You are on page 1of 4

ĐỀ 3: SÔNG ĐÀ TRỮ TÌNH, THƠ MỘNG – NGUYỄN TUÂN

3a
I.MB: – Có một Đà giang chảy qua trang thơ của Quang Lâm:
Song chảy qua, lòng vang lên lời hát
Dòng Đà giang là lạ gió vùng cao
Đó cũng là câu thơ gợi thương gợi nhớ trong thơ Trần Quang Quý
Sông Đà dâng lên những quả đồi đắc đỏ trung du
Tôi ôm dòng sông ôm giai điệu bè trầm ngàn xưa kể chuyện
Gác lên sông những lườn cong nhớ
Môi phù sa khép bóng hoàng hôn
mãi khuấy trong tôi nhịp những con thuyền
Như vậy, sông Đà không phải lần đầu tiên đi vào thơ văn. Nhưng qua cảm nhận của mỗi người
nghệ sĩ, sông Đà lại được khám phá với những góc nhìn riêng, vẻ đẹp riêng. Bởi lẽ “Thế giới không
phải được tạo lập một lần mà mỗi một lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện là một lần thế giới được tạo
lập” (Mac-xen Prut), nên cũng là dòng sông ấy, qua trang văn tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân, sông
Đà hiện lên như một công trình mỹ thuật tuyệt vời của tạo hóa với hai vẻ đẹp đầy ấn tượng: Hùng vĩ,
dữ dội và đằm thắm, trữ tình.“\Đặc biệt vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông để lại cảm xúc
khó phai trong lòng người đọc. Điều ấy tác giả thả hồn qua đoạn văn: “.....”.
II.TB: 1.TỔNG: – Nguyễn Tuân nổi tiếng trên văn đàn trước hết như một con người của chủ
nghĩa “xê dịch” và viết về những chuyện “xê dịch”. Những cái gì gây nên cảm giác mạnh là nguồn
sống của văn ông. Ông đến với sông Đà như đến với người bạn tương đắc. Sự dữ dội, mãnh liệt và thơ
mộng tuyệt vời của nó đã thu hút ông hết sức mạnh mẽ. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân dốc
toàn bộ tài hoa ngôn ngữ của mình ra để tái hiện nó và làm lan truyền đến người đọc niềm thán phục,
ngưỡng mộ sâu sắc đến sông Đà mà cũng là cảnh và người Việt Nam rất đỗi đáng yêu, đáng quý. Qua
hình tượng người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã đưa ra một cái nhìn mới về chủ nghĩa anh hùng.
Nó không chỉ có ở nơi chiến trường, trong chiến tranh gian khổ, ác liệt mà nó ở ngay trong cuộc sống
thường ngày. Sự mưu trí, dũng cảm và tài hoa ấy ẩn chứa ngay trong những con người lao động hiền
lành, bình dị
2. PHÂN: – NT quan sát SĐ ở nhiều góc độ. Góc độ thứ nhất là từ trên cao nhìn xuống. Ở điểm
nhìn ấy tác giả đã hình dung con SĐ giống như một giai nhân kiều diễm với áng tóc trữ tình: “con
sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây
Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đất nương xuân”. Mở ra
trước mắt của người đọc độ dài vô tận của dòng sông. Mái tóc của Đà giang như nối dài đến vô tận,
trùng điệp giữa bạt ngàn màu xanh lặng lẽ của núi rừng. Phép so sánh “như một áng tóc trữ tình” tạo
cho người đọc một sự xuýt xoa trước vẻ đẹp diễm tuyệt của SĐ. Con sông như một kiệt tác của trời
đất. Nguyên cả cụm từ ấy đã nói lên hết cái chất thơ, chất trẻ trung và đẹp đẽ, thơ mộng của dòng sông.
Cảnh vì thế mà vừa thực lại vừa mộng. Sắc đẹp diễm tuyệt của SĐ – của giai nhân kiều diễm kết hợp
với hoa ban nở trắng rừng, hoa gạo đỏ rực hai bên bờ làm người đọc liên tưởng mái tóc như được trang
điểm bởi mây trời, như cài thêm hoa ban hoa gạo và đẹp mơ màng như sương khói mùa xuân. Nghệ
thuật nhân hóa đã được mở ra tuyệt đối làm người đọc dường như không còn nhận ra đây là con sông
nữa mà là một mỹ nhân đang làm duyên làm dáng với Tây Bắc. Thật gợi cảm biết bao!
– Trữ tình và đáng yêu hơn nữa là sắc nước gợi cảm của con SĐ. NT đã nhận ra những sắc màu
khác nhau của SĐ theo từng mùa mang vẻ đẹp riêng. Con sông Tây Bắc thật bay bổng và lãng
mạn trong cái nhìn mê đắm của nhà văn qua làn mây mùa xuân: “Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa
xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước SĐ”. Chính
vẻ đẹp của mây trời đã tạo cho con sông một vẻ đẹp riêng không trộn lẫn. Nếu như Hoàng Phủ Ngọc
Tường nhìn thấy sông Hương có màu xanh thẫm và ánh nắng “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” do sự
phản quang của mây trời và đẹp như một đoá hoa phù dung thì NT lại phát hiện ra vẻ đẹp của sắc nước
SĐ thay đổi theo mùa. Mùa xuân, nước SĐ xanh ngọc bích “chứ không xanh màu xanh canh hến
của nước sông Gâm, sông Lô”. Xanh ngọc bích là xanh trong, xanh sáng, xanh biếc – một sắc màu
gợi cảm, trong lành, tinh khiết, không pha tạp. Đó là sắc màu của nước, của núi, của da trời. Mùa thu,
nước SĐ “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một
người bất mãn bực bội độ thu về”. Cách nhân hóa và so sánh “lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm
đi vì rượu bữa” khiến người đọc thích thú hình dung được vẻ đẹp đa dạng của sắc nước SĐ. Phép
nhân hoá và so sánh kết hợp với từ láy tượng hình “lừ lừ”, tính từ “bầm đi” vừa gợi tả dòng chảy
nặng nề, điềm đạm và chậm rãi của con sông mang nặng phù sa thượng nguồn, vừa thể hiện sức mạnh
tiềm tàng ẩn chứa bao hiểm nguy, cuồng loạn của một dòng sông vẫn “năm năm báo oán đời đời
đánh ghen” với con người. Như vậy, trong cái hùng vĩ, dữ dội, dòng sông vẫn có nét thơ mộng trữ
tình, và trong cái thơ mộng trữ tình ấy nó vẫn ẩn chứa vẻ dữ dằn, nguy hiểm. Đó cũng chính là cái trữ
tình thơ mộng ngàn đời của con sông Tây Bắc.
– Quan sát ở điểm nhìn gần, bằng cảm nhận đầy chất thơ, NT đã để cho ngòi bút của mình lai láng
về Đà giang. Tác giả ví sông Đà như một cố nhân đi xa thì nhớ, gặp lại thì mừng vui khôn xiết. Gặp
lại bỗng vui “như thấy nắng giòn tan sau kỳ mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”. Cách
so sánh, nhân cách hoá độc đáo khiến sông Đà hiện lên thật đẹp bởi chiều sâu cảm xúc, chất chứa hơi
ấm tình người. Nó trở thành người bạn hiền thuỷ chung, điềm tĩnh chờ đợi người đi xa trở về.
– Đặc biệt, khi bắt gặp ánh nắng chiếu vào mắt, trong sự hướng ngoại, nhà văn đã phát hiện ra
nắng sông Đà đẹp đến mê hồn trong ánh sáng “loé lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên
hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Mượn một câu thơ trong bài thơ Đường nổi tiếng “Tại lầu Hoàng
Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” của Lý Bạch, nhà văn dường như đã ngầm khẳng định vẻ
đẹp cổ thi của con sông Tây Bắc. Dòng sông ấy trong sự liên tưởng đến thơ Đường đã gợi tả được vẻ
đẹp phẳng lặng, trong sáng, lấp lánh, hồn nhiên, thanh bình.
– Trữ tình và đáng yêu hơn nữa khi NT dùng những hình ảnh dịu dàng trong sáng nhất để tả đôi
bờ sông Đà bằng cái nhìn và tình cảm của một người tự nhận SĐ như một “cố nhân”. “Thuyền tôi
trôi trên sông Đà…”. Người đọc như lạc vào thế giới cổ tích, thế giới của tiền sử. Tựa như một không
gian nghệ thuật như ru khách SĐ vào giấc mộng phiêu du với cảm giác yên ả, thanh bình, tĩnh lặng.
Nhất là khi: “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này
cũng lặng tờ đến thế mà thôi”. Du khách đang đi thuyền trên quãng sông này nhưng lại có cảm giác
mình đang đi ngược về quá khứ xa xưa, trở về với “mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên”
(Hoàng Cầm) của những đời Lí, đời Trần, đời Lê. Cái ý “lặng tờ” được nhấn đi nhấn lại như ướp
hương rừng gió núi vào hồn người mà lắng nghe, mà cảm nhận, mà thưởng ngoạn. Cái lặng tờ trầm tư
đột ngột của con sông vốn đã ồn ào, mạnh mẽ gợi lên không khí thiêng liêng, trang trọng, cổ kính –
SĐ, con sông lịch sử đã từng chứng kiện một chặng đường oanh liệt, hào hùng của dân tộc ta trong
những cuộc chiến tranh vệ quốc. Đó cũng là dòng sông cổ thi “trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ”
mà ta đã từng bắt gặp trong trang thơ của Huy Cận. Câu văn không tả mà nó có sức gợi mênh mông
của thi ca.
+ Theo dòng trôi của con thuyền, người đọc đi vào thế giới hoang sơ tĩnh mịch: “Thuyền tôi trôi
qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh
đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ
sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Dòng
sông thật êm đềm, thơ mộng! Ta tưởng như nhịp chảy của dòng sông đã hòa vào nhịp điệu của câu văn
để ru hồn người. Bao trùm cảnh vật là một màu xanh hoang sơ với nương ngô “nhú lên mấy lá ngô
non đầu mùa”. Dường như ở đó đã có dấu ấn của con người in trên cái màu xanh non mỡ màng ấy
nhưng thật ngạc nhiên “tịnh không một bóng người”. Chính những hình ảnh thi vị ấy đã kéo dòng
sông hiện đại trở về gần với thực tại hơn. Nhà văn đã để cho dòng cảm xúc dào dạt thốt lên thành lời
đối thoại im lặng với thiên nhiên, bờ bãi ven sông… Dường như con người muốn hoà vào cùng cảnh
vật, để chiêm ngưỡng vẻ đẹp đầy sức cuốn hút của dòng sông. Sự hướng nội này càng làm nổi bật vẻ
đẹp nguyên sơ và hồng hoang của đôi bờ SĐ. Phép so sánh độc đáo, dùng không gian để gợi mở thời
gian, mở rộng biên độ làm nổi bật vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng, nguyên thuỷ của buổi sơ khai.
+ Trong cảnh lặng như tờ của thiên nhiên, trong cảnh sương đêm chưa tan hết, nhà văn đã
nhìn thấy một vẻ đẹp đầy sức sống của một “đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương
đêm”. Không phải chú nai vàng ngơ ngác trong cái xào xạc của lá thu rơi thuở nào mà ở đây chỉ có đồi
gianh nối tiếp đồi gianh trùng điệp với những “nõn búp” ngon lành. Hình ảnh đàn hươu xuất hiện trên
màu xanh bát ngát những đồi gianh là một nét vẽ tài hoa làm cho bức tranh thiên nhiên SĐ đượm màu
“hoang dại” và “cổ tích”. Chỉ có NT mới có cái nhìn “xanh non” ấy, mới có cách nói, cách tả độc
đáo ấy; ông đã thả hồn mình vào cảnh vật, mà yêu mến, nâng niu. Vẻ đẹp ấy thật đầy chất thơ, chất
hoạ. Thiên nhiên tựa như một bức tranh thủy mặc. Điều ấy khiến ta liên tưởng đến cảnh trong giã sử
Trung Hoa có một ngư dân một hôm chèo thuyền ngược dòng sông rồi lạc vào một chốn thần tiên, một
chốn Đào nguyên. Chất thơ trong đoạn văn viết về SĐ của NT có lẽ cũng toát lên từ điển tích ấy gợi
lên trong tâm trí của người đọc về vẻ đẹp của dòng sông Tây Bắc – nơi khởi nguồn cho tình yêu đất
nước.
+ Đặc biệt nhất là hình ảnh “con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương”, cất tiếng
hỏi nhà văn “bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành”… Chi tiết này làm tăng thêm ảo giác như nhà
văn đang lạc vào một cõi trong trẻo, an lành của thế giới cổ tích. Ảo giác mãnh liệt tới mức nhà văn
bỗng “thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp lê của một chuyến xe lửa”, để âm thanh của cuộc
sống hiện tại giúp nhà văn nhận ra rằng mình vẫn đang ở thế giới hiện thực, là con người trong nền văn
minh hiện đại. Đó là dư vị, là nhã thú mà ta cảm nhận được qua tiếng còi xúp lê mơ màng. Cuộc đối
thoại giữa ông khách sông Đà và con hươu thơ ngộ đích thực là một bài thơ trữ tình kì diệu, một giấc
mơ chập chờn chơi vơi trong cái lặng tờ của ven sông. Có lẽ không một sự miêu tả trực tiếp nào lại
khiến sự lặng tờ hoang dại của dòng sông hiện lên rõ nét đến thế như trong lời ao ước của Nguyễn khi
ở trong không gian sông nước quá đỗi êm đềm. Cụm từ “tiếng còi sương” diễn tả một âm thanh rất
đẹp, rất thơ. Đó là âm thanh trong tâm tưởng. Một chi tiết độc đáo, diễn tả sâu sắc cái yên lặng khôn
cùng của bờ sông, tĩnh đến mức người và vật giao cảm để lặng tìm âm thanh tự tâm hồn, tự thời gian
thăm thẳm.
+ Cái động để tả cái tĩnh được vận dụng sáng tạo, mở ra một không gian nghệ thuật mới. Cá quầy,
đàn hươu vụt biến, cá vọt lên mặt sông “bụng trắng như bạc rơi thoi”. Như một đoạn phim chuyển
cảnh từ tĩnh qua động để rồi tĩnh lặng hơn. Hươu núi vụt biến, cá bụng trắng vượt lên rồi rơi xuống, lặn
xuống; trước mắt du khách chỉ còn là một màu xanh của nước, màu xanh cùa cỏ gianh đồi núi. Câu văn
“Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi” là một câu văn đẹp, có âm
thanh, có màu sắc, có cái nghe thấy, có vật nhìn thấy, có điều cảm thấy. Hình ảnh so sánh “đàn cá...
bụng trắng như bạc rơi thoi” đầy chất thơ vừa gợi tả sắc trắng (như bạc), vừa chỉ rõ dáng hình thon
dài (như thoi) của đàn cá dầm xanh. Dùng động để tả tĩnh vốn là một thủ pháp vốn quen thuộc trong thi
ca cổ điển nhưng đã được Nguyễn đắc dụng trong cái thú ngông văn chương đầy tài hoa của mình. Vẻ
đẹp thanh tịnh tuyệt cùng của sông Đà đã được đặc tả trong cảm nhận độc đáo ấy.
+ Cá quẫy... đàn hươu vụt biến... và ông khách sông Đà chợt tỉnh mộng, trở về thực tại, với con
đò trôi xuôi, êm ái, lặng tờ. Vốn là một nhà văn tài hoa, uyên bác nên ông “giắt đầy mình” những câu
văn, câu thơ cổ kim đông tây. Vui thì ông đưa duyên, buồn thì ông ngâm ngợi Tản Đà. Chưa có thi sĩ
nào viết nhiều và viết hay về núi Tản sông Đà như Nguyễn Khắc Hiếu. Có trăng phải có rượu, cũng
như có cảnh đẹp thì phải ngâm thơ. Nguyễn Tuân coi sông Đà là “cố nhân”, nên lấy thơ thi sĩ Tản ra
ngâm vịnh, mà ngắm cảnh đẹp Đà giang. Hỏi có còn nhã thú nào bằng? “Thuyền tôi trôi trên “dải
sông Đà bọt nước lênh bênh - bao nhiêu cảnh bấy; nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa
quen biết” (Tản Đà). Việc trích dẫn thơ Tản Đà ở đây còn mang một ý nghĩa “tri ân”. “Rượu ngon
phải có bạn hiền” để cùng nhau “đối tửu”. Cũng như có cảnh đẹp phải có bạn thì cái yêu hoa thưởng
nguyệt mới nhiều nhã thú. Đọc thơ bạn, ngâm bạn trong lúc này, Nguyễn Tuân xem như bạn đang cùng
mình ngồi trên thuyền trôi trên “dải sông Đà bọt nước lênh bênh...” mơ màng tâm tình và thưởng
ngoạn. Đó là tri âm, tri kỉ.
+ Càng về xuôi, sông Đà càng rộng thêm ra, dòng sông mênh mông hơn, êm nhẹ hơn. Nhìn
dòng sông nước chảy “lững lờ”, nhà văn cảm thấy nó “như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để
lại trên thượng nguồn Tây Bắc”. Dòng sông vẫn “lững lờ” êm trôi “như đang lắng nghe những
giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó
khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên”. “Con đò mình nở chạy
buồm vải”, “con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển”, là nhận xét, là cách tả, là cách dùng từ rất độc
đáo của Nguyễn. Mỗi câu, mỗi chữ đều phả linh hồn vào dòng sông, vào con đò, vào cảnh vật. Những
so sánh ẩn dụ, những nhân hóa trong đoạn văn này cho thấy một tình yêu sông núi thiết tha, một cái
nhìn đằm thắm nồng hậu, một cái lắng nghe trìu mến yêu thương. Nhà văn như đang mở rộng lòng
mình, tâm hồn mình với dòng sông để cùng với nó mà lắng nghe, mà nhớ thương, những âm vang,
những nhịp sống ấm ấp của cuộc đời. Trang văn của Nguyễn không chỉ đem đến cho ta bao nhã thú mà
còn để lại nhiều dư ba trong lòng người.
3. HỢP: – Bằng những hình ảnh so sánh gợi cảm, bút pháp nhân cách hóa miêu tả, liên tưởng
bất ngờ thú vị; từ ngữ chọn lọc, độc đáo; sử dụng kiến thức hội hoạ, thơ ca, NT đã tái hiện được
sức sống mãnh liệt của SĐ thơ mộng và trữ tình. Nhà văn đã dùng tưởng tượng để tạo liên tưởng nhằm
gieo vào lòng người đọc bao cảm xúc để được cùng ông tận hưởng cái vẻ đẹp hoang dại và hồn nhiên,
thơ mộng, huyền ảo của bờ bãi SĐ.
III. KB: Qua đoạn trích, SĐ như một công trình nghệ thuật, một tác phẩm hội họa mà tạo hoá ban
tặng, tô điểm cho đất nước dưới sự khám phá trên phương diện thẩm mỹ của NT. Nó còn chứng tỏ sự
tài hoa của cây bút bậc thầy về ngôn ngữ cùng kiến thức uyên bác của nhà văn về nhiều ngành khoa
học và các bộ môn nghệ thuật. Điều đó càng khẳng định sở trường ở thể loại tùy bút của NT. Qua đó,
nhà văn bộc lộ tình yêu đất nước, niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với non sông Việt Nam

You might also like