You are on page 1of 4

Phân tích khổ 1 bài thơ

1. Mở bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc
Việt Nam – đã cống hiến trọn đời mình vì sự nghiệp giải phóng đất
nước. Người ra đi năm 1969, để lại biết bao nỗi thương nhớ và xót xa
cho Tổ quốc. Có nhiều nhà thơ đã viết bài thơ tưởng nhớ về Bác, và
“Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một trong những bài thơ xuất sắc
nhất. Với giọng thơ trầm lắng, tha thiết, cách sáng tạo nhiều hình ảnh ẩn
dụ mới mẻ, độc đáo, Viễn Phương đã diễn tả thành công lòng biết ơn vô
hạn và sự xúc động sâu sắc khi nhà thơ ra thăm lăng Bác. Tình cảm chân
thành ấy được nhà thơ ghi lại ngay trong khổ thơ đầu:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi, hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
2. Thân bài
a. Khái quát: Bài thơ là tiếng lòng của đứa con xa về thăm người cha
già đã mất. Trong tình cảm thương nhớ của VP và cũng là của tất cả mọi
người dân VN đều có 2 thứ tình cảm đan xen, xuyên thấm vào nhau. Đó
là tình cha – con ruột thịt và tình quần chúng – lãnh tụ thiêng liêng. Tuy
hai mà một. Đó chính là phẩm chất cao đẹp của tình cảm nhân dân với
Bác.
b. Phân tích: Trong giây phút đầu tiên thăm làng, thì tình cha - con trào
dâng, xúc động nghẹn ngào.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
- Tiếng “Con” cất lên ngọt ngào tha thiết. Đó là đại từ xưng hô vừa chỉ
những người có mối quan hệ ruột thịt, vừa mang đậm tính địa phương
Nam Bộ. Nhà thơ tự coi mình là một đứa con của bác. Bởi từ trong sâu
thăm đáy lòng ông, Bác luôn là người cha nhân hậu, hiền từ. Đúng như
nhà thơ Tố Hữu nói:
Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha.
- Đứa con ấy từ miền Nam xa xôi ra thăm Bác. Hai tiếng “miền Nam”
gợi lên một địa danh vừa phải trải qua bao khói lửa chiến tranh. Đó là
nơi đi trước về sau, là mảnh đất “Thành đồng Tổ quốc”, là nơi Bác vẫn
đau đáu một khát vọng đến thăm và người dân cũng khao khát mong
ngày độc lập để đón Bác, để giờ đây, khát vọng ấy mãi mãi không thực
hiện được.
- Đến đây, vào viếng lăng Bác, nhà thơ đã nói tránh đi là “thăm”. Cách
điễn đạt này không chỉ làm giảm bớt đi sự đau buồn mà còn khẳng định
tình cảm của nhà thơ với Bác. Đối với nhà thơ, Bác không hề đi xa mà
Người vẫn như còn sống, còn hiển hiện trong ngôi nhà sàn giản dị. Và
VP - đứa con vượt ngàn trùng xa cách về thăm người cha già kính yêu
đang ngày đêm theo dõi bước chân của những đứa con xa.
- Nhưng dù có nói tránh đi như vậy, dù VP có cố gắng không nghĩ đến
sự ra đi của Bác thì giữa “Con” với “Bác” vẫn là khoảng cách xa vời
vợi. Đó không phải là khoảng cách của không gian, thời gian đơn thuần
mà là khoảng cách của âm dương cách trở. Hai đại từ “Con – Bác” được
đặt ở đầu câu như kéo dài thêm khoảng cách đó.
- Tình cảm cha – con trào dâng để rồi lại lắng xuống khi nhà thơ nhìn
thấy:
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
Ôi, hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
- Từ miền Nam, sau bao năm khỏi lửa chiến tranh, đây là lần đầu tiên
nhà thơ đặt chân lên mảnh đất Ba Đình lịch sử. Hai từ “ trong sương”
gợi liên tưởng nhà thơ ra thăm lăng Bác từ rất sớm. Điều đó cho thấy VP
khao khát được ra thăm Bác biết nhừng nào. Theo dòng người vào viếng
lăng Bác, nhà thơ bắt gặp một hình ảnh quen thuộc mà bao năm đã in
hằn vào tiềm thức: Hàng tre xanh bát ngát. Sự xúc động khiến nhà thơ
bật lên câu cảm thán “Ôi, hàng tre xanh xanh Việt Nam’. Thán từ
“¤i!” ThÓ hiÖn sù xóc ®éng cña nhµ th¬ tr­íc
h×nh ¶nh hàng tre quen thuộc. Tre vốn là biểu tượng của con người
và dân tộc VN. Hàng tre xanh màu dân tộc, xanh màu xứ sở tượng trưng
cho cốt cách, phẩm chất, dáng đứng của người VN, của dt VN: kiên
cường, bất khuất, ngay thẳng, thanh cao, mộc mạc. Có thể nói, hàng tre
là nhân chứng suốt chiều dài lịch sử, chứng kiến bao thăng trầm của đất
nước VN.
- “Báo táp mưa sa” là thành ngữ chỉ khó khăn gian khổ, những cam go
ác liệt mà dân tộc ta đang phải đương đầu. Câu thơ lại một lần nữa
khẳng định tấm lòng thuỷ chung son sắt của người dân VN với Bác. Dù
có phải trải qua bao nhiêu khó khăn ác liệt của cuộc trường trinh thì tấm
lòng người dân VN với Bác vẫn không hề thay đổi. Từ hình ảnh hàng tre
bên lăng, nhà thơ liên tưởng đến bản lĩnh, sức sống bền bỉ kiên cường
của con người và dân tộc VN, Trong cái nhìn xúc động của nhà thơ,
hàng tre vừa thực, vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Hàng tre ấy cũng
chính là h/ả cây cối mang màu đất nước tụ hội về đây canh giữ giấc ngủ
cho Người. Hàng tre ấy cùng như những chiến sĩ canh giấc cho Bác. Đó
cũng chính là h/ả dân tộc trung thành, thủy chung, gắn bó bên Người.
c. Đánh giá nâng cao: Chỉ với 4 câu thơ ngắn gọn, nhà thơ đã diễn tả
được niềm xúc động nghẹn ngào khi vừa đặt chân đến lăng Bác. Đồng
thời còn nói lên được một cách sâu sắc tấm lòng thuỷ chung, sự gắn bó,
bền chặt của người dân VN với Bác.
3. Kết bài. Bài thơ là tiếng lòng của đứa con xa dành cho người cha già
kính yêu. Đó không chỉ là t/c của riêng nhà thơ mà là t/c của hàng triệu
người dân Việt Nam đối với Bác. Và chúng ta tin rằng, nơi cõi vĩnh
hằng xa xôi, Bác đã nghe được tiếng trái tim ấy của muôn triệu người
dân dành cho Bác.!

You might also like