You are on page 1of 4

* Đề 9 : Phân tích bài thơ “Nói với con” – Y Phương.

1. Mở bài:
- TG: Y Phương là nhà thơ dân tộc. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ,
trong sáng và cách tư duy giàu hình ảnh người hình ảnh của người miền núi.
- TP: Bài thơ được sáng tác năm 1980 sau khi đứa con gái đầu lòng của ông mới tròn
1 tuổi – Tâm sự của ông với con cũng chính là tâm sự với chính mình, đồng thời cũng
là lời nhắc nhở thế hệ mai sau.
- Giá trị: Bằng giọng thơ tha thiết, trìu mến, bài thơ đã thể hiện tình cảm thắm thiết
của cha mẹ dành cho con cái và cả tình yêu, niềm tự hào về quê hương dân tộc.
2. Thân bài:
a. Đoạn 1: Lời người cha nói với con về tình cảm cội nguồn. → Con được lớn lên
trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương.
* 4 câu đầu: Là bức tranh về cảnh gia đình đầm ấm, hạnh phúc. (Khi cha mẹ
chứng kiến những bước đi đầu đời của con)
“Chân phải .. tiếng cười”
- Sử dụng hệ thống từ ngữ giàu sức gợi.
+ Các hình ảnh cụ thể + phép đối “Chân phải - chân trái, cha – mẹ, tiếng nói – tiếng
cười” đã diễn tả không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt, từng bước đi, tiếng nói, tiếng
cười của con đều được cha mẹ chăm chút vui mừng đón nhận.
+ Cách dùng số đếm “1 bước, 2 bước” + Hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “1 bước
chạm … tiếng cười” gợi hình ảnh 1 đứa trẻ đang chập chững tập đi, lúc thì nó chạy
đến với cha, lúc nó lại sà vào lòng mẹ khiến cả ngôi nhà, cả không gian rung lên trong
tiếng cười vỡ òa của hạnh phúc.
→ Con được lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đón, mong chờ của cha mẹ.
* 7 câu sau: Là lời người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con
người.
“Người đồng mình thương… trên đời”
- Cội nguồn của con là quê hương với thế giới của “người đồng mình”.
+ Cách nói mộc mạc, chân tình, trìu mến “Người đồng mình thương lắm con ơi” là
muốn nói rằng người đồng mình đánh yêu, đáng quý.
+ Hàng loạt các hình ảnh giàu sức gợi đã gợi lên 1 cuộc sống lao động sinh hoạt cần
cù, vui tươi của người đồng mình:
• Hình ảnh gợi tả “Đan lờ cài nan hoa” gợi đôi bàn tay cần cù, khéo léo, tài hoa và sự
sáng tạo của người đồng mình.
• Hình ảnh gợi tả “vách nhà ken câu hát” gợi tâm hồn tinh tế, lạc quan. Đây cũng là
không gian văn hóa đặc trưng của người Tày.
+ Các động từ “cài, ken” gợi sự gắn bó khăng khít của 1 cuộc sống lao động tràn đầy
niềm vui và tình yêu thương.
+ Các hình ảnh nhân hóa + điệp ngữ “Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng”
cho thấy thiên nhiên núi rừng quê hương thật thơ mộng, nghĩa tình, hào phóng, nó đã
nuôi dưỡng cho con người cả về tâm hồn lẫn lối sống.
- Cội nguồn sinh dưỡng của con còn là gia đình, là tình yêu thương của cha mẹ.
+ Nhớ về ngày cưới là nhớ về kỉ niệm khởi đầu của một gia đình, là minh chứng cho
tình yêu mà con là kết tinh của tình yêu ấy.
+ Ngày cưới là ngày đẹp nhất bởi đó cũng có thể là ngày mà con được sinh ra.
→ Gợi cội nguồn sinh dưỡng là người cha muốn làm thức dậy trong con tình yêu
thương, niềm tự hào về quê hương xứ sở.
=> Cả đoạn thơ là người cha mượn lời nói với con để bộc lộ lòng tự hào, tình cảm gắn
bó tha thiết với gia đình, quê hương, đất nước. (cx)
b. Đoạn 2: Lời người cha nói với con về phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình
và mong muốn của người cha.
* Lời người cha nói với con về phẩm chất cao đẹp của người đồng mình. →
Người đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ; luôn gắn bó với
quê hương, dẫu quê hương còn đói nghèo, cực nhọc.
“Người đồng mình thương…cực nhọc”
- Vẫn cách nói mộc mạc, chân tình, tha thiết: “Người đồng mình thương lắm” là muốn
nói người đồng mình đáng yêu, đáng quý.
- Hình ảnh đăng đối: “Cao đo nỗi buồn – xa nuôi chí lớn” gợi được tính cách, tầm vóc
của con người quê hương, đó là lòng bền gan vững chí.
- Các hình ảnh gợi tả: “Sống trên đá, sống trong thung” gợi không gian, điều kiện
sống gian khổ, vất vả, cực nhọc mà họ luôn vượt qua bằng bản lĩnh kiên cường của
mình.
→ Đây là những phẩm chất cao đẹp đáng tự hào đã làm nên vẻ đẹp của con người quê
hương.
* Mong ước của người cha. → Người cha mong con phải có nghĩa tình chung
thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí,
nghị lực và niềm tin của mình để vững bước vào đời.
- Mong muốn qua hình ảnh gợi tả: “Sống trên đá, sống trong thung” là mong muốn
con sống ân nghĩa thủy chung, gắn bó với quê hương.
+ Điệp ngữ “Không chê” làm cho lời thơ nhẹ nhàng mà sâu nặng để lời nhắn nhủ
thêm sâu sắc. (Rằng con phải luôn biết thủy chung gắn bó với quê hương).
- Mong muốn qua hình ảnh so sánh “Sống như song như suối” là mong muốn con
sống trong sáng, bền bỉ trong bất kì hoàn cảnh nào.
- Mong muốn qua hình ảnh ẩn dụ: “Lên thác xuống ghềnh” – Đây là biểu tượng cho
những gian khổ, khó khăn mà người cha mong muốn con phải có ý chí, nghị lực để
vượt qua.
→ Đây là mong ước tha thiết của 1 người cha giàu lòng yêu con, yêu quê hương, luôn
gắn bó với quê hương, đất nước.
* Lời người cha nói với con về phẩm chất cao đẹp của người đồng mình. →
Người đồng mình sống mộc mạc, giản dị nhưng giàu chí khí, niềm tin; bằng đôi
bàn tay lao động cần cù, sáng tạo, họ đã dựng xây nên quê hương với bao phong
tục, tập quán tốt đẹp.
“Người đồng mình thô sơ… phong tục”
- Nhà thơ vẫn sử dụng cách nói mộc mạc, chân tình, mang đậm phong cách của người
miền núi “Người đồng mình thương lắm” là muốn nói người đồng mình đáng yêu,
đáng quý.
+ Hình ảnh gợi tả “Người đồng mình thô sơ da thịt” gợi lối sống mộc mạc, giản dị,
chân thật của người miền núi.
+ Hình ảnh gợi tả “Chẳng mấy ai nhỏ bé” gợi ý chí, nghị lực phi thường của họ.
+ Phép tương phản qua hình ảnh “Thô sơ da thịt – Chẳng mấy ai nhỏ bé” càng khẳng
định tôn lên tầm vóc, nghị lực cao đẹp của người đồng mình.
+ Hình ảnh ẩn dụ “Người đồng mình tự đục đá…phong tục” cho thấy người đồng
mình bằng đôi bàn tay lao động cần cù, nhẫn nại đã xây dựng nên quê hương với bao
phong tục, tập quán tốt đẹp. (Lễ hội Lồng tồng, cây đàn tính, câu hát then…)
→ Đây là những phẩm chất cao đẹp đáng tự hào đã làm nên vẻ đẹp của con người quê
hương.
* Mong ước của người cha. → Người cha mong muốn con phải biết tự hào về
truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc và ý chí, nghị lực, niềm tin vươn lên
trong cuộc sống.
“Con ơi … nghe con”
- Lời gọi, lời dặn dò thiết tha trìu mến “Con ơi, nghe con” thể hiện mong ước, hi vọng
chứa chan trong lòng người cha rằng: con hãy biết tự hào về quê hương, hãy biết nối
chí ông cha để trở thành người có ích.
- Lời dặn dò, lời khuyên qua hình ảnh ẩn dụ “Lên đường không bao giờ nhỏ bé được
nghe con” là người cha muốn con phải có ý chí, nghị lực, niềm tin, hãy biết tiếp bước
cha anh gắn bó thủy chung và góp phần dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp.
→ Mong muốn này thực sự đã mở ra 1 chân trời ước mơ bay bổng cho thế hệ trẻ của
mọi thời đại; đã chắp cánh cho họ bay cao, bay xa tới tương lai tươi sáng.
=> Cả đoạn thơ đã cho ta thấy, qua lời tâm tình, dặn dò của người cha, điều lớn lao
nhất mà cha muốn truyền cho con là lòng tự hào về quê hương và ý chí vươn lên trong
cuộc sống. (cx)
c. Về nghệ thuật
- Thể thơ tự do
- Giọng thơ tha thiết, trìu mến, chứa chan tình cha thương con.
- Hình ảnh thơ vừa cụ thể, chân thực, mộc mạc; vừa giàu ý nghĩa biểu tượng, mang
tính khái quát cao.
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, giàu chất thơ.
3. Kết bài
- Khẳng định: Bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương là 1 bài thơ hay và độc
đáo, bởi với những lời thơ mộc mạc, giản dị, chân tình mà giàu sức gợi, bài thơ đã
thấm đẫm tình cha thương con và rộng hơn là cả niềm tự hào về quê hương đất nước.
- Ảnh hưởng: Bài thơ chính là dòng suối mát của người dân Cao Bằng thấm đẫm trong
lòng mỗi người con đất Việt, trong lòng mỗi thế hệ mai sau.
- Liên hệ: Là học sinh, bài thơ đã bồi đắp cho em tình cảm gia đình, tình yêu quê
hương, đất nước để …

You might also like