You are on page 1of 7

I.

Liên Bang Nga: ( 6 câu)


1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ:
- Đường bờ biển dài, tiếp giáp với Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, biển Ban-tích, Ca-xpi,
biển Đen => Có giá trị nhiều mặt đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
- Lãnh thổ trải dài trên hai châu lục: Á và Âu; tiếp giáp với hai châu lục: Châu Á và Châu Âu.
- Ranh giới về mặt tự nhiên giữa Á-Âu: dãy U-ran.
- Có đường biên giới xấp xỉ chiều dài Xích đạo, trải dài trên 11 múi giờ, giáp 14 quốc gia.
2. Đặc điểm tự nhiên, dân cư:
a) Đặc điểm tự nhiên: Khí hậu ôn đới:
- Phía Tây: khí hậu ôn hòa hơn
+ Phía Bắc: khí hậu cận cực lạnh giá.
+ Phía Nam: khí hậu cận nhiệt
- Phía Đông: khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt (mùa đông giá lạnh)
b) Tài nguyên thiên nhiên:
- Liên Bang Nga có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú:
+ Phía Tây: Tập trung chủ yếu ở đồng bằng Tây Xibia, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự nhiên. Than,
dầu, quặng sắt, kim loại màu,… ở dãy núi Uran.
+ Phía Đông: tập trung nhiều khoáng sản như than, vàng, kim cương, sắt, dầu khí,..
=> Liên Bang Nga có trữ lượng quặng, khí tự nhiên đứng đầu thế giới, nguồn tài nguyên
khoáng sản đa dạng, phong phú. -> Thuận lợi trong CN khai thác và chế biến khoáng sản.
c) Dân cư:
- Đông dân số, đứng thứ 8 trên thế giới nhưng mật độ dân số thấp.
- Tốc độ gia tăng giảm do di cư.
- Nhiều dân tộc (hơn 100 dân tộc), 80% dân số là người Nga.
- Tập trung chủ yếu ở các thành phố.
- Dân số già -> thiếu lao động.
3. Các vùng phát triển kinh tế:
- Vùng Trung ương: là vùng KT lâu đời, phát triển nhất.
- Vùng Viễn Đông: là vùng KT sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
- Cây công nghiệp chính ở Nga là cây hướng dương, củ cải đường.
- Một số địa danh Liên Bang Nga:
+ Hồ nước ngọt Vonga (hồ nước ngọt lớn nhất thế giới).
+ Sông Ê-nít-xây chia LB Nga thành 2 phần rõ rệt: Phía Tây, phía Đông.
+ Mát-xco-va và Xanh Petec-bua là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất cả nước.
+ Tỉnh Ca-li-nin-grat biệt lập ở phía Tây, giáp Ba Lan và Lít-va.
II. Nhật Bản (8 câu):
1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ:
- Nằm ở Đông Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và biển Nhật Bản qua các nước LBN, Triều Tiên,
Hàn Quốc.
- Quần đảo trải ra theo một vòng cung dài khoảng 3800km trên TBD.
- Gồm 4 đảo lớn: Hô-cai-đô, Hôn-su (chiếm 61% tổng diện tích), Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn
đảo nhỏ.
2. Tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm tư nhiên:
- Biển: Cư-rô-si-rô, Nhật Bản, Ôiasivo.
- Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũn vịnh -> xây dựng cản nước sâu.
- Dòng biển: nóng và lạnh gặp nhau.  Tạo nên ngư trường lớn, có nhiều loài cá (ngừ, thu, mòi,
trích, hồi,...)
- Địa hình: chủ yếu là đồi núi, ĐB tập trung ở ven biển, nhiều núi lửa.
- Khí hậu gió mùa, mưa nhiều.
+ Phía Bắc có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết.
+ Phía Nam có khí hậu cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, thường có mưa to
và bão.
- Sông ngòi: ngắn, dốc, lưu lượng lớn ( Sina, Ixicaro ).
- Đất: màu mỡ, đất của núi lửa.
- Khoáng sản: nghèo khoáng sản, có trữ lượng không nhiều: than đá, đồng.
3. Dân cư:
- Là nước đông dân (127.7 triệu người năm 2005).
- Tốc độ gia tăng thấp và giảm dần -> Dân số già. (TSGT tự nhiên 0,1% - 2005)
- Dân cư tập trung tại các thành phố ven biển.
- Người lao động cần cù, làm việc tích cực với ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao.
- Giáo dục được chú ý đầu tư.
- Tuổi thọ TB cao, tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn.
4. Kinh tế:
- Các giai đoạn phát triển kinh tế:
+ Kết thúc CTTG2: Kinh tế Nhật Bản suy sụp nghiêm trọng.
+ 1952 khôi phục ngang mức trước chiến tranh.
+ 1955-1973: phát triển thần kì, tốc độ cao.
+ 1973 – 1974 và 1979-1980: khủng hoảng dầu mỏ.
+ 1986 - 1990: tăng trưởng khá. (do điều chỉnh chiến lược)
+ 1991 – nay: tăng trưởng chậm lại
+ Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng thứ hai về kinh tế, tài chính trên thế giới.
- Những ngành kinh tế mũi nhọn:
a) Công nghiệp:
- Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.
- Chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu
biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và tơ sợi tổng hợp, giấy in báo,...
MỘT SỐ NGÀNH CN CHIẾM TỈ TRỌNG LỚN TRONG CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP
Ngành Sản phẩm nổi bật Hãng nổi tiếng
CN chế tạo Tàu biển Chiếm khoảng 41% sản lượng xuất khẩu của TG. Mitsubisi,
(chiếm 40% Ô tô - Sản xuất khoảng 25% sản lượng ô tô của thế giới. Hitachi,
giá trị hàng - Xuất khẩu khoảng 45% số xe sản xuất ra. Toyota, Nissan,
CN xuất Xe gắn - Sản xuất khoảng 60% lượng xe gắn máy của TG. Honda, Suzuki
khẩu) máy - Xuất khẩu 50% sản lượng sản xuất ra.
Sản xuất SP tin học Chiếm khoảng 22% sản phẩm CN tin học thế giới.
điện tử VM,CBD Đứng đầu thế giới về sản xuất.
(ngành mũi VLTT Đứng hàng thứ 2 thế giới. Hitachi,
nhọn) Robot - Chiếm khoảng 60% tổng số robot của thế giới. Toshiba, Sony,
(người - Sử dụng với tỉ lệ lớn trong các ngành CN kĩ thuật Nipon Electric,
máy) cao, dịch vụ,... Fujitsu
Xây dựng và Công - Chiếm khoảng 20% giá trị thu nhập.
công trình trình GT, - Đáp ứng việc xây dựng các công trình với kĩ thuật
công cộng CN cao.
Dệt Sợi, vải Là ngành khởi nguồn của CN ở TK XIX, tiếp tục
các loại duy trì và phát triển.
b) Dịch vụ:
- Là khu vực kinh tế quang trọng.
- Thương mại và tài chính là 2 ngành chủ chốt.
- Đứng thứ 4 trên TG về thương mại.
- GTVT biển đứng 3 trên thế giới với cảng lớn: Côbe, Icomaha, Tokyo, Osaka.
- Đứng đầu trên TG về tài chính, ngân hàng.
- Đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều.
c) Nông nghiệp:
- Chỉ đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế. (1% trong GDP – do diện tích đất NN ít – 14%)
-> Giải pháp: phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ KH-KT.
- Diện tích đất nông nghiệp ít → thâm canh → tăng năng suất và chất lượng.
- Trồng trọt:
+ Lúa gạo: cây trồng chính, 50% diện tích trồng trọt nhưng đang giảm.
+ Chè, thuốc lá, dâu tằm
+ Chăn nuôi tương đối phát triển theo phương pháp tiên tiến.
+ Nuôi trồng đánh bắt hải sản phát triển.
III. Trung Quốc (6 câu):
1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ:
- Diện tích lớn thứ 4 trên thế giới.
- Giáp 14 nước nhưng biên giới là núi cao và hoang mạc ở phía tây, nam và bắc.
- Phía Đông giáp biển, gần với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam).
2. Đặc điểm tự nhiên:
Miền Tây
Miền Đông

Đồng bằng châu thổ, đất phù sa màu


Địa hình Núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen bồn địa
mỡ
Cận nhiệt gió mùa sang ôn đới gió Ôn đới lục địa => hoang mạc và bán hoang
Khí hậu
mùa mạc
Sông ngòi Thượng nguồn các con sông Hạ nguồn
Đất đai Chủ yếu là đồng bằng Vùng núi, hoang mạc
Khoáng sản Phong phú: than, dầu mỏ, quặng sắt Đa dạng: dầu mỏ, quặng sắt
Sinh vật Rừng, tài nguyên biển Rừng, đồng cỏ tự nhiên
3. Dân cư xã hội:
- Đông nhất thế giới. (1/5 thế giới, 1,3 tỷ người vào năm 2005)
- Đa số là người Hán (90%), các dân tộc khác sống tại vùng núi và biên giới, hình thành khu tự trị.
- Miền đông tập trung nhiều đô thị lớn.
- Trung Quốc thi hành chính sách dân số triệt để: mỗi gia đình 1 con => tỉ lệ gia tăng tự nhiên
giảm, đồng thời tư tưởng trọng nam khinh nữ => tiêu cực tới giới tính, và lâu dài sẽ ảnh hưởng tới
nguồn lao động và các vấn đề xã hội khác.
- Chú trọng đầu tư phát triển giáo dục- 90% dân số biết chữ.
- Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và nhân lực dồi dào là tiềm năng lớn của Trung Quốc.
- 4 phát minh lớn của Trung Quốc: la bàn, giấy, kĩ thuật in, thuốc sung.
4. Kinh tế:
a) Công nghiệp:
- Chuyển đổi từ “nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường”.
- Các trung tâm công nghiệp lớn đều tập trung ở miền Đông, đặc biệt ở vùng duyên hải.
- Trung Quốc đã sử dụng lực lượng dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có ở địa bàn nông thôn để phát
triển các ngành CN VLXH, đồ gốm, sứ, dệt may, sản xuất các mặt hang tiêu dùng khác.
b) Nông nghiệp:
- Điều kiện thuận lợi để sản xuất lương thực:
+ Áp dụng nhiều biện pháp, chính sách cải cách nông nghiệp.
+ Tự nhiên: địa hình đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí
hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa.
+ Dân cư đông đúc, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ rộng
lớn, công nghiệp chế biến phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật-cơ sở hạ tầng hoàn thiện.
- Ngành trồng trọt chiếm ưu thế, trong đó quan trọng là cây lương thực nhưng bình quân lương
thực/ người thấp.
- Đồng bằng châu thổ là các vùng nông nghiệp trù phú.
- Hoa Bắc, Đông Bắc: lúa mì, ngô, củ cải đường.
- Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè.
IV. Đông Nam Á (8 câu):
1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ:
- Nằm ở đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-
Âu với Lục địa Úc.
- ĐNÁ bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
- ĐNÁ có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh
tranh ảnh hưởng.
- Diện tích: 4,5 triệu km2.
- Gồm 11 quốc gia:
+ Các quốc gia thuộc Đông Nam Á hải đảo: Malaysia, Singapore, Brunei, Indonesia,
Philippines và Đông Timor. 
+ Các quốc gia thuộc Đông Nam Á lục địa: Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
ĐNÁ lục địa ĐNÁ hải đảo
Khí hậu, - Nhiệt đới, gió mùa - Nhiệt đới gió mùa, xích đạo
sinh vật - Đa dạng: Rừng nhiệt đới ẩm, rừng - Rừng xích đạo ẩm thấp
xavan, xavan cây bụi.
2. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á
a. Thuận lợi: - Phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
- Phát triển kinh tế biển (trừ Lào).
- Nhiều khoáng sản => Phát triển công nghiệp.
- Nhiều rừng => Phát triển lâm nghiệp.
- Phát triển du lịch
b. Khó khăn: - Thiên tai: Động đất, núi lửa, bão, lũ lụt…
- Suy giảm rừng, xói mòn đất…
c. Biện pháp: - Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.
- Phòng chống, khắc phục thiên tai.
3. Dân cư:
- Dân số đông, mật độ cao.
- Tỉ suất gia tăng tự nhiên còn cao nhưng đang suy giảm; dân số trẻ.
- Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng trình độ còn hạn chế => ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và
nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Phân bố dân cư không đều: tập trung ở đồng bằng, ven biển, vùng đất đỏ.
4. Kinh tế:
4.1. Nông nghiệp: Nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vai trò quan trọng.
* Trồng lúa nước – cây trồng chủ yếu
 Cây lương thực truyền thống và quan trọng.
 Sản lượng không ngừng tăng.
 Thái Lan và Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới.
* Tại sao chăn nuôi ở ĐNA không phát triển?
- Đông Nam Á là khu vực đông dân. Để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, các quốc gia nơi đây
phải chú trọng vào trồng trọt.
- Ảnh hưởng của phong tục tập quán, tôn giáo ở 1 số quốc gia theo đạo Hồi, đạo Phật
- Không như trồng trọt, chăn nuôi cần nhiều vốn để đáp ứng đc mặt giống, thức ăn, chế biến, khoa
học kĩ thuật. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á hầu hết là nước đang phát triển trong quá trình
công nghiệp, hiện đại hóa chưa đáp ứng được nhu cầu ngành chăn nuôi.
- Công nghiệp chế biến chưa phát triển
5. ASEAN:
- Năm 1967: 5 nước thành lập ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) tại Băng Cốc
- Hiện nay là 10 thành viên.
* Các mục tiêu chính: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển:
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
+ Xây dựng ĐNÁ thành một khu vực hòa bình,ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.
+ Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước,
khối nước hoặc các tổ chức quốc tế.
* Cơ chế hợp tác
- Thông qua các diễn đàn.
- Thông qua các hiệp ước.
- Thông qua tổ chức các hội nghị.
- Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực.
- Xây dựng” khu vực thương mại tự do ASEAN”.
- Thông qua các dự án,chương trình phát triển.
* Thách thức của ASEAN
- Trình độ phát triển còn chênh lệch.
- Vẫn còn tình trạng đói nghèo.
- Các vấn đề XH khác
+ Đô thị hóa nhanh.
+ Các vấn đề tôn giáo, dân tộc.
+ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
+ Nguồn nhân lực.
TỰ LUẬN
1. Mối quan hệ Việt Nam và Liên Bang Nga:
- Quan hệ Nga – Việt là quan hệ truyền thống, quan hệ song phương, được hai nước đặc biệt quan
tâm.
- LBN vẫn coi Việt Nam là đối tác chiến lược ở Đông Nam Á.
- Nga đang thực hiện chức năng gắn kết Âu – Á của mình với tư các là không gian cầu nối và liên
kết toàn diện giữa châu Âu và châu Á.
- Trong chính sách đối ngoại của LBN: coi trọng châu Á, trong đó có Việt Nam.
 Là mối quan hệ tiếp nối mối quan hệ Xô – Việt trước đây.
- Quan hệ Nga – Việt trong thập niên 90 (thế kỉ XX) và nâng lên tầm cao mới của đối tác chiến
lược vì lợi ích cho cả 2 bên.
- Hợp tác sẽ diễn ra trên nhiều mặt, toàn diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và khoa học –
kĩ thuật.
2. Vì sao Nhật Bản phát triển kinh tế kĩ thuật cao?
- Nhật Bản nghèo tài nguyên khoáng sản, phải nhập nhiều nguyên liệu lệ thuộc thị trường.
- Nhật Bản có lợi thế vè nguồn lao động tay nghề cao, năng động.
- Phù hợp với xu thế chung của cách mạng khoa học kĩ thuật, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
3. Vì sao nông nghiệp TQ tập trung chủ yếu ở Miền Đông?
- Miền Đông của Trung quốc là một vùng chiếm diện tích lớn trên khắp cả nước. Địa hình bằng
phẳng tập trung nhiều loại đất nông nghiệp.
- Đất nông nghiệp ở đây màu mỡ giàu chất dinh dưỡng và đặc biệt thích hợp cho các loài cây
trồng và vật nuôi.
- Con người ở đây sinh sống và làm việc đông đúc thu hút sự đầu tư đối với ngành nông nghiệp.
- Khí hậu nơi đây cực kì ưu đãi dễ chịu tạo điều kiện cho các loài động thực vật trong nông nghiệp
phát triển.
- Người dân tại khu vực này có kinh nghiệm trong sản xuất và chế biến các loại giống cây trồng
vật nuôi trong nông nghiệp vì vậy ngành nông nghiệp của nước này tập trung phát triển chủ yếu ở
miền Đông của đất nước.
4. Tại sao Đông Nam Á trồng trọt chiếm tỉ lệ cao?
- Đông Nam Á là khu vực đông dân. Để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, các quốc gia nơi đây
phải chú trọng vào trồng trọt.
- Không như trồng trọt, chăn nuôi cần nhiều vốn để đáp ứng được mặt giống, thức ăn, chế biến,
khoa học kĩ thuật, cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á hầu hết là nước đang phát
triển trong quá trình công nghiệp, hiện đại hóa chưa đáp ứng được nhu cầu ngành chăn nuôi, thiếu
vốn.
- Công nghiệp chế biến chưa phát triển
- Tư tưởng độc canh cây lúa.
- Trình độ lao động còn hạn chế.

You might also like