You are on page 1of 5

LÀNG

I. Kiến thức chung


1. Hoàn cảnh sáng tác:
Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng
lần đầu trên tạp chí văn nghệ năm 1948.
2. Ngôi kể:
- Kể bằng ngôi thứ ba nhưng điểm nhìn trần thuật di chuyển vào nhân vật ông Hai
- Tác dụng
+ Tạo được tính khách quan, đi sâu vào diễn biến tâm lí nhân vật một cách cụ thể và
tinh tế.
+ Thay đổi linh hoạt từ không gian này đến không gian khác.
3.Tình huống
- Ông Hai nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc (tình huống đó đã tạo nên nút thắt cho
câu chuyện)
- Ông Hai nghe tin cải chính về làng mình(tình huống mở nút cho câu chuyện)
=> gây ra mâu thuẫn giằng xé tâm lí nhân vật, tạo điều kiện để bộc lộ mạnh mẽ tâm
trạng và phẩm chất của nhân vật, góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm: phản ánh
và ca ngợi tình yêu làng, yêu nước chân thành, giản dị của người nông dân Việt Nam
trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
4. Nhan đề
- Có cấu tạo 1 từ, rất ngắn gọn, gây ấn tượng cho người đọc; gợi những gì gần gũi, mộc
mạc
- Nếu lấy tên tác phẩm là “Làng chợ Dầu” thì câu chuyện sẽ trở thành chuyện riêng của
một cái làng cụ thể ; ông Hai sẽ trở thành người nông dân cụ thể của làng chợ Dầu ấy. Như
vậy, chủ đề tư tưởng của truyện bị bó hẹp, không mang ý nghĩa khái quát.
- Tác giả đã sử dụng một danh từ chung là “Làng” mang ý nghĩa khái quát để đặt tên cho
tác phẩm. Đó sẽ là câu chuyện về những làng quê nước ta trong những năm đầu kháng
chiến chống Pháp; ông Hai sẽ trở thành nhân vật biểu tượng cho người nông dân Việt Nam
yêu làng, yêu nước
→ Tình cảm yêu làng,yêu nước không chỉ là tình cảm của riêng ông Hai mà còn là
tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kì ấy. Việc đặt nhan đề như vậy
làm tăng tính khái quát cho truyện ngắn.
II. Dàn ý phân tích
1. Hình ảnh ông Hai - người làng chợ Dầu
a. Tình cảm của ông Hai dành cho làng, cho kháng chiến khi ở nơi tản cư
* Ở nơi tản cư, ông vẫn không nguôi nhớ về làng:
- Đó là một nỗi nhớ thường trực. Cuộc sống ở nơi tản cư vô cùng vất vả, nhưng cứ ngơi
tay là ông “nằm vật trên giường, vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ về làng”, “ông lại nghĩ
về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày làm việc cùng với anh em” , ông cùng anh
em phục vụ kháng chiến. Ông thấy rất vui khi tham gia cách mạng “ồ, sao mà độ ấy vui
thế. Ông thấy mình như trẻ ra”.
- Dù ở nơi tản cư, nhưng ông vẫn luôn quan tâm đến tình hình kháng chiến ở làng mình:
“Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc là
còn khướt lắm”.
- Tình cảm của ông còn là tình cảm da diết, cháy bỏng: “Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ
cái làng quá”.
→ Ông nhớ làng da diết, cụ thể, nỗi nhớ gắn với không khí kháng chiến của làng mình.
* Tình cảm gắn bó với kháng chiến:
- Hàng ngày, ông ra phòng thông tin nghe đọc báo để theo dõi tình hình chiến sự của đất
nước. Ông vui mừng trước những bất lợi của kẻ thù: “Nắng này là bỏ mẹ chúng nó…Ngồi
trong vị trí giờ bằng ngồi tù”.
- Ông nghe chẳng sót câu nào, ông không biết chữ nhưng vẫn rất ham tin tức
- Ông khâm phục những tấm gương giết giặc cứu nước: “Khiếp thật, tinh những người tài
giỏi cả”
- Ông tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến: “cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia
giết một tí, cả súng ống cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành
đại, làm gì mà rồi thằng Tây không bước sớm”. Điều đó làm ông rất vui mừng: “ruột gan
ông lão cứ múa cả lên, vui quá”. Con người đã gắn niềm vui của mình với niềm vui chung,
với vận mệnh của cả dân tộc.
→ Ông Hai có tấm lòng với đất nước và cách mạng
b. Tâm trạng của ông Hai Thu khi nghe tin làng theo giặc
* Trong thâm tâm ông luôn nghĩ làng mình trung thành với cách mạng
* Khi vừa nghe tin:
- Ông lão sững sờ và đau đớn, cái tin ấy như một đòn giáng mạnh vào niềm tự hào của
ông, niềm tin tuyệt đối của ông về làng chợ Dầu, nó như bóp nghẹt trái tim ông: “cổ họng
nghẹn ắng cả lại, da mặt tê rân rân”, “ông lão lặng đi, không thở được”.
→ Tin quá bất ngờ và quá sức tưởng tượng
- Ông vẫn không tin đó là sự thật, ông hỏi lại nghi ngờ: “liệu có thật không hở bác?”,
ông hi vọng tin mà ông vừa nghe chỉ là lời đồn thất thiệt
- Khi được khẳng định, ông đứng dậy, vươn vai đánh trống lảng để đi về: “Hà, nắng
gớm, về nào…”, ông không muốn mọi người biết mình là người làng chợ Dầu
* Trên đường về nhà: “ông cúi gằm mặt xuống mà đi”, ông thấy xấu hổ, sợ người ta hỏi
đến và lo lắng nghĩ đến mụ chủ nhà sẽ đuổi ông đi
* Về nhà:
- Ông nằm vật ra giường, nhìn con, nước mắt giàn ra: đây là dòng nước mắt của tâm
trạng khổ đau, tủi nhục đến cực độ. Ông cảm nhận rõ nõ nỗi tủi nhục khi là một người dân
của làng Việt gian. Dòng độc thoại nội tâm diễn tả nỗi đau đớn xót xa của người cha khi
thấy những đứa con còn nhỏ dại mà đã mang tiếng là “trẻ con làng Việt gian”. Rồi ông
thấy căm giận những người ở lại làng. Nỗi uất ức lên đến cao độ, không nén được trong
lòng phải cất lên thành lời độc thoại “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà
đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”
- Nhưng chính tình yêu làng, niềm tin mạnh mẽ về tinh thần kháng chiến của làng khiến
ông không khỏi băn khoăn, day dứt. Ông kiểm điểm từng người trong óc “Không mà, họ
toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với
giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy”
- Nhưng rồi tự ông lại đau đớn khẳng định khi có bằng chứng rõ ràng: “Mà thằng chánh
Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi
đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì” Xót xa, tủi nhục “Chao ôi! Cực nhục chưa, cả
làng Việt gian!” Ngay cả lúc này, ông vẫn lo lắng cho gia đình mình và cho cả những
người làng chợ Dầu“ Rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao?...”
→ Tác giả sử dụng những câu văn ngắn liên tiếp, những câu hỏi tu từ, câu cảm thán góp
phần thể hiện tâm trạng ngổn ngang, rối bời, đau xót của nhân vật ông Hai
* Trong những ngày ở nhà:
- Ông không ra ngoài và tiếp xúc với ai, bỏ thói quen ra phòng thông tin, sợ người ta hỏi
mình.
- Cái tin ấy trở thành nỗi ám ảnh nặng nề, nỗi sợ hãi thường trực: “chợt ông lão lặng hẳn
đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được.. Tiếng mụ chủ.. Trống ngực
ông lão đập thình thịch…”
→ Tin làng ông theo giặc làm ông tách biệt với cuộc sống, làm ông nhục nhã xấu hổ, sợ
hãi.
- Ông nghe tin người ta đuổi hết người làng chợ Dầu ở nơi tản cư, không cho ở nữa, trong
ông diễn ra một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa về làng hay không về làng, “vừa
chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay”, vì về làng là phản bội cụ Hồ. Cuối
cùng, ông quyết định “làng thì yêu thật,nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”
→ Bản thân ông rất yêu làng. Với những người dân quê như ông Hai, làng quê là máu
thịt, nhưng khi có sự đấu tranh lựa chọn làng và nước, ông đã chọn đất nước, cách mạng.
Tình yêu nước còn lớn hơn và bao trùm tình yêu làng.
* Buồn khổ, day dứt, ông đành trò chuyện với đứa con út để giãi bày nỗi lòng mình.
- Dù lí trí đã quyết “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” nhưng
tình cảm của ông Hai vẫn hướng về làng Dầu với nỗi nhớ thương thường trực. Ông hỏi con
“ Thế nhà con ở đâu” hay “ Thế con có thích về làng Chợ Dầu không” chính là muốn đứa
con luôn nhớ về nơi chôn rau cắt rốn tình yêu làng tha thiết.
- Dù đang bị nghi ngờ, bị đẩy vào nỗi tủi nhục, uất ức đến tột cùng nhưng ông vẫn một
lòng ủng hộ kháng chiến, Cách mạng và Cụ Hồ; vẫn tin tưởng tấm lòng của mình nhất
định sẽ được “xét soi”,thể hiện tấm lòng thủy chung son sắt, một lòng một dạ với kháng
chiến.
 Đoạn tâm sự với đứa con út thể hiện sự quyện hòa giữa tình cảm truyền thống là tình
yêu làng với tình cảm mới mẻ là tình yêu nước, tinh thần ủng hộ kháng chiến của những
người nông dân trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
c. Tâm trạng của ông Hai Thu khi nghe tin làng vẫn là làng kháng chiến
- Ông tươi vui,rạng rỡ hẳn lên → ông rất vui và sung sướng. Tác giả miêu tả để bộc lộ
tâm trạng cái mặt buồn thỉu….
- Ông mua quà cho lũ trẻ con để các con cùng chia sẻ niềm vui với mình. Ông mừng vì
con ông vẫn là người làng cách mạng.
- Ông lại đi khoe làng: khoe nhà ông bị đốt nhẵn để nói rằng Tây nó thù nên nó đốt nhà
ông,và ông vẫn theo kháng chiến → rất hồn nhiên, chất phác
→ Ông rất vui. Tác giả đi ngược lại tâm lí con người thông thường, nhưng vẫn rất phù
hợp với tâm lí nhân vật ông Hai Thu hay những người nông dân trong giai đoạn này
Kim Lân rất am hiểu và gắn bó với người nông dân
2. Hình ảnh những người nông dân khác
- Anh dân quân tự vệ và mọi người xem thông tin → những người dân không thờ ơ với
cách mạng
- Người đàn bà đi tản cư → căm ghét những kẻ làm Việt gian theo giặc (câu nói)
- Bà Hai là người phụ nữ tần tảo, sợ, lo lắng cho gia đình. Khi nghe tin làng theo Tây, bà
cũng buồn nhưng kín đáo hơn.
- Mụ chủ nhà rất chua ngoa, đanh đá, tham lam, hay soi mói, cạnh khóe. Khi nghe tin, bà
cũng căm ghét, không cho ở nữa. Nhưng khi nghe tin cải chính, bà ta cũng sung sướng từ
đáy lòng
- Bác Thứ cũng đi tản cư và cũng vui thay cho ông Hai → người hiền lành, chất phác
- Thằng Húc-con ông Hai- mới có mấy tuổi nhưng cũng biết ủng hộ cách mạng, ủng hộ
cụ Hồ, cảm nhận được sự xấu hổ…
→ Những người nông dân này đều có một lòng yêu nước căm thù giặc
3. Nhận xét tài năng nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật của tác giả thông
qua nhân vật ông Hai?
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Kim Lân
+ Truyện đã khắc hoạ thành công nhân vật ông Hai, một người nông dân có tình yêu làng và
yêu nước tha thiết.
+ Đặc biệt, với việc đặt nhân vật vào tình huống cụ thể góp phần thể hiện tính cách, diễn biến
tâm trạng nhân vật.
+ Ngôn ngữ nhân vật có lúc đối thoại, có lúc độc thoại, ĐTNT mang đậm chất nông thôn đặc
sắc, gợi cảm.
Đó là chân dung sống động, đẹp đẽ của người nông dân thời kỳ đầu kháng chiến.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật ông Hai
+ Cách xây dựng tình huống gay cấn tác giả sáng tạo ra tình huống truyện có tính căng
thẳng, thử thách nội tâm nhân vật, từ đó bộc lộ đời sống bên trong, tư tưởng tình cảm cua
nhân vật
+ Tác giả miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ,
đặc biệt, diễn tả rất đúng và đã gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng
nhân vật ông Hai. Điều đó đã chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới
tinh thần của họ.
- Ngôn ngữ nhân vật: Ngôn ngữ trong truyện rất đặc sắc, đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật ông
Hai. Những điểm nổi bật trong ngôn ngữ của tác phẩm:
+ Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân.
+ Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu, do truyện được trần
thuật chủ yếu ở điểm nhìn của nhân vật ông Hai
+ Ngôn ngữ của nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân nhưng lại mang đậm
cá tính của nhân vật.
* Các trần thuật của tác giả linh hoạt, tự nhiên có nhiều chi tiết sinh hoạt, đời sống hàng ngày
xen vào mạch tâm trạng cho truyện sinh động hơn
5. Nêu một số truyện ngắn và bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước? Hãy nêu nét
riêng của truyện ngắn Làng so với những tác phẩm ấy.
*Truyện ngắn - thơ viết về tình cảm quê hương
- Quê hương - Tế Hanh
*Nét riêng của “Làng”:
- Những truyện ngắn và thơ trên đều viết về lòng yêu quê hương đất nước nhưng ở đó tình
cảm mới đơn thuần là tình yêu, chưa mang tính khái quát, chưa có tình huống rõ ràng để bộc
lộ tình yêu ấy.
- Còn ở truyện ngắn “Làng”, tình yêu làng ở ông Hai đã trở thành niềm say mê, hãnh diện,
thành thói quen khoe làng của mình.
- Tình yêu làng quê phải được đặt trong tình yêu nước, thống nhất với tinh thần kháng chiến
khi đất nước đang bị xâm lược và cả dân tộc đang tiến hành cuộc kháng chiến.
- “Làng” có tình huống được xây dựng hết sức đặc sắc, bất ngờ mà hợp lý. “Làng” là lời
khẳng định giai đoạn tìm đường và nhận đường của nền văn hoá mới. Văn hoá kháng chiến
chống Pháp trở thành một bộ phận của kháng chiến, tích cực tham gia kháng chiến, phục vụ
cho kháng chiến, cho niềm tin

You might also like