You are on page 1of 44

Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

NÓI VỚI CON


I. Khái quát chung
1.Tác giả:
-Y Phương- Hứa Vĩnh Sước, sinh 1948, dân tộc tày, quê Trùng Khánh, Cao
Bằng
-Thơ Y Phương trong sáng, chân thực, mộc mạc nhưng cũng rất mới mẻ,
cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.
2. Tác phẩm:
- HCST: 1980, đây là thời điểm đất nước đã độc lập thống nhất nhưng đời
sống còn muôn vàn khó khăn, nhất là cuộc sống của người miền núi.
- Ý nghĩa của HCST:
+ Nhà thơ tâm sự: “Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn… Bài
thơ là lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con, còn là
tâm sự với chính mình. Nguyên do thì nhiều, nhưng lí do lớn nhất để bài thơ
ra đời chính là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn, để tin. Cả xã hội
lúc bấy giờ đang hối hả, gấp gáp kiếm tìm tiền bạc. Muốn sống đàng hoàng
như một con người, tôi nghĩ phải bám vào văn hóa. Phải tin vào những giá
trị tích cực, vĩnh cửu của văn hóa. Chính vì thế, qua bài thơ ấy, tôi muốn
nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo,đói khổ bằng văn hóa”.
=> Từ hiện thức khó khăn ấy, nhà thơ viết bài thơ này để tâm sự với chính
mình, động viên mình, đồng thời để nhắc nhở con cái sau này.
3. Mạch cảm xúc
Bài thơ đi từ tình cảm gia đình, mở rộng ra thành tình yêu quê hương, đất
nước. Bài thơ đi từ những kỉ niệm nâng lên thành lẽ sống.

Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 1


Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

II. Phân tích


1. Lời cha nói về cội nguồn sinh dưỡng:
* Trước hết người cha nói với con về cội nguồn gần gũi và thân thương
nhất đó chính là gia đình.
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
+ Cấu trúc đối, nhiều từ được láy gợi nên không khí tươi vui, quấn quýt
của một gia đình
+ Đặc biệt với cách diễn đạt mộc mạc, giản dị, giàu hình ảnh của người
miền núi bốn câu thơ hình ảnh của một em bé đang lẫm chẫm tập đi, đang
bi bô tập nói. Lúc sà vào lòng mẹ, lúc níu lấy tay cha, con lớn lên trong sự
yêu thương, nâng đón của cha mẹ.
=>Khẳng định: như vậy cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên của mỗi con người
chính là gia đình. Đó là chiếc nôi đầu tiên nuôi con khôn lớn, dạy dỗ con
nên người. Con hãy luôn khắc ghi và cũng nhớ biết ơn gia đình.
* Không chỉ được sống trong tổ ấm bình yên của gia đình con còn được
lớn lên trong che chở bao bọc của quê hương:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
- Câu cảm thán “ Người đồng mình yêu lắm con ơi” chan chứa ở trong đó
biết bao niềm xúc động và tự hào.
- Cuộc sống lao động của người đồng mình được diễn tả thật đẹp :
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát

Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 2


Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

+ Các động từ “ đan”,“cài”, “ken” vừa diễn tả động tác lao động cụ thể, vừa
nói lên sự hoà hợp, gắn bó giữa trong đời sống vật chất, tinh thần của người
vùng núi Cao Bằng.
+ Đan lờ, một dụng cụ đánh bắng cá dưới bàn tay tài hoa như được cài nan
hoa.
Vách nhà không chỉ được ken bằng tre, gỗ mà còn được lấp đầy những chỗ
trống bằng những câu hát. Đó là những lời ca tiếng hát của sự lạc quan ,
yêu đời của niềm vui hạnh phúc vượt lên trên những khó khăn, gian khổ của
cuộc sống. Lời ca tiếng hát ấy còn là văn hóa là bản sắc độc đáo của quê
hương.
=> Con được lớn lên trong cuộc sống lao động vất vả nhưng tràn ngập
niềm vui,Tâm hồn con được tắm mát bởi bản sắc văn hóa độc đáo của
quê hương.
- không những thế con con còn bao bọc bởi thiên nhiên thơ mộng, hữu tình:
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
+ Rừng không chỉ cho nhiều gỗ quý, cho măng, cho lâm sản mà còn cho
“hoa”. Hình ảnh “ hoa” biểu trưng cho vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng của quê
hương.
+ Nghệ thuật nhân hóa cùng với điệp từ cho, khiến ta thấy con đường ở đây
không chỉ là con đường vào bản , lên nương, mà đó cũng chính là con
đường đời. Còn những tấm lòng chính là hình ảnh biểu trưng cho tình người
bao dung, nhân hậu luôn chở che và nâng đỡ con trên mỗi bước đi của cuộc
đời.
- Đoạn thơ kết thúc bằng hai câu thơ chứa chan bao xúc động:
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
Cùng với cội nguồn sinh dưỡng, cha nhắc đến một kỉ niệm đẹp trong cuộc
đời “ngày cưới cha mẹ”
+ Ngày cưới là mốc son trong cuộc đời cha mẹ, là ngày cha mẹ được tác
hợp, là ngày khởi đầu của hạnh phúc yêu thương, ngày đánh dấu sự ra đời
tạo dựng một gia đình.
+ Mong con hãy biết yêu, biết trân trọng gia đình, quê hương, và những kí
ức đẹp. Những tình cảm đó sẽ làm nâng bước con trên hành trình dài rộng
của cuộc đời.
Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 3
Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

2. Vẻ đẹp của người đồng mình và mong


ước của ngươi cha.
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dầu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập nghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo khó
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
* Cuộc sống của người đồng mình: Vẫn là cụm từ “Người đồng mình”
đầy tự hào nhưng chữ “thương” thay cho chữ “yêu” thể hiện tình cảm yêu
thương tự hào và mở ra một ý mới: thương cuộc sống của người đồng mình
còn gian khó, nhọc nhằn ( sống trên đá gập ghềnh, trong thung nghèo đói,
lên thác xuống ghềnh không gian sống của họ là những đường gấp khúc có
núi đá trên cao, có thung lũng ở dưới thấp, có thác ghềnh trập trùng, thiên
nhiên khắc nghiệp, đất đai khô cằn cuộc sống khó khăn ấy hằn in lên dáng
hình của họ - thô sơ da thịt thô ráp, chai sần) nhưng hơn ai hết họ hiện lên
với vô vàn vẻ đẹp đáng quý, đáng trân trọng.
* Vẻ đẹp của người đồng mình:
- Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái cao
vời vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí con người.
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
+ Sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nhà thơ cho thấy khó khăn,
thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ.

Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 4


Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

=> Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn
nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị
lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc.
- Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn
bó với quê hương, cội nguồn:
“Sống trên đá không chê đá gập gềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”.
+ Phép liệt kê với những hỉnh ảnh ẩn dụ “đá gập gềnh”,“thung nghèo đói”
sự Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, cùng với Những
câu thơ dài ngắn, nhiều thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian
nan, đói nghèo của quê hương.
+ Điệp ngữ “sống”, “không chê” và điệp cấu trúc câu cùng hình ảnh đối
xứng đã nhấn mạnh: Người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn về vật
chất nhưng họ không thiếu ý chí và quyết tâm. Người đồng mình chấp nhận
và thủy chung gắn bó cùng quê hương, dẫu quê hương có đói nghèo, vất vả.
Và phải chăng, chính cuộc sống nhọc nhằn, đầy vất vả khổ đau ấy đã tôi
luyện cho chí lớn để rồi tình yêu quê hương tạo nên sức sống bền bỉ, mãnh
liệt cho họ.
+ Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của
người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng
mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ
trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông trước niềm tin yêu cuộc sống,
tin yêu con người.
- Phẩm chất của người đồng mình còn được người cha ca ngợi qua hai câu
thơ :
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần
bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi. Cụm từ “thô sơ da thịt” là
cách nói cụ thể về những con người mộc mạc, giản dị. “chẳng nhỏ bé” lại
khẳng định sự lớn lao của ý chí, của nghị lực, cốt cách và niềm tin.=> Sự

Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 5


Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc, giản
dị thậm chí có phần thô kệch nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí.
- hai câu thơ “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương/ Còn quê
hương thì làm phong tục”. Là lối nói đậm ngôn ngữ dân tộc – độc đáo mà
vẫn chứa đựng ý vị sâu xa.
+ “tự đục đá” diễn tả một các châ.n thực công việc phá đá, bạt rừng, vỡ
ruộng, khai hoang vất vả của người đồng mình người đồng. người đồng
mình bằng ý chí nghị lực tự cường đã làm cho sự sống bật trồi lên trên đá,
trải màu xanh lên đại ngàn. Và trong công cuộc xây dựng quê hương ấy họ
đã hun đúc lên những bản sắc văn hóa độc đáo.
=> người đồng mình sống trên đá, mang vóc hình của đá, man cả ý chí
tự lực, mạnh mẽ, kiên cường của đá núi.
* Nói về vẻ đẹp người đồng mình cha muốn truyền cho con niềm tự hào về
truyền thống và sức sống bền bỉ của quê hương. Mong con hãy sống ân
nghĩa thủy chung với quê hương.
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con
 - Hình ảnh "thô sơ da thịt" được lặp lại lần hai có tác dụng khẳng định và
nhấn mạnh lại niềm mong muốn của người cha dành cho con: Người đồng
mình tuy mộc mạc, chân chất, bình dị, nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn,
luôn vươn tới những lẽ sống cao đẹp. Vì thế, trên đường đời, con phải thật
tự tin, tự hào về quê hương, sống xứng đáng với "người đồng mình", không
cúi đầu trước giông tố khó khăn, vất vả ở phía trước.
+ Hai tiếng "nghe con" ở cuối bài thơ chứa đựng biết bao nhiêu là yêu
thương và niềm tin, kì vọng của người cha dành cho con.
+ Lời nói như một lời cổ vũ, động viên con hãy cố gắng trên bước đường
đời để ghi dấu ấn mình trong cuộc sống. Lời thơ còn mang ý nghĩa khái
quát không chỉ là lời cha nói với con mà còn là lời trao gửi, động viên đến
biết bao thế hệ.

Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 6


Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU 1:


Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi!
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác và mạch cảm xúc của bài thơ “Nói với con”
– Y Phương? Hoàn cảnh đó có tác động như thế nào tới nội dung tư tưởng
của bài thơ?
Câu 2: Hãy nêu nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 3: Cách miêu tả bước chân con “chạm tiếng nói”, “tới tiếng cười” có
gì đặc biệt? Qua đó, tác giả đã thể hiện được điều gì?
Câu 4: Ghi lại câu thơ có cách biểu cảm trực tiếp? Và cho biết nó bộc lộ
tình cảm gì của tác giả?
Câu 5: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau và
cho biết hiệu quả diễn đạt của nó
a.
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
b.
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng

Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 7


Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

Câu 6: Tình cảm gia đình là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. hãy kể tên
một tác phẩm khác trong chương trình ngữ văn lớp 9 cũng nói tới tình cảm
gia đình và chỉ rõ tên tác giả?
Câu 7: Em hiểu “Người đồng mình” là gì? Cách gọi “Người đồng mình”
của tác giả có gì sâu sắc?
Câu 8: Tình cảm yêu thương, đùm bọc của cha mẹ được thể hiện qua
những hình ảnh nào? Ý nghĩa của những hình ảnh đó?
Câu 9: Người cha đã nói với con về tình cảm cội nguồn, đó là tình cảm gia
đình. Vì sao những lời đầu tiên người cha lại nói với con điều đó?
Câu 10 : Hai câu thơ cuối người cha nhắc tới 1 kỉ niệm đẹp trong cuộc đời
đó là ngày cưới của cha mẹ. qua đó cha muốn nhắc nhở con điều gì?
Câu 11: Tìm một câu ca dao, câu thơ là lời dặn dò của người cha, người mẹ
đối với con cái?
Gợi ý :

Câu 1:
- HCST: năm 1980, đây là thời điểm đất nước đã độc lập thống nhất nhưng
đời sống còn muôn vàn khó khăn, nhất là cuộc sống của người miền núi.
– Nhà thơ tâm sự: “Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn… Bài
thơ là lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con, còn là
tâm sự với chính mình. Nguyên do thì nhiều, nhưng lí do lớn nhất để bài thơ
ra đời chính là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn, để tin. Cả xã hội
lúc bấy giờ đang hối hả, gấp gáp kiếm tìm tiền bạc. Muốn sống đàng hoàng
như một con người, tôi nghĩ phải bám vào văn hóa. Phải tin vào những giá
trị tích cực, vĩnh cửu của văn hóa. Chính vì thế, qua bài thơ ấy, tôi muốn
nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo,đói khổ bằng văn hóa”.
⇒ Từ hiện thức khó khăn ấy, nhà thơ viết bài thơ này để tâm sự với chính
mình, động viên mình, đồng thời để nhắc nhở con cái sau này
- Mạch cảm xúc:
Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ tình cảm gia đình, mở rộng ra thành tình
yêu quê hương, đất nước. Bài thơ đi từ những kỉ niệm nâng lên thành lẽ
sống.
Câu 2:
Nội dung chính của đoạn thơ: Lời của cha nói với con về cội nguồn sinh
dưỡng của mỗi con người là gia đình và quê hương. Con lớn lên trong tình
Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 8
Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương.
Câu 3:
- Tác giả đã dùng những hình ảnh cụ thể, chuyển đổi cảm giác, giàu chất
thơ kết hợp với nét độc đáo trong tư duy, cách diễn đạt của người miền núi.
- Cách miêu tả gợi cho ta hình ảnh một gia đình tràn đầy hạnh phúc với
những “tiếng nói”, “tiếng cười”; cả ngôi nhà như rung lên trong “tiếng nói”,
“tiếng cười” của cha, của mẹ. Mỗi bước con đi, mỗi tiếng con cười đều
được cha mẹ đón nhận, chăm chút, mừng vui. Trong tình yêu thương, trong
sự nâng niu của cha mẹ.
Câu 4:
- Câu thơ có cách biểu cảm trực tiếp:
Người đồng mình yêu lắm con ơi!

- Bộc lộ tình cảm : Yêu mến, tự hào, trân trọng


Câu 5:
a.
- Điệp ngữ “bước tới”
=>Tác dụng: Niềm vui và sự sung sướng tự hào, hạnh phúc vì con từng
ngày đang lớn lên.
- Liệt kê "chân phải","chân trái","một bước","hai bước","tiếng
nói","tiếng cười"
- Hoán dụ: chân trái, chân phải
- ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : một bước…chạm tiếng nói, hai bước…tới
tiếng cười
=> Tác dụng: gợi không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc, đầy ắp niềm vui,
đầy ắp tiếng nói cười. Ở đó, trong từng bước đi chập chững của con đều có
sự dìu dắt, nâng đỡ của cha mẹ. Ẩn chứa trong đó là niềm hạnh phúc vô
biên của cha mẹ.
b.
- Ẩn dụ: “đan lờ cài nan hoa – vách nhà ken câu hát”
=>Tác dụng: Niềm vui trong lao động, hình ảnh thơ vừa gợi công việc lao
động cụ thể qua việc miêu tả được chất thơ của cuộc sống lao động hồn
nhiên ấy bằng cách sử dụng những động từ (cài, ken) đi kèm với các danh
từ (nan hoa - câu hát) tạo thành những kết cấu từ ngữ giàu sức khái quát,
diễn tả tuy mộc mạc mà gợi cảm về cuộc sống lao động cần cù và tươi vui
Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 9
Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

của người dân lao động miền núi. Giữa cuộc sống lao động cần cù ấy con
từng ngày lớn lên.
- Nhân hóa “rừng cho hoa – con đường cho những tấm lòng
=>Tác dụng: tác giả đã thể hiện khung cảnh núi rừng quê hương thật thơ
mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã chở che nuôi dưỡng con cả tâm hồn
và lối sống.
- Ẩn dụ “những tấm lòng”
=>Ẩn dụ cho tình yêu thương, tấm lòng của những người miền núi.
Câu 6:
- Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng
- Bếp lửa – Bằng Việt
Câu 7:
- Em hiểu “Người đồng mình” là người bản mình, người vùng mình, người
dân quê mình gần gũi, thân thương.
- Cách gọi “Người đồng mình” của tác giả khiến lời thơ trở nên tha thiết,
trìu mến. Cách gọi ấy rất đỗi thân thương, đầy tình cảm tha thiết. “Người
đồng mình” là những con người đáng yêu, đáng quý.
Câu 8:
Tình cảm yêu thương, đùm bọc của cha mẹ được thể hiện qua những hình
ảnh:
Chân phải...cha
Chân trái...mẹ
Một bước...nói
Hai bước...cười.
=> Với các hình ảnh cụ thể, cách diễn đạt dường như vô lý song lại tạo ra
sự độc đáo, đặc sắc trong tư duy và cách diễn đạt của người miền núi. Tạo
không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt.
Câu 9:
Những lời đầu tiên người cha lại nói với con điều đó vì muốn nhắc con về
tình cảm gia đình ruột thịt. Tình cảm gia đình là cội nguồn sinh dưỡng của
mỗi con người , là tình cảm cao quý nhất, là nền tảng của mọi tình cảm
=> Lời nhắc nhở giáo dục đầu tiên: gia đình là chiếc nôi, là tổ ấm nuôi con
lớn khôn và trưởng thành.

Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 10


Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

Câu 10:
Cùng với cội nguồn sinh dưỡng, cha nhắc đến một kỉ niệm đẹp trong cuộc
đời “ngày cưới cha mẹ”
+ Ngày cưới là mốc son trong cuộc đời cha mẹ, là ngày cha mẹ được tác
hợp, là ngày khởi đầu của hạnh phúc yêu thương, ngày đánh dấu sự ra đời
tạo dựng một gia đình.
+ Mong con hãy biết yêu, biết trân trọng gia đình, quê hương, và những kí
ức đẹp. Những tình cảm đó sẽ làm nâng bước con trên hành trình dài rộng
của cuộc đời.
Câu 11:
- Con ơi mẹ dặn câu này
Sông sâu chớ lội đò đầy chớ đi.
- "Ai rằng công mẹ bằng non
Thật ra công mẹ lại còn hơn non,
Lòng mẹ như bát nước đầy,
Mai kia khôn lớn ơn này tính sao?
Nhớ ơn chín chữ cù lao,
Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình".
(Ca dao) 
- Ví dầu cầu ván đóng đinh,
Cầu tre lắc lẻo gập gềnh khó đi,
Khó đi mẹ dắt con đi,
Con thi trường học mẹ thi trường đời".
"Con ơi, mẹ bảo câu này:
Học buôn học bán cho tày người ta,
Con đừng học thói chua ngoa,
Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười".
"Ra đi mẹ có dặn dò,
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua,
Gặp người đáng bậc mẹ cha,
Chào thưa vâng dạ mới là con ngoan".
(Ca dao) 

Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 11


Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU 2:


Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dầu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập nghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo khó
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt


Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con
Câu 1: Chỉ ra PTBĐ chính của đoạn thơ? Nêu nội dung đoạn thơ?
Câu 2: Đoạn thơ viết theo thể thơ gì ? Nêu giá trị biểu đạt của thể thơ đó ?
Câu 3: Vì sao ở phần đầu tác giả dùng từ “yêu” (Người đồng mình yêu lắm
con ơi) nhưng sang khổ thơ này lại dùng từ “thương” (Người đồng mình
thương lắm con ơi)?
Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của các BPTT được sử dụng trong đoạn thơ?
Câu 5: Hình ảnh “người đồng mình thô sơ da thịt” và “người đồng mình tự
đục đá kê cao quê hương” cho thấy một cách diễn đạt như thế nào?
Câu 6: Nhà thơ đã ca ngợi những tình cảm tốt đẹp nào của “người đồng
mình” qua đoạn thơ trên qua đó người cha mong muốn ở con điều gì?
Câu 7: Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên? Em hiểu ý nghĩa của thành
ngữ đó như thế nào?

Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 12


Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

Gợi ý:
Câu 1:
- PTBĐ chính : Biểu cảm
- Nội dung : Vẻ đẹp của người đồng mình và những mong ước dặn dò của
cha đới với con.
Câu 2:
 Bài thơ được làm theo thể thơ tự do phóng khoáng làm cho cảm xúc cụ thể,
rõ ràng, giọng điệu thơ trìu mến, thiết tha.  Hơn nữa với những câu thơ dài
ngắn khắc nhau cũng gợi nên một cái gì đó gập ghềnh, trúc trắc như chính
cuộc sống của người miền núi nhiều khó khăn, vất vả.
Câu 3:
Ở phần đầu tác giả dùng từ “yêu” (Người đồng mình yêu lắm con ơi)
nhưng sang khổ thơ này lại dùng từ “thương” (Người đồng mình thương
lắm con ơi) vì: Nếu ở trên “yêu lắm con ơi” – yêu cuộc sống bình dị vui
tươi, yêu bản làng thơ mộng, yêu những tấm lòng chân thật nghĩa tình, thì
đến đây người cha nói “thương lắm con ơi”. Bởi sau từ “thương” đó là
những nỗi vât vả, gian khó của con người quê hương. Người cha biểu lộ
tình cảm yêu thương chân thành về những gian truân, thử thách cùng ý chí
mà người đồng mình đã trải qua.
Câu 4:
* Phép đối: cao- xa, nỗi buồn- chí lớn
=> Y Phương đã lấy cái cao vời vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa của
đất để đo ý chí con người. tính từ “cao”, “xa” sắp sếp trong sự tăng tiến, cho
thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ.
* Phép liệt kê với những hình ảnh ẩn dụ “đá gập gềnh”,“thung nghèo đói”
sự Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, cùng với
Những câu thơ dài ngắn, nhiều thanh trắc
=> tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương.
* Điệp ngữ “sống”, “không chê” và điệp cấu trúc câu cùng hình ảnh đối
xứng => nhấn mạnh: Người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn về vật
chất nhưng họ không thiếu ý chí và quyết tâm. Người đồng mình chấp nhận
và thủy chung gắn bó cùng quê hương, dẫu quê hương có đói nghèo, vất vả.
Và phải chăng, chính cuộc sống nhọc nhằn, đầy vất vả khổ đau ấy đã tôi
luyện cho chí lớn để rồi tình yêu quê hương tạo nên sức sống bền bỉ, mãnh
liệt cho họ.
Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 13
Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

* Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của
người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng
mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ
trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông trước niềm tin yêu cuộc sống,
tin yêu con người.
* Biện pháp đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh
thần bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi. Cụm từ “thô sơ da thịt”
là cách nói cụ thể về những con người mộc mạc, giản dị. “chẳng nhỏ bé” lại
khẳng định sự lớn lao của ý chí, của nghị lực, cốt cách và niềm tin.=> Sự
tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc, giản
dị thậm chí có phần thô kệch nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí.
* Điệp ngữ: "thô sơ da thịt" được lặp lại lần hai + hình ảnh ẩn dụ “ lên
đường”- trên con đường đời có tác dụng khẳng định và nhấn mạnh lại niềm
mong muốn của người cha dành cho con: Người đồng mình tuy mộc mạc,
chân chất, bình dị, nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, luôn vươn tới những
lẽ sống cao đẹp. Vì thế, trên đường đời, con phải thật tự tin, tự hào về quê
hương, sống xứng đáng với "người đồng mình", không cúi đầu trước giông
tố khó khăn, vất vả ở phía trước.
Câu 5: Hình ảnh “người đồng mình thô sơ da thịt” và “người đồng mình tự
đục đá kê cao quê hương” cho thấy: Cách diễn đạt này đậm ngôn ngữ dân
tộc, độc đáo mà vẫn chứa đựng ý vị sâu xa. Cách diễn đạt ấy đã tạo ra nét
riêng biệt, độc đáo. Hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê
hương” vừa mang tính tả thực – chỉ truyền thống làm nhà kê đá cho cao của
người miền núi, vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Người đồng mình sử dụng
chính bàn tay, khối óc, sức lao động của mình để làm đẹp cho quê hương.
Còn quê hương là điểm tựa vững chắc về tinh thần, phong tục tập quán
nâng đỡ những con người có ý chí và niềm tin.
Câu 6:
* Nhà thơ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình:
- Cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề
thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực mạnh mẽ,
phi thường.
- Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn
bó với quê hương, cội nguồn.

Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 14


Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

- Tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình
cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông trước niềm tin yêu
cuộc sống, tin yêu con người.
- Họ mộc mạc, giản dị , nhưng giàu ý chí , tinh thần tự lực, tự cường xây
dựng quê hương
* Người cha muốn truyền cho con niềm tự hào về truyền thống và sức sống
bền bỉ của quê hương. Mong con hãy sống ân nghĩa thủy chung với quê
hương. Mong con trên đường đời phải thật tự tin, tự hào về quê hương, sống
xứng đáng với "người đồng mình", không cúi đầu trước giông tố khó khăn,
vất vả ở phía trước.
Câu 7:
- Thành ngữ được sử dụng trong khổ thơ trên là: “Lên thác xuống ghềnh”.
- Ý nghĩa của thành ngữ: Gợi lên nỗi vất vả, lam lũ, những khó khăn mà
con người nơi đây phải trải qua.

Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 15


Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

ĐỀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP


ĐỀ SỐ 1:
Cho đoạn thơ sau:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con. ”
Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn
cảnh sáng tác của tác phẩm?
Câu 2: Chỉ ra hàm ý trong hình ảnh thơ “Lên đường” và “Không bao giờ
nhỏ bé” trong đoạn trích trên. Qua đây, em hiểu điều gì về mong ước của
người cha đối với con?
Câu 3: Trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, tác giả Vũ
Khoan cũng đã có những lời khuyên tương tự cho thế hệ trẻ: “Bước vào thể
kỉ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta phải
lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu”. Từ
đoạn thơ trên và với những hiểu biết xã hội của mình, em hãy cho biết thế
hệ trẻ ngày nay cần phải làm thế nảo để"Không bao giờ nhỏ bé được " khi
chuẩn bị hành trang vào tương lai. Trình bày suy nghĩ băng một đoạn văn
trong khoảng nửa trang giấy thi.

GỢI Ý :
Câu 1:
- Đoạn văn được trích " Nói với con" - Y Phương
- Bài thơ được sáng tác năm 1980, khi đất nước đã hòa bình ,thống nhất
nhưng cuộc sống của người dân vẫn gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn, đặc
biệt là với đồng bào miền núi.
Câu 2.
- “Lên đường” : hàm ý cho việc người con đã lớn khôn , trưởng thành bước
vào cuộc đời , đường ở đây là chỉ con đường đời
- “Không bao giờ nhỏ bé”: hàm ý cho sự lớn lao của ý chí, của nghị lực, cốt
cách và niềm tin.

Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 16


Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

⇒ Người cha luôn mong muốn đứa con của mình khôn lớn, khi bước vào
một thế giới mới phải là người có ý chí, có nghị lực, đồng thời vẫn phải giữ
được cốt cách và niềm tin.
Câu 3.
THAM KHẢO 1:
Thời đại 4.0 mở ra khiến cho đất nước ta có nhiều cơ hội đồng thời là
thử thách. Trong bài viết của  Phó thủ tướng Vũ Khoan nhắc nhở chân tình
rằng: “Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với
cái mới … nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là
những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn
học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối
họ chay, học vẹt nặng nề …”. Hành trang chính là những thứ đồ dùng mang
theo và các thứ trang bị khi đi xa. Cái mạnh của con người Việt Nam là sự
thông minh và nhạy bén với cái mới. Cái yếu của người Việt Nam là những
lỗ hổng về kiến thức cơ bản thiên hướng chạy theo những môn học “thời
thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay,
học vẹt nặng nề … Nên khi chúng ta phải làm gì để chuẩn bị bước vào thế
kỉ mới? chúng ta phải lấp đầy túi hành trang của mình bằng những điểm
mạnh và vứt bỏ điểm yếu. Vậy nên khi bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh
vai với các cường quốc năm châu”, để xây dựng đất nước cần phải có ý chí,
nghị lực nhưng đồng thời phải giữ được cốt cách và niềm tin. Con người
phải chuẩn bị những hành trang cần thiết để bước vào thế kỉ mới bằng cách
trang bị tri thức khoa học công nghệ, có nhận thức đúng về bản thân, xã hội,
thời đại, có tâm hồn trong sáng, lành mạnh, giàu tính nhân văn, có lí tưởng,
có niềm tin. 
THAM KHẢO 2:
Đứng trước thách thức và những cơ hội của việc giao lưu, mở rộng quan
hệ ngoại giao giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, thanh niên Việt
Nam cũng như thanh niên nước ngoài cần trau dồi và tích lũy những đức
tính như chăm chỉ, sáng tạo và đoàn kết để phát huy được tinh hoa văn hóa
dân tộc và những giá trị thâm sâu của văn hóa nước ngoài.Xã hội luôn luôn
phát triển và vận động theo khuynh hướng đi lên, tiến tới thời kì văn minh,
tiến bộ, công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngày càng phát triển như vũ bão.
Đứng trước những thách thức và cơ hội mới của việc mở rộng quan hệ giao
lưu, đối ngoại thì thanh niên Việt Nam cần phải chuẩn bị cho mình một
Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 17
Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

hành trang vững chắc và thông minh để bước vào thế kỉ mới.Thanh niên là
những người trẻ tuổi, trẻ lòng chính vì thế hơn ai hết họ cần biết cồng hiến
và hi sinh để đóng góp sức lực xây dựng đất nước, xã hội văn minh tiến bộ.
Nhưng con người không ai là hoàn hảo, vì thế bản thân mỗi người trẻ cũng
cần trau dồi và phát huy những điểm mạnh của bản thân và hạn chế những
điểm yếu. Trước nhất là cần có thái độ và tinh thần trách nhiệm cho công
việc mình làm. Chỉ khi có một tinh thần trách nhiệm cao thì sản phẩm làm
ra mới đạt được năng suất hiệu quả, thu hút được vốn đầu tư của nước
ngoài, khẳng định được uy tín của nước mình trên thị trường thế giới. Tiếp
nữa là phải có óc sáng tạo, tính tự lập và bản lĩnh dám nghĩ dám làm. Sự
sáng tạo là bởi cuộc sống phát triển luôn luôn đòi hỏi sự ra đời của những
phát minh, những cống hiến mới phục vụ mục đích và nhu cầu thiết yếu
ngày càng cao của con người. Cũng cần óc tác phong làm việc chuyên
nghiệp để thể hiện bản lĩnh và phong cách của người làm việc có tầm. Đấy
là những yếu tố mà thiết nghĩ thế hệ trẻ cần phát huy và nâng cao.Bên cạnh
đó, chúng ta cũng cần hạn chế những điểm yếu. Bản chất con người vốn
không ai hoàn hảo từ trong trứng cả, nhưng con người cũng hơn con vật ở
chõ biết tư duy và cảm xúc. Vậy nên tư duy ấy là để ta biết phân tích và
phán đoán mặt tích cực để phát huy, đào thải dần những mặt hạn chế. Như
lòng ích kỉ, tinh thần đoàn kết chưa cao hay thái độ làm việc chưa nghiêm
túc, cẩn thận. Đó là những yếu tố mà một con người trong xã hội văn minh,
hiện đại cần trau dồi cho bản thân để đáp ứng nhu cầu thời đại. Sở dĩ người
Nhật nổi tiếng trên thế giới như vậy là bởi thái độ và tác phong làm việc
cũng như cách hành sử nhân văn, lịch sử của họ khiến cả thế giới cũng phải
ngả mũ bái phục.Khi chuẩn bị được một hành trang vững mạnh thì bạn sẽ
có lợi thế hơn trong việc đi tới thành công. Những điều lớn lao đầu bắt
nguồn từ sự nhỏ bé, bình dị. Những thành công đều đi lên từ thất bại, chẳng
đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vô vàn những
vui gai. Vì thế nền tảng cho tương lai và hành trang quý báu cả về nhân
cách và trí tuệ là điều không thể thiếu, những yếu tố ấy sẽ là điều kiện cần
và đủ để phát triển và tỏ sáng, để khẳng định được giá trị sự tồn tại của bản
thân mình. Càng trong xu hướng phát triển như vũ bão hiện nay thì con
người, đặc biệt là thanh niên-thế hệ trẻ, nguồn lực cốt cán cho sự phát triển
của dân tộc và nhân loại càng cần trau dồi để chuẩn bị hành trang vững chãi
khi bước vào thế kỉ mới.
Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 18
Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Chép chính xác bốn câu thơ cuối trong bài thơ “Nói với con” của Y
Phương. Nêu nội dung đoạn thơ em vừa chép?
Câu 2: Nhận xét ngắn gọn về hình thức diễn đạt cũng như nghệ thuật đặc
sắc của đoạn thơ.
Câu 3: Từ những điều người cha nói với con trong những câu thơ trên và
những hiểu biết xã hội theo em Ý chí và nghị lực có vai trò như thế nào đối
với cuộc sống của mỗi con người. (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng
nửa trang giầy thi)
GỢI Ý :
Câu 1:
- Bốn câu thơ cuối :
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
- Nội dung: Mong ước và lời dặn dò của cha đối với con
Câu 2:
 - Hình ảnh "thô sơ da thịt" được lặp lại lần hai kết hợp với hình ảnh ẩn dụ “
lên đường “ có tác dụng khẳng định và nhấn mạnh lại niềm mong muốn của
người cha dành cho con: Người đồng mình tuy mộc mạc, chân chất, bình dị,
nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, luôn vươn tới những lẽ sống cao đẹp.
Vì thế, trên đường đời, con phải thật tự tin, tự hào về quê hương, sống xứng
đáng với "người đồng mình", không cúi đầu trước giông tố khó khăn, vất vả
ở phía trước.
+ Hai tiếng "nghe con" ở cuối bài thơ chứa đựng biết bao nhiêu là yêu
thương, trìu mến thể hiện niềm tin, kì vọng của người cha dành cho con. Nó
cũng như một lời cổ vũ, động viên con hãy cố gắng trên bước đường đời
Câu 3:
DÀN Ý:
* Mở đoạn: Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: ý chí nghị lực sống của con
người.
* Thân đoạn:
Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 19
Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

- Giải thích khái niệm ý chí nghị lực


+ Ý chí, nghị lực là bản lĩnh, sự dũng cảm và lòng quyết tâm cố gắng vượt
qua thử thách dù khó khăn, gian khổ đến đâu để đạt được mục tiêu đề ra.
+ Người có ý chí nghị lực là người có ý chí sức sống mạnh mẽ, luôn kiên
trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc đời để vươn
lên, khắc phục hoàn cảnh đi đến thành công.
- Biểu hiện của ý chí nghị lực:
+ Người có nghị lực luôn có thể chuyển rủi thành may, chuyển họa thành
phúc, không khuất phục số phận và đổ lỗi thất bại do số phận.
+ Luôn biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn bằng cách tự lao động, mưu
sinh, vừa học vừa làm, tự mở cho mình con đường đến tương lai tốt đẹp.
- Vai trò, ý nghĩa của ý chí nghị lực
+ Nghị lực giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách của
cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Thay đổi được hoàn cảnh số phận, cuộc
sống có ích, có ý nghĩa hơn.
+ Có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục
đích, lí tưởng sống.
+ Người có ý chí nghị lực sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục,
đồng thời tạo được lòng tin ở người khác.
- Những tấm gướng sáng về ý chí nghị lực : Nguyễn Ngọc Kí, Nick
Vujicic, Helen Keller
- Phê phán những người không có ý chí, nghị lực:
+ Những người chưa làm nhưng thấy khó khăn đã nản chí, thấy thất bại thì
hủy hoại và sống bất cần đời.
+ Những người có điều kiện đầy đủ nhưng không chịu học tập, buông thả,
không nghĩ đến tương lai.
+ Những người khi gặp khó khăn là buông xuôi, nản chí, phó mặc cho số
phận.
- Khẳng định và liên hệ:
Khẳng định lại vai trò quan trọng của ý chí nghị lực trong cuộc sống.
Liên hệ bản thân.

THAM KHẢO
Cuộc sống của chúng ta luôn là một chuỗi khó khăn và thử thách. Nếu
hèn nhát và yếu đuối chắc chắn ta sẽ thất bại và gục ngã. Những nếu có ý
Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 20
Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

chí nghị lực chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua để vươn tới thành công. Như
vậy trong cuộc sống, ý chí nghị lực luôn là người bạn đồng hành cùng con
người. Trước hết ta cần hiểu “ý chí nghị lực” là gì ? Ý chí là khả năng xác
định, điều khiển bản thân theo mục tiêu đề ra và quyết tâm thực hiện nó.
Còn nghị lực là tinh thần, sức mạnh kiên cường vượt qua khó khăn, gian
khổ. Người có ý chí nghị lực là người có ý chí sức sống mạnh mẽ, luôn kiên
trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc đời để vươn
lên, khắc phục hoàn cảnh đi đến thành công.Họ luôn có thể chuyển rủi
thành may, chuyển họa thành phúc, không khuất phục số phận và đổ lỗi thất
bại cho số phận. Luôn biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn bằng cách tự lao
động, mưu sinh, vừa học vừa làm, tự mở cho mình con đường đến tương lai
tốt đẹp. Có nghị lực sống, con người sẽ có tự tin vào bản thân và cuộc sống,
làm tốt mọi công việc, lạc quan hướng đến tương lai. Chính nghị lực sống
bền bỉ và ý chí kiên định giúp con người chinh phục mọi thứ, làm nên cuộc
sống tươi đẹp. Không có nghị lực sống, ngay cả những việc làm đơn giản
nhất cũng không thể hoàn thành, tinh thần bi quan, sợ hãi, sống cuộc đời
hèn kém. Người có ý chí nghị lực sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm
phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác. Trong thực tế, ta có thể bắt
gặp không ít con người như vậy. Nguyễn Ngọc Kí thiếu đi đôi tay nhưng
không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujicic
sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận,
Stephen Hawking bị bại liệt ở tuổi ngoài 20 và được ngợi ca là nhà vật lí
học đương đại nổi tiếng nhất… Họ chính là những tấm gương sáng, đem
đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm.
Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm,
không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Không chỉ tự đưa mình vào ngõ
cụt, những người như vậy còn kéo lùi dòng chảy văn minh của nhân loại,
trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.    Tóm lại, ý chí nghị lực là
thước đo phẩm giá của con người. Mỗi chúng ta hãy rèn luyện để có ý chí
và nghị lực sống. Muốn vậy ngay từ bây giờ bạn hãy là chính bạn với
những ước mơ và khát vọng và rèn luyện để vươn tới thành công nhé!
  

Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 21


Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

ĐỀ SỐ 3:
Đọc đoạn thơ sau vả trả lời câu hỏi:
“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai bé nhỏ đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”
( Nói với con - Y Phương)
Câu 1: Theo em, "Người đồng mình" được nói đến trong đoạn thơ trên là
ai?
Câu 2: chỉ ra một thành ngữ có trong đoạn thư và nêu ý nghĩa của thành
ngữ đó?
Câu 3: những biện pháp nghệ thuật nào được sủ dụng trong đoạn thơ?
Câu 4: Hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận quy nạp (khoảng 15 cầu),
trình bảy suy nghĩ, cảm nhận của em về đoạn thơ được trích dẫn ở trên để
thấy niềm tự hào của người cha trong lời nói với con về sức sống và vẻ đẹp
phẩm chất của "người đồng mình". Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 câu
bị động và 1 thành phần biệt lập phụ chú. (Chú ý gạch 1 gạch dưới câu bị
động và gạch 2 gạch dưới thành phần Biệt lập phụ chủ để xác định).
GỢI Ý :
Câu 1:
Người đồng mình: Người vùng mình, người miền mình; người cùng sống
trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc.
Câu 2:
- Thành ngữ được sử dụng trong khổ thơ trên là: “Lên thác xuống ghềnh”.
- Ý nghĩa của thành ngữ: Gợi lên nỗi vất vả, lam lũ, những khó khăn mà
con người nơi đây phải trải qua.
Câu 3:

Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 22


Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

* Phép liệt kê với những hình ảnh ẩn dụ “đá gập gềnh”,“thung nghèo đói”
sự Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, cùng với Những
câu thơ dài ngắn, nhiều thanh trắc
* Điệp ngữ “sống”, “không chê” và điệp cấu trúc câu cùng hình ảnh đối
xứng
* Phép so sánh “Sống như sông như suối”
* Biện pháp đối lập tương phản : thô sơ da thịt – chẳng nhỏ bé
Câu 4:
THAM KHẢO:
Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nói với con của nhà thơ Y Phương ,
đoạn thơ được mở đầu bằng một câu thơ trĩu nặng tâm tư : Dẫu là sao thì
cha vẫn muốn”, ẩn đằng sau câu thơ phải chăng là những nhọc nhằn vất vả
trong cuộc vật lộn mưu sinh , là những đấu tranh tâm lí, ẩn đằng sau câu
thơ phải chăng cũng chính là những điều tâm đắc nhất mà Y phương muốn
truyền gửi nơi con, muốn con gìn giữ phát huy. có lẽ vì vậy mag giọng điệu
trong những câu thơ sau trở lên rắn rỏi, mạnh mẽ hơn:
“Sống trên đá không chê đá gập gềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”.
điệp ngữ sống đứng ở đầu mỗi câu thơ khiến cho mạch thơ tuôn trào như
thác đổ thể hiện một sức sống bền bỉ, mãnh liệt phi thường. Phép liệt kê với
những hình ảnh ẩn dụ “đá gập gềnh”,“thung nghèo đói” sự vận dụng thành
ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, cùng với Những câu thơ dài ngắn,
nhiều thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo
của quê hương. Nhưng các từ “không chê”, “ không lo” lại khẳng định:
Người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất nhưng họ không
thiếu ý chí và quyết tâm. Người đồng mình chấp nhận và thủy chung gắn bó
cùng quê hương, dẫu quê hương có đói nghèo, vất vả. Và phải chăng, chính
cuộc sống nhọc nhằn, đầy vất vả khổ đau ấy đã tôi luyện cho chí lớn để rồi
tình yêu quê hương tạo nên sức sống bền bỉ, mãnh liệt cho họ. Phép so sánh
“Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng
mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng
đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào
Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 23
Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

như dòng suối, con sông trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con
người.Phẩm chất của người đồng mình còn được người cha ca ngợi qua hai
câu thơ :
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần
bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi. Cụm từ “thô sơ da thịt” là
cách nói cụ thể về những con người mộc mạc, giản dị. “chẳng nhỏ bé” lại
khẳng định sự lớn lao của ý chí, của nghị lực, cốt cách và niềm tin. Sự
tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc, giản
dị thậm chí có phần thô kệch nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý
chí.Đoạn thơ kết thúc bằng hai câu thơ mang đạm ngôn ngữ dân tộc độc đáo
mà vẫn chứa đựng ý vị sâu xa.
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”.
“tự đục đá” diễn tả một các chân thực công việc phá đá, bạt rừng, vỡ ruộng,
khai hoang vất vả của người đồng mình người đồng. Người đồng mình bằng
ý chí nghị lực tự cường đã làm cho sự sống bật trồi lên trên đá, trải màu
xanh lên đại ngàn. Và trong công cuộc xây dựng quê hương ấy họ đã hun
đúc lên những bản sắc văn hóa độc đáo. Người đồng mình sống trên đá,
mang vóc hình của đá, man cả ý chí tự lực, mạnh mẽ, kiên cường của đá
núi.Với thể thơ tự do, giọng điệu khỏe khoắn vừa tâm tình tha thiết vừa
chứa chan hi vọng cùng những hình ảnh, từ ngữ mộc mạc, cụ thể nhà thơ
nói với con về những vẻ đẹp của người đồng mình để rồi từ đó truyền cho
con lòng tự hào về quê hương, dân tộc, nhắn nhủ con biết sống đẹp, biết
vượt qua gian khó bằng niềm tin, ý chí như người đồng mình.

Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 24


Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

ĐỀ SỐ 4:
Cho đoạn thơ sau:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai hước tới tiếng cười
(Trích “Nói với con ”- Y Phương - Ngữ văn 9, tập 2)
Cảm nhận về đoạn thơ trên, một học sinh đã viết câu mở đầu cho đoạn văn
của mình như sau: Qua bốn câu đầu bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y
Phương đã diễn tả thật mộc mạc mà sinh động, sâu sắc tình yêu thương của
cha mẹ đổi với con.
Câu 1: Câu văn trên mắc lỗi gì ? Em hãy sửa lại cho đúng .
Câu 2: Coi câu đã sửa là câu mở đầu một đoạn văn, hãy viết thành đoạn
văn khoảng 10 câu theo phép lập luận tông - phân - hợp. Trong đoạn, sử
dụng một câu có thành phân phụ chú và phép nối liên kết câu (gạch chân
dưới thành phần phụ chú và phép nối).
Câu 3: Tình cảm gia đình là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. hãy kể tên
một tác phẩm khác trong chương trình ngữ văn lớp 9 cũng nói tới tình cảm
gia đình và chỉ rõ tên tác giả?

GỢI Ý :
Câu 1:
- Câu văn thiếu chủ ngữ
- Bốn câu đầu trong bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương đã diễn tả
thật mộc mạc mà sinh động, sâu sắc tình yêu thương của cha mẹ đối với
con.
Câu 2:
Bốn câu đầu trong bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương
đã diễn tả thật mộc mạc mà sinh động, sâu sắc tình yêu thương của cha
mẹ đối với con.
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.

Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 25


Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

Chân phải, chân trái, một bước, hai bước… là những hình ảnh cụ thể mang
nét tư duy , cách diễn đạt độc đáo của người miền núi. Những hình ảnh này
đã vẽ nên một khung cảnh gia đình gia đình ấm cúng, đầy ắp niềm vui, đầy
ắp tiếng nói cười. Lời thơ gợi vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh em bé
đang chập chững tập đi, đang bi bô tập nói. Bên phải của bé có bờ vai vững
chắc của cha , bên trái cua bé luôn có vòng tay yêu thương của mẹ dang
rộng . Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ
chăm chút và vui mừng đón nhận. cách diễn đạt của nhà thơ thật độc đáo và
giàu hình ảnh, ông đã khéo léo sử dụng phép hoán dụ qua hình ảnh chân
phải, chân trái để chỉ người con cùng với các điệp ngữ , điệp cấu trúc, đặc
biệt là phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “tiếng nói”, “ tiếng cười” vốn cảm
nhận bằng thính giác ( nghe bằng tai) nhưng trong cách nói của Y Phương
nó như được cảm nhận bằng xúc giác, có thể chạm được vào. Hạnh phúc
không phải ở đâu xa xôi mà ở trong chính ngôi nhà bé nhỏ của chúng ta .
Ấy vậy mà có biết bao nhiêu người cứ mải mê đi tìm kiếm hạnh phúc ở
những chân trời mới lạ để rồi cuối cùng họ nhận ra gia đình chính là kho
báu quý giá nhất của cuộc đời mình. Và chỉ ở trong gia đình họ mới tìm
được sựu bình yên trong tâm hồn, sự ấm áp trong trái tim. Có lẽ Y Phương
cũng muốn gửi tới chúng ta thông điệp ấy song cách nói của ông thật mộc
mạc, giản dị, nhẹ nhàng. Y Phương muốn nói với con rằng con được sống
trong cái nôi ấm áp của hạnh phúc gia đình, được lớn lên trong tình yêu
thương, chở che, nâng đỡ của cha mẹ . Mong con hãy luôn trận trọng gìn
giữ niềm hạnh phúc giản dị đơn sơ những cũng rất đỗi thiêng liêng ấy. Như
vậy chỉ bằng bốn câu thơ giản dị, mộc mạc, giàu chất tư duy của người
miền núi ,Y Phương đã cho chúng ta thấy rằng cội ngưồn sinh dưỡng
đầu tiên, quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người đó chính là
gia đình và tình cảm gia đình.

Câu 3:
- Bếp lửa của Bằng Việt

Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 26


Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

ĐỀ SỐ 5
Cho đoạn thơ sau:
"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát"
(Trích “Nói với con ”- Y Phương - Ngữ văn 9, tập 2)
Câu 1: Các hình ảnh rừng, hoa, con đường được hiểu theo những nghĩa
nào?
Câu 2: Hai câu thơ: "Đan lờ cài nan hoa - Vách nhà ken câu hát" sử dụng
biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 3: Từ nội dung đoạn thơ hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của
em về vai trò của gia đình và tình cảm gia đình đối với mỗi con người.

GỢI Ý :
Câu 1:
- Các từ  rừng, hoa, con đường theo em được hiểu theo những nghĩa: 
+  Nghĩa đen: Chỉ sự vật
+  Nghĩa ẩn dụ: Chỉ quê hương
Câu 2:
- Ẩn dụ: “đan lờ cài nan hoa – vách nhà ken câu hát”
=>Tác dụng: Niềm vui trong lao động, hình ảnh thơ vừa gợi công việc lao
động cụ thể qua việc miêu tả được chất thơ của cuộc sống lao động hồn
nhiên ấy bằng cách sử dụng những động từ (cài, ken) đi kèm với các danh
từ (nan hoa - câu hát) tạo thành những kết cấu từ ngữ giàu sức khái quát,
diễn tả tuy mộc mạc mà gợi cảm về cuộc sống lao động cần cù và tươi vui
của người dân lao động miền núi. Giữa cuộc sống lao động cần cù ấy con
từng ngày lớn lên.
Câu 3:
* Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận : vai trò của gia đình
* Thân đoạn:
Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 27
Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

- giải thích:
+ Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với
nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha
mẹ, con cái và cháu chắt.
- Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới
mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống
chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững
chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống.
- vai trò :
+ Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn.
Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch
lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để
hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp.
+ Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba vất vả
của cuộc sống. Là nơi ta được san sẻ tình yêu thương cùng với ý thức trách
nhiệm, bổn phận của mình. Là sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp
phải lầm lạc hay những bất trắc cùa cuộc đời. Là sự động viên khích lệ cho
những thành quả, thành công,...
+ Khi về già: Gia đình là nơi để ta nghỉ ngơi sau một quãng đời phấn đấu,
lao động mệt nhọc. Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều. Là nơi
tìm được ý nghĩa cuộc sống, răn dạy cháu con những kinh nghiệm cuộc
sống ngay cả khi đã sức tàn lực kiệt.
=> Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình góp phần quan trọng cho sự phát
triển chung về mọi mặt của toàn xã hội, cùng với xã hội xây dựng môi
trường sống và hoàn thiện con người.
- Chúng ta phê phán những biểu hiện lệch lạc tạo mầm móng cho sự rạn
nứt, tan vỡ của các quan hệ gia đình. Đó có thể là nạn bạo hành gia đình,
con cái bất hiếu với cha mẹ. Cha mẹ thiếu nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc
con cái nên người. Một hiện tượng dễ thấy trong xã hội hiện đại là tình
trạng ly hôn ngày càng nhiều, mà thiệt thòi nhất vẫn là trẻ em và phụ nữ.
* Kết đoạn :
Khẳng định và liên hệ

Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 28


Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

THAM KHẢO :
Trong cuộc đời của mỗi con người, người ta có thể đi đến nhiều nơi hay
có nhiều nơi để đến nhưng duy nhất chỉ có một nơi để trở về đó chính là gia
đình. Gia đình là duy nhất và thiêng liêng nhất với mỗi người, chỉ có tình
cảm gia đình mới là thứ tình cảm vô điều kiện, giống như câu nói "Gia đình
là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc". Vai trò của
gia đình đối với cuộc sống con người là vô cùng quan trọng, dù cuộc đời
bạn có tốt đẹp đến đâu nhưng nếu không có gia đình thì đó vẫn chỉ là cuộc
đời bất hạnh.Vậy gia đình là gì và chúng ta hiểu như thế nào là gia đình?
Theo định nghĩa khoa học, gia đình là một cộng đồng người cùng chung
sống, gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và tình
cảm, cũng có thể là quan hệ nuôi dưỡng hay giáo dục. Gia đình đã tồn tại từ
rất sớm và trải qua quá trình phải triển lâu dài, có thể nói gia đình có ý
nghĩa quan trọng không chỉ với con người mà còn tác động mạnh mẽ đến xã
hội. Đối với xã hội, gia đình là một thiết chế xã hội có vai trò đặc biệt quan
trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Đối với con người, gia đình
mang nhiều vai trò quan trọng bậc nhất mà không có một tổ chức hay cộng
đồng nào có thể thay thế được. Gia đình là nơi có cha và mẹ của ta, là nơi ta
được sinh ra, là cội nguồn tồn tại của ta trên cõi đời này; mọi người trong
gia đình đã cho ta được tồn tại, được yêu thương vô bờ bến. Cho ta một
không gian sống để bước những bước đầu tiên trong cuộc đời, khi ta còn
quá non nớt và bé bỏng, gia đình là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng và che chở
cho ta được an toàn lớn lên. Chỉ có tình cảm của những người trong gia
đình mới là thứ tình cảm cho đi mà không cần nhận lại, nơi đó chan chứa
bao nhiêu tình cảm thương yêu, đùm bọc và cao đẹp mà những người thân
dành cho nhau. Đến khi chúng ta lớn lên và trưởng thành, bước ra ngoài
cuộc sống để mưu sinh, ai cũng phải đối mặt với khó khăn và thử thách của
cuộc đời, đứng trước khó khăn đó gia đình chính là điểm tựa vững chắc cho
ta sức mạnh và niềm tin giúp đỡ ta vượt qua khó khăn. Dù có thất bại hay
gục ngã trước sóng gió cuộc đời, chúng ta vẫn có một nơi bình yên nhất là
mái ấm gia đình để trở về. Mãi cho đến khi cuối đời, chúng ta đã nếm trải
đủ vị đắng cay ngọt bùi của cuộc sống, đã đến lúc nghỉ ngơi thì gia đình lại
là một bến đỗ cho tất cả mọi người. Ai chẳng muốn những năm tháng còn
lại của cuộc đời được sống bên người thân yêu, được sống trong tình cảm
yêu thương, tránh xa mọi bộn bề và bon chen của cuộc sống, có gia đình để
Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 29
Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

nương tựa lúc về già là hạnh phúc lớn lao. "Gia đình giống như một cái
cây", mỗi cá nhân chúng ta giống như cành cây, trưởng thành theo nhiều
hướng khác nhau nhưng vẫn chung một cội rễ. Gia đình chính là nơi nuôi
dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách con người cho chúng ta, mái ấm gia
đình cũng là mái trường đầu tiên ta được học, học từ những thứ căn bản,
đơn sơ nhất trong nếp sống, sinh hoạt đến cách đối nhân xử thế. Chính vì
vậy, người ta thường nói gia đình phải có gia phong, lễ nghĩa, nề nếp và nếp
sống của gia đình sẽ quyết định đến chiều hướng phát triển nhân cách của
chúng ta. Một gia đình gia giáo, con cái được dạy dỗ đến nơi đến chốn sẽ
trở thành những người có phẩm chất, nhân cách tốt đẹp, ngược lại nếu gia
đình thường bất hòa, mâu thuẫn và chia rẽ sẽ khiến con cái lớn lên trong ác
cảm, tự ti và thù hận. Nếu điều hạnh phúc nhất là có gia đình thì điều tồi tệ
nhất chính là sự tan vỡ gia đình. Đối với người đã trưởng thành, đó là một
mất mát to lớn, khiến họ mất đi chỗ dựa, chẳng còn bến đỗ bình yên để trở
về, nhưng đã trưởng thành vẫn còn may mắn hơn là trẻ thơ, nếu trẻ thơ mất
đi gia đình sẽ trở thành trẻ mồ côi, cơ nhỡ, không người chăm sóc, lang
thang đầu đường xó chợ. Có thể nói, gia đình tan vỡ trẻ em sẽ là người chịu
tổn thương và bất hạnh nhất. Đối với xã hội, khi gia đình tan vỡ giống như
mất đi một tế bào có lợi, sản sinh ra thêm nhiều tế bào có hại, bởi không có
gia đình con người ta khó được giáo dục nên người, khi ra ngoài xã hội chỉ
gây ra những tệ nạn, thói hư tật xấu làm ảnh hưởng đến mọi người và bộ
mặt xã hội. Mỗi cá nhân chúng ta phải cảm thấy thật may mắn khi có được
mái ấm gia đình bởi ngoài kia còn có biết bao nhiêu người bất hạnh không
có gia đình. Nhìn vào họ, ta hãy cố gắng gìn giữ hạnh phúc gia đình, nâng
cao trách nhiệm của bản thân với những người thân trong gia đình, không
nên vì bất cứ lý do gì mà làm tổn hại đến chính mái nhà hạnh phúc và
những người yêu thương mình.

Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 30


Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

ĐỀ SỐ 6
(ĐỀ THI CHÍNH THỨC NĂM 2011-2012)
Cho đoạn thơ:
“ Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa lo chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác, xuống ghềnh không lo cực nhọc”
(Theo Ngữ văn lớp 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010)
Câu 1. Đoạn trích thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả của tác
phẩm ấy. “Người đồng mình” được nhà thơ nói đến là những ai?
Câu 2. Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên. Em hiểu ý nghĩa của thành
ngữ đó như thế nào?
Câu 3. Dựa vào phần đã trích dẫn, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng
10 câu theo cách lập luận tổng hợp- phân tích- tổng hợp làm rõ những đức
tính cao đẹp của “Người đồng mình” và lời nhắc nhở của cha với con, trong
đó có sử dụng câu ghép và phép lặp (gạch dưới câu ghép và những từ ngữ
dùng làm phép lặp)
GỢI Ý :
Câu 1:
Đoạn thơ trích trong tác phẩm Nói với con của Y Phương
- “Người đồng mình “ : người vùng mình, người miền mình. Đây có thể
hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng một quê
hương, cùng một dân tộc.
Câu 2:
- Thành ngữ trong đoạn thơ : “Lên thác xuống ghềnh”.
- Giải thích thành ngữ : Lên thác xuống ghềnh
+ Thác: là chỗ dòng nước chảy vượt qua một vách đá cao nằm chắn ngang
lòng sông rồi đổ xuống.
+ Ghềnh: chỗ lòng sông bị thu hẹp, có đá lớm chởm chắn ngang làm dòng
nước đổ dồn lại chảy xiết.
=>Thác, ghềnh: là những hình ảnh ẩn dụ để chỉ sự nguy hiểm khó khăn.
Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 31
Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

=> Muốn nói tới cuộc sống khó khăn vất vả, gian truân của người đồng
mình
Câu 3:
THAM KHẢO:
Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Nói với con của nhà thơ Y
Phương, đoạn thơ cho ta thấy vẻ đẹp của người đồng mình và mong
ước của ngươi cha. Vẫn là cụm từ “Người đồng mình” đầy tự hào nhưng
chữ “thương” thay cho chữ “yêu” thể hiện tình cảm yêu thương tự hào và
mở ra một ý mới: thương cuộc sống của người đồng mình còn gian khó,
nhọc nhằn - sống trên đá gập ghềnh, trong thung nghèo đói, lên thác xuống
ghềnh không gian sống của họ là những đường gấp khúc có núi đá trên cao,
có thung lũng ở dưới thấp, có thác ghềnh trập trùng, thiên nhiên khắc
nghiệp, đất đai khô cằn cuộc sống khó khăn ấy hằn in lên dáng hình của họ
- thô sơ da thịt thô ráp, chai sần. Nhưng hơn ai hết họ hiện lên với vô vàn
vẻ đẹp đáng quý, đáng trân trọng.Bằng cách tư duy độc đáo của người miền
núi, Y Phương đã lấy cái cao vời vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa của
đất để đo ý chí con người.
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nhà thơ cho thấy khó khăn,
thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ. Có thể nói, cuộc sống
của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song
họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào
tương lai tốt đẹp của dân tộc.Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ,
gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn:
“Sống trên đá không chê đá gập gềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”.
Phép liệt kê với những hỉnh ảnh ẩn dụ “đá gập gềnh”,“thung nghèo đói” sự
Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, cùng với Những
câu thơ dài ngắn, nhiều thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian
nan, đói nghèo của quê hương. Điệp ngữ “sống”, “không chê” và điệp cấu

Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 32


Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

trúc câu cùng hình ảnh đối xứng đã nhấn mạnh: Người đồng mình có thể
nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất nhưng họ không thiếu ý chí và quyết tâm.
Người đồng mình chấp nhận và thủy chung gắn bó cùng quê hương, dẫu
quê hương có đói nghèo, vất vả. Và phải chăng, chính cuộc sống nhọc nhằn,
đầy vất vả khổ đau ấy đã tôi luyện cho chí lớn để rồi tình yêu quê hương tạo
nên sức sống bền bỉ, mãnh liệt cho họ. Phép so sánh “Sống như sông như
suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ
vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn
của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông
trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người. Phẩm chất của người đồng
mình còn được người cha ca ngợi qua hai câu thơ :
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần
bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi. Cụm từ “thô sơ da thịt” là
cách nói cụ thể về những con người mộc mạc, giản dị. “chẳng nhỏ bé” lại
khẳng định sự lớn lao của ý chí, của nghị lực, cốt cách và niềm tin. Sự
tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc, giản
dị thậm chí có phần thô kệch nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí.
Đoạn thơ kết thúc bằng hai câu thơ mang đạm ngôn ngữ dân tộc độc đáo mà
vẫn chứa đựng ý vị sâu xa.
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”.
“tự đục đá” diễn tả một các chân thực công việc phá đá, bạt rừng, vỡ ruộng,
khai hoang vất vả của người đồng mình người đồng. Người đồng mình bằng
ý chí nghị lực tự cường đã làm cho sự sống bật trồi lên trên đá, trải màu
xanh lên đại ngàn. Và trong công cuộc xây dựng quê hương ấy họ đã hun
đúc lên những bản sắc văn hóa độc đáo. Với thể thơ tự do, giọng điệu
khỏe khoắn vừa tâm tình tha thiết vừa chứa chan hi vọng cùng những
hình ảnh, từ ngữ mộc mạc, cụ thể nhà thơ nói với con về những vẻ đẹp
của người đồng mình để rồi từ đó truyền cho con lòng tự hào về quê
hương, dân tộc, nhắn nhủ con biết sống đẹp, biết vượt qua gian khó
bằng niềm tin, ý chí như người đồng mình.

Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 33


Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

ĐỀ SỐ 7
(ĐỀ THI CHÍNH THỨC NĂM 2014-2015)
Cho đoạn thơ:
                        "Con ơi tuy thô sơ da thịt
                         Lên đường
                         Không bao giờ nhỏ bé được
                         Nghe con"
(Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)
Câu 1. Tìm thành phần gọi - đáp trong những dòng ttho trên
Câu 2. Theo em việc dùng từ phủ định trong dòng thơ "Không bao giờ nhỏ
bé được" nhằm khẳng định điều gì?
Câu 3. Từ bài thơ trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ
(khoảng nửa trang giấy thi) về cội nguồn của mỗi con người qua đó thấy
được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tình hình đất nước hiện nay.
GỢI Ý :
Câu 1:
Thành phần gọi - đáp trong những dòng thơ trên : Con ơi .
Câu 2:
Việc dùng từ phủ định trong dòng thơ " Không bao giờ nhỏ bé được"
nhằm khẳng định điều mong ước lớn lao của người cha đối với con : phải
sống một cuộc sống cao đẹp cho xứng đáng với tư cách con người và với
quê hương, không được sống thấp hèn dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.
Câu 3.
THAM KHẢO:
Mỗi con người khi sinh ra, lớn lên đều có một cội nguồn rõ ràng,
xác định. Cội nguồn đó là gia đình, dòng họ, quê hương, đất nước. như nhà
thơ Đỗ Trung Quân từng viết:
"Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi".
Cội nguồn là không gian sinh tồn và giúp cho sự hình thành, phát triển của
mỗi một con người. Nó có tác động to lớn đến con người và giá trị, ý nghĩa
đời sống của mỗi người. Vì vậy, mỗi người phải có trách nhiệm đối với
nguồn cội của mình : tưởng nhớ tổ tiên, cội nguồn gia đình, dân tộc ; gắn

Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 34


Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

bó, chia sẻ với gia đình, với đất nước những lúc khó khăn, gian khổ; biết
yêu thương và hi sinh cho gia đình, đất nước, quê hương. Đất nước Việt
Nam ta hiện nay đang đứng trước thời cơ và những thách thức to lớn : giao
lưu quốc tế rộng mở ; tạo nhiều điều kiện để đất nước hội nhập nhanh
chóng với thời đại ; để hoàn thành việc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước. Nhưng hội nhập không bản lĩnh thì dễ dẫn đất nước đến chỗ bị hòa
tan : văn hóa mất bản sắc dân tộc, kinh tế lệ thuộc, quốc phòng yếu kém dễ
bị ngoại bang lấn lướt…Mỗi người hiện nay cần phải có ý thức rõ ràng về
tình hình đất nước, với những thời cơ và thách thức để từ đó trong hoàn
cảnh đất nước hòa bình, chấp hành luật pháp đầy đủ, tích cực học tập vươn
lên chiếm lĩnh tri thức khoa học góp phần xây dựng sự nghiệp dân giàu,
nước mạnh để phát triển đất nước. Còn khi đất nước có chiến tranh, sẵn
sàng hi sinh xương máu để chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc với một lòng
yêu nước chân chính, sáng suốt, tỉnh táo và không bị chi phối bởi tư tưởng
dân tộc cực đoan. Đối với tuổi học sinh, chúng em sẽ tích cực học tập và
rèn luyện, tu dưỡng bản thân, chăm ngoan, nghe lời dạy bảo của cha mẹ,
thầy cô để là con ngoan trò giỏi và sau này khi trưởng thành sẽ là người
công dân tốt, có ích cho xã hội.

ĐỀ SỐ 8
(ĐỀ THI CHÍNH THỨC NĂM 2017-2018)
Mở đầu bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương viết:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Câu 1. Ghi lại chính xác 7 dòng tiếp theo những dòng thơ trên.
Câu 2. Cách miêu tả bước chân con “chạm tiếng nói”, “tới tiếng cười” có gì
đặc biệt? Qua đó, tác giả đã thể hiện được điều gì?
Câu 3. Hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 12 câu) về quan niệm: Được
sống trong tình yêu thương là hạnh phúc của mỗi con người.

Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 35


Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

GỢI Ý :
Câu 1:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
Câu 2:
- Cách miêu tả bước chân con “chạm tiếng nói”, “tới tiếng cười” là cách
cảm nhận độc đáo. Việc dùng lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong cặp câu
thơ đăng đối đã tạo nên hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.
- Y Phương đã tái hiện được một không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt và
hạnh phúc tràn đầy. Từng bước đi chập chững, từng tiếng nói cười bi bô
của con đều được cha mẹ nâng đón với một tình yêu vô bờ.
- Tác giả đã nói với con một cách giản dị mà xúc động: cội nguồn sinh
dưỡng đầu tiên của con chính là gia đình, là tình yêu thương của cha mẹ.
Câu 3:
* Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề: con người được sống trong tình yêu thương
là một hạnh phúc.
* Thân đoạn:
- Giải thích: Tình cảm yêu thương là thái độ cảm thông, chia sẻ, chăm
chút, nâng niu, tha thứ…của con người. Đó là thứ tình cảm xuất phát từ
trái tim và cũng được cảm nhận bằng tâm hồn.
- Biểu hiện của tình cảm yêu thương:
 + Trong gia đình: là tình cảm nâng niu, chăm chút, sẻ chia của ông bà, cha
mẹ giành cho con cái; tình cảm biết ơn, sẻ chia của con cháu với ông bà,
cha mẹ; của anh chị em…
 + Trong nhà trường: tình thầy trò, bè bạn
Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 36
Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

 + Ngoài xã hội: là tình yêu của con người với con người, của con người
với thế giới xung quanh…
- Khẳng định tình cảm yêu thương có ý nghĩa vô cùng lớn lao
 + Tình yêu thương nuôi dưỡng tâm hồn con người.
 + Tình yêu thương là cầu nối con người với con người, là động lực giúp
con người vượt qua gian nan, thử thách trên đường đời.
 + Tình yêu thương là nền tảng của những tình cảm tốt đẹp khác
 + Tình yêu thương sẽ giúp tạo nên những mối quan hệ xã hội tốt đẹp

- Thật bất hạnh khi con người không được sống trong tình yêu thương:
những trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, những người già không nơi nương tựa…
- Phê phán những người sống thiếu tình thương yêu
* Kết đoạn:
+ Khẳng định giá trị của tình yêu thương trong cuộc sống
+ Liên hệ bản thân
THAM KHẢO:
“Nếu có một gia vị làm tăng thêm hơi ấm và ý nghĩa trong cuộc
sống… đó chính là tình yêu thương. Nếu có một tình cảm thiêng liêng giúp
chúng ta vượt qua bao khó khăn,thử thách đó chính là tình yêu thương”.
Trên thế gian này, có rất nhiều cách để định nghĩa tình thương nhưng nhìn
chung tình thương yêu là một cảm giác đến từ sự chân thành của trái tim, nó
vô cùng đơn giản, mộc mạc, không mang những mưu toan, tính toán và tình
thương hiện diện khắp mọi nơi. Hạnh phúc là cảm giác vui vẻ, sung sướng
hay đơn giản chỉ là sự thanh tịnh trong tâm hồn. Chính vì mà tình thương
yêu và hạnh phúc luôn tồn tại trong nhau. Sự ân cần, ấm áp của tình thương
thật đẹp! Với tình thương đó,chúng ta có thể chia sẻ những cảm xúc và thấu
hiểu lẫn nhau. Tình yêu thương giúp chúng ta trong lúc khó khăn bởi vì nó
giúp ta kết nối ngôn ngữ trái tim. Có tình thương chúng ta cùng sát cánh
bên nhau khắp mọi nẻo đường đời. Có tình thương, chúng ta cùng ươm
mầm cho trái tim hoài bão và khát vọng. Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ:
“Tình thương là hạnh phúc của con người”. Xã hội ngày nay luôn bận rộn
trong guồng máy công việc, con người luôn phải chạy đua với thời gian,
nhưng không vì thế mà tình thương yêu giữa người và người bị mất đi. Ở
đâu đó vẫn còn rất nhiều những tấm lòng chan chứa yêu thương luôn rộng
mở. Có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên tham gia các chiến dịch “Mùa hè
Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 37
Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

xanh”, “Hoa phượng đỏ” để giúp đỡ những người kém may mắn.Các bạn
không quản khó khăn để mang con chữ đến cho các bạn vùng sâu vùng xa.
Hay như bản thân chúng ta, khi Trung thu đến ta vẫn thường quyên góp
lồng đèn giúp các em nhỏ vui tết Trung thu. Tất cả những điều đó đã phần
nào chứng minh cho tình yêu luôn hiện hữu ở tất cả mọi nơi. mặt khác tình
thương còn là tấm lòng người mẹ, người cha, người ông, người bà,… đối
với con cháu. Họ cả đời lo lắng, chăm sóc, dành những gì tốt nhất cho
người thân yêu. Thế đấy, sự thương yêu muôn màu muôn vẻ với muôn
nghìn sự thể hiện. Nó tồn tại ở khắp mọi nơi và trong nhiều mối quan hệ từ
bạn bè, gia đình đến xã hội. Thế nhưng tấm huy chương nào cũng có mặt
trái của nó, tình yêu cũng vậy. Nếu chúng ta không đặt đúng chỗ, không
mang đến cho những người cần thì nó sẽ trở thành một tác nhân xấu cho gia
đình và xã hội. Ví như một người mẹ thì lúc nào cũng yêu thương con
nhưng nếu người mẹ đó lầm tưởng rằng yêu thương là cưng chiều thì sớm
muộn đứa con ấy sẽ trở nên hư hỏng vì chúng cho rằng chúng là nhất.
Không những thế, cuộc đời muôn hình vạn trạng, có người tốt cũng có kẻ
xấu. Có những người chỉ biết cuộc sống của mình, họ không quan tâm đến
bất cứ ai mà lúc nào cũng chỉ đòi hỏi, mong muốn người khác yêu thương
cung phụng mình. Đó quả thật là ích kỉ!Trên thế gian này, không có vị thần
nào đẹp hơn thần mặt trời, không có ngọn lửa nào đẹp hơn ngọn lửa yêu
thương. Chúng ta hãy mở rộng cánh cửa trái tim, mở rộng tấm lòng yêu
thương, mang tình yêu đến với mọi người. Vì như vậy ta không những
mang hạnh phúc đến cho mọi người, mà cũng là mang hạnh phúc và niềm
vui đến cho chính mình.

ĐỀ SỐ 9

Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:


Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 38
Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

Vách nhà ken câu hát


Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Câu 1. Đoạn thơ trên được trich từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Hãy nên
nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 2. Ghi lại câu thơ có cách biểu cảm trực tiếp.
Câu 3. Trong bốn câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu
tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
Câu 4. Từ nội dung hai câu thơ:
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy ), trình bày suy nghĩ của
mình về Nghĩa tình quê hương đối với mỗi con người.

GỢI Ý :
Câu 1:
- Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm “Nói với con” của nhà thơ Y
Phương.
- Nội dung chính của đoạn thơ: Lời người cha nói với con về cội nguồn sinh
dưỡng của mỗi con người – đó là gia đình và quê hương.
Câu 2:
Câu thơ có cách biểu cảm trực tiếp: ” Người đồng mình yêu lắm con ơi”‘
Câu 3:
– Biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu:
+ Điệp từ “bước tới”, điệp cấu trúc.
+ Liệt kê “chân phải”,”chân trái”,”một bước”,”hai bước”,”tiếng nói”,”tiếng
cười”
+ Hoán dụ: chân trái, chân phải
+ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : một bước…chạm tiếng nói, hai bước…tới
tiếng cười
– Tác dụng: gợi không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc, đầy ắp niềm vui,
đầy ắp tiếng nói cười. Ở đó, trong từng bước đi chập chững của con đều có
Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 39
Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

sự dìu dắt, nâng đỡ của cha mẹ. Ẩn chứa trong đó là niềm hạnh phúc vô
biên của cha mẹ.
Câu 4:
* Phân tích ngắn gọn nội dung của hai câu thơ: "Rừng cho hoa - Con
đường cho những tấm lòng":
- Câu thơ nằm trong phần nhà thơ viết về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con
người - đó là gia đình và quê hương.
- Quê hương với gia đình ấm áp yêu thương; với những con người tài hoa,
có tâm hồn lãng mạn; cũng là quê hương với thiên nhiên thơ mộng, nghĩa
tình: "Rừng cho hoa - Con đường cho những tấm lòng".
- Điệp từ "cho" mang nặng nghĩa tình. Quê hương đem đến cho con người
những thứ cần để lớn, dành tặng cho con người những gì đẹp đẽ nhất. Quê
hương đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống.
=> Bằng cách nhân hóa "rừng" và "con đường" qua điệp từ "cho", Y
Phương đã cho người đọc cảm nhận sâu sắc về nghĩa tình quê hương đối
với mỗi con người. Quê hương là điều quí giá vô ngần mà mỗi con người
không thể thiếu trên bước đường lớn khôn, trưởng thành.
* Giải thích khái niệm "quê hương": có thể hiểu khái quát là nơi ta sinh ra,
lớn lên, có gia đình, kỉ niệm thời thơ ấu...
* Suy nghĩ của bản thân về vai trò, ý nghĩa của quê hương đối với mỗi
con người:
- Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống,
phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Chính vì thế, tình cảm dành cho
quê hương ở mỗi con người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng.
- Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quí:
tình làng nghĩa xóm. tình yêu quê hương, gia đình sâu nặng...
- Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn
cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của con người.
(Lưu ý: HS lấy dẫn chứng trong đời sống, trong văn học để chứng minh)
* Trách nhiệm của mỗi con người:
- Tình yêu quê hương, gia đình luôn gắn liền với tình yêu đất nước. Cần
hướng về quê hương, song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi
mình sinh ra, mà phải biết tôn trọng và yêu quí tất cả những gì thuộc về Tổ
quốc.

Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 40


Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

- Xây đắp, bảo vệ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất
nước là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người.
- Cần có thái độ phê phán những người có hành động, suy nghĩ chưa tích
cực đối với quê hương: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu; không có ý thức
xây dựng quê hương, thậm chí quay lưng, phản bội quê hương, xứ sở..
* Khẳng định và liên hệ:
- Là HS, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng đạo đức, tích lũy kiến thức để sau
này góp một phần nhỏ của việc vào công cuộc dựng xây, và bảo vệ quê
hương đất nước.

THAM KHẢO :
Hai câu thơ:
"Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng".
nằm trong phần nhà thơ viết về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người -
đó là gia đình và quê hương. Quê hương với gia đình ấm áp yêu thương; với
những con người tài hoa, có tâm hồn lãng mạn; cũng là quê hương với thiên
nhiên thơ mộng, nghĩa tình. Điệp từ "cho" mang nặng nghĩa tình. Quê
hương đem đến cho con người những thứ cần để lớn, dành tặng cho con
người những gì đẹp đẽ nhất. Quê hương đã che chở, nuôi dưỡng con người
cả về tâm hồn và lối sống. Bằng cách nhân hóa "rừng" và "con đường" qua
điệp từ "cho", Y Phương đã cho người đọc cảm nhận sâu sắc về nghĩa tình
quê hương đối với mỗi con người. Quả đúng như vậy, quê hương là nơi ta
sinh ra và lớn lên, nơi mà ta có nhiều kỉ niệm gắn liền với kí ức và tâm hồn
của mỗi con người, là một thứ vô hình, vô dạng nhưng đã in sâu vào trong
tâm trí chúng ta để khi đi xa ta vẫn nhớ về nó. Cho nên quê hương là một
cái gì đó không thể thiếu trong cuộc sống tâm hồn mỗi con người. Mỗi con
người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập
quán tốt đẹp của quê hương. Chính vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở
mỗi con người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng.Quê hương luôn
bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quí: tình làng nghĩa xóm.
tình yêu quê hương, gia đình sâu nặng... Đó luôn là điểm tựa vững vàng cho
con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng
về của con người. Chính vì thế mà mỗi con người chúng ta cũng cần phải
nhận thức rõ trách nhiệm của mình với quê hương. Cần hướng về quê
Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 41
Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

hương, song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra, mà
phải biết tôn trọng và yêu quí tất cả những gì thuộc về Tổ quốc. Xây đắp,
bảo vệ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước là
trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người. Cần có thái độ phê
phán những người có hành động, suy nghĩ chưa tích cực đối với quê hương:
chê quê hương nghèo khó, lạc hậu; không có ý thức xây dựng quê hương,
thậm chí quay lưng, phản bội quê hương, xứ sở… Nhà thơ Đỗ Trung Quân
từng viết:
“ Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Đúng như vậy , quê hương là điều quí giá vô ngần mà mỗi con người không
thể thiếu trên bước đường lớn khôn, trưởng thành. Là học sinh , ngay từ bây
chúng ta giờ phải tu dưỡng đạo đức, tích lũy kiến thức để sau này góp một
phần nhỏ của việc vào công cuộc dựng xây, và bảo vệ quê hương đất nước.

Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 42


Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

CÁC TÁC PHẨM ĐÃ THI


Năm Các tác phẩm Nội dung
Chiếc lược ngà
2006-2007
Đoàn thuyền đánh Cảm nhận Khổ 4

Viếng lăng Bác” Khổ 3
2007-2008 Chuyện người con Chi tiết chiếc bóng, yếu tố kì ảo
gái Nam Xương
Những ngôi sao xa Giới thiệu nhân vật Phương Định
2008-2009 xôi
Đồng chí Cảm nhận khổ 2
Lặng lẽ Sa Pa
2009-2010 Mùa xuân nho Khổ 1
nhỏ
Chiếc lược ngà Tình cảm của ông sáu đối với con
2010-2011 Bếp lửa Khổ đầu
Nói với con Những đức tính cao đẹp của “Người
2011-2012 đồng mình” và lời nhắc nhở của cha
với con
Chuyện người con Lời thoại 3 + chi tiết kì ảo
gái Nam Xương”.
2012-2013 Bài thơ về tiểu đội Khổ 1-2
xe không kính
Lặng lẽ Sa Pa Giới thiệu tác phẩm
2013- 2014 Mùa xuân nho nhỏ Khổ 5
Hoàng Lê nhất NLXH: Người chiến sĩ bảo vệ biển
thống chí
2014-2015 Chiếc lược ngà Tình cảm của bé Thu với cha
Nói với con 4 câu thơ cuối – NLXH : Cội nguồn ,
trách nhiệm với đất nước
2015-2016 Đoàn thuyền đánh Khổ đầu + khổ cuối

Những ngôi sao xa NLXH: Mối quan hệ cá nhân – tập
xôi thể
Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 43
Luôn yêu nghề và truyền cảm hứng!

2016-2017 Phong cách Hồ Chí NLXH : giữ gìn bản sắc văn hóa dân
Minh tộc
Bếp lửa Khổ cuối
2017-2018 Nói với con 4 câu đầu – NLXH vai trò của gia
đình
Làng Hình ảnh người nông dân trong
kháng chiến
2018-2019 Đoàn thuyền đánh Khổ 6

Chuyện người con NLXH :Vai trò của gia đình
gái Nam Xương
2019-2020 Sang thu Khổ cuối
Đề ngoài NLXH: Phải chăng hoàn cảnh khó
khăn cũng là cơ hội để mỗi người tự
khám phá khả năng của bản thân.
2020-2021 Viếng lăng Bác Khổ 3
Đề ngoài Cách ứng xử
???............. ???.............
2021-2022

Chúc các em thành công !!!

Lớp học văn cô Thịnh – SĐT 0374540017 44

You might also like