You are on page 1of 5

NÓI VỚI CON

Đã từ rất lâu, tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước đã là một chủ đề
gợi cảm và đã dẫn đến sự ra đời của nhiều tác phẩm nổi trội và vô cùng đặc sắc.
Nếu ở Hồn quê của Hảo Trần, những cảm xúc tha thiết dành cho quê hương đất
nước được thể hiện qua những kỷ niệm thời thơ ấu thì ở trong bài thơ Nói với con
của Y Phương, những sự tự hào, những tình cảm ấy được gửi gắm một cách tinh tế
qua lời dạy nghiêm khắc mà không hề thiếu tấm chân tình mà người cha đã dành
cho con. Bằng những lời thủ thỉ tâm tình ấy, nhà thơ vừa làm nổi bật lên đời sống
và tinh thần của con người miền núi những năm 1980 khi họ vẫn còn đang trải qua
một thời gian dài với nhiều gian khó, thiếu thốn. Hơn cả, những đức tính cao đẹp
đậm tính truyền thống cùng với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, có phần phi thường
cũng với những niềm hi vọng của cha gửi cho con được thể hiện rõ ràng và sâu sắc
nhất ở khổ hai bài thơ trên.
Ở khổ một, mở đầu bài thơ, va vào mắt ta không gì khác chính là một hình ảnh
gia đình hạnh phúc êm đẹp.
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”
Một gia đình hạnh phúc ấy có bóng dáng của người con, người cha và người mẹ.
Những bước đi chập chững đầu đời đó cũng như từng bước trưởng thành của con
được cha mẹ dõi theo cùng rôn rã tiếng cười, tiếng nói làm êm ấm thêm một gia
đình. Từ đó mà ta cảm nhận được con là một cầu nối, một một chất keo vững chắc
gắn bó cả gia đình ta lại với nhau.
Nói với con những điều đó, người cha như thể muốn dạy dỗ con một điều cốt yếu :
Gia đình là nơi mà con được sinh ra, là nơi con được lớn lên, cũng chính là nơi mà
đã cho con cái tâm hồn và vóc dáng mà con có được ngày nay. Như bài hát “Lời
cha” của nghệ sĩ Ngọc Sơn:
“Hãy nhớ lời cha[…]”
Mong ước của người cha như thể là mong con khắc cốt ghi xương, mong sau này
dù có đi đâu xa, có rời xa quê hương hay như thế nào đi chăng nữa thì cũng đừng
quên.
“Người đồng mình yêu lắm con ơi”
Người cha thể hiện cái yêu, cái quý dành cho hình ảnh người đồng mình – một
cách gọi mộc mạc, giản dị, gần gũi mà người dân tộc Tày dùng để thể hiện sự gắn
bó thiêng liêng giữa mỗi con người với quê hương và dân tộc mình.
Niềm yêu quý đó được thể hiện qua những vách nhà ken đầy câu hát nghĩa tình hay
những chiếc lờ đan như hoa. Không chỉ yêu con người mà chính bản thân quê
hương xứ sở, người cha cũng rất trân trọng có lẽ vì nó đã hào phóng cho cha quá
nhiều thứ từ con đường cho tấm lòng hay rừng cho hoa, cho những cái tinh túy
nhất.
Nhờ có cái hào phóng đó mà cha mẹ với gặp nhau có được ngày cưới đẹp nhất trên
đời mà có con giờ đây. Có lẽ vì đó mà con phải biết rằng chính nơi quê hương mà
chớ phải nơi đâu xa là nơi đã bồi đắp tình cảm của người đồng mình, nó cũng đã
cho con tất cả những vẻ đẹp của mình. Dẫu sau này không còn ở đây, con cũng
phải nhớ.
Vừa qua đến khổ hai, hình ảnh “người đồng mình” lại hiện lên trước mắt ta, lúc
này, phẩm chất của họ hiện ra thật đẹp với nhiều đức tính cao quý:
“Người đồng mình thương lắm con ơi”
Cách gọi “người đồng mình” một lần nữa được vang lên lần nữa như gợi lên một
bầu không khí tự nhiên mộc mạc mà cũng không kém phần trìu mến. Kết hợp với
ngữ điệu cảm thán “thương lắm con ơi”, nhà thơ yêu lắm, thương lắm những con
người quê hương xứ sở của mình. Chỉ một chữ “thương” thôi mà đã khiến ta cảm
nghĩ đến một tình cảm gắn bó, gần gũi và rất đỗi tha thiết của tác giả đã được gửi
vào câu thơ một cách đầy tha thiết và vô cùng chân thật. Chữ “thương” ngắn ngủi
đó chính là tấm lòng thủy chung mà bao nhiêu con người dân tộc Tày, bao con
người Việt Nam đã giữ cho nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Trong cuộc sống của những “người đồng mình” ấy không chỉ đơn thuần có những
vui vẻ đơn điệu mà còn ẩn nhiều khung bậc khác của đời như sự lo toan hay
những sự suy ngẫm.
“Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”
Mỗi dòng thơ chỉ có 4 chữ thôi mà hàm chứa trong đó một ý nghĩa sâu xa. Ẩn
sâu trong độ cao của bầu trời và độ xa của con đường mà con đi phía trước là
những thử thách, khó khăn và những gian khổ trong đời mà con cần phải có chí
lớn và một lòng thủy chung son sắt với quê hương để vượt qua mà có thể hạnh
phúc trong chính cuộc sống của mình.
“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”

Lời tâm tình trên là lời khẳng định đanh thép. Hình ảnh “đá gập ghềnh” hay “thung
nghèo đói” hiện ra như những gian lao vất .Người miền núi tuy vất vả là thế, tuy
lên thác xuống ghềnh là thế nhưng họ vẫn cứ “sống” và “không chê”, vẫn mạnh
mẽ, như sông như suối, vẫn bền bỉ và gắn bó với quê hương xứ sở. Đoạn thơ
dường như muốn cho ta thấy sự mạnh mẽ, yêu đời của người dân tộc Tày nói riêng
và những dân tộc thiểu số nói chung dành cho quê hương mình cũng như là lời răn
dạy của cha, con sống trên đời này thì phải có tình nghĩa thủy chung với quê
hương, biết chấp nhận nghịch cảnh và vượt qua khó khăn thử thách bằng ý chí,
nghị lực mạnh mẽ của mình để từ đó tự mình có được sự hạnh phúc do tự bản thân
tạo ra.
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
“Người đồng mình”- họ mộc mạc, nghèo về điều kiện sống nhưng giàu ý chí và
niềm tin. Bây giờ, hiện lên trước mắt ta chính là hình ảnh họ tuy thô sơ da thịt-vốn
chỉ là hình thức bên ngoài như ngoại hình trải nắng dầm sương, nhưng không vì
thế mà nhỏ bé. Họ cũng có những lo toan và mong ước riêng như bao người khác.
Qua hình ảnh “Cao đo nỗi buồn”, “xa nuôi chí lớn” đã phân tích, ta càng thấy rõ
hơn khát vọng được tự cường, tự lực vươn lên để cùng với người miền xuôi đóng
góp sức lực và xây dựng nên một quê hương đất nước giàu đẹp cũng như duy trì
một truyền thống tập quán tốt đẹp:
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì lằm phong tục”
Hình ảnh “tự đục đá kê cao quê hương” nghe đơn giản thế mà ẩn chứa những tầng
lớp ý nghĩa sâu xa. Trên thực tế, “đục đá kê cao quê hương” là có thực và thường
được quan sát thấy ở miền núi là một tập tục làm nhà kê đá để cao. Công việc cực
nhọc đó đòi hỏi nhiều sự nhẫn nại và bền bỉ của con người.
Cũng như thế, với nghĩa ẩn dụ tinh tế, nhà thơ nói về “đục đá kê cao quê hương” là
nói về công cuộc khai phá, dựng xây để nâng tầm quê hương đất nước. Qua đó ta
còn thấy được rằng lời thơ cũng chính là lời ngợi ca về ý chí, khát vọng để xây
dựng quê hương và tôn cao vẻ đẹp, bản sắc dân tộc- thứ mà đã tạo nên truyền
thống, phong tục tập quán tốt đẹp ấy của miền núi. Tới đây, ta lại càng khâm phục
đức tính đáng yêu, đáng quý của những “người đồng mình” mộc mạc, giản dị mà
đầy nghị lực.
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”
Để kết thúc bài thơ, người cha viết nên lời nhắn nhủ đầy tâm tình, ông mong muốn
con phải tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương mình mà lấy đó như một
hành trang đáng quí để con tự tin vững bước trên đời. Cùng với đó, “thô sơ da thịt”
được xuất hiện đến tận 2 lần như thể muốn con ghi lòng tạc dạ rằng: “Người đồng
mình tuy mộc mạc chân chất nhưng có một lẽ sống cao đẹp hơn bao giờ hết. Trên
đường đời này, con phải tự trọng để xứng đáng với người đồng mình dù cho con
đường mà con đi có chông gai thì con cũng hãy tự tin mà bước lên như những vì
sao sáng vì sau lưng con luôn có gia đình và quê hương , vì trong tim con luôn sẵn
chứa những phẩm chất quí báu của “người đồng mình”. Nói với con điều đó, cha
muốn con sẽ trở thành một “người đồng mình” đích thực, không nhỏ bé trước sự
thô sơ da thịt của bản thân!”
Như một lời kết cho cuộc tâm sự giữa hai cha con, hai tiếng “nghe con” được cất
lên đầy tha thiết, nhẹ nhàng. Vì sao phải là “nghe con” chứ không phải “nhớ nha
con” hay “nha con”? Trong bài thơ Cha tôi của Thái Tài, ông đã viết:
“Cha luôn khuyên bảo ôn tồn
Dạy con đạo lý nguồn cơn làm người”
Phải, từ lâu cha đã luôn vậy, người cha vẫn cứ ôn tồn dạy con những điều nhỏ bé
mà có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống. Cha không bắt con thuộc những những lời
đó mà cha “mong” con, chữ “mong” chứa đựng bao nhiêu tấm lòng yêu thương và
niềm tin sâu nặng cha đặt cho con. Hai tiếng “nghe con” ấy khép lại bài thơ để lại
một dư âm nhẹ nhàng mà cứ mãi thoang thoảng vang vọng suốt trong cuộc đời
người con và cả cuộc đời của những độc giả.
Và cứ thế, với những giọng điệu vừa tâm tình, thủ thỉ, vừa thiết tha trìu mến cùng
với hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa khái quát, vừa mộc mạc mà cũng giàu chất thơ
cũng như một kết cấu chặt chẽ và cách dẫn dắt tự nhiên. Nhà thơ Y Phương đã thể
hiện một tình yêu thắm thiết mà cha mẹ dành cho con cái và tình yêu, niềm tự hào
mà mọi người chúng ta dành cho quê hương đất nước. Vậy, nói với con những điều
đó, nhà thơ mong muốn người con nói riêng và dường như là tất cả chúng ta phải
sống để nhớ về quê hương cội nguồn của mình và sẽ luôn như thế suốt đường đời
mãi về sau.
--HẾT--

You might also like