ thuật và vốn.
- Cơ cấu ngành của CN nước ta có sự chuyển dịch nhằm mục tiêu : tạo điều kiện hội nhập vào thị
trường TG
GIAO THÔNG VẬN TẢI
1. Các ngành giao thông
* Đường bộ:
- Mạng lưới rộng khắp, khối lượng vận chuyển cả hàng hóa và hành khách lớn nhất.
- Khó khăn lớn nhất về tự nhiên là ¾ là đồi núi. Chậm phát triển do thiếu vốn.
* ĐƯờng sắt: Tập trung chủ yếu ở phía Bắc
* Đường sông: Phát triển chậm, khó khăn lớn nhất là hiện tượng sa bồi (bồi đắp phù sa), chế
độ nước theo mùa và thất thường.
* Đường hàng không: Là ngành non trẻ nhưng phát triển nhanh. Nhờ đầu tư hiện đại hóa cơ
cở vật chất.
* Đường ống: Gắn liền với vận chuyển dầu khí
2. Thông tin liên lạc
* Bưu chính: Có tính phục vụ, Mạng lưới rộng khắp, nhưng còn lạc hậu. Hướng phát triển:
Cơ giới hóa, tự động hóa.
* Viễn thông: Phát triển nhanh nhờ đón đầu đầu những tiến bộ khoa học – kĩ thuật.
CÁC VÙNG KINH TẾ
- Đông Nam bộ: Phát triển theo chiều sâu:
Là vùng đứng đầu về: Kinh tế, công nghiệp, dịch vụ xuất khẩu, dầu khí, cơ sở hạ tầng, trình
độ lao động, Vùng chuyên canh cây công nghiệp (Cao su, hạt điều)
+ Công nghiệp: Dầu khí và năng lương
+ Nông nghiệp: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thủy lợi

CÁC TỪ KHÓA LÀM CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO


1. Phần tư nhiên:
- Tất cả sự phân hóa khí hậu, thiên nhiên, nhiệt độ, thực vật, biên độ nhiệt đều do: Hướng địa
hình (các dãy núi) và hoàn lưu khí quyển (gió mùa, khối khí, dải hội tụ, frong), Vị trí (Miền
Bắc: Gần chí tuyến hoặc ngoại chí tuyến, vĩ độ cao, xa xích đạo hoặc BC Nam, 2 lần mặt trời lên
thiên đỉnh xa nhau. Miền Nam: Xa chí tuyến hoặc ngoại chí tuyến, vĩ độ thấp, gần xích đạo hoặc
BC Nam, 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh xa nhau )
- Những yếu tố chính khí hậu gây mưa cả nước: Bão, dải hội tụ, bức chắn địa hình, biển đông,
gió mùa TN,
- Những yếu tố gây khô hạn: Tín phong, gió ĐB, Bức chắn địa hình gây hiệu ứng phơn (Dãy
TS)
2. Dân số:
- Đáp án luôn đúng với lao động việc làm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa
3. Nông nghiệp
- Trong nông nghiệp: Đáp án nào có từ sản xuất hàng hóa chọn luôn. Nếu trong câu hỏi có từ
hàng hóa, hoặc xuất khẩu thì đáp án có thị trường sẽ chọn
- Từ thị trường đồng nghĩa với các từ: hàng hóa, xuất khẩu, dịch vụ, thương hiệu
- Cây công nghiệp phải gắn với phát triển vùng chuyên canh (sản xuất tập trung), phát triển hàng
hóa, CN chế biến và XK, ứng dụng khoa học kĩ thuật.
- Yếu tố quan trọng nhất trong phát triển chăn nuôi là thức ăn. Tuy nhiên hiện nay phát triển
hàng hóa nên quan trọng nhất là áp dụng khoa học kĩ thuật, trang trại, thương hiệu, gắn chế biến
với thị trường.
4. Công nghiệp
Yếu tố quan trọng nhất của công nghiệp: năng lượng và vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất
kĩ thuật, lao động, nguyên liệu. Cần quan tâm là MT
5. Giao thông (Hoặc cơ sở hạ tầng)
- Giao thông: Thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo thế mở, thu hút vốn đầu tư, phát triển công nghiệp,
phân công lao động, giao lưu, phát triển đô thị, tăng vận chuyển
- Đường biển: Tạo thế mở, thu hút vốn đầu tư, tăng vận chuyển, phát triển công nghiệp và khu
công nghiệp, khu kinh tế biển, gắn với hoạt động ngoại thương (Xuất – nhập khẩu)
6. Thương mại, du lịch: Đường lối chính sách luôn đúng
* Thương mại
- Thương mại phát triển (Nội thương và ngoại thương): Đường lối chính sách, kinh tế (sản
xuất)phát triển, hội quốc tế sâu rộng (WTO, APEC), mở rộng thị trường.
- Nội thương phát triển: Chính sách đổi mới, kinh tế phát triển, đời sống nâng cao.
+ Ngoại thương phát triển: Đường lối chính sách, kinh tế (sản xuất)phát triển, hội quốc tế sâu
rộng (WTO, APEC), mở rộng thị trường.
+ Xuất khẩu tăng: kinh tế (sản xuất)phát triển, hội quốc tế sâu rộng (WTO, APEC), thu hút đầu
tư, mở rộng thị trường.
+ Nhập khẩu tăng: Kinh tế (sản xuất) trong nước phục hồi, quá trình công nghiệp hóa, phục vụ
xuất khẩu, hội nhập quốc tế.
* Du lịch
- Du lịch hiện triển mạnh nhờ chính sách, nhu cầu ngày càng tăng
- Để phát triển du lịch cần đa dạng hóa các loại sản phẩm, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất,
quảng bá.
7. Khu kinh tế biển:
+ Khu kinh tế biển (Khu công nghiệp): Thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, tạo sản phẩm
hàng hóa, trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật, đào tạo lao động, giải quyết việc làm, nâng cao đời
sống.
8. Dịch vụ: Gắn với kinh tế phát triển (kinh tế hàng hóa), chất lượng đời sống, cơ sở hạ tầng,
phát triển đô thị, nhu cầu thị trường và lao động.
9. Cụm từ đa dạng thường gắn với: Nhu cầu thị trường, giảm thiểu rủi ro, tài nguyên, nguyên
liệu, sử dụng hợp lí hoặc hiệu quả nguồn lực.
CÁC VÙNG KINH TẾ
* Các vùng kinh tế: Gắn với các cụm từ: Sử dụng hợp lí, Phát huy thế mạnh, sử dụng hiệu
quả nguồn lực, tổng hợp nhân tố là đáp án quan trọng:
* Các cụm từ chú ý các vùng: Kinh tế phát triển (ở miền núi là chậm), sản xuất phát triển,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
* Chú ý các vấn đề chính các vùng
- Rừng đóng vai trò quan trọng nhất là cân bằng sinh thái:
+ Bắc Trung Bộ rừng quan trọng vì nhiều thiên tai
+ Tây Nguyên rừng quan trọng vì diện tích lớn nhất nhưng đang bị phá nhiều nhất
+ Đồng bằng SCL: Diện tích rừng ngập mặn lớn nhất
- ĐB Sông Cửu Long:
+ Khó khăn lớn nhất là mùa khô kéo dài, xâm nhập mặn nên nước ngọt là quan trọng nhất
+ Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên cần: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu câu
trồng, chuyển đổi mùa vụ nhằm phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
CÁC TỪ KHÓA LUÔN SAI
- Các từ luôn sai trong đáp án để loại trừ: Đồng đều, hoàn toàn, ổn định, chỉ có, chưa có (Nếu thể
hiện ý tuyệt đối là sai, nếu ý tương đối thì đúng như: chưa đáp ứng nhu cầu, yêu cầu, chỉ tập
trung), rất ít, rất nhiều, rất thấp, rất cao, rất nhanh, rất chậm,. Nếu hỏi đáp án đúng thì loại trừ,
đáp án không đúng thì chọn
CHÚ Ý TỪ KHÓA BIỂU ĐỒ
1. Biểu đồ tròn: Quy mô và cơ cấu nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm. Trường hợp
người ta cho 2 biểu đồ tròn bằng nhau thì xác định tên biểu đồ chỉ có cơ cấu
chứ không có quy mô
2. Biểu đồ miền tên biểu đồ phải có từ chuyển dịch cơ cấu, thay đổi cơ cấu
trên 3 năm
3. Biểu đồ đường: Thường có chữ tốc độ tăng trưởng gắn với %. Nhưng câu
hỏi xác định tên biểu đồ nếu cho giá trị tuyệt đối (tỉ đồng, tỉ USD, nghìn con,
nghìn tấn, nghìn ha…) thì chúng ta chọn quy mô hoặc tình hình…
4. Biểu đồ kết hợp 2 đơn vị khác nhau không có chữ tốc độ, không có chữ cơ
cấu nhưng yêu cầu phải từ 3 năm trở lên, nếu dưới 3 năm là biểu đồ cột.
5. Biểu đồ cột: Quy mô, so sánh, giá trị, sản lượng, dân số, diện tích… Nếu có
các thành phần nằm trong tổng mà không có chữ tốc độ, cơ cấu, 2 đơn vị khác
nhau thì là cột chồng.
* Chú ý: Có những xác định biểu đồ người ta cho bảng số liệu, nhưng yêu cầu đề lại khác
như câu sau:
1. Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2021
Năm Diện tích (Triệu ha) Sản lượng (Triệu tấn)
2010 7,5 40,0
2015 7,8 45,1
2017 7,7 42,7
2019 7,5 43,5
2021 7,2 43,8
(Nguồn: Niên giám thống kê 2020, NXB Thống kê 2021)
Căn cứ bảng số liệu, để thể hiện năng suất lúa của nước ta giai đoạn 2010 - 2021, biểu đồ nào
sau đây là thích hợp nhất?
A. Tròn. B. Cột. C. Miền. D. Kết hợp.
2. Với bảng số liệu như sau:

- Nếu đề yêu cầu xác định vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh và tử là đường
- Nếu đề yêu cầu xác định vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh và tử và tỉ lệ gia tăng tự nhiên là Kết
hợp (đường và miền kết hợp)

- Nếu chỉ yêu cầu vẽ gia tăng tự nhiên thì là cột.


3. Với bảng số liệu:
Chúng ta chọn đáp án là biểu đồ cột: Cái này là cột chồng 100%: Thường gắn với cụm từ
cơ cấu hoặc tỉ trọng. Nếu cho hình biểu đồ có % như sau chúng ta sẽ chọn cơ cấu hoặc tỉ
trọng chứ không phải quy mô nhé các con

Tỉ trọng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi vùng Đồng


bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long so với cả
nước năm 2018
100%
12.7 13.6
90%

80%

70% 56.5

60%

50% 71.3
83.0
40%

30%
36.8
20%

10% 16.1
6.7 3.5
0%
Cá biển khai thác Cá nuôi Tôm nuôi Sản phẩm

Các vùng khác Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Hồng
4. Nếu cho bảng số liệu

Để thể hiện tổng số dân, số dân thành thị và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta
giai đoạn 2000 – 2015 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Đường. B. Cột. C. Kết hợp. D. Miền.
Các con chú ý đây vẫn là biểu đồ kết hợp. Vì chữ tốc độ kia là đối tượng biểu thị chứ không
phải yêu cầu biểu đồ.
6. Phần tính toán biểu đồ và bảng số liệu: Tăng nhanh hay chậm dùng phép chia (năm sau/
năm trước) nhưng nếu giảm nhanh hay chậm chúng ta phải lấy năm trước chia năm sau.
Tăng nhiều hay ít dùng pháp trừ. Chú ý một số công thức tính toán:
1. Tính mật độ dân số:
Mật độ dân số = Số dân/ Diện tích (đơn vị: người/km2).
- VD1: Tính mật độ dân số nước ta năm 2021, biết rằng
+ Dân số: 98,6 triệu người:
+ Diện tích: 331.212 km2,
98.600.000/331.212 = 298 người/km2
2. Tính bình quân đất đầu người:
Bình quân đất = Diện tích/ Số dân (đơn vị: m2 /người).
- VD1: Tính bình quân đất đầu người nước ta năm 2021, biết rằng
+ Dân số: 98,6 triệu người
+ Diện tích: 331.212 km2
331.212/96.800.000*1.000.000 = 3359 m2 /người
Chú ý: 1 ha = 10.000 m2. 1 km2 = 100 ha = 1.000.000 m2
3. Tính năng suất:
Năng suất = Sản lượng/ Diện tích (đơn vị: tạ/ha, tấn/ha).
- Từ công thức tính năng suất chúng ta suy ra công thức tính sản lượng và diện tích
như thế nào?
- Sản lượng = Năng suất * Diện tích
- Diện tích = Sản lượng/ Năng suất
4. Tính cơ cấu, tỉ trọng (%):
- Nếu bảng số liệu cho sẵn tổng số, cách tính như sau:
Cơ cấu % = Thành phần x 100%
Tổng
5. Từ % tính ra giá trị thực (ngược lại công thức 4)
Giá trị thực = Số % thành phần x tổng/100
VD: SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC
KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ NĂM 2014
Năm Số lao động đang Cơ cấu (%)
làm việc (triệu Nông – Lâm – Công nghiệp – Dịch vụ
người) Ngư nghiệp xây dựng
2005 42,8 57,3 18,2 – 7,78 tr 24,5*42,8/100 =
10,5tr
2014 52,7 46,3 – 24,4tr 21,3 – 11,2 tr 32,4*52,7/100
6. Tính tốc độ tăng trưởng:
Cho năm đầu tiên của bảng số liệu = 100%
% năm sau = giá trị của các năm sau / (chia cho) giá trị năm đầux100)
- VD1: =
Năm 2000 2009 2014
Thành thị 1 3 10
Tốc độ (%) 100 3/1*100 = 300 10/1*100 = 1000

7. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: Biểu đồ Đường và miền kết hợp


- Tỉ lệ gia tăng (‰) = Tỉ suất sinh – tỉ suất tử
- Tỉ lệ gia tăng (%) = Tỉ suất sinh – tỉ suất tử/10
8. Tỉ lệ gia tăng cơ học: - Gia tăng cơ học (%) = Xuất cư – Nhập cư
9. Bình quân Sản lượng lương thực đầu người (Đơn vị: Kg/ người)
B/quân sản lượng = tổng sản lượng LT *1000 (1 tấn = 1000Kg)
số dân
10. Bình quân thu nhập đầu người (Đơn vị: USD/Người hoặc triệu VNĐ/
Người)
B/quân thu nhập = tổng GDP
số dân
11. Tính giá trị Xuất nhập khẩu
* Tổng xuất nhập khẩu = Xuất khẩu + Nhập khẩu
* Tính cán cân xuất nhập khẩu = Xuất khẩu - Nhập khẩu
Xuất > Nhập: Xuất siêu
Nhập>xuất: Nhập siêu
* Từ tổng và cán cân tính giá trị XK và NK
- Xuất khẩu = Tổng + cán cân/2
- Nhập khẩu = Tổng - cán cân/2
12. Tính các đại lượng khí hậu
- Biên độ nhiệt = Nhiệt độ cao nhất – thấp nhất
- Cân bằng ẩm = Lượng mưa – lượng bốc hơi (mm)

You might also like