You are on page 1of 4

Chiếc lược ngà (Bé Thu)

I.Mở bài
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn, là chiến sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông
viết nhiều về con người Nam Bộ trong chiến đấu, trong những năm chiến tranh ác liệt.Truyện
ngắn “Chiếc lược ngà” sáng tác năm 1966 là tác phẩm thành công nhất trong suốt sự nghiệp
cầm bút của tác giả.Ông đã thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp của tình cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến
tranh.Trong truyện nhân vật bé Thu đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về một cô bé có cả tính mạnh mẽ,
ương ngạnh, bướng bình nhưng lại có tình yêu thương ba tha thiết, mãnh liệt.

II. Thân bài


*Hoàn cảnh của Thu:
Mỗi chúng ta khi sinh ra và lớn lên đều được cha mẹ dạy dỗ, nâng niu và hết mực
yêu thương.
- Vậy mà suốt tám năm trời Thu không được một lần gặp ba, không được thấy cái nhìn yêu
thương, trìu mến của ba. Em chỉ biết mặt ba qua tấm hình ba chụp với má, chưa bao giờ em
được cất tiếng "ba". Chiến tranh tàn khốc đã khiến gia đình Thu li tán, khiến Thu không được ba
em bị thương ở mặt đến biến dạng khiến em không nhận ra được. Tác giả đã xây dựng những
tình huống khác nhau để đẩy Thu vào tình huống buộc gọi tiếng "ba" nhưng em kiên quyết
không gọi. Đến khi em nhận ra ba thì cũng là lúc 2 ba con phải chia tay.
=> Càng thương Thu, càng thấy Thu thiệt thôi bao nhiêu thì ta càng căm ghét chiến tranh bấy
nhiêu. Tạo hoá đã ban tặng cho con người hai thứ tình cảm rất thiêng liêng: tình mẫu tử và tình
phụ tử. Vậy mà chiến tranh đã cướp đi tình cha con của Thu. Thật tội nghiệp!

*Lđ 1: Trước khi nhận ra ba Thu là một cô bé rất cá tính,ương ngạnh,bướng


bỉnh
- Chiến tranh làm ba con phải xa nhau. Bé Thu chưa được một tuổi thì ba liền biệt xa nhà đi
kháng chiến. Em chỉ biết mặt ba thông qua tấm hình chụp chung với má em.Trong tâm trí em
hình ảnh người ba vô cùng đẹp đẽ.Hình ảnh ấy là những gì em có để gìn giữ và đợi chờ ba trở
về. Đến khi Thu 8 tuổi hai ba con mới có dịp gặp nhau.
- Thu gặp ba trong hoàn cảnh đặc biệt. Khi thuyền cập vào bờ thì em đang chơi nhà chòi bên bờ
kênh. Ông Sáu không kịp chờ thuyền cập bờ, vội vàng bước những bước dài rồi kêu to, giọng lắp
bắp run run xúc động: “Thu, ba đây con!” Trái với mong đợi của người cha, bé Thu tỏ ra ngơ
ngác,mặt tái đi,hoảng sợ,vụt chạy và kêu thét lên: Má! Má!”
=> Đó là phản ứng rất tự nhiên, phù hợp tâm lý bé Thu khi một người “đàn ông lạ mặt“, có
vết sẹo dài, đáng sợ lại kêu mình là con và xưng “ba” với mình
* Trong ba ngày nghỉ phép ở nhà, ông Sáu luôn dành tình cảm yêu thương sâu sắc nhất cho
con.Tuy vậy mặc kệ những âu yếm, làm thân, vỗ về tình cảm của ông Sáu, bé Thu một mực thờ
ơ, lạnh lùng đến mức bướng bỉnh, lời nói, cử chỉ ngang ngạnh bất cần.... Ông càng chiều
thương, nó càng lảng tránh. Ông càng khao khát được nghe tiếng “ba” từ lòng con, nó càng cố
tình cự nự
+Sự bướng bỉnh của cô bé Thu được thể hiện sắc nét và táo bạo. Khi mẹ bảo mời ba vô ăn cơm
gia đình thì Thu nói một cách miễn cưỡng,cộc lốc:"Vô ăn cơm".
+ Đặc biệt, qua chi tiết chất nước nồi cơm, lâm vào thế bị, bé Thu rất cần sự giúp đỡ nhưng vẫn
không chịu gọi một tiếng “ba” để nhờ vả, bé lại nói trổng không để nhờ như ba nó là người
ngoài không quen biết “Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! ". Khi không nhận được sự giúp đỡ thì
Thu đã tự giải quyết khó khăn theo cách của mình chứ nhất định không chịu nhờ vả.
+ Cao trào trong tính cách của bé Thu thể hiện trong bữa cơm nhà, khi ông Sáu gắp cho Thu cái
trứng cá vào bát, bé Thu từ chối một cách thẳng thừng. Khi thấy ông Sáu “gắp một cái trứng cá
to vàng để vào chén nở”, Thu “liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm
văng tung tóe cả mâm”. Từ “bất thần” như nhãn từ của câu văn, nó cho chúng ta thấy đó không
phải là hành động cố tình mà phải chăng là hành động bột phát vì những dồn nén trong tâm
trạng?
+Nhưng do quá yêu con, quá thương con và mong mỏi một tiếng gọi “ba” ấm áp mà luôn bị chối
từ nên khi con bé làm như vậy, ông Sáu đã không kiềm chế được nên đã đánh và mắng con:
“Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?”. Sự bướng bỉnh, ngang ngạnh không phải là bản chất tính cách
của bé Thu nên dù bị cha đánh em không “khóc, giẫy, đạp đổ cả mâm cơm” mà “gắp lại cái
trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm rồi sang nhà ngoại, mét với ngoại
và khóa ở bên đẩy”. Bé Thu là cô bé bướng bỉnh, song em thực sự là người có tình cảm, biết suy
nghĩ.Nếu không như vậy, chắc hẳn em sẽ quậy đến cùng chứ không sang nhà ngoại để “khóc”.
Với em yêu ghét rõ ràng, kiên định trong nhận thức, trong tình cảm.Thái độ ngang ngạnh của em
với ông Sáu không làm người đọc giận, trái lại làm người đọc thấy đau xót. Sự tàn phá của chiến
tranh thật ghê gớm, nó khiến cho con không nhận ra ba... Thật xót xa. Qua phân tích ta thấy bé
Thu rất “cứng đầu” và ương ngạnh nhưng rất giàu tình yêu thương ba.
=> Phản ứng quyết liệt, song hoàn toàn tự nhiên của một đứa trẻ có cả tính mạnh mẽ. Điều
đó, còn chứng tỏ tình cảm sâu sắc, chân thành, mãnh liệt Thu dành cho người ba trong tấm
hình chụp chung với má em.Tiếng gọi “ba” đối với em rất quan trọng và thiêng liêng. Em chỉ
gọi ba, yêu ba khi biết chắc chắn đó là ba của mình. Thái độ quyết liệt, ương ngạnh đó là biểu
hiện tình cảm sâu sắc của bé Thu dành cho cha mình – người cha trong tấm hình chụp chung
với má.
*Lđ 2:Khi nhận ra ba. Thu là cô bé có tình yêu thương ba tha thiết, mãnh liệt.
Tình cảm cha con của Thu tưởng chừng như không sao hình thành được.Thế nhưng khi ở nhà
ngoại,nghe giảng giải về vết thẹo đài trên mặt của ba nó là do chiến tranh gây ra thì con bé đã
vỡ òa cảm xúc. Lúc này nó mới nhận ra ba nó. Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại
thờ dài. Có lẽ, nó đã ân hận vì không nhận ra ba nó sớm hơn, ân hận vì cách cư xử và hành động
của nó với ba mấy hôm nay.
- Trong buổi sáng cuối cùng trước khi chia tay, con bé đòi ngoại đưa về từ sớm, thái độ của bé
Thu đã thay đổi. Gương mặt nó buồn rầu, nghĩ ngợi “lúc đứng ở góc nhà, lúc tựa cửa" để quan
sát.
- Mọi thái độ và hành động của bé Thu đột ngột thay đổi. Không còn ngang ngạnh, cau có, cố
chấp mà Thay vào đó là khuôn mặt “sầm lại buồn rầu” và “ nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa".
+ Khi cô bé bắt gặp cái nhìn buồn rầu của ba,Thu nhìn thẳng đối diện với ông Sáu:”Đôi mắt
mênh mông của con bé bỗng xôn xao”. Đằng sau đôi mắt ấy chứa chan biết bao ý nghĩ,tình cảm
của Thu dành cho ba
+ Khi nghe ba nói với tình cảm trìu mến:”Ba đi nghe con” Thật lạ lùng đến lúc ấy tình cảm cha
con thiêng liêng trong Thu bất ngờ trỗi dậy, bùng cháy mãnh liệt
+ Lần đầu tiên trong đời con bé cất tiếng gọi “Ba…a…a…ba!”,tiếng kêu như tiếng xé,xé tan sự im
lặng và xé nát ruột gan của tất cả mọi người .Đó là tiếng gọi “Ba” mà em đã cố dồn nén bấy
lâu,vỡ òa từ đáy lòng,cất lên thành tiếng gọi đầy yêu thương.Tiếng gọi thân thương,tiếng gọi mà
ông Sáu chờ đợi suốt 8 năm ròng,cuối cùng ông cũng được nghe từ con gái
+ Thu vừa kêu vừa chạy xô tới nhanh như một con sóc ôm lấy cổ ba nó.Nó hôn ba nó cùng
khắp:hôn tóc,hôn cổ,hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa.Phải nói Thu yêu ba
em lắm.Hành động của em như muốn xoa dịu nỗi bồn mà em đã gây ra cho ba mấy hôm nay
+ Tâm lý ngờ vực không nhận ba chỉ vì vết thẹo dài trên mặt ba em đã được giải tỏa.Giờ đây em
hiểu thêm ra một vẻ đẹp nữa ở ba.Ba em thật anh hùng
+ Nỗi mong nhớ ba suốt bao năm trời bị dồn nén,giờ đây vỡ òa,hối hả,cuống quýt,những giọt
nước mắt yêu thương xen lẫn cả sự hối hận đã bộc lộ một cách mãnh liệt.Cảnh tượng ấy diễn ra
thật xúc động
+ Khi nghe ba nói:”Ba đi rồi ba về với con”,bé Thu đã khóc thét lên,rồi hai tay siết chặt cổ
ba,đang cả hai chân quặp lấy ,đôi vai nhỏ của nó run run.Em khóc vì thương ba,vì ân hận đã
không nhận ra ba sớm hơn,ân hận vì đã cư xử không phải với ba,và không biết đến bao giờ mới
gặp lại ba.Lúc này tất cả hành động của Thu đều gấp gáp dồn dập,trái hẳn với lúc đầu gặp ba
+ Em yêu ba rất nhiều và không muốn để ba đi nhưng rồi cũng phải nhượng bộ với điều
kiện:“Ba về mua cho con một cây lược nghe ba”-Bé nói trong tiếng nấc nghẹn ngào
=>Nhà văn tỏ ra am hiểu tâm lí nhân vật và diễn tả một cách sâu sắc, sinh động những thay
đổi của bé Thu. Tình cảm mà em dành cho ba thật sâu sắc, mãnh liệt. Điều đó cho thấy bé Thu
là một cô bé cứng cỏi, dứt khoát và cũng rất hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ. Khi chưa nhận
ra ba thì lạnh thờ ơ, ương ngạnh. Còn khi nhận ra ba rồi thì bộc lộ tình cảm một cách chân
thành, mãnh liệt. Điều đó chứng tỏ Thu có một tâm hồn nhạy cảm, một trái tim nhân hậu,
một tấm lòng chan chứa tình yêu thương. Giây phút bé Thu nhận ra ba được diễn tả bằng lối
văn giàu chất trữ tình, giàu truyền cảm. Có lẽ nhiều người không cầm nổi nước mắt khi đọc
những trang văn xúc động.Quả là tình phụ tử thiêng liêng, cao đẹp.

*Liên hệ: Đọc “Chiếc lược ngà” ta bất chợt nhớ đến Hoàng Trung Thông với những vần thơ
thật hào hùng trong “Bài thơ báng súng”
Ta lại viết bài thơ trên báng súng
Con lớn lên đang viết tiếp thay cha
Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống
Người hôm nay viết tiếp người hôm qua

* Nghệ thuật: Truyện xây dựng tình huống éo le, bất ngờ, tự nhiên, hợp lý.
- Lựa chọn người kể chuyện là bạn ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ
và tâm trạng của nhân vật trong truyện.
Qua biểu hiện tâm lí và thái độ, tình cảm, hành động của bé Thu, ta thấy đó là cô bé có tình
cảm thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật rứt khoát, rạch ròi. Ở Thu còn có nét cả tỉnh là sự
cứng cỏi đến mức tưởng như ương ngạnh, nhưng Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả nét hồn
nhiên, ngây thơ của con trẻ.
=> Hình ảnh bé Thu và tình yêu cha sâu sắc của Thu đã gây xúc động mạnh trong lòng người
đọc, để lại những ấn tượng sâu sắc,Làm nổi bật tình yêu thương ba sâu sắc và tình cảm cha
con thiêng liêng, thắm thiết.

III. Kết bài


Tóm lại, nhân vật bé Thu đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc bởi một cá
tính ương ngạnh, bướng bỉnh nhưng có tình yêu thương cha sâu sắc, chân thành, mãnh liệt.
Nhân vật đã góp phần tạo nên giá trị nhân văn cho tác phẩm.
-Ngày nay mỗi chúng ta được sống trong hòa bình, được sống trong tình yêu thương của cha
mẹ, được học tập, được vui chơi là điều vô cùng hạnh phúc. Vì vậy, chúng ta cần phải yêu
thương, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Chúng ta cần phải chăm ngoan, học giỏi
sau này trở thành người có ích cho XH.

You might also like