You are on page 1of 3

A.

Nhân vật bé Thu :

1) Hoàn cảnh của bé Thu và lúc ông Sáu mới về :

Nhân vật bé Thu đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc về tình
yêu thương cha mãnh liệt. Tuy có cá tính mạnh mẽ nhưng cô bé vẫn mang những nét
hồn nhiên của một đứa trẻ.

Cũng như bao đứa trẻ miền Nam khác đều thiếu thốn tình cha từ nhỏ do cuộc
chiến tranh chống Mỹ. Suốt tám năm, hai cha con chỉ biết nhau qua những tấm ảnh. Vì
vậy, ông Sáu với hy vọng lần đầu được gặp con gái bằng xương bằng thịt để bày tỏ tình
cảm phụ tử bấy lâu xa cách. Nhưng tình huống bất ngờ xảy ra, bé Thu không chịu nhận
ông Sáu là cha. Đến lúc nhận ra thì cũng là giây phút ba em lên đường tập kết. Lần gặp
ấy là lần đầu tiên, duy nhất và cũng là cuối cùng của hai cha con.

Khi nghe cha gọi, bé Thu "giật mình, tròn mắt nhìn". Trước cái dang tay của ông
Sáu, Thu vô cùng hoảng sợ, "mặt nó bỗng tái đi", "vụt chạy" và kêu lên: "Má!". Đây là
phản ứng tự nhiên của một đứa trẻ khi gặp điều gì sợ hãi. Nhưng với ông Sáu, đó là điều
bất ngờ khiến ông đau đớn, thất vọng. Có lẽ vì chiến tranh, một dấu tích đã để lại trên
gương mặt ông mà con bé nhất quyết không chịu nhận ba.

2) Trong ba ngày phép của ông Sáu :

Trong ba ngày phép, ông Sáu không dám đi đâu vì muốn ở bên con, vỗ về, chăm
sóc và bù đắp sự thiếu thốn suốt tám năm qua cho con. Nhưng Thu lại tỏ ra cứng đầu,
tìm cách lảng tránh và nhất quyết không chịu gọi ông một tiếng "ba". Nó luôn nói trổng
một cách bướng bỉnh.

Khi mẹ bảo gọi ba vào ăn cơm, Thu chỉ nói: "Thì má cứ kêu đi". Đến lúc bị mẹ "dọa
đánh", nó lại nói trổng: "Vô ăn cơm!". Ông Sáu "giả vờ không nghe" vì chỉ để chờ con gọi
"Ba vô ăn cơm" nhưng nó lại bảo "Con kêu rồi mà người ta không nghe". Hai tiếng
"người ta" mà Thu thốt lên làm ông Sáu đau lòng đến mức "không khóc được", chỉ "vừa
khe khẽ lắc đầu vừa cười". Khi nhờ cha chắt nước nồi cơm đang sôi, Thu vẫn tỏ thái độ
bướng bỉnh, nói trổng: "Chắt nước giùm cái!". Ông Sáu không nghe, nó nhăn nhó muốn
khóc vì bị dồn vào thế bí nhưng rồi cũng tự tìm cách giải quyết, "loay hoay rồi nhón lấy
cái vá múc ra từng vá nước".

Sự im lặng của ông Sáu và cả sự gợi ý của bác Ba đều không thể làm cô bé gọi tiếng
"ba" đơn sơ, giản dị ấy. Tiếng gọi mà mỗi đứa trẻ đều ghi nhớ và bập bẹ lần đầu tiên
trong cuộc đời mình. Bằng lòng thương con, ông Sáu gắp "cái trứng cá to vàng" vào chén
nó. Nhưng con bé "hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe cả mâm". Nỗi khổ tâm trong
ông ngày ngày nén chịu trào lên, "giận quá" mà đánh vào mông con. Cứ ngỡ nó sẽ khóc
òa lên, nhưng con bé "ngồi im", lầm lì bỏ trứng cá lại vào chén, rồi chạy sáng nhà ngoại.
Lúc xuống xuồng, nó cố làm "dây lói tói khua rổn rảng, khua thật to".

Dù bé Thu ương ngạnh, cứng đầu và có phần hỗn nhưng đến bác Ba cũng phải nghĩ
"Con bé đáo để thật". Sự bướng bỉnh của cô bé không hoàn toàn đáng trách. Trong
hoàn cảnh xa cách và trắc trở do chiến tranh, Thu còn quá nhỏ để hiểu được tình thế
khắc nghiệt của đời sống. Người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho cô bé đón nhận
những điều khác thường đó.

Chính thái độ quyết liệt của bé Thu lại thể hiện sâu sắc tình cảm yêu thương dành
cho ba. Thu không nhận ra cha là vì ba em trong ảnh không có vết sẹo dài trên mặt như
thế. Không ai tháo gỡ được khuất mắc trong lòng của cô bé, Thu chỉ dành tình cảm cho
người cha duy nhất trong bức ảnh.

3) Lúc chia tay ông Sáu :

Trong đêm sang nhà ngoại, sự nghi ngờ của Thu được giải tỏa khi nghe bà giải thích
về vết thẹo dài trên má của ba. Cô bé rất ân hận về hành động của mình, “nằm im, lăn
lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Bà ngoại chính là người giải đáp mọi thắc
mắc, cởi nút trong tâm hồn trẻ thơ của Thu. Phản ứng không nhận ông Sáu quyết liệt
bao nhiêu thì khi nhận ra tình cảm cho cha lại càng sâu nặng bấy nhiêu.

Trước lúc ông Sáu lên đường, bắt gặp ánh mắt của cha, "đôi mắt mênh mông của
con bé bỗng xôn xao". Trong giờ phút cuối cùng đó, tình cảm bị đè nén bấy lâu nay liền
trỗi dậy thật mạnh mẽ. "Ba...a...a...ba!" lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi ba nó, tiếng kêu
như "tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người". Tiếng "ba" có vẻ ấp úng
nhưng "như vỡ tung từ đáy lòng". Tiếng gọi thân thương ấy đứa trẻ nào cũng gọi đến
thành quen nhưng với cha con Thu là nỗi khát khao của tám năm trời xa cách.

Kèm theo đó là những hành động quyết liệt, gấp gáp thể hiện tình cảm với ba: "Nó
hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba
nó nữa". Bé Thu với đôi vai nhỏ bé đang run liền "nhanh như một con sóc", "chạy thót
lên", "dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó" để không cho ba đi.
Tình cảm cha con được thể hiện một cách sâu sắc, mạnh mẽ, hối hả và có xen lẫn
phần hối hận. Ông Sáu vẫn phải ra đi dù giây phút cha con nhận nhau thật ngắn ngủi.
Xót thương thay cho Thu bởi cô bé đâu biết rằng cuộc gặp gỡ đầu tiên này cũng là lần
cuối cùng. Chứng kiến cảnh chia tay cảm động, "có người không cầm được nước mắt",
người kể chuyện là bác Ba thì cảm thấy "như có bàn tay ai nắm lấy trái tim" mình.

B. Nhân vật ông Sáu :

1) Lúc mới gặp con và trong 3 ngày phép :

2) Lúc chia tay con :

3) Lúc ở chiến khu và trước lúc hy sinh :

https://www.elib.vn/hoc-tap/cam-nhan-hinh-tuong-nhan-vat-ong-sau-trong-chiec-luoc-
nga-27887.html#1

https://www.elib.vn/hoc-tap/cam-nhan-hinh-tuong-nhan-vat-ong-sau-trong-chiec-luoc-
nga-27887.html#2

https://www.elib.vn/hoc-tap/cam-nhan-hinh-tuong-nhan-vat-ong-sau-trong-chiec-luoc-
nga-27887.html#3

You might also like