You are on page 1of 5

CẢM NHẬN BÀI THƠ “NÓI VỚI CON” – Y

PHƯƠNG
Bình an, hạnh phúc có nào xa
Cũng bởi tình thương tỏa khắp nhà
(Gia Đình –Nguyễn Xuân Viện)

Quả thực, Có lẽ từ lâu hai tiếng “ gia đình” đã đi sâu vào trong tiềm thức của
mỗi con người. Là nơi chứa đầy tình yêu thương và sự ngọt ngào của mẹ, là
những lời tâm tình trầm ấm của cha. Là bến đỗ bình yên nhất mà ta luôn
muốn chạy đến. Là nơi trái tim con người ta phải rung lên một khoảnh khắc
khi chạm nhắc … Không chỉ hiện mình trong đời sống thường nhật mà hình
ảnh gia đình, tình yêu thương của cha mẹ cũng xếp danh trong nền văn học
Việt Nam .Và trong số đó ta không thể không nhắc đến gia vị ngọt ngào của
gia đình , của tình yêu thương vô vàn của người cha trong bài thơ “Nói với
con” – Y Phương, là lời nhắn nhủ, dặn dò của người cha dân tộc miền núi gửi
gắm cho đứa con của mình, đồng thời gợi nhắc cho chúng ta về tình yêu quê
hương, đất nước, ý chí vươn lên của dân tộc.
Bài học đầu tiên mà người cha Y Phương muốn gửi gắm cho đứa con của
mình không phải những gì là vật chất hay cũng không phải là những thứ đỗi
xa vời, mà là nơi gần gũi nhất với chúng ta, là nơi chứa đựng đầy ắp những
tiếng cười :

“Chân phải bước tới cha


Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”.

Mở ra khung cảnh của 4 câu thơ đầu với những hình ảnh cụ thể, cùng với
nghệ thuật điệp cấu trúc và phép tăng tiến, ta như ngỡ mình đang ngắm nhìn
một gia đình hạnh phúc, ấm êm và có cả những tiếng bi bô của em bé tập nói,
những bước chân đầu đời mà em cố gắng đạt được. Có lẽ vui hơn em không
ai khác chính là những người sinh thành, là cha mẹ của em, là những người
nâng niu, nâng đỡ em từng ngày. Qua đó, người cha muốn nói với con rằng
dù đi bất cứ nơi đâu, làm gì thì hãy luôn nhớ đến cội nguồn sinh dưỡng của
con, nơi sinh ra con. Bởi đây là bến đỗ mãi luôn dang tay chào đón con khi
con thành công hay thất bại, khi con cần chỗ dựa bình an nhất thì nơi ấy – gia
đình, sẽ là bờ vai cho con.

Bên cạnh tình yêu của gia đình con còn được lớn lên trong tình yêu của bản
làng, của quê hương,trưởng thành dưới cuộc sống lao động nhộn nhịp của
người đồng mình, của bản sắc thiên nhiên vô cùng cao đẹp:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi


Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”.

Nếu 4 câu thơ đầu là những khoảnh khắc ngọt ngào, ấm áp của gia đình thì ở
đây, Y Phương đã miêu tả cuộc sống lao động cần cù, đầy nghệ thuật của
quê hương, của người đồng mình với những hình ảnh: Đan lờ cài nan
hoa ;Vách nhà ken câu hát . Điệp từ “cho”cùng với hình ảnh nhân hóa mà tác
giả đã sử dụng ở trên cho ta thấy rằng : không những được lớn lên trong
cuộc sống lao động mà con cũng sẽ được lớn lên trong bản sắc thiên nhiên
của quê hương, lớn lên trong sự chứa chan nghĩa tình của người đồng mình,
của cuộc sống vui tươi, đầy sắc màu của cuộc sống. Nghĩ đến khung cảnh
đứa con gái của mình trong một tương lại không xa ấy, Y Phương lại một lần
nữa quay về hồi ức của gia đình và xa hơn thế nữa chính là “ ngày cưới” –
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. Là sự khởi đầu của một tổ ấm hạnh
phúc,cũng là nơi khởi nguồn những tình cảm thiêng liêng nhất của đời người.

Trong cái dư vị của cuộc sống lao động, kỉ niệm quê hương, người cha đã tha
thiết nói với con về những phẩm chất cao quý của người đồng mình là sức
mạnh bền bỉ của quê hương và mong con có thể kế tục những truyền thống
cao đẹp đó :

“Người đồng mình thương lắm con ơi


Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”

Ở đây ta là bắt gặp một lần nữa hình ảnh “ người đồng mình” nhưng lại là
“thương “chứ không phải là “ yêu” như ở khổ 1một. Ở khổ thơ đầu tác giả đã
sử dụng từ “ yêu” , yêu ở đây là yêu cái cuộc sống lao động nhộn nhịp của
quê hương, yêu bản làng thơ mộng, những tấm lòng chân thiện nghĩa tình ,
thì từ “ thương” ở khổ thơ thứ hai là thương cho cuộc sống gian nan vất vả
của người đồng mình. Từ đó bộc lộ tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả.

Ở câu thơ tiếp theo tác giả đã sử dụng phép so sánh lấy cái trừu tượng để
miêu tả cái cụ thể. Tính từ “ cao” thường dùng để đo tầm vóc, từ “ xa” để chỉ
quãng đường đi của con người. Nhưng điều quan trọng nhất ở con người
không phải là hình thức bên ngoài mà là đời sống bên trong tâm hồn.Và đời
sống tâm hồn của người đồng mình chính là sự giàu ý chí, nghị lực, không
ngừng vươn lên trong cuộc sống. Tác giả đã làm nổi bật đức tính cao đẹp ấy
của quê hương mình, đồng thời cũng là niềm tự hào và là bài học mà ông
muốn nhắn gửi đến con.

Bên cạnh sự ý chí nghị lực vươn lên ấy, mà “ người đồng mình” còn có phẩm
chất cao đẹp khác, đó là lòng thủy chung, gắn bó với quê hương dù khó
khăn, đói nghèo chỉ cần sớm tối bên nhau, truyền cho nhau chút lửa, thì dù
nghịch cảnh nào chăng nữa đều có thể vượt qua:

“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn


Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”
Với hình ảnh ẩn dụ và phép liệt kê như “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói” gợi
tả cho ta thấy sự khó khăn gian khổ của những con người nơi đây. Điệp từ “
sống”, “ không chê” và thành ngữ “ lên thác xuống ghềnh “ mà tác giả đã sử
dụng trên khổ thơ là muốn nhấn mạnh, khẳng định rằng : dù có vất vả đấy, có
gian nan đấy, nhưng trái tim của những con người ở quê hương này chưa
bao giờ là mệt mỏi, mà vẫn luôn bền bỉ, đập vỡ những rào cản của cuộc đời,
sống 1 cuộc sống tự do, khoáng đạt, rộng lớn như “ sông như suối”, sải cánh
mạnh mẽ, tự tin mà bay khắp bốn phương trời…..

Ngoài những phẩm chất cao đẹp về ý chí, nghị lực, về lòng thủy chung với
quê hương mà “người đồng mình” còn có đức tính cao quý hơn thế nữa, đó
lòng yêu bản làng, tôn cao vẻ đẹp truyền thống cao vời của quê hương, của
người đồng mình:

‘Người đồng mình thô sơ da thịt,


Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con,
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.
Còn quê hương thì làm phong tục”.

Có lẽ hình ảnh “ thô sơ da thịt” không còn xa lạ với chúng ta, gợi cho chúng ta
thấy sự mộc mạc, đơn giản về vẻ ngoài của những con người quê hương nơi
đây, của những người dân tộc miền núi. Tuy thế mà người đồng mình không
hề “ nhỏ bé” một chút nào, “thô sơ“ về vẻ ngoài nhưng giàu về đời sống tâm
hồn. Là những người luôn “tự đục đá kê cao quê hương”, tự xây dựng bản
thôn, bản làng, phát triển quê hương, biến nó trở thành nơi đầy ắp những
tiếng cười của gia đình hạnh phúc, tiếng trò chuyện của những “ người đồng
mình”. Là những con người giàu ý chí vươn lên trong cuộc sống và giàu lòng
chung thủy với nơi quê cha đất tổ – nơi sinh ra của mình, để rồi những đức
tính cao đẹp ấy trở thành “phong tục” của quê hương, của dân tộc Đại Việt
này, để những phẩm chất tuyệt vời ấy trở thành truyền thống ngàn đời của
dân tộc ta.

Với những bài học tha thiết về nơi cội nguồn sinh dưỡng, về sự chan chứa
nghĩa tình của người đồng mình, thì giờ đây những câu thơ kết chính là lời
tâm tình, dặn dò, nhắn nhủ của người cha, chuẩn bị cho con những hành
trang trước cuộc đời lắm bão giông, gian khổ:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt


Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.”
Ở đây hình ảnh “thô sơ da thịt” lại một lần nữa được nhắc đến, khẳng định sự
kiên cường, bản lĩnh to lớn của người đồng mình, cũng là sự gan dạ tự tin
của con bởi con cũng là 1 thành viên trong gia đình quê hương dân tộc Tày
này: “ thô sơ” nhưng không hề “ nhỏ bé”, mộc mạc giản dị nhưng lại bền bỉ,
mạnh mẽ trên bước đường đời phía trước của mình, không bao giờ chịu bỏ
cuộc. Hai từ “ nghe con “ở cuối bài, như thể ngân vang mãi trong trái tim của
người con và cả những trái tim của bạn đọc, nó dịu dàng, tha thiết và sâu
lắng làm sao. Hai từ ấy như một sự đúc kết trọn vẹn cho những bài học
đường đời – bài học về cội nguồn, về quê hương, phẩm chất đáng có mà cha
đã dạy con. Nhắn gửi đến con và mong con, mong cả những người trẻ trong
xã hội lúc bấy giờ- những người lãng quên quê hương, Tổ Quốc vì thấy đất
nước đói nghèo mà tìm cách vượt biên ,mong họ có thể thức tỉnh mà khắc
sâu bài học mà Y Phương thầm gửi nhắn đế họ.

Với thể thơ tự do, câu dài câu ngắn rất phù hợp với cuộc sống gập ghềnh của
người dân vùng núi. Hình ảnh thơ mang đậm chất của núi rừng, sông suối.
Kết hợp với mạch cảm xúc tự nhiên, nhẹ nhàng. Y Phương đã thành công
khắc sâu trong tâm khảm bạn đọc về những bài học quý giá mà ông đã nhắn
nhủ tới con đồng thời cũng là gửi gắm tới bạn đọc về tình yêu quê hương, Tổ
quốc và phẩm chất đáng quý của dân tộc.

Khép lại trang sách, những vầng thơ dịu dàng của Y Phương vẫn dư âm mãi
trong trái tim bạn đọc, những dư âm đấy là chính là những lời thủ thỉ tâm tình
của người cha miền núi, là lời tâm sự của nhà thơ với độc giả, đặc biệt là lớp
thanh niên Việt Nam trong thời kì xây dựng đất nước lúc bấy giờ là sự động
viên, là một lời nhắc nhở về nơi “ chôn nhau cắt rốn” của mỗi người, nơi chất
chứa những tâm hồn Việt, phẩm chất Việt và con người Việt Nam. Và bản
thân chúng ta – những con người nối bước bước chân của thế hệ cha ông ,
việc của chúng ta trước hết phải học tập thật giỏi để mai sau có thể dùng
những kiến thức ấy mà xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm chủ nước nhà.

You might also like