You are on page 1of 3

Phân tích nhân vật bé Thu

MB:

Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn
học hiện đại Việt Nam.‘‘Chiếc Lược Ngà là tác phẩm đặc sắc nhất của nhà văn
ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
Đọc truyện, nhân vật bé Thu có tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt để lại
trong lòng ta ấn tượng khó phai.

TB:

Bước 1:Khái quát chung:

Truyện Chiếc Lược Ngà được viết vào năm 1966, ở chiến trường Nam Bộ.
Đây là thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra vô cùng ác liệt. Bé Thu cùng
với nhân vật ông Sáu là nhân vật chính, trực tiếp bộc lộ sâu sắc chủ đề của tác
phẩm. Để làm nổi bật nhân vật bé Thu, tác giả đặt nhân vật vào những tình
huống éo le của cuộc chiến tranh và đi sâu vào miêu tả diễn biến tâm lí nhân
vật. Vì vậy, nhân vật bé Thu hiện lên hết sức chân thực, sinh động, nhất là tình
cảm của em đối với người cha làm người đọc vô cùng xúc động.

Bước 2:Phân tích cụ thể:

LĐ1:Bé Thu là một em bé chịu nhiều nỗi đau trong chiến tranh gợi lên
trong lòng người đọc bao nhiêu xúc đọng, cảm thương. Em sinh ra còn quá
nhỏ để biết mặt cha, thế nhưng luôn khao khát ngày ông Sáu trở về. Người cha
ấy mang theo vết thẹo trên mặt khiến cho bé Thu không nhận ra cha của mình.
Oái ăm làm sao, giây phút vỡ òa ra trong tiếng gọi ba nức nở cũng là lúc ông
Sáu trở lại chiến trường và từ đó không bao giờ em được gặp lại người cha yêu
quý của mình nữa. Những cảnh ngộ éo le, những nỗi đau vô tận không sao kể
xiết mà con người Việt Nam phải chịu đựng trong chiến tranh tàn khốc đã giáng
xuống đầu những em bé vô tội. Thế nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt ấy lại sáng
ngời lên bao phẩm chất cao đẹp, ngay cả những đứa trẻ cũng bộc lộ những
phẩm chất đáng quý.

LĐ2:Tình cảm và tính cách của bé Thu để lại trong lòng người đọc
những ấn tượng khó phai. Bé Thu trước hết là một cô bé có cá tính ương
ngạnh, bướng bỉnh, đáo để nhưng cũng rất mạnh mẽ.
+ Giây phút đầu tiên gặp lại người cha của mình, bé Thu dứt khoát không
nhận cha. Em sững sờ,hốt hoảng, sợ hãi kêu thất thanh:‘‘Má, má’’.

+Trong những ngày ông Sáu ở nhà, người cha tìm mọi cách để vỗ về, gần gũi
đứa con thì đứa bé không chịu gọi ông Sáu là cha. Phản ứng dữ dội và quyết
liệt: người cha càng gần con thì đứa trẻ càng đẩy ông ra xa. Nó giữ thái độ lạnh
nhạt, không chịu nghe lời má, nghe lời mọi người gọi ông Sáu một tiếng ba.
Trong một số trường hợp cần thiết thì nó nói trổng và có khi còn gọi là‘‘Người
ta”. Phản ứng quyết liệt, dữ dội nhất, mâu thuẫn cha con lên đến đỉnh điểm đó là
khi ông Sáu gắp cho nó cái trứng cá vào bát, nó hất văng tung tóe cả mâm cơm,
bị đánh không hề khóc, bỏ về bên ngoại. Bé Thu cự tuyệt đến cùng vì trong cảm
nhận của nó, người đàn ông này không giống tấm ảnh chụp chung với má.

+Phản ứng của bé Thu không đáng trách mà gợi lên trong lòng ta bao sự cảm
thông. Điều đó cũng dựa trên hoàn cảnh sống của bé. Vì chiến tranh phải chấp
nhận xa cách trắc trở, không biết mặt cha. Hơn nữa, bé Thu còn quá nhỏ chưa
thể hiểu hết được tất cả những khắc nghiệt của đời sống, của chiến tranh. Vả lại
người lớn chưa chuẩn bị tinh thần cho bé Thu lần đầu đón nhận người cha trở
về, đón nhận những bất thường xảy ra. Vì vậy, người đọc cảm thấy bé Thu có
cách ứng xử ương ngạnh, bướng bỉnh. Điều này cũng thể hiện cá tính mạnh mẽ
của em. Đây là một tố chất quan trọng để bé Thu trở thành cô giao liên dũng
cảm sau này.Có thể nói, nhà văn miêu tả tinh tế, chính xác tâm lí trẻ thơ một
cách tự nhiên.

LĐ3:Nhưng người đọc thật sự xúc động trước tình yêu thương cha
nồng nàn, mãnh liệt, vô bờ của bé Thu. Hành động bướng bỉnh không chịu
nhận ông Sáu là cha, không nghe lời giải thích của mọi người, của má. Những
pahrn ứng gay gắt, quyết liệt của bé Thu là minh chứng cho tình yêu thương ba
nồng nàn, vô cùng sâu sắc của em. Dường như trong trái tim thơ ngây của em,
người đàn ông có vết thẹo trên mặt không giống với tấm hình chụp chung với
má,không phải là cha của em. Bé Thu chống lại người đàn ông có vết thẹo dài
trên mặt để bảo vệ tình cảm của em với cha. Đó là thứ tình cảm sâu sắc,mãnh
liệt, tôn thờ, sâu sắc, nồng nàn, kiêu hãnh và tự hào. Khi được bà ngoại giải
thích giúp em giải tỏa mọi thắc mắc, tình cảm của em với ba lại càng mãnh liệt,
nồng nàn hơn.

Ngày hôm sau, ông Sáu phải trở lại căn cứ. Trong giây phút đưa tiễn, nó thấy
mọi người vây quanh ba nó, mắt mở to nghĩ ngợi sâu xa:‘‘Tôi thấy đôi mắt
mênh mông của con bé’’. Ở đây, tác giả đã tận dụng thủ pháp đặc tả đôi mắt của
bé Thu cho thấy sự thay đổi của tâm trạng.Chắc hẳn lúc này trong lòng bé Thu
có biết bao xáo trộn trong suy nghĩ. Nó vừa thương ba, vừa ân hận. Chiến tranh
đã làm cho ba nó đau đớn về mặt thể xác, mang trên mình thương tích; sự xa
lánh, lạnh lùng của nó làm cho ba nó tổn thương về mặt tinh thần và dường như
không thể kìm lòng được nữa khi nghe câu nói khe khẽ của người cha:‘‘Ba đi
nghe con’’. Mọi cảm xúc của bé Thu dồn nén bao lâu đã vỡ òa ra. Nó bỗng
dưng kêu thét lên:‘‘Ba…a…a…ba’’ tiếng kêu như tiếng xé, xé tan sự im lặng
và tim can của mọi người đưa tiễn, nghe thật xót xa. Cùng với tiếng gọi xé lòng
ấy, nó chạy tới như một con sóc ôm chặt lấy ba nó.(Đó là tiếng gọi ba dồn nén
trong bao nhiêu năm nay, giờ như vỡ òa ra tận đáy lòng nó) Đôi vai bé nhỏ của
nó rưng rưng. Người đọc không thể kìm được nước mắt trước hành động của bé
Thu:‘‘Nó hôn cùng khắp, hôn tóc,… của ba nó’’. Một chuỗi hành động gấp gáp,
khẩn trương của bé Thu như đã nói lên tình yêu thương ba mãnh kiệt cháy bỏng
của em. Dường như cùng lúc, bé Thu muốn nói với người cha của mình thật
nhiều điều nhưng em cũng muốn khóc thật to để diễn tả nỗi lòng sung sướng,
hạnh phúc vô bờ khi được ở trong lòng người cha kính yêu. Có thể nói, nhà văn
Nguyễn Quang Sáng với ngòi bút tinh tế đã diễn tả hết sức chân thực và cảm
động cảm xúc của bé Thu qua từng hành động, cử chỉ đến tiếng khóc đã góp
phần quan trọng thể hiện tình phụ tử thiêng liêng cao đẹp, tình cảm cao quý này
không gì có thể chia cắt được, trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh lại càng
nồng nàn cháy bỏng hơn.

KB:

Tóm lại, với nghệ thuật xây dựng nhân vật rất đặc sắc, từ việc tạo dựng
cốt truyện, chọn lọc chi tiết và nhất là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: chân
thực, sinh động, tinh tế, phù hợp với tâm lí lứa tuổi đã khắc họa thành công
nhân vật bé Thu có tình yêu thương cha nồng nàn, mãnh liệt. Có thể nói, Chiếc
Lược Ngà là một bài ca bất tử về tình phụ tử thiêng liêng cao đẹp. Từ đó ta thấy
được tài năng kể chuyện của nhà văn Nguyễn Quang Sáng cũng như thấy ông là
một người rất am hiểu về chiến tranh, đời sống, tình cảm của người dân Nam
Bộ nên mới tạo nên tác phẩm chân thực, sinh động

You might also like