You are on page 1of 3

ĐỀ: Phân tích nhân vật bé Autumn trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn

Nguyễn Quang Sáng:

Bài làm:

Có thể nói, trong số các tác phẩm thời kháng chiến chống Mỹ lúc bấy giờ, tác phẩm
“Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một phát hiện, một làn gió mới.
Thật vậy, tác giả đã hướng ngòi bút về hiện thực chiến tranh đau đớn, tàn khốc, qua đó
làm tình phụ tử thêm thiêng liêng, đẹp đẽ, bất chấp hoàn cảnh éo le, đầy xót xa. Điều
này được thể hiện rất rõ qua những ngày tháng tuổi thơ của nhân vật bé Thu-một em
bé tuy còn rất nhỏ, song lại có tình yêu thương mãnh liệt dành cho ba.

Viết vào những năm tháng kháng chiến ác liệt, cốt truyện được khắc họa từ những
gam màu đen tối của chiến tranh, bom đạn, nhưng vẫn giữ được màu sắc tươi sáng của
tình ba con. Theo đó, anh Sáu- một chiến sĩ cách mạng, sau tám năm xa cách, anh về
thăm nhà, nhưng con anh- bé Thu không nhận ra anh vì vết sẹo dài trên má. Đến khi
nhận ra, bé Thu bày tỏ tình cảm mãnh liệt với anh, cũng là lúc anh phải lên đường
tiếp tục chiến đấu.

Xuyên suốt tác phẩm, thể hiện rõ nhất ở Thu là lòng yêu thương vô cùng đặc biệt
và nhất quán dành cho ba. Thật vậy, từ những tình tiết đầu câu chuyện, khi nghe anh
Sáu vừa chạy lại vừa gọi tên mình, Thu đã “chớp mắt”, “mặt nó tái đi”, “vụt chạy” rồi
“thét lên”. Có thể thấy, đây không phải một thái độ ương ngạnh, vô lễ, đây chính là
một hành động hết sức bình thường. Bởi lẽ, em còn quá nhỏ, làm sao có thể chấp nhận
được một người lạ mặt đến tự nhận là ba mình? Chưa hết, trong 3 ngày anh Sáu ở nhà,
dẫu anh có ở nhà, “lúc nào cũng vỗ về con”, song Thu vẫn nhất định không gọi anh
một tiếng “Ba”. Bên cạnh đó, sự quyết tâm, kiên quyết thể hiện rất rõ trong tình huống
gọi anh Sáu vào ăn cơm, mặc kệ mẹ mắng, em chỉ nói trổng: “Vô ăn cơm!”, “Cơm
chín rồi!”, cuối cùng là “ Con kêu rồi mà người ta không nghe”, hai chữ “người ta”
chính là lưỡi dao đâm vào tim người đọc, nghe thật lạnh nhạt, xót xa, rốt cuộc sau bao
nhiêu công sức, anh Sáu vẫn không bao giờ trở thành “ba”, chỉ dừng lại ở một người
lạ. Dường như, trong tâm trí non nớt của em khi ấy, em vẫn còn giữ lại trong mình
hình tượng “người ba thật sự” qua bức hình “ba chụp với má”, người không mang trên
mặt vết sẹo dài, đáng sợ giống anh Sáu ngay lúc này. Hơn nữa, tình tiết còn được tác
giả đẩy lên cao độ, ngày càng tăng dần một cách khéo léo bằng cách đẩy bé Thu vào
tình thế khó xử, “nồi cơm sôi”, “nhắm không thể nhắc xuống chắt nước được”, buộc
phải nhờ anh Sáu, em vẫn nhất quyết không gọi anh một tiếng ba rồi tự mình “lấy cái
vá múc ra từng vá nước”. Ở đỉnh điểm, trong bữa cơm, dựa vào hành động Thu sau
khi “hất cái trứng cá” dẫn đến việc bị anh Sáu “đánh vào mông”, em đã “đầu cúi gằm
xuống, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm”, “nhảy xuống xuồng”, “cố làm cho
dây lòi tói khua rổn rảng”, “sang nhà ngoại”, có thể thấy, em thật sự tổn thương, tuyệt
vọng. Trước đó, em tỏ ra ương bướng, cứng đầu không phải em không thương ba.
Thay vào đó, em càng ương bướng càng thể hiện tình yêu em dành cho ba càng sâu
đậm, Thu yêu ba vô cùng. Vì, em đã phải mong chờ được gặp lại ba-người em chỉ có
thể tưởng tượng, thương nhớ qua “bức hình chụp với má” suốt tám năm ròng rã, bỗng
chốc phải sống chung với một người lạ mặt tự nhận là ba mình, chính sự ngỡ ngàng
khiến em không thể chấp nhận được “người ba thật sự” kia lại như thế, để rồi sau cú
đánh, hình ảnh “người ba” trong em vỡ nát, em hụt hẫng, chỉ dám cúi gằm mặt, không
nói nên lời.

Không những vậy, tình yêu ấy còn được bộc lộ một cách chân thực, rõ ràng hơn sau
khi bé Thu đã hiểu toàn bộ sự việc. Theo đó, tối ở nhà ngoại, sau khi nghe bà kể, em
“nằm im, lăn lộn và thở dài như người lớn”, có lẽ Thu cảm thấy hối hận vì đã ương
bướng, cứng đầu, thấy đồng cảm với những khó khăn, trắc trở mà anh Sáu đã phải trải
qua để về nhà trong ba ngày ngắn ngủi, em ao ước mình nhận ra sớm hơn, để có thể
nói ra biết bao nhiêu điều em ấp ủ, thể hiện biết bao tâm tình thương nhớ suốt cả tám
năm ròng. Và, ở những giây phút cuối cùng, lúc anh Sáu chào tạm biệt em để chuẩn bị
ra đi, Thu “thét lên :-Ba…a…a…ba” tiếng thét ấy không chỉ “xé cả ruột gan mọi
người” mà còn làm lay động cả trái tim, lấy đi bao nước mắt của người đọc, đó chính
là tiếng thét chất chứa mọi tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất em có thể dành cho ba.
Chưa hết, ”, hình như em nhận ra thời gian bây giờ là quá ngắn ngủi để nói bất cứ lời
xin lỗi nào, em “hôn tóc”, “hôn cổ”, “hôn vai” “hôn cả vết thẹo dài”. Dẫu biết là
không thể, em vẫn chân thành mong ước anh Sáu ở lại, không thể chấp nhận việc phải
chia tay anh, thể hiện ở chi tiết “hai tay nó siết chặt cổ”, “dang cả hai chân rồi câu chặt
lấy ba nó”. Nhưng rồi, chấp nhận sự thật, theo lời khuyên của bà, em “ôm chầm” anh
Sáu, “mếu máo” xin anh mua cho chiếc lược vào ngày anh trở về. Qua lời xin, có thể
nói, chiếc lược bé Thu xin chính là một ước nguyện của em: nhất định ba sẽ trở về và
tặng em chiếc lược, và cũng là cách nhằm tạo động lực để anh chiến đấu.

You might also like