You are on page 1of 5

Ôn tập: Người lái đò Sông Đà

Đề số 4: Phân tích hình tượng sông Đà trong đoạn trích: “Thuyền tôi trên Sông
Đà…cổ điển trên dòng trên”, từ đó…
I. Mở bài
- Tác giả: Nguyễn Tuân
+) “Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật, là người sinh ra để
tôn thờ nghệ thuật với hai chữ tài hoa”
+) Là cây bút văn xuôi lãng mạn nổi tiếng
+) Ông thúc đẩy thể tùy bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao, làm
phong phú thêm ngôn ngữ dân tộc
- Tác phẩm:
+) Xuất xứ: bài tùy bút được in trong tập “Sông Đà” (1960)
- Giới thiệu vấn đề
+) Sông Đà là hình tượng nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân với vẻ đẹp trữ
tình. Nó được thể hiện rõ nét qua đoạn trích “Sông Đà tuôn dài… gắt gỏng thác
lũ ngay đấy”. Qua đoạn trích trên, Nguyễn Tuân đã bộc lộ rõ cái tôi trong phong
cách sáng tác của mình
II. Thân bài
1. Khái quát chung
a. Tác giả tác phẩm
- Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại, ông là
định nghĩa về người nghệ sĩ với phong cách độc đáo, uyên bác và tài hoa. Nét
nổi bật trong phong cách của ông là luôn nhận sự vật ở phương diện văn hóa và
mỹ thuật, nhìn con người ở phẩm chất nghệ sĩ và tài hoa. Đặc biệt, ông thường
có cảm hứng mãnh liệt với cái cá biệt, phi thường, dữ dội và tuyệt mỹ
- “Người lái đò Sông Đà” là bài tùy bút được in trong tập “Sông Đà”, một thành
quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân thu hoạch được trong chuyến đi tới
miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi. Tác phẩm cho diện mạo của một Nguyễn Tuân
mới mẻ, khao khát được hòa nhịp với đất nước và cuộc đời, đối lập với phong
cách nghệ thuật của ông trước cách mạng – một con người theo chủ nghĩa xê
dịch
b. Sông Đà
- Khái quát hình tượng sông Đà trong toàn tác phẩm:
+) Vẻ đẹp con Sông Đà được thể hiện rõ nét qua tác phẩm
+) Trong đó, dọc theo tùy bút này, vẻ dữ dội, hùng vĩ và hung bạo của con sông
này khiến người đọc ghê rợn, nhưng ẩn sâu trong sự hung bạo ấy là sự thơ
mộng, trữ tình, mỹ lệ
+) Hai tính cách đối lập ấy đã hiện lên như một đứa con mang hai dòng máu.
Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, sông Đà không phải là thứ thiên nhiên vô tri
vô giác, mà là một sinh thể sống như một con người
+) Sông Đà quả thật vừa là kẻ thù số một của con người, là loài thủy quái khổng
lồ, nguy hiểm, nhưng ngược lại, nó cũng là một công trình tuyệt vời của tạo hóa
2. Phân tích chi tiết
a. Hình tượng sông Đà
- Nếu như ở phía thượng nguồn, con sông có nhiều ghềnh thác hiểm trở, nhiều
hút nước, nhiều xoáy nước giữa lòng sông và những tảng đá như tạo thành
những trận đồ bắt quái để thử thách những người lái đò xuôi ngược trên sông thì
xuôi về phía hạ lưu, vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà đã được Nguyễn Tuân gợi
lên qua những hình ảnh nên thơ, thật đẹp và trữ tình
a1. Sông Đà ở góc nhìn lịch sử, văn hóa
- Câu văn mở đầu: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà” được tạo nên bởi 6 thanh
bằng
- Nguyễn Tuân thay đổi hoàn toàn giọng văn, nhà văn hướng nhịp điệu trở nên
nhẹ nhàng, mơ màng, nên thơ. Sông Đà được quan sát ở điểm nhìn gần, khi lữ
khách trả trôi con thuyền xuôi dòng sông nước đã đem đến cho độc giả một
cách nhìn đầy đủ, trọn vẹn về chất thơ, chất họa, chất trữ tình, một Đà giang ẩn
chứa cả văn hóa, lịch sử, thi ca và khát vọng, không còn cảm giác rợn ngợp,
lạnh lẽo khi qua quãng thủy quái sông Đà mà chỉ còn sự yên ả chảy trôi.
- Nguyễn Tuân từng khẳng định: “Muốn viết được những trang văn như hoa thì
phải lao động miệt mài như ong làm mật, phải xót lòng, đèo bòng như trai làm
ngọc”. Sự “miệt mài” và “đèo bòng” ấy chính là cách nhà văn không ngừng dấn
thân khám phá qua từng ngõ ngách, luồng lạch sông Đà, ở mỗi quãng, tác giả
đều có mỗi cách tiếp cận và quan sát khác nhau, thưởng ngắm vẻ đẹp sắc nước
hương trời đất Việt bằng một tấm lòng chân thành nhất
- Nguyễn Tuân đưa ta đến góc nhìn lịch sử để khắc họa con sông Đà, đồng thời
kí thác ước mơ của người lữ khách năm xưa đã hóa mây trời. Nhà văn hướng
đến lịch sử của những buổi đầu dựng nước và giữ nước của ông cha ta: “Hình
như từ đời Trần, đời Lý, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”.
Sông Đà như chuyên chở, lưu giữ bao nhiêu ký ức, lịch sử của nước nhà.
- Nguyễn Tuân gợi tả “cảnh ven sông ở đây lặng tờ” đi vào trang văn bằng tất
cả dịu dàng mà Đà giang có
- Điệp ngữ “lặng tờ” đã diễn tả gợi sự yên ắng trùng điệp vốn là bản chất Đà
giang, con sông của Tổ quốc bao la ấy nào đâu luôn gầm gừ, giận dữ với con
người, luôn mang vẻ đẹp nguyên sơ và hồng hoang của đôi bờ sông Đà, lặng lẽ,
yên ả.
- Phép so sánh “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như
một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” càng tô đậm không gian cổ xưa, vẻ đẹp nguyên
thủy của buổi sơ khai. Dù ít hay nhiều, xuyên suốt chặng đường văn, Nguyễn
Tuân luôn khơi gợi những vẻ đẹp cổ xưa, trang trọng vẻ đẹp chỉ còn một thời
vang bóng, vấn vương cảm xúc hoài cổ.
- Điệp cấu trúc kết hợp với nghệ thuật so sánh và nhân hóa khiến dòng sông
hiện lên vừa hoang sơ, cổ kính, vừa êm đềm
- Dòng sông Đà không chỉ mang cái hoang sơ, hoang dại của lịch sử đất nước
thuở khai thiên lập địa mà còn mang cái hồn nhiên của tuổi thơ với bao ước mơ,
bao câu chuyện cổ tích
- Ghi tạc vẻ đẹp trong không gian hoang sơ, cổ xưa, trong tâm tưởng Nguyễn
Tuân bỗng dấy lên một ước mơ, khát khao thực tại: “Chao ôi, thấy thèm được
giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt
Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu.” Nếu Thạch Lam bày tỏ niềm khao khát về
tương lai, về ánh sáng của đoàn tàu mà hai chị em Liên và An, và cả người dân
phố huyện luôn mong chờ thì với Nguyễn Tuân, thông qua tiếng còi, nhà văn
đang thầm mong về tương lai nơi miền núi Tây Bắc. Tựa như dòng nước mát
lành, hòa hợp giữa thiên nhiên, con người “vàng mười” vẫn đang miệt mài lao
động trong cuộc cuộc xây dựng kinh tế, đổi thay đất nước sau chiến tranh tàn
khốc. Nhà văn rũ bỏ khỏi giấc mộng xưa để nhìn về tương lai, người lữ khách
ấy mong muốn Tây Bắc và sông Đà sẽ hòa mình vào cuộc sống, hòa mình vào
sự tiến lên của chủ nghĩa xã hội. Thiên nhiên và con người cùng hòa hợp với
nhau, tạo ra cuộc sống êm đềm, có giá trị. Đó là một Nguyễn Tuân dạt dào cảm
xúc, một Nguyễn Tuân có những ước mong nhỏ nhoi, một Nguyễn Tuân dành
hết lòng mình cho quê hương đất nước.
a2. Vẻ đẹp chất thơ, chất họa đầy sức sống của sông Đà
- Vẻ đẹp thảm thực vật trù phú cùng muông thú hiện hữu trong cảnh lặng tờ
dường như là điểm nhấn trên bức tranh sông nước trữ tình, mộng mơ. Vẻ đẹp
đầu sức sống của “nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa mà tịnh không
một bóng người, cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp”
- Động từ “nhú” gợi sự phát triển, vận động của sự vật, từ đó mở ra trước mắt
người đọc một không gian bạt ngàn sắc xanh của những nương ngô trên triền
sông
- Cảnh tượng đó còn ấn tượng bởi một “đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh
đẫm sương đêm”
- Sự xuất hiện của đàn hươu khiến cho cảnh vật sinh động hơn. Động từ “cúi”,
“ngốn” khiến cho bức tranh thiên nhiên không còn tĩnh lại mà đang chuyển
động, vận động rõ nét
=> Chất thơ trong Nguyễn Tuân gợi lên trong tâm trí người đọc về vẻ đẹp của
dòng sông Tây Bắc – nơi khởi nguồn cho tình yêu đất nước. Sắc non xanh trong
lành tinh khiết trong những “non búp” hay “mấy lá non ngô” dường như đã che
phủ võng mạc của người nhìn ngắm, dường như ta cũng thấy lòng mình trở nên
mát dịu đi nhiều trong màu xanh non thơ mộng ấy
- Hình ảnh “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi
thoi” dường như hội tụ đủ đầy tài năng dụng ngôn bậc nhất của Nguyễn Tuân.
Chỉ với một câu cực tả, người đọc cảm nhận được nhà văn đã yêu cảnh sắc nơi
đây đến tột cùng, bởi phải yêu, phải thấu thì “kẻ làm chủ bàn cờ chữ nghĩa” mới
có thể hòa vào cảnh vật, lắng nghe cảnh vật đến độ cao nhất.
- Không chỉ nhìn thấy màu “xanh” của nước khi đàn cá quẫy trên mặt sông,
không chỉ nhìn thấy màu “trắng” của bụng cá mà Nguyễn Tuân nghe được cả
tiếng “quẫy vọt”. Màu sắc cùng đường nét, âm thanh kết hợp được miêu tả vô
cùng độc đáo qua câu văn. Dường như, bút pháp lấy động tả tĩnh cũng đã được
Nguyễn Tuân vận dụng, bởi phải tĩnh lặng đến nhường nào, người ta mới nghe
được cả âm thanh đuôi cá “quẫy vọt”. Vẻ đẹp thiên nhiên cùng muông thú hiện
lên thật quá đỗi thơ mộng, chỉ đọc những câu văn thôi người đọc nhìn thấy được
cả một bức họa về bức tranh thủy mặc lộng lẫy, hài hoa đến xuyến xao, mê đắm
lòng người
- Khép lại đoạn trích, Nguyễn Tuân mượn lời thơ của Tản Đà như để một lần
nữa khẳng định niềm yêu của mình đối với Tây Bắc, với con sông Đà: “Dải
Sông Đà bọt nước lênh đênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình”. Một chất thơ tỏa
rộng, man mác trôi chảy trên từng trang giấy. Dòng sông Tây Bắc không còn
gằn giọng, đe dọa người lái đò đi ngang nó hay “làm mình làm mẩy với con
người Tây Bắc” mà dòng sông ấy mang theo tình yêu của người lữ khách để
“lắng nghe những giọng nói êm êm”. Sông Đà thơ mộng, trữ tình đưa những ai
khám phá nó vào giấc mơ dịu êm, nên thơ quá đỗi đẹp đẽ. Để rồi, khi trang sách
khép lại, nỗi niềm của bạn đọc vẫn đang trôi mênh mông cùng dòng chảy dịu
hiền của Đà giang thân thương.
b. Đánh giá, tổng kết
- “Nghệ thuật như một dàn nhạc giao hưởng mà trong đó mỗi nhà văn chơi một
nhạc cụ riêng, rung lên một âm thanh riêng để tạo thành một bản nhạc”. Dấu ấn,
phong cách riêng cá nhân của người nghệ sĩ thể hiện qua những sáng tạo nghệ
thuật mà người nghệ sĩ ấy tạo nên. Khi đặt tâm huyết vào từng dòng miêu tả
hình tượng dòng sông Đà, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công 1 bức chân
dung sống động của dòng sông mang hai sắc thái nổi bật, điển hình là vẻ đẹp trữ
tình của nó
- Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, sự trữ tình, thơ mộng của Đà giang
được hiện ra ở dáng vẻ khác nhau. Tất cả đều toát lên một sức mạnh thiên nhiên
kì vĩ. Nhưng như Nguyễn Tuân nói, đến với sông Đà là để “tìm thứ vàng của
màu sắc sông núi Tây Bắc”. Nhà văn đã cho thấy dự cảm của nhà văn về vai trò,
vị trí của sông Đà trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Đoạn trích là khúc ca ca
ngợi vẻ đẹp trữ tình của dòng sông. Đó cũng chính là sức mạnh của thiên nhiên
mà con người cần chinh phục. Đó cũng chính là niềm tự hào của tác giả về Tổ
quốc hùng vĩ, giàu đẹp.
- Ý nghĩa hình tượng sông Đà
+) Đối với tác giả: tác phẩm là một đứa con tinh thần, là nơi để gửi gắm tình
cảm cũng như là vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc
+) Đối với tác phẩm: góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề và khẳng định bút pháp
và tài hoa của Nguyễn Tuân
- Nghệ thuật: +) Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất
ngờ và rất thú vị của tác giả
+) Ngôn ngữ đa dạng, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao
+) Câu văn có nhịp điệu, lúc thì hối hả, mau lẹ, lúc thì chậm rãi
+) Vận dụng kiến thức uyên thâm, có cảm hứng đặc biệt trước những hiện
tượng phi thường gây cảm giác mạnh, say mê khám phá và thưởng thức cái đẹp
c. Lệnh đề phụ: Cái tôi trong phong cách sáng tác
- Trong tác phẩm, Nguyễn Tuân đã bộc lộ phong cách tài hoa và uyên bác của
mình
- Biểu hiện : Ông không chấp nhận sự sáo mòn. Ông luôn tìm kiếm những cách
thức thể hiện. Nhà văn luôn tiếp cận sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mĩ, có
ấn tượng với những sự vật gây cảm giác mạnh. Xuyên suốt tác phẩm, bằng
những ví von, liên tưởng thú vị kết hợp với những biện pháp tu từ, sông Đà đã
hiện lên như một công trình kiến trúc tuyệt vời của dân tộc . Tác giả bộc lộ sự
tinh tế với sự liên tưởng phong phú, ngôn ngữ gợi cảm. Tác giả đã sử dụng tất
cả các vốn kiến thức của mình để miêu tả, khắc họa con Sông Đà
- Ý nghĩa: Qua sự tài hoa, uyên bác, Nguyễn Tuân là là nhà văn có ý thức tự
khẳng định cái tôi của mình.. Người đọc yêu hơn, trân trọng hơn phẩm chất, cốt
cách của con người đáng quý này. “Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm
nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ.” (Thạch Lam)
III. Kết bài
“Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến
xứ sở của cái đẹp” (K. Pautopxki). Với tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”, ngòi
bút của Nguyễn Tuân như nở hoa trong sự hoà phối diệu kì giữa cái đẹp của
ngôn từ và ánh sáng tuyệt mĩ của chiều sâu hình ảnh, dẫn dắt người đọc đến với
vẻ đẹp hung bạo của sông Đà. Văn chương của Nguyễn Tuân đã mang đến cho
chúng ta một chân trời huyền bí riêng biệt, hấp dẫn và độc đáo. Đó là chân trời
của cái đẹp, của sự tài hoa và uyên bác...

You might also like