You are on page 1of 4

Chiếc lược ngà được nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966 tại chiến trường

Nam Bộ
chống Mỹ. Tác phẩm ca ngợi tình cha con thắm thiết bằng cách miêu tả tâm lý đặc sắc, xây dựng
tình huống bất ngờ.

Truyện kể về cuộc gặp gỡ và những tình cảm của cha con bé Thu. Suốt cả câu chuyện, suốt
những quãng đường, suốt cả cuộc đời ấy vang mãi một tiếng kêu bình dị và thiêng liêng bậc nhất
cõi đời này: tiếng cha!
Bé Thu - nhân vật chính của câu chuyện là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc.
Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người ba “chụp chung trong bức ảnh với
má”. Người ba ấy không giống ông Sáu, bởi cái thẹo trên má đã làm biến dạng khuôn mặt ông.
Còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom đạn nên Thu cương quyết không nhận cha. Cao
trào của câu chuyện là khi nồi cơm sôi, cô bé không thể tự nhấc ra để chắt nước. Tình thế khiến
người đọc ngỡ rằng cô buộc phải gọi ba để giúp đỡ. Nhưng không! Bé Thu vẫn bướng bỉnh tự
mình làm lấy việc nguy hiểm và quá sức! Đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé 8
tuổi mà đã bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô giao liên giải phóng sau này.
Khi bị ba đánh, bé Thu “cầm đũa gắp lại cái trứng cá để vào chén rồi lặng lẽ đứng dậy,
bước ra khỏi mâm”. Bé sợ ông Sáu thấy mình khóc hay lờ mờ nhận ra mình có lỗi? “Nó nhảy
xuống xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dây lòi tói khua rổn rang, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua
sông”. “Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không chịu về”. Bỏ đi giữa bữa cơm nhưng lại
cố ý tạo tiếng động gây sự chú ý, có lẽ cô bé muốn mọi người chạy ra vỗ về, dỗ dành. Tuy cứng
cỏi, già giặn trước tuổi nhưng bé Thu vẫn muốn được cưng chiều như mọi cô bé khác.
Chi tiết bé Thu nằm im nghe ngoại kể về vết thẹo của ba, thỉnh thoảng lại thở dài, lăn lộn
cho thấy sự chuyển biến trong suy nghĩ non nớt của em. Câu chuyện đã giúp em giải tỏa nỗi lòng,
đồng thời cũng làm em ân hận. Cao trào của câu chuyện được đẩy lên một lần nữa vào thời điểm
đặc biệt - giây phút ba con phải tạm biệt nhau. Có ai ngờ, một cô bé không được gặp ba từ khi chưa
đầy 1 tuổi, chưa hề được ba bồng bế, vẫn luôn vun đắp một tình yêu bền bỉ và mãnh liệt. Tiếng gọi
“Ba” của bé Thu như giải tỏa bao nỗi lòng, bao sự thương nhớ của em. Tiếng gọi đó bị kìm nén
suốt bảy, tám năm trời, bị tắc nghẹn vì quân thù, bom đạn. Tiếng kêu từ sâu thẳm trái tim bé Thu!
Tiếng gọi lần đầu tiên trong đời thiêng liêng như thể cô bé chỉ là đứa trẻ mới bi bô tập nói! Tiếng
gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị lớn lao với nó. Bao nhiêu mơ ước,
khao khát như muốn vỡ òa ra. Lần đầu tiên bé Thu cảm nhận được niềm sung sướng của một đứa
con có cha. Tội nghiệp con bé, lúc nó chịu nhận ba thì ba lại phải đi. Lúc đó, Thu không còn nghĩ
đến điều gì nữa ngoài ba nó và khát khao mãnh liệt muốn giữ ba ở lại bên mình. “Hai tay nó siết
chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba
nó, đôi vai nhỏ bé của nó run run.” Nó có một linh rằng nếu buông tay, nó sẽ không còn được gặp
ba nữa. “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba…”. Mếu máo nói trong nước mắt, nhưng
chính lúc ấy bé Thu đã trở thành một nguời lớn thực sự. Lời nói của cô bé đã tiếp thêm sức mạnh,
niềm tin cho ba cô và cả các đồng chí của ông: Có một tình yêu lớn từng giây từng phút chờ đợi họ
trở về. Dù ngày ấy đã vĩnh viễn không bao giờ đến với cha con bé Thu, song không có sự bi luỵ
xảy ra. Sức mạnh của tình yêu và lòng căm thù đã biến cô bé trở thành một người chiến sĩ thông
minh, dũng cảm, bước tiếp con đường ba cô đang xây đắp dang dở. Người mất, người còn nhưng
chiếc lược ngà chính tay người cha làm cho con gái là gạch nối giữa mất mát và tồn tại.

Kỷ vật ấy là kết tinh mộc mạc, đơn sơ mà đằm thắm, kỳ diệu của tình yêu cha con bé Thu
dành cho nhau. “Chiếc lược ngà” như một câu chuyện cổ tích hiện đại, thành công trong việc xây
dựng hình tượng bé Thu để gửi gắm thông điệp về tình yêu: tình cha con, tình đồng chí... Chiến
tranh dù khổ khốc, gian khổ liệt cũng không thể vùi lấp được tình cảm thiêng liêng ấy!
1. Nhỏ
- Bé Thu - nhân vật chính của câu chuyện là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh
- Tuy cứng cỏi, già giặn trước tuổi nhưng bé Thu vẫn muốn được cưng chiều như mọi
cô bé khác
- Tình yêu vô bờ, thể hiện bùng nổ
2. Lớn
- Hài hước
- Đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé 8 tuổi mà đã bộc lộ phần nào đó
tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô giao liên giải phóng sau này
- Coi nguy hiểm như trò chơi
- Tính cách gan dạ bắt nguồn tư Tình yêu vô bờ, thể hiện êm ả nhưng dữ dội nồng nàn
Chiếc lược ngà được nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ
chống Mỹ. Tác phẩm ca ngợi tình cha con thắm thiết bằng cách miêu tả tâm lý đặc sắc, xây dựng
tình huống bất ngờ.

Truyện kể về cuộc gặp gỡ và những tình cảm của cha con bé Thu. Suốt cả câu chuyện, suốt
những quãng đường, suốt cả cuộc đời ấy vang mãi một tiếng kêu bình dị và thiêng liêng bậc nhất
cõi đời này: tiếng cha!
Bé Thu - nhân vật chính của câu chuyện là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc.
Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người ba “chụp chung trong bức ảnh với
má”. Người ba ấy không giống ông Sáu, bởi cái thẹo trên má đã làm biến dạng khuôn mặt ông.
Còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom đạn nên Thu cương quyết không nhận cha. Cao
trào của câu chuyện là khi nồi cơm sôi, cô bé không thể tự nhấc ra để chắt nước. Tình thế khiến
người đọc ngỡ rằng cô buộc phải gọi ba để giúp đỡ. Nhưng không! Bé Thu vẫn bướng bỉnh tự
mình làm lấy việc nguy hiểm và quá sức! Đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé 8
tuổi mà đã bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô giao liên giải phóng sau này.
Khi bị ba đánh, bé Thu “cầm đũa gắp lại cái trứng cá để vào chén rồi lặng lẽ đứng dậy,
bước ra khỏi mâm”. Bé sợ ông Sáu thấy mình khóc hay lờ mờ nhận ra mình có lỗi? “Nó nhảy
xuống xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dây lòi tói khua rổn rang, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua
sông”. “Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không chịu về”. Bỏ đi giữa bữa cơm nhưng lại
cố ý tạo tiếng động gây sự chú ý, có lẽ cô bé muốn mọi người chạy ra vỗ về, dỗ dành. Tuy cứng
cỏi, già giặn trước tuổi nhưng bé Thu vẫn muốn được cưng chiều như mọi cô bé khác.
Chi tiết bé Thu nằm im nghe ngoại kể về vết thẹo của ba, thỉnh thoảng lại thở dài, lăn lộn
cho thấy sự chuyển biến trong suy nghĩ non nớt của em. Câu chuyện đã giúp em giải tỏa nỗi lòng,
đồng thời cũng làm em ân hận. Cao trào của câu chuyện được đẩy lên một lần nữa vào thời điểm
đặc biệt - giây phút ba con phải tạm biệt nhau. Có ai ngờ, một cô bé không được gặp ba từ khi chưa
đầy 1 tuổi, chưa hề được ba bồng bế, vẫn luôn vun đắp một tình yêu bền bỉ và mãnh liệt. Tiếng gọi
“Ba” của bé Thu như giải tỏa bao nỗi lòng, bao sự thương nhớ của em. Tiếng gọi đó bị kìm nén
suốt bảy, tám năm trời, bị tắc nghẹn vì quân thù, bom đạn. Tiếng kêu từ sâu thẳm trái tim bé Thu!
Tiếng gọi lần đầu tiên trong đời thiêng liêng như thể cô bé chỉ là đứa trẻ mới bi bô tập nói! Tiếng
gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị lớn lao với nó. Bao nhiêu mơ ước,
khao khát như muốn vỡ òa ra. Lần đầu tiên bé Thu cảm nhận được niềm sung sướng của một đứa
con có cha. Tội nghiệp con bé, lúc nó chịu nhận ba thì ba lại phải đi. Lúc đó, Thu không còn nghĩ
đến điều gì nữa ngoài ba nó và khát khao mãnh liệt muốn giữ ba ở lại bên mình. “Hai tay nó siết
chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba
nó, đôi vai nhỏ bé của nó run run.” Nó có một linh rằng nếu buông tay, nó sẽ không còn được gặp
ba nữa. “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba…”. Mếu máo nói trong nước mắt, nhưng
chính lúc ấy bé Thu đã trở thành một nguời lớn thực sự. Lời nói của cô bé đã tiếp thêm sức mạnh,
niềm tin cho ba cô và cả các đồng chí của ông: Có một tình yêu lớn từng giây từng phút chờ đợi họ
trở về. Dù ngày ấy đã vĩnh viễn không bao giờ đến với cha con bé Thu, song không có sự bi luỵ
xảy ra. Sức mạnh của tình yêu và lòng căm thù đã biến cô bé trở thành một người chiến sĩ thông
minh, dũng cảm, bước tiếp con đường ba cô đang xây đắp dang dở. Người mất, người còn nhưng
chiếc lược ngà chính tay người cha làm cho con gái là gạch nối giữa mất mát và tồn tại.

Kỷ vật ấy là kết tinh mộc mạc, đơn sơ mà đằm thắm, kỳ diệu của tình yêu cha con bé Thu
dành cho nhau. “Chiếc lược ngà” như một câu chuyện cổ tích hiện đại, thành công trong việc xây
dựng hình tượng bé Thu để gửi gắm thông điệp về tình yêu: tình cha con, tình đồng chí... Chiến
tranh dù khổ khốc, gian khổ liệt cũng không thể vùi lấp được tình cảm thiêng liêng ấy!
1. Nhỏ
- Bé Thu - nhân vật chính của câu chuyện là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh
- Tuy cứng cỏi, già giặn trước tuổi nhưng bé Thu vẫn muốn được cưng chiều như mọi cô
bé khác
- Tình yêu vô bờ, thể hiện bùng nổ
2. Lớn
- Hài hước
- Đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé 8 tuổi mà đã bộc lộ phần nào đó
tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô giao liên giải phóng sau này
- Coi nguy hiểm như trò chơi
- Tính cách gan dạ bắt nguồn tư Tình yêu vô bờ, thể hiện êm ả nhưng dữ dội nồng nàn

You might also like