You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA HỌC KÌ 2

Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)


1. Vì sao cây cao su lại được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ?
- Đất xám, đất đỏ badan có diện tích rộng, địa hình đồi lượn sóng
- Khí hậu nóng ẩm quanh năm. Với chế độ gió ôn hòa rất phù hợp với trồng cây cao su (cây cao su
không ưa gió mạnh).
- Cây cao su được trồng ở Đông Nam Bộ từ đầu thế kỉ trước; người dân có kinh nghiệm trồng và
lấy mủ cao su đúng kĩ thuật
- Có nhiều cơ sở chế biến
- Thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn và ổn định, đặc biệt thị trường Trung Quốc, Bắc Mĩ, EU
2. Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước
thông nhất?
- Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng:
+ Công nghiệp chỉ phụ thuộc nước ngoài.
+ Chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm phân bố chủ
yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
- Ngày nay:
+ Khu vực công nghiệp — xây dựng phát triển nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của
vùng. (59,3% năm 2002).
+ Cơ cấu sản xuất cân đối: bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương
thực, thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển nhanh như: dầu
khí, điện tử, công nghệ cao.
+ Các trung tâm công nghiệp lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh (chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất
công nghiệp toàn vùng), Biên Hoà, Vũng Tàu.
+ Tuy nhiên, trong sản xuất công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp
ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.
3. Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công
nghiệp lớn của cả nước?
+ Đất bazan khá màu mỡ và đất xám bạc trên phù sa cổ, thuận lợi phát triển cây công nghiệp quy
mô lớn.
+ Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, thuận lợi cho việc trồng nhiều loại cây công nghiệp nhiệt
đới cho năng suất cao và ổn định
+ Tài nguyên nước khá phong phú, đặc biệt là hệ thống sông Đồng Nai
+ Nguồn nhân lực khá dồi dào, Người dân có tập quán và kinh nghiệm sản xuất công nghiệp.
+ Nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ nông nghiệp tương đối hoàn thiện. Đã xây dựng
được nhiều công trình thủy lợi, phục vụ nông nghiệp; có nhiều trạm, trại nghiên cứu sản xuất giống
cây công nghiệp, có các cơ sở sản xuất, tư vấn, và bán các sản phẩm phân bón, thuốc trừ sâu, giao
thông vận tải phát triển
+ Thị trường xuất khẩu lớn
+ Có các chương trình hợp tác đầu tư với nước ngoài về phát triển cây công nghiệp
Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
1. Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?
- Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài, vì:
+ Vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
+ Có các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thuận lơi phát triển kinh tế - xã hội: đất bazan, đất
xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thủy sinh tốt, biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong
phú, thềm lục địa giàu dầu khí,
+ Là vùng kinh tế năng động có trình độ cao
+ Lao động dồi dào, lành nghề, năng động trong nền kinh tế thị trường
+ Cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc
+ Đông Nam Bộ có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. Công nghiệp –
xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP 59,3% năm 2002. Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ lệ
nhỏ 6,2%, nhưng giữ vai trò quan trọng. Khu vực kinh tế dịch vụ phát triển mạnh, đa dạng
2. Hoạt động xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi gì?
- Có vị trí địa lý thuận lợi (nằm ở vùng Đông Nam Bộ, giáp biển Đông, giáp Đồng bằng sông Cửu
Long, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam).
- Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện và hiện đại, có cảng Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất
- Nhiều ngành kinh tế phát triển tạo ra khối lượng hàng hóa lớn để xuất khẩu
- Là nơi thu hút nhiều đầu tư nước ngoài
3. Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ?
- Có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả
nước
- Dân số đông, mức sống người dân khá cao
- Có nhiều đô thị lớn
- Nhiều ngành kinh tế phát triển mạnh
- Có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài
- Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng (bãi biển, vườn quốc gia, di tích văn hóa – lịch sử). Hoạt
động du lịch biển diễn ra sôi động quanh năm TP. Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất trong
cả nước
4. Tại sao tuyến du lịch từ TP. Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm
hoạt động nhộn nhịp?
- Về vị trí địa lí: TP. Hồ Chí Minh là trung tâm vùng du lịch phía nam
- Đông Nam Bộ có dân số đông, có thu nhập cao
- Các thành phố Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu có cơ sở hạ tầng du lịch rất phát triển (khách sạn,
khu vui chơi giải trí), bãi biển đẹp; quanh năm ấm và chan hoà ánh sáng mặt trời; khách du lịch
đông
Bài 35: Vùng đồng bằng sông Cửu Long
1. Hãy xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng
- Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở vị trí liền kề phía tây vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Cam –
pu – chia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông nam là biển Đông.
- Ý nghĩa vị trí địa lý của vùng:
+ Về mặt địa lí tự nhiên, đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phần cực nam đất nước. Khí hậu cận
xích đạo, có mùa mưa, mùa khô rõ rệt, lượng mưa khá lớn tạo điều kiện tốt để phát triển nông
nghiệp, nhất là cây lúa nước.
+ Giáp Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long nhận được sự hỗ trợ nhiều mặt như công
nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.
+ Giáp Cam – pu – chia; qua tuyến đường thủy trên sông Mê Công, có thể giao lưu với các
nước trong lưu vực sông Mê Công.
+ Ba mặt là đường biển dài, thềm lục địa rộng với nguồn dầu khí lớn sẽ tác động mạnh tới sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và các vùng khác. Nguồn
lợi hải sản khá dồi dào. Điều kiện nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản thuận lợi
 Hệ quả tất yếu là có lợi thế giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng trong nước, với tiểu vùng
sông Mê Công và các nước trong khu vực.
2. Nêu một số khó khăn chính về mặt tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Mùa khô thường kéo dài, dẫn tới thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt; nước biển xâm nhập
sâu, gây nhiễm mặn tại nhiều địa phương nguy cơ cháy rừng trên diện tích rộng có thể xảy ra
- Mùa lũ: thiếu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất, đời sống nhân dân vùng ngập lũ gặp khó khăn,
đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng bị nước lũ phá hoại, việc xây dựng các khu dân cư
vượt lũ, làm nhà tránh lũ đòi hỏi nguồn đầu tư lớn.
3. Nhận xét tình hình dân cư, xả hội ở Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước
- Các chỉ tiêu phát triển dân cư xã hôi ở Đồng bằng sông Cửu Long (năm 1999) cao hơn so với cả
nước: mật độ dân số, thu nhập bình quân đầu người một tháng, tuổi thọ trung bình.
- Các chỉ tiêu phát triển dân cư xã hôi ở Đồng bằng sông Cửu Long (năm 1999) thấp hơn so với cả
nước: tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lê dân số thành thị, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số
ngang mức trung bình cả nước.
- Nhìn chung, mặt bằng dân trí của vùng chưa cao, tốc độ đô thị hoá còn thấp.
4. Nêu thế mạnh của một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng
sông Cửu Long.
- Địa hình thấp và bằng phẳng.
- Đất: gần 4 triệu ha, đất phù sa ngọt: 1,2 triệu; đất phèn, đất mặn: 2,5 triệu ha, ...
- Rừng: rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn.
- Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.
- Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn. Hệ thống kênh rạch chằng chịt. Vùng nước mặn, nước lợ
cửa sông, ven biển rộng lớn, ...
- Nguồn hải sản: cá, tôm và hải sản quý hết sức phong phú. Biển ấm quanh năm, ngư trường rộng
lớn; nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai thác hải sản.
5. Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích rất lớn (khoảng 2,5 triệu ha).
- Hai loại đất này có thể sử dụng trong sản xuất nông nghiệp với điều kiện phải được cải tạo, trước
hết phải áp dụng các biện pháp thau chua, rửa mặn, xây dựng hệ thống bờ bao, kênh rạch vừa thoát
nước vào mùa lũ, vừa giữ nước ngọt vào mùa cạn.
- Lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp với đát phèn, mặn, vừa có hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi
trường.
6. Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xá hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao phải
đặt vấn đề phát triển kinh tế đi dôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng
bằng này?
- Đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long:
+ Là vùng đông dân, chỉ đứng sau đồng bằng sông Hồng. Có nhiều dân tộc sinh sống như
người Kinh, người Khơ-me, người Chăm, người Hoa.
+ Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số bằng mức bình quân của cả
nước; GDP/người, mật độ dân số, tuổi thọ trung bình cao hơn mức trung bình cả nước; tỉ lệ hộ
nghèo, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân số thành thị còn thấp hơn mức trung bình của cả nước.
- Phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng
bằng sông Cửu Long, vì:
+ Tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ dân số thành thị của đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đang ở
mức thấp so với mức trung bình cả nước.
+ Các yếu tố dân trí và dân cư thành thị có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc đổi mới, nhất
là công cuộc xây dựng miền Tây Nam Bộ trở thành vùng động lực kinh tế.
Bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
1. Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ
sản?
- Có vùng biển rộng và ấm quanh năm.
- Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giông tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm trên
các vùng đất ngập mặn.
- Lũ hàng năm của sông Mê Công đem lại nguồn thuỷ sản, lượng phù sa lớn.
- Sản phẩm trồng trọt, chủ yếu là trồng lúa, cộng với nguồn cá, tôm phong phú chính là nguồn thức
ăn đế nuôi tôm, cá hầu hết ở các địa phương.
2. Nêu ý nghĩa của vận tải thuỷ trong sản xuất và đời sông nhân dân trong vùng.
Đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là nông sản; phục
vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
3. Thành phố cần Thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất
ở Đồng bằng sông Cửu Long?
- Vị trí địa lí: Thành phố cần Thơ cách TP. Hồ Chí Minh không xa về phía tây nam, khoảng
200km. cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ sẽ nối liền cần Thơ với TP. Hồ Chí Minh, với các tỉnh miền
Tây Nam Bộ
- Cần Thơ là thành phố công nghiệp, dịch vụ quan trọng, trong đó Trà Nóc là khu công nghiệp lớn
nhất trong toàn vùng. Đại học cần Thơ là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học quan trọng
nhất đối với Đồng bằng sông Cửu Long.
- Cảng Cần Thơ vừa là cảng nội địa vừa là cảng cửa ngõ của Tiểu vùng sông Mê Công.
- Hiện nay, thành phố cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, với số dân hơn 1 triệu người
(năm 2009).
4. Đồng bằng sông Cửu Long có những điểu kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương
thực lớn nhất của cả nước?
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất trong các vùng của cả nước.
+ Đất đai nhìn chung màu mỡ, nhất là dải phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha dọc sông Tiền và
sông Hậu
+ Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.
+ Sông Mê Công và mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù, năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng
hóa.
+ Hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh; giao thông vận tải thuận lợi
+ Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lương thực phát triển rộng khắp.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
5. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thê nào đối với
sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long?
- Nông sản chế biến sẽ được bảo quản, lưu kho dài hơn, và khả năng xuất khẩu lớn, và nâng cao giá
trị xuất khẩu hàng nông sản.
- Tiêu thụ nguyên liệu phong phú của nông nghiệp, kích thích nông nghiệp phát triển.
- Góp phần cung cấp nguồn thức ăn cho chăn nuôi, tạo điều kiện để chăn nuôi phát triển.
Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo
1. Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta.
- Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản:
+ Nước ta có bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế rộng (hơn 1 triệu km 2). Vùng biển
nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú. Nhiều loài cá và tôm có giá trị kinh tế và giá trị xuất
khẩu cao. Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò huyết, …
+ Dọc bờ biển có nhiều bãi biển, đầm phá, cánh rừng ngập mặn, ... thuận lợi cho nuôi trồng
thủy sản nước mặn, lợ
- Du lịch biến - đảo:
+ Dọc bờ biển nước ta, suốt từ Bắc và Nam có 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi
cho việc xây dựng các khu du lịch, nghỉ dưỡng.
+ Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú; vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản
thiên nhiên thế giới.
- Khai thác và chế biến khoáng sản biển:
+ Biển nước ta là nguồn muối vô tận. Nghề làm muối được phát triển từ lâu đời ở nhiều vùng
ven biển từ Bắc vào Nam, đặc biệt là ven biển Nam Trung Bộ
+ Dọc bờ biển có nhiều bãi cát chứa oxit titan có giá trị xuất khẩu. Cát trắng là nguyên liệu cho
công nghiệp thủy tinh, pha lê có nhiều ở đảo Vân Hải (Quảng Ninh), Cam Ranh (Khánh Hòa).
+ Vùng thềm lục địa nước ta có các tích tụ dầu khí, với trữ lượng lớn
- Giao thông vận tải biền:
+ Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.
+ Ven biển có nhiều vũng, vịnh, có thể xây dựng cảng nước sâu, một số cửa sông cũng thuận
lợi cho việc xây dựng cảng
2. Tại sao cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ?
- Tài nguyên thuỷ, hải sản có giới hạn và ở nước ta đang cạn kiệt, nhất là ở vùng biển ven bờ.
- Phương thức khai thác trắng, vô tổ chức, quá nhiều lao động và tàu thuyền nhỏ đã tạo nên sự mất
cân đối giữa nguồn hải sản với số lượng phương tiện và người đánh bắt, dẫn đến cạn kiệt thuỷ sản
ven bờ.
- Trữ lượng hải sản của vùng biển nước ta là khoảng 4 triệu tấn, khả năng đánh bắt khoảng 1,9 triệu
tấn / năm nhưng từ năm 2000 sản lượng đánh bắt đã vượt 2 triệu tấn/ năm và chủ yếu là đánh bắt
ven bờ. khả năng cạn kiệt hải sản ven bờ là điều đang xảy ra.
3. Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kỉnh tế biển?
- Phát triển tổng hợp là sự phát triển nhiều ngành, giữa các ngành có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ
nhau để cùng phát triển và sự phát triển của một ngành không được kìm hãm hoặc gây thiệt hại cho
các ngành khác.
- Tài nguyên biển nước ta phong phú và đa dạng, nên các hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: đánh
bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác các đặc sản, khai thác khoáng sản trong nước biển và lòng đất,
du lịch biển và giao thông vận tải biển. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả cao và bảo
vệ môi trường.
4. Công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và
nuôi trồng thuỷ sản?
- Góp phần sử dụng nguồn nguyên liệu của ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, kích thích
ngành này phát triển.
- Nâng cao giá trị sản phẩm của ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản và khả năng cạnh tranh của
sản phầm trên thị trường.
Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo (tiếp theo)
1. Tại sao nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ?
- Nhiệt độ trung bình cao, số giờ nắng trong năm lớn
- Nước biển có độ mặn cao, chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển
2. Trình bày tiềm năng và sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta
- Tiềm năng: dầu mỏ của nước ta được phân bố trong các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa;
đặc biệt là thềm lục địa phía Nam, với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m 3 khí.
- Sự phát triển:
+ Những thùng dầu đầu tiên được khai thác ở nước ta vào năm 1986, từ đó sản lượng liên tục
tăng qua các năm và đạt 18,5 triệu tấn năm 2005
+ Công nghiệp hoá dầu đang dần hình thành, trước hết là xây dựng các nhà máy lọc dầu, cùng
với các cơ sở hoá dầu khác để sản xuất chât dẻo, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp và các hóa chất cơ
bản.
+ Công nghiệp chế biến khí: phục vụ cho phát điện, sản xuất phân đạm, hóa lỏng khí, ...
3. Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với ngành ngoại
thương ở nước ta?
- Đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu
- Góp phần thúc đẩy ngành ngoại thương phát triển.
4. Nêu một sô nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo ở
nước ta. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo sẽ dẫn đến những hậu quả
gì?
- Nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển:
+ Nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên biển – đảo: khai thác bừa bãi, quá mức tài nguyên
rừng, thủy sản, …; và sử dụng các phương thức có tính huỷ diệt (nổ mìn, rà điện, ...); đánh bắt cá
bằng lưới dày.
+ Nguyên nhân ô nhiểm môi trường biển – đảo: các chất độc hại từ trên bờ theo nước sông đổ
ra biển, các hoạt động giao thông trên biên và khai thác dầu khí được tăng cường, sự cố đắm tàu,
thung tàu, tràn dầu, việc rửa tàu chở dầu, ...
- Hậu quả:
+ Làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển.
+ Ảnh hướng xấu tới chất lượng của các khu du lịch biển, đến dời sông con người
5. Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kỉnh tế và bảo vệ an ninh
quôc phòng của đất nước?
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển cho phép khai thác tốt tiềm năng vùng biển nước ta đem lại hiệu
quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường
- Phát triển tổng hợp kinh tế biển gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền của vùng
biển nước ta
6. Chúng ta cần tiến hành những biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải biển?
- Nâng cấp, hiện đại hoá các cảng biển và xây dựng các cảng nước sâu
- Tăng cường đội ngũ tàu chở công-ten-nơ, tàu chở dầu, tàu chuyên dùng khác.
- Hình thành 3 cụm cơ khí đóng tàu lớn ở Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ.
- Phát triển toàn diện dịch vụ hàng hải (hệ thống hậu cần và dịch vụ ở cảng, dịch vụ trên bờ, ...)
7. Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo.
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải
sản từ vùng biển ven bờ ra vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

You might also like