You are on page 1of 13

Nét đặc sắc trong bút pháp của Nguyễn Thành Long là luôn tạo được hình tượng

đẹp,
tình huống ngọt ngào, giọng văn trong trẻo. Thậm chí, những tác phẩm ông dịch như “Hoàng tử
bé” và “Quê xứ con người” cũng để lại dấu ấn này. Nhưng phong cách Nguyễn Thành Long thể
hiện rõ nhất ở mảng truyện. Một trong những truyện ngắn đẹp như tranh của ông là Lặng lẽ Sa
Pa. Truyện được viết năm 1970, sau chuyến đi thực tế Lào Cai. Chất thơ đậm trong cảnh sắc
thiên nhiên và hình ảnh con người đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của truyện.

Chất thơ hay còn gọi là “thi vị” là một khía cạnh của cảm hứng thẩm mĩ nhân văn, gắn
với cái đẹp. Trong Lặng lẽ Sa Pa, trước hết, đó là sự hấp dẫn của núi rừng Sa Pa - không hề
hoang vu mà đẹp một cách trữ tình, tráng lệ “Sapa bắt đầu với những rặng đào và với những đàn
bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong thung lũng hai bên đường”. Đây là Sapa đẹp thơ
mộng, hừng hực nhựa sống mới như bước ra từ những câu thơ.
“Đường lên đỉnh núi Sa Pa,
Hoa chen thắm lá, mây là là bay.
Hương đào thoang thoảng đâu đây….”
Nó khác với ấn tượng Sa Pa lẫn sâu mây mù và sương muối giá lạnh. Hấp dẫn hơn, theo
chuyến xe đưa ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ lên đơn vị, Sapa hôm ấy rất rực rỡ: “Mây hắt từng
chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng… Nắng bây giờ bắt đầu lên tới, đốt cháy rừng cây.” Cuối
truyện, khi họ tạm biệt chàng trai, lại bắt gặp ánh nắng: “Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con
đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn.”. Hình ảnh ánh nắng xuất hiện ở đầu và
cuối truyện (tạo phép lặp đầu – cuối) khiến toàn không gian rực rỡ qua cái nhìn và cả trong tâm
tưởng. Ở góc độ nào, thiên nhiên cũng khoáng đạt, hùng vĩ.
Không còn là Sa Pa lặng lẽ, trầm mặc mà rất hấp dẫn, tràn trề sức sống. “Những cây
thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của
những cây tử kính thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng
xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm
xe”. Thiên nhiên như có sự sống, cảm xúc giống con người. Người ta bị cuốn theo vòng quay
tinh nghịch của mây, bị kéo theo nắng. Cái hừng hực của nắng, của gió gợi đến nhiệt huyết của
người lao động nơi đây. Nguồn năng lượng ấy tạo nên môt sắc thái mới cho Sapa. “Trong mây
mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia bỗng nhiên gặp lại hoa dơn thược dược vàng tím đỏ ….
ngay lúc dưới kia là mùa hè”. Màu hoa rực rỡ chính tâm hồn và cuộc sống đang sôi trào, tuôn
chảy. Con người tạo ra thiên nhiên thơ mộng, và thiên nhiên làm người ta rung cảm trước vẻ đẹp
tinh tế của nó.
Khung cảnh lãng mạn này là phông nền cho câu chuyện đầy chất thơ. Đó là hình ảnh
đôi nam-nữ thanh niên cắt hoa trong nắng hè, là chiếc khăn mùi-soa kẹp giữa sách. Cuối truyện
“Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo”.
Người đọc tưởng như nhà văn xây dựng một câu chuyện về tình yêu đang chớm nở. Nhưng thật
bất ngờ, đó chỉ là chất xúc tác, là điểm tựa cho vẻ đẹp của con người bình dị được thăng hoa.
Trong truyện, không hề có nhân vật phản diện. Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình toát lên từ
tính cách các nhân vật. Chất thơ ấy làm trái tim người đọc rung lên, dẫn họ đi theo từng con
chữ, cuốn họ về những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Khi ấy, “Tất cả cho miền nam
ruột thịt” không chỉ là khẩu hiệu, mà ngấm vào máu của từng người. “Hai bố con cùng viết đơn
xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không.” Họ là những người anh hùng
trên chiến trường và trên công trường. Đọc Lặng lẽ Sapa chúng ta gặp những Paven Corsaghin
ngay bên mình. Những con người trẻ tuổi ý thức rõ rằng “việc của cháu gắn liền với việc của bao
anh em, đồng chí dưới kia”. Dù bất cứ nơi đâu họ đã sống, chiến đấu hết mình. Họ đã chiến
thắng kẻ thù, chiến thắng khó khăn, và vượt qua chính mình
Tất cả đều hết lòng với công việc. Ông họa sĩ già “năng nổ đi, vẽ, như thời thanh niên”,
cô kĩ sư trẻ “có thể đi bất kì đâu, làm bất kì gì, nhận bất kỳ lương hướng, tiếp đón thế nào”, bác
lái xe, ông kĩ sư vườn rau, anh thanh niên …. Mỗi người một độ tuổi, một hoàn cảnh, nhưng tất
cả đều dâng hết nhiệt huyết cho tổ quốc. Mỗi người có vẻ đẹp riêng dù họ không có tên riêng
(một dụng ý nghệ thuật của tác giả). Vì vậy, họ có thể là bất cứ ai lặng lẽ, bình dị ở Sapa với tâm
hồn nhân văn lấp lánh.
Người này trở thành chất xúc tác để người kia bộc lộ tất cả chất thơ trong sâu thẳm.
Ông họa sĩ già “nhanh chóng coi cô gái là con”. “Anh con trai, rất tự nhiên như với một người
bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái”. Chất thơ thoát ra từ những cảm xúc thật
đẹp của các nhân vật, tưới đẫm vào tác phẩm. Đó là vẻ đẹp dung dị, đời thường mà cao quý, là
chân dung của con người lao động mới đang góp sức mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ
đất nước, chi viện cho miền nam thương yêu.
Chất thơ bung tỏa ở chỗ: Với lý tưởng cao đẹp, họ nhanh chóng nhận ra nhau chỉ qua một
cái nhìn: “Cũng đoàn viên, phỏng?” Đây là một chi tiết nhỏ, không gay cấn, nhưng lại đặc biệt
bất ngờ, hấp dẫn người đọc: Chàng trai nói đã to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ, nhưng lại
“hạ giọng” khi hỏi về điều mà nhiếu người sẽ nói rất to từ lời giới thiệu đầu tiên. Bởi họ là đoàn
viên đứng đầu sóng, ngọn gió. Cùng lý tưởng sống, phút gặp nhau chính là phút giao thoa, thăng
hoa của những tâm hồn giàu khát vọng và ý thức trách nhiệm. Và lửa nhiệt huyết của họ đã làm
trái tim của người già cũng rung động. “Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội
hãn hữu cho sáng tác.” Họ đã hiểu nhau “không phải hiểu như một ngôi sao xa” mà như hiểu
chính mình. hiểu về đồng đội, hiểu về lý tưởng mình đang theo đuổi.
Vì lý tưởng cao đẹp, họ biết hi sinh hạnh phúc riêng tư cho đất nước. Cô gái “cũng có
lần yêu, nhưng rồi xóa ngay vì biết mình lầm”. Đồng chí nghiên cứu khoa học “không đi đến đâu
mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình” ….. Chất thơ toát lên từ cuộc sống, từ
vẻ đẹp tâm hồn của mỗi nhân vật - dù trực tiếp hay gián tiêp cũng nên thơ, cũng mang màu sắc
lãng mạn cách mạng.
Bởi vậy, ngay cả những công việc bình dị thường ngày họ làm cũng đẫm chất thơ.
Ông kĩ sư ở vườn rau “xem cách ong lấy phấn” “để lúc hoa tung cánh làm thay cho ong”. Đồng
chí nghiên cứu khoa học “nghe sét là … choáng choàng chạy ra”. Và điều làm tạo nên sức hấp
dẫn là những việc họ làm rất lãng mạn nhưng hoàn tòan không vị nghệ thuật. Họ chỉ làm vì tình
yêu cuộc sống thiết tha, bỏng cháy. “Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to
hơn”, để “Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết”. Niềm vui sống vút lên
trong những khát vọng cao với vợi và lan tỏa khắp nơi trong cuộc sống bình di hàng ngày.
.

Truyện viết về đề tài lao động nhưng không hề khô khan, mà rất trữ tình, mềm mại với
nhiều chi tiết giàu chất thơ. Có thể nói, “Lặng lẽ Sa Pa” có dáng dấp như mốt bài thơ. Chất thơ
mang mác trong toàn truyện, từ phong cảnh thiên nhiên đẹp mộng mơ đến những con người sống
và làm việc trong cái lặng lẽ mà không hề cô đơn bởi họ gắn bó với đồng bào và tổ quốc. Tác giả
đã tao được thi vị cho tác phẩm, nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của những sự việc, con người rất
bình di, nhờ thế mà truyện được rõ nét và hấp dẫn hơn.
Nét đặc sắc trong bút pháp của Nguyễn Thành Long là luôn tạo được hình tượng đẹp,
tình huống ngọt ngào, giọng văn trong trẻo. Thậm chí, những tác phẩm ông dịch như “Hoàng tử
bé” và “Quê xứ con người” cũng để lại dấu ấn này. Nhưng phong cách Nguyễn Thành Long thể
hiện rõ nhất ở mảng truyện. Một trong những truyện ngắn đẹp như tranh của ông là Lặng lẽ Sa
Pa. Truyện được viết năm 1970, sau chuyến đi thực tế Lào Cai. Chất thơ đậm trong cảnh sắc
thiên nhiên và hình ảnh con người đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của truyện.

Chất thơ hay còn gọi là “thi vị” là một khía cạnh của cảm hứng thẩm mĩ nhân văn, gắn
với cái đẹp. Trong Lặng lẽ Sa Pa, trước hết, đó là sự hấp dẫn của núi rừng Sa Pa - không hề
hoang vu mà đẹp một cách trữ tình, tráng lệ “Sapa bắt đầu với những rặng đào và với những đàn
bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong thung lũng hai bên đường”. Đây là Sapa đẹp thơ
mộng, hừng hực nhựa sống mới như bước ra từ những câu thơ.
“Đường lên đỉnh núi Sa Pa,
Hoa chen thắm lá, mây là là bay.
Hương đào thoang thoảng đâu đây….”
Nó khác với ấn tượng Sa Pa lẫn sâu mây mù và sương muối giá lạnh. Hấp dẫn hơn, theo
chuyến xe đưa ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ lên đơn vị, Sapa hôm ấy rất rực rỡ: “Mây hắt từng
chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng… Nắng bây giờ bắt đầu lên tới, đốt cháy rừng cây.” Cuối
truyện, khi họ tạm biệt chàng trai, lại bắt gặp ánh nắng: “Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con
đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm
rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo”. Hình ảnh ánh nắng xuất hiện ở đầu và cuối
truyện (tạo phép lặp đầu – cuối) khiến toàn không gian rực rỡ qua cái nhìn và cả trong tâm
tưởng. Ở góc độ nào, thiên nhiên cũng khoáng đạt, hùng vĩ.
Không còn là Sa Pa lặng lẽ, trầm mặc mà rất hấp dẫn, tràn trề sức sống. “Những cây
thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của
những cây tử kính thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng
xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm
xe”. Thiên nhiên như có sự sống, cảm xúc giống con người. Người ta bị cuốn theo vòng quay
tinh nghịch của mây, bị kéo theo nắng. Cái hừng hực của nắng, của gió gợi đến nhiệt huyết của
người lao động nơi đây. Nguồn năng lượng ấy tạo nên môt sắc thái mới cho thiên nhiên Sapa.
“Trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia bỗng nhiên gặp lại hoa dơn thược dược vàng
tím đỏ …. ngay lúc dưới kia là mùa hè”. Màu hoa rực rỡ chính tâm hồn và cuộc sống đang sôi
trào, tuôn chảy. Con người tạo ra thiên nhiên thơ mộng, và thiên nhiên làm người ta rung cảm
trước vẻ đẹp tinh tế của nó.
Khung cảnh lãng mạn này là phông nền cho câu chuyện đầy chất thơ, là chất xúc tác, là
điểm tựa cho vẻ đẹp của con người bình dị được thăng hoa, hấp dẫn. Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình
toát lên từ tính cách các nhân vật. Trong truyện, không hề có một nhân vật phản diện.
Tất cả đều hết lòng với công việc. Ông họa sĩ già “năng nổ đi, vẽ, như thời thanh niên”,
cô kĩ sư trẻ “có thể đi bất kì đâu, làm bất kì gì, nhận bất kỳ lương hướng, tiếp đón thế nào”, bác
lái xe, ông kĩ sư vườn rau, anh thanh niên …. Mỗi người một độ tuổi, một hoàn cảnh, nhưng tất
cả đều dâng hết nhiệt huyết cho tổ quốc. Mỗi người có vẻ đẹp riêng dù họ không có tên riêng
(một dụng ý nghệ thuật của tác giả). Vì vậy, họ có thể là bất cứ ai lặng lẽ, bình dị ở Sapa với tâm
hồn nhân văn lấp lánh.
Người này trở thành chất xúc tác để người kia bộc lộ tất cả chất thơ trong sâu thẳm.
Ông họa sĩ già “nhanh chóng coi cô gái là con”. “Anh con trai, rất tự nhiên như với một người
bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái”. Chất thơ thoát ra từ những cảm xúc thật
đẹp của các nhân vật, tưới đẫm vào tác phẩm. Đó là vẻ đẹp dung dị, đời thường mà cao quý, là
chân dung của con người lao động mới đang góp sức mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ
đất nước, chi viện cho miền nam thương yêu.
Chất thơ bung tỏa ở chỗ: với lý tưởng cao đẹp, họ có thể nhanh chóng nhận ra nhau chỉ
qua một cái nhìn : “Cũng đoàn viên, phỏng?” Đây là một chi tiết nhỏ, không gay cấn, nhưng lại
đặc biệt bất ngờ, hấp dẫn người đọc: Chàng trai nói đã to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ,
nhưng lại “hạ giọng” khi hỏi về điều mà nhiếu người sẽ nói rất to về mình ngay từ lời giới thiệu
đầu tiên. Bởi họ là đoàn viên đứng đầu sóng, ngọn gió. Cùng lý tưởng sống, phút gặp nhau chính
là phút giao thoa, thăng hoa của những tâm hồn giàu khát vọng và ý thức trách nhiệm. Và lửa
nhiệt huyết của họ đã làm trái tim của người già cũng rung động. “Chao ôi, bắt gặp một con
người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác.” Họ đã hiểu nhau “không phải hiểu như
một ngôi sao xa” mà như hiểu chính mình. hiểu về đồng đội, hiểu về lý tưởng mình đang theo
đuổi.
Vì lý tưởng cao đẹp, họ biết hi sinh hạnh phúc riêng tư cho đất nước. Cô gái “cũng có
lần yêu, nhưng rồi xóa ngay vì biết mình lầm”. Đồng chí nghiên cứu khoa học “không đi đến đâu
mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình” ….. Chất thơ toát lên từ cuộc sống, từ
vẻ đẹp tâm hồn của mỗi nhân vật - dù trực tiếp hay gián tiêp cũng nên thơ, cũng mang màu sắc
lãng mạn cách mạng.
Bởi vậy, ngay cả những công việc bình dị thường ngày họ làm cũng đẫm chất thơ.
Ông kĩ sư ở vườn rau “xem cách ong lấy phấn” “để lúc hoa tung cánh làm thay cho ong”. Đồng
chí nghiên cứu khoa học “nghe sét là … choáng choàng chạy ra”. Và điều làm tạo nên sức hấp
dẫn là những việc họ làm rất lãng mạn nhưng hoàn tòan không vị nghệ thuật. Họ chỉ làm vì tình
yêu cuộc sống thiết tha, bỏng cháy. “Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to
hơn”, để “Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết”. Niềm vui sống vút lên
trong những khát vọng cao với vợi và lan tỏa khắp nơi trong cuộc sống bình di hàng ngày.
Chất thơ ấy làm trái tim người đọc rung lên, dẫn họ đi theo từng con chữ, cuốn họ về
những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Khi ấy, “Tất cả cho miền nam ruột thịt” không
chỉ là khẩu hiệu, mà ngấm vào máu của từng người. “Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt
trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không.” Họ là những người anh hùng trên chiến trường
và trên công trường. Đọc Lặng lẽ Sapa chúng ta gặp những Paven Corsaghin ngay bên mình.
Những con người trẻ tuổi ý thức rõ rằng “việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng
chí dưới kia”. Dù bất cứ nơi đâu họ đã sống, chiến đấu hết mình. Họ đã chiến thắng kẻ thù, chiến
thắng khó khăn, và vượt qua chính mình. Chất thơ trong mỗi nhân vật bung tỏa từ đó.
Truyện viết về về đề tài lao động mà không hề khô khan, rất trữ tình, mềm mại với nhiều
chi tiết giàu chất thơ khiến người đọc tưởng như nhà văn xây dựng một câu chuyện về tình yêu
đang chớm nở.
Có thể nói, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có dáng dấp như mốt bài thơ. Chất thơ mang mác
trong toàn truyện, từ phong cảnh thiên nhiên đẹp mộng mơ đến hình ảnh những con người sống
và làm việc trong cái lặng lẽ mà không hề cô đơn bởi sự gắn bó của họ với con người và đất
nước. Tác giả đã tao được thi vị cho tác phẩm, nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của những sự việc,
con người rất bình di, nhờ thế mà truyện được rõ nét và hấp dẫn hơn.
Một câu chuyện thơ

Không chỉ trên phương diện nội dung, chất thơ trong Lặng lẽ Sa Pa còn được
thể hiện sinh động trên nhiều khía cạnh của phương diện hình thức. Ấn
tượng chung của độc giả đối với tác phẩm là câu chuyện nhẹ nhàng với cốt
truyện đơn giản, tình tiết không phức tạp, diễn biến truyện không quá gây
cấn.

Tuy có đôi lúc sôi nổi nhưng chủ yếu truyện vẫn mang giọng điệu chậm rãi,
khoan thai. Đặc biệt, truyện có lớp ngôn ngữ trong sáng, giàu sức biểu cảm
và hình ảnh với những biểu hiện như:

Sử dụng nhiều từ ngữ chỉ màu sắc (thác trắng xóa, mây hắt từng chiếc quạt
trắng, thấp thoáng trong màu xanh bao la, một vệt hình ba góc màu vàng,
những ngón tay bằng bạc, nhô cái đầu màu hoa cà màu xanh của rừng, anh
chỉ đỏ mặt, đứng trông mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, hoa dơn,
hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong…);

Sử dụng nhiều từ láy (lặng lẽ, lả tả, thấp thoáng, dễ dàng, nhẹ nhàng, bối rối,
nhỏ nhẻ, sạch sẽ, toe toe, khe khẽ, hí hoáy, loay hoay, choáng choàng, vắng
vẻ, vòi vọi, băn khoăn, rực rỡ,…); sử dụng nhiều so sánh tu từ (nó như con
gián gặm nhấm người ta, nó như bị chặt ra từng khúc, các anh chị cứ như
con bướm,…).
Có thể nói, lớp ngôn ngữ truyện giàu chất thơ là một trong những phương
diện quan trọng làm nên chất thơ xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm

Khi gặp và chứng kiến cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của anh thanh niên làm khí tượng, cô tự
tin hơn về quyết định của mình. Trong lòng cô dội lên sự hàm ơn không phải vì bó hoa to đẹp mà anh
thanh niên tặng cho cô mà vì một bó hoa khác – bó hoa của lí tưởng sống cao đẹp, của những háo hức,
mơ mộng ngẫu nhiên anh trao cho cô để cô tiếp tục hòa mình vào đất trời Tây Bắc, để sống đẹp như anh.
Cảm nhận chất thơ trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành
long

Chất thơ, chất trữ tình chủ yếu toát lên từ nội dung truyện. Từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại
nhiều dư vị trong lòng mỗi người, từ những nét đẹp giản dị rất đáng mến của người thanh niên,
từ những câu chuyện anh kể về cuộc sống của mình giữa lặng lẽ Sa Pa, và từ những tình cảm,
cảm xức mới nảy nở của ông hoa sĩ, cô kỹ sư đối với anh thanh niên.

Có thể nói, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có dáng dấp như mốt bài thơ, chất thơ bàng bạc trong
toàn truyện, từ phong cảnh đẹp hết sức thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao đến hình ảnh
những con người sống và làm việc trong cái lặng lẽ mà không hề cô đơn bởi sự gắn bó của họ
đối với đất nước, với mọi người. Tác giả đã tao được không khí trữ tình cho tác phẩm, nâng cao
ý nghĩa và vẻ đẹp của những sự việc, con người rất bình di được miêu tả trong truyện, nhờ thế
mà chủ đề của truyện được rõ nét và sâu sắc hơn.

⇒ Quả thực, vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa là món quà tặng của trời đất mà von người đã vinh dự
đón nhận lấy.

Chất trữ tình thể hiện ở cảm xúc của con người. Câu chuyện vẻn vẹn có ngần ấy nhân vật với
cuộc gặp diễn ra cỡ trong 30 phút. Nhưng qua lời đối thoại, suy ngẫm của họ đã hình thành mối
giao cảm giữa những con người lần đầu tiếp xúc. Chất trữ tình thấm đẫm trong dòng cảm xúc
của ông họa sĩ dành cho anh thanh niên: “Chao ôi, bắt một con người như anh ta là một cơ hội
hãn hữu cho sảng tác”; trong cảm xúc của cô kĩ sư: “Một ấn tượng hàm ơn khó tả đạt trong cô
gái. Không phải vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi”. Tất cả tạo nên một tình cảm mến
yêu, ngưỡng mộ sâu sắc trong truyện.

Chất trữ tình trong truyện chủ yếu toát lên từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị ấy, từ
những nét đẹp rất đáng mến của anh thanh niên, từ những câu chuyện anh kể về cuộc sống của
mình giữa lặng lẽ Sa pa..
Kết bài:

Chất trữ tình, chất thơ bàng bạc trong truyện góp phần nâng cao ý nghĩa vả vẻ đẹp của những sự
việc, con người nhờ thế mà chủ đề của truyện được rõ nét và sâu sắc. Sa Pa “lặng lẽ” nhưng để
lại nhiều dư vang. Sa pa lặng lẽ mà trữ tình, lãng mạn. Sa pa lặng lẽ mà không cô quạnh, đìu hiu.
Bởi nơi đây, vẫn còn có rất nhiều những con người ngày đêm âm thầm lặng lẽ dâng hiến tuổi trẻ,
trí tuệ và niềm say mê lao động của mình cho đất nước, cho cuộc đờihà văn và bằng một ngôn
ngữ vừa là họa vừa là thơ

Sử dụng nhiều từ ngữ chỉ màu sắc (thác trắng xóa, mây hắt từng chiếc quạt trắng, thấp thoáng trong
màu xanh bao la, một vệt hình ba góc màu vàng, những ngón tay bằng bạc, nhô cái đầu màu hoa cà màu
xanh của rừng, anh chỉ đỏ mặt, đứng trông mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, hoa dơn, hoa
thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong…);

Sử dụng nhiều từ láy (lặng lẽ, lả tả, thấp thoáng, dễ dàng, nhẹ nhàng, bối rối, nhỏ nhẻ, sạch sẽ, toe toe,
khe khẽ, hí hoáy, loay hoay, choáng choàng, vắng vẻ, vòi vọi, băn khoăn, rực rỡ,…); sử dụng nhiều so
sánh tu từ (nó như con gián gặm nhấm người ta, nó như bị chặt ra từng khúc, các anh chị cứ như con
bướm,…).

Có thể nói, lớp ngôn ngữ truyện giàu chất thơ là một trong những phương diện quan trọng làm nên chất
thơ xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm
https://download.vn/truyen-ngan-lang-le-sa-pa-40944

“Chất thơ” có thể hiểu là một khía cạnh của cảm hứng thẩm mĩ nhân văn, phải gắn với cái đẹp.
Cái đẹp có thể là do tự nhiên mang lại như cảnh mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh thẳm, tạo ra
cảm giác dễ chịu cho người ngắm nhìn. Hoặc, “chất thơ” cũng có thể tạo ra từ những tình cảm, hành
động của con người như: Sự nhớ nhung, sự uyển chuyển của các điệu múa...”(Đỗ Lai Thúy)

- Nói một tác phẩm văn xuôi có chất thơ tức là những ý văn, câu văn, đoạn văn tạo nên sự rung
cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống con người và nó có khả năng truyền những rung cảm ấy
đến với người đọc Chất thơ là tiếng nói của tình cảm. Khái niệm chất thơ trong tác phẩm văn xuôi để chỉ
tác phẩm có thiên hướng bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước vẻ đẹp cuộc sống và con người, thông qua ngôn
ngữ giàu hình ảnh, giọng văn nhẹ nhàng, êm ái

.Biểu hiện chất thơ trong văn xuôi

*Về phương diện nội dung:

-Xác định thế giới nhân vật nào là chủ đạo?

-Nhân vật trung tâm được biểu hiện chủ yếu trong cảnh nào/ hay toàn bộ tác phẩm là những
cung bậc tâm trạng (không phải là nhwunxg hành động).

-Cả cảnh và tình trong mỗi trang văn đều toát lên một vẻ đẹp rất riêng, giàu tính biểu cảm, gợi
nhiều cảm xúc ở người tiếp nhận.

+Thiên nhiên

+ Cuộc sống con người.

*Về phương diện nghệ thuật:

-Tìm hiểu câu văn, cách dùng và tạo ra kiểu câu văn nghue thế nào (Ví dụ: câu văn “Chiều, chiều
rồi, một chiều êm ả như ru,…”. Câu văn có tín hiệu “chiều” rất đặc biệt, nếu chỉ là tín hiệu nghĩa của văn
xuôi người ta sẽ chỉ cần một chữ “chiều”, vậy 3 chữ “chiều” xếp đặt cạnh nhau, nó tạo ra chất thơ, nhịp
thơ)

-Nghệ thuật chủ đạo của địa hạt thơ đã được sử dụng chủ yếu trong văn xuôi như thế nào? Ở
cảnh nào? (Ví dụ: lấy động tả tĩnh, lấy sáng tả tối,… được sử dụng chủ yếu trong truyện Hai đứa trẻ như
thế nào?).

-Từ ngữ, giọng điệu, nhịp điệu giàu chất thơ như thế nào?

“Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” là do Chủ tịch Hồ Chí
Minh khởi xướng
Từ đồng nghĩa: nhiệt huyết
noun (từ đồng nghĩa):
 nồng nhiệt, phấn khích, ham muốn, nghiêm túc, hăng hái, năng lượng, sắc sảo, mãnh liệt, háo hức, sôi
nổi, nhiệt thành, kịch liệt, tinh thần, đam mê, lửa, cảm xúc, niềm say mê, nhiệt thành, hoạt hình, nhiệt
tình

 phấn khích, kích thích, viêm

 ardor, fervidness, fire, fervency

https://vi.opentran.net/dictionary/ho%E1%BA%A1t+h%C3%ACnh.html

https://taodan.com.vn/lang-le-sa-pa-lang-le-ma-troi-song.html

https://revelogue.com/truyen-ngan-lang-le-sa-pa/

You might also like