You are on page 1of 19

Vấn đề nghị luận văn học thi định kì I

1. Vấn đề 1:

Bài làm:
Nói đến Nguyễn Tuân là người ta nghĩ ngay đến một nhà văn suốt đời đi
tìm kiếm cái đẹp. Cái đẹp trong các tác phẩm của ông phải là cái đẹp đạt đến
độ hoàn thiện, hoàn mĩ. Sự nghiệp cầm bút của Nguyễn Tuân đạt được rất
nhiều thành tựu kể cả trước và sau cách mạng. “Người lái đò sông Đà” là một
trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám.
Tiêu biểu nhất phải nói đến vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà được thể
hiện trong đoạn trích: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà...trên dòng trên”.
“Người lái đò sông Đà” là tùy bút được in trong tập “Sông Đà’ năm 1960.
Qua hình tượng sông Đà với người lái đò, Nguyễn Tuân muốn thể hiện niềm
yêu mến thiết tha với thiên nhiên đất nước và ngợi ca những con người lao
động-chất vàng mười của cuộc sống. Đoạn trích nằm ở phần cuối của tác
phẩm sau khi Nguyễn Tuân đã viết về sự dữ dội, hung bạo của sông Đà và
cuộc sống, hình tượng ông lái đò, nhà văn đã chuyển ngòi bút để khám phá vẻ
hiền hòa, trữ tình của sông Đà.
Trước hết là vẻ đẹp trữ tình của một quãng sông êm ả. Nhà văn miêu tả
một cách vô tư, khách quan kết hợp với vài suy nghĩ cá nhân: “Thuyền tôi trôi
trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí, đời Trần, đời
Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”. Thêm vào đó nhà văn chọn
lọc miêu tả nhiều hình ảnh đẹp, sắc nét: “Một nương ngô nhú lên mấy lá ngô
non đầu mùa”, “cỏ giành đồi núi đang ra những nõn búp”, “một đàn hươu cúi
đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm”, “con hươu thơ ngộ ngẩng đầu
nhung khỏi áng cỏ sương”.
Đặc biệt, nhà văn còn sử dụng thủ pháp so sánh tu từ, nhân hóa tu từ,
điệp cấu trúc cú pháp : “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”, “bờ sông hồn
nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Dùng các thủ pháp này, một mặt nhà
văn miêu tả vẻ đẹp thi vị, hoang dại, cổ kính của dòng sông. Mặt khác, nhà văn
gợi được thần thái của nó. Hơn nữa, nhà văn dùng những nét chấm phá rất tài
hoa của nghệ thuật hội họa, điêu khắc. Dễ thấy nhất là gam màu nhạt tạo cảm
giác trữ tình thơ mộng. Đó là màu xanh non của lá ngô đầu mùa, của nõn búp,
của cỏ gianh đồi núi. Đó là màu trắng đục của sương đêm. Đó là màu nhung của
đầu con hươu thơ ngộ. Đó là màu “trắng như bạc rơi thoi” của bụng cá. Vả lại,
không gian nơi đây rất tĩnh mịch, hoang vắng.
Bên cạnh đó, thưởng thức đoạn văn chúng ta còn bắt được mạch cảm xúc
của du khách – nhân vật trữ tình – trên sông Đà. Cụ thể là sự rung động mãnh
liệt trước vẻ đẹp ngây ngất của thiên nhiên và chiêm ngưỡng vẻ đẹp ấy bằng đôi
mắt của một người nghệ sĩ tài hoa. Nhìn cảnh ven sông lặng tờ, người nghệ sĩ
liên tưởng tới quá khứ của quãng sông để so sánh, đối chiếu, khám phá ra vẻ đẹp
hoang sơ, cổ tích, huyền thoại kì thú của nó cũng như vẻ đẹp trẻ trung, tươi tắn
nảy nở, sinh sôi của cảnh vật thực tại. Hơn thế nữa, tình yêu thiên nhiên của
người nghệ sĩ ấy rất nồng nàn, tha thiết, ở đây, có một hòa nhập cả tâm hồn mình
vào thiên nhiên. Vì người nghệ sĩ ấy với thiên nhiên như một người bạn tri âm, tri
kỷ nên rất thấu hiểu thiên nhiên. Thật vậy, tâm hồn nhân vật trữ tình như mơ
màng lắng nghe cả tiếng hươu đang thủ thỉ: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông
cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đặc biệt, có sự thấu hiểu tâm trạng
của dòng sông như thấu hiểu tâm tư, tình cảm của con người. Ấy là tâm trạng
nhớ nhung da diết: “Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá
thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc”. Đó là tâm trạng quyến luyến, mong
mỏi được nghe giọng nói của con người: “Và con sông như đang lắng nghe những
giọng nói êm êm của người xuôi”. Ấy là tâm trạng vui mừng, sung sướng, tự hào
khi được làm bạn đủ loại ghe thuyền xuôi ngược trên sóng nước: “Con sông đang
trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt
mình dây cổ điển trên dòng trên”.
Ngoài ra, với trí tưởng tượng lãng mạn, bay bổng, người nghệ sĩ ấy mượn hai
câu thơ của thi sĩ Tản Đà để làm đẹp thêm cái thơ mộng tình tứ của sông Đà:
Dải sông Đà bọt nước lênh bênh
Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình.
Vả lại, chúng ta còn cảm nhận được niềm khao khát, mơ ước, hi vọng của người
nghệ sĩ về một tương lai tốt đẹp cho vùng đất Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc: “Chao
ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp lê của một chuyến xe lửa đầu
tiên trên đường sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu”. Phải chăng đây cũng là khát
vọng chân chính của biết bao văn nghệ sĩ cùng thời Nguyễn Tuân về sự thay da
đổi thịt của Tây Bắc?
Nguyễn Tuân sử dụng lối nói ví von, ẩn dụ, tượng trưng, liên tưởng đầy bất
ngờ, chính xác, thú vị. Nghệ thuật nhân hóa cùng với những từ láy giàu chất tạo
hình giúp Nguyễn Tuân làm nên diện mạo sông Đà sinh động. Nhà văn cũng đã
vận dụng hiểu biết của nhiều ngành khác nhau như địa lí, lịch sử, hội họa, văn
chương và những tri thức về tự nhiên để khắc họa vẻ đẹp sông Đà.
Tóm lại, “Người lái đò sông Đà” là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu
đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca
ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ hào hùng, vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên. Nguyễn
Tuân đã miêu tả con sông như một công trình nghệ thuật, một tác phẩm hội
họa mà tạo hoá ban tặng tô điểm cho đất nước.
2. Vấn đề 2:
Bài làm:
Nói đến Nguyễn Tuân là người ta nghĩ ngay đến một nhà văn suốt đời đi
tìm kiếm cái đẹp. Cái đẹp trong các tác phẩm của ông phải là cái đẹp đạt đến
độ hoàn thiện, hoàn mĩ. Sự nghiệp cầm bút của Nguyễn Tuân đạt được rất
nhiều thành tự kể cả trước và sau cách mạng. “Người lái đò sông Đà” là một
trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám.
Tiêu biểu nhất phải nói đến vẻ đẹp hung bạo của hình tượng sông Đà được
thể hiện trong đoạn trích: “Còn xa lắm mới đến cái thác dưới...thủy thủ ngay ở
chân thác”.
“Người lái đò sông Đà” là tùy bút được in trong tập “Sông Đà’ năm 1960.
Qua hình tượng sông Đà với người lái đò, Nguyễn Tuân muốn thể hiện niềm
yêu mến thiết tha với thiên nhiên đất nước và ngợi ca những con người lao
động-chất vàng mười của cuộc sống. Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác
phẩm , nói về sự dữ dội, hung bạo của sông Đà.
Trước hết là về nước thác trên sông Đà. Sự hung bạo của sông Đà được
làm rõ thông qua âm thanh của thác nước. Nó giống như tiếng gầm vang của
con sông nơi thượng nguồn, nó ám ảnh cả vào tâm trí những người đi thuyền
qua đây. Thế nên còn xa lắm mới đến thác nhưng “đã thấy tiếng nước réo gần
mãi lại réo to mãi lên”. Nghe tiếng gầm vang của dòng sông ta như liên tưởng
tới tiếng trách than, ai oán của con người. “Tiếng nước thác nghe như là oán
trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”.
Dường như Nguyễn Tuân đã nhân cách hóa dòng sông, giờ đây con sông Đà có
cảm xúc như chính con người vậy.
Chỉ phút trước còn nỉ non, ai oán, phút sau tiếng thác đã được phóng to hết
cỡ, như một sự phấn khích đến man dại, “nó rống lên như tiếng một ngàn con
trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông
rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Chỉ vài câu
văn thôi nhưng mọi sự hung bạo đến ghê người được lột tả hết. Nhưng cũng
qua đó ta mới thấy được sự tinh tế của Nguyễn Tuân. Sự liên tưởng của ông có
lẽ chẳng ai bì kịp, có ai lại đi lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông. Thế mới
thấy phải có tâm hồn nghệ thuật ngông lắm mới dám làm vậy.
Nói đến sự dữ dội, nghiệt ngã của sông Đà không thể không nhắc tới những
bãi đá. Dường như khi miêu tả những bãi đá vô tri trên đoạn thác sông Đà,
Nguyễn Tuân đã sử dụng thủ pháp nhân hóa khiến người đọc như nhận ra ông
đang miêu tả con người chứ không phải một vật vô tri. Từng thớ đá được
Nguyễn Tuân thổi hồn vào trở nên có hình hài, cá tính. “Đá ở đây từ ngàn năm
vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất
hiện ở quảng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường
ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền.” Đá ở dòng sông
Đà như một lớp mai phục chỉ chực chờ thuyền đến để “nhổm” lên “vồ” lấy
thuyền.
Cá tính của những thớ đá cũng được khắc họa rõ nét “mặt hòn đá nào trông
cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ
này”. Nguyễn Tuân đã sử dụng những tính từ miêu tả tính cách, ngoại hình con
người để miêu tả cho chính những hòn đá nơi đây. Mỗi hòn đá xuất hiện trên
dòng sông Đà này đều có một nhiệm vụ riêng “trông tưởng như nó đứng nó ngồi
nó nằm tùy theo sở thích tự động của đá to đá bé. Nhưng hình như sông Đà đã
bàn giao việc cho mỗi hòn”.
Qua cái nhìn tinh tế của Nguyễn Tuân, mỗi hòn đá đều mang vẻ gì đó rất du
côn của thiên nhiên hoang dại. Trùng vi thạch trận của những phiến đá bày ra
như được ai đó điều khiển từ xa khiến con người càng thêm khiếp sợ. Miêu tả
đá mà Nguyễn Tuân dùng những từ ngữ như “hai đứa” làm người ta liên tưởng
đến sự bày binh bố trận trong một cuộc chiến. Thế rồi, hòn đá khác còn “hất
hàm hỏi cái thuyền”, rồi “thách thức” như muốn tuyên chiến với thuyền.
Đoạn trích là khúc ca ca ngợi vẻ đẹp hung bạo, hùng vĩ của sông Đà. Đó
chính là sức mạnh của thiên nhiên mà con người cần chinh phục. Đó cũng chính
là niềm tự hào của tác giả về Tổ quốc hùng vĩ, giàu đẹp.
Nguyễn Tuân sử dụng lối nói ví von, ẩn dụ, tượng trưng, liên tưởng đầy bất
ngờ, chính xác, thú vị. Nghệ thuật nhân hóa cùng với những từ láy giàu chất tạo
hình giúp Nguyễn Tuân làm nên diện mạo sông Đà sinh động. Nhà văn cũng đã
vận dụng hiểu biết của nhiều ngành khác nhau như địa lí, lịch sử, hội họa, văn
chương và những tri thức về tự nhiên để khắc họa vẻ đẹp sông Đà.
Tóm lại, “Người lái đò sông Đà” là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu
đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca
ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ hào hùng, vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên. Hình
tượng con sông Đà hung bạo, độc đáo là kết quả của cái tài, cái tâm của người
nghệ sĩ tài hoa, uyên bác khi khám phá thiên nhiên

3. Vấn đề 3:
Bài làm
Nói đến Nguyễn Tuân là người ta nghĩ ngay đến một nhà văn suốt đời đi
tìm kiếm cái đẹp. Cái đẹp trong các tác phẩm của ông phải là cái đẹp đạt đến
độ hoàn thiện, hoàn mĩ. Sự nghiệp cầm bút của Nguyễn Tuân đạt được rất
nhiều thành tự kể cả trước và sau cách mạng. “Người lái đò sông Đà” là một
trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám.
Tiêu biểu nhất phải nói đến vẻ đẹp hung bạo, dữ dằn của hình tượng sông Đà
được thể hiện trong đoạn trích: “Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác
đá...cái gậy đánh phèn”.
“Người lái đò sông Đà” là tùy bút được in trong tập “Sông Đà’ năm 1960.
Qua hình tượng sông Đà với người lái đò, Nguyễn Tuân muốn thể hiện niềm
yêu mến thiết tha với thiên nhiên đất nước và ngợi ca những con người lao
động-chất vàng mười của cuộc sống. Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác
phẩm , nói về sự dữ dội, hung bạo của sông Đà.
Trước hết là về cảnh đá bờ sông “dựng vách thành”. Hình ảnh “vách thành”
đã phần nào thể hiện sự vững chãi thâm nghiêm và những sức mạnh bí ẩn đầy
đe dọa của vách núi như thành cao, vực thẳm, như hào sâu. Tác giả đã dùng
những chi tiết tưởng như bâng quơ, ngẫu nhiên nhưng lại có giá trị gợi tả gián tiếp
độ hẹp của dòng sông, độ cao của vách đá, như mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng
ngọ mới có mặt trời. Đến việc đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia
vách.
Miêu tả thế giới sự vật thông qua cảm giác rất quen thuộc của Nguyễn Tuân
đã được thể hiện độc đáo khi nhà văn tạo ra ấn tượng tương phản của xúc giác
với chi tiết ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh,
tạo ra ấn tượng của thị giác khi lấy hè phố để miêu tả mặt sông, lấy nhà cao gợi
tả vách đá, truyền cho người đọc những hình dung về cái tăm tối lạnh lẽo đột
ngột khi con thuyền đi từ ngoài vào khúc sông có đá hun hút dựng vách thành
qua hình ảnh so sánh về một khung cửa sổ nào trên cái tầng thứ mấy nào vừa tắt
phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô
sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm… Câu văn miêu tả có
nhịp ngắn, nhanh, dồn dập kết hợp với các thanh sắc, những từ ngữ điệp nối tiếp
thế chỗ nhau trong các cụm từ ngữ đã tái hiện sinh động quần thể những sức
mạnh thiên nhiên dữ dội nhất của nước, sóng, gió, và đá sông Đà, trong đó cuồn
cuộn những con sóng dữ vút lên, chồm lên nhau, trùng điệp ghê rợn trên mặt
ghềnh.
Từ láy “gùn ghè” và hình ảnh so sánh mang đậm sắc thái nhân hóa về việc
sóng gió trên mặt ghềnh Hát Loóng lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò
sông Đà nào tóm được qua đấy đã thể hiện sinh động sự hung hãn lì lợm và
cuồng bạo của dòng sông. Qua từ “nợ xuýt”, nhà văn đóng góp thêm vào Từ điển
tiếng Việt một từ mới mẻ, độc đáo.
Tiếp đến là những “cái hút nước” trên sông Đà. Một loạt những so sánh
sống động, đặc sắc khiến hút nước hiện ra trong hình ảnh như một cái giếng bê
tông xoáy tít, trong âm thanh của một cử a cống cái bị sặc, trong cả hình ảnh và
âm thanh như mặt nước bị rót dầu sôi. Từ láy tượng hình “lừ lừ”, từ láy tượng
thanh tăng nghĩa “ặc ặc” cùng những chi tiết so sánh mang sắc thái nhân hóa khi
miêu tả nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc, tất cả góp phần làm hiện ra cả
hình ảnh và âm thanh của hút nước như một quái vật đang giận dữ tới ghê người.
Hình ảnh liên tưởng đến quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực đã giúp người
đọc dễ dàng hình dung ra cảm giác hãi hùng nếu phải đi thuyền men gần hút
nước đáng sợ. Nhà văn còn phát huy trí tưởng tượng phong phú khi hình dung ra
những bè gỗ to lớn nghênh ngang bị “lôi tuột xuống” đáy hút nước, hay chiếc
thuyền bị hút trồng cây chuối ngược rồi vụt biến đi... tan xác ở khuỷnh sông dưới
Không dừng lại trong những hình dung tưởng tượng về cái bè gỗ hay một con
thuyền bất hạnh nào đó phải làm mồi cho hút nước, Nguyễn Tuân còn tạo ra một
giả tưởng li kì dẫn dụ người đọc vào trò chơi cảm giác, kéo họ xuống tận đáy hút
nước xoáy tít, sâu hoắm cùng một anh bạn quay phim táo tợn. Hút nước vì thế đã
được miêu tả bằng thủ pháp điện ảnh, hất ngược từ dưới lên một cách sống
động, truyền cảm từ hình khối của một thành giếng xây toàn bằng nước cho
đến màu sắc của dòng sông “nước xanh ve”, và thậm chí cho đến cả cảm giác sợ
hãi rất chân thực của con người khi phải đứng trong lòng một khối pha lê xanh
như sắp vỡ tan, bất cứ lúc nào cũng như sắp đổ ụp vào người. Tả sự hung bạo
của sông Đà, tác giả không chỉ dừng lại ở hình ảnh một dòng sông ở miền đất
Tây Bắc hoang sơ hùng vĩ mà nhằm làm nổi bật sông Đà như một biểu tượng về
sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, đất nước.
Nguyễn Tuân sử dụng lối nói ví von, ẩn dụ, tượng trưng, liên tưởng đầy bất
ngờ, chính xác, thú vị. Nghệ thuật nhân hóa cùng với những từ láy giàu chất tạo
hình giúp Nguyễn Tuân làm nên diện mạo sông Đà sinh động. Nhà văn cũng đã
vận dụng hiểu biết của nhiều ngành khác nhau như địa lí, lịch sử, hội họa, văn
chương và những tri thức về tự nhiên để khắc họa vẻ đẹp sông Đà.
Tóm lại, “Người lái đò sông Đà” là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu
đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca
ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ hào hùng, vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên . Hình
tượng con sông Đà hung bạo, độc đáo là kết quả của cái tài, cái tâm của người
nghệ sĩ tài hoa, uyên bác khi khám phá thiên nhiên
4. Vấn đề 4:
Bài làm:
Nói đến Nguyễn Tuân là người ta nghĩ ngay đến một nhà văn suốt đời đi
tìm kiếm cái đẹp. Cái đẹp trong các tác phẩm của ông phải là cái đẹp đạt đến
độ hoàn thiện, hoàn mĩ. Sự nghiệp cầm bút của Nguyễn Tuân đạt được rất
nhiều thành tự kể cả trước và sau cách mạng. “Người lái đò sông Đà” là một
trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám.
Tiêu biểu nhất phải nói đến hình tượng của người lái đò được thể hiện trong
đoạn trích: “Ông lái đã nắm chắc binh pháp...lúc ngừng chèo”.
“Người lái đò sông Đà” là tùy bút được in trong tập “Sông Đà’ năm 1960.
Qua hình tượng sông Đà với người lái đò, Nguyễn Tuân muốn thể hiện niềm
yêu mến thiết tha với thiên nhiên đất nước và ngợi ca những con người lao
động-chất vàng mười của cuộc sống. Đoạn trích nằm ở phần giữa của tác
phẩm sau khi Nguyễn Tuân đã viết về sự dữ dội, hung bạo của sông Đà, nhà
văn đã chuyển ngòi bút để nói về cuộc sống, hình tượng ông lái đò.
Ông lái đò là một con người vô danh, bình dị. Ông không được giới thiệu
tên, tiểu sử cụ thể, tiêu biểu cho tất cả người lao động ở Tây Bắc. Ngoại hình
của ông lái đò được giới thiệu mang đặc trưng nghề nghiệp, toát lên vẻ đẹp
của một người lao động bình thường, giản dị.
Sau những cuộc vượt thác ông lái đò lại ung dung đốt lửa, nói chuyện đời
thường, không bàn về những chiến thắng đã qua mà coi đó là chuyện thường
ngày “Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ”. Ông đã nhìn về những gì đã qua
bằng suy nghĩ giản dị và lãng mạn. Vì cuộc sống của họ lúc nào cũng phải
“giành lấy cái sống từ tay những cái thác”, chiến đấu với con sông Đà giữ dội.
Phong thái ung dung, lối sống giản dị, khiêm nhường mang vẻ đẹp của một
tâm hồn nghệ sĩ giữa đời thường, góp phần làm nên chất vàng mười quý giá
của con người Tây Bắc.
Ông lái đò giống như một người anh hùng phi thường cưỡi gió, đáp sóng,
thể hiện vẻ đẹp trí dũng, tài hoa, nghệ sĩ. Ông lái đò là người hiểu biết sâu sắc
về quy luật sóng thác, sự bày binh bố trận của thác đá trên sông Đà. Cảnh
vượt thác thể hiện tài năng, trí tuệ, sự trải nghiệm, sức mạnh thể lực, kĩ thuật
điêu luyện và bản lĩnh của ông lái đò.
Ở trùng vi thach trận thứ hai, sông Đà như “hùm beo đang hồng hộc tế
mạnh trên sông đá”. Ông lái đò táo bạo, nhanh nhẹn, tinh anh, tỉnh táo, khéo
léo “ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa
sinh”, “tránh mà rảo bơi chèo lên”, “đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường
tiến”. Ông lái đò không chỉ hiện lên sức mạnh của thể lực, lòng dũng cảm mà
còn là sự trí tuệ, khéo léo, tài hoa của một người nghệ sĩ vượt thác.
Ở trùng vi thạch trận thứ ba, đối phương ít của hơn nhưng “bên phải bên
trái đều là luồng chết cả”. Một cuộc giao tranh đầy kịch tính và nguy hiểm
nhưng ông lái đò hiện lên với tài năng cưỡi sóng, đạp gió, “cứ phóng thẳng
thuyền đạp thẳng, chọc thủng cửa giữa đó”, “thuyền vút qua cổng đá cánh
mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như
một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước”. Với đôi bàn tay trí tuệ, tài hoa
của người nghệ sĩ trên sông nước, ông lái đò đã vượt qua các trùng vi thạch
trận hiểm độc nhất trên thác đá sông Đà.
Qua các trùng vi thạch trận, ông lái đò hiện lên với tư thế chủ động, hiên
ngang của một dũng tướng trên sông thác với phong thái tự tin, tỉnh táo, mưu
trí của người nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá và hành động thành
thục, điêu luyện, tài hoa đạt đến độ phi phàm, kì diệu như một người nghệ sĩ
vượt thác thực thụ.
Nguyễn Tuân sử dụng lối nói ví von, ẩn dụ, tượng trưng, liên tưởng đầy bất
ngờ, chính xác, thú vị. Nghệ thuật nhân hóa cùng với những từ láy giàu chất tạo
hình giúp Nguyễn Tuân làm nên diện mạo sông Đà sinh động. Nhà văn cũng đã
vận dụng hiểu biết của nhiều ngành khác nhau như địa lí, lịch sử, hội họa, văn
chương và những tri thức về tự nhiên để tái hiện lại cuộc chiến trên sông Đà một
cách sinh động.
Tóm lại, “Người lái đò sông Đà” là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu
đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca
ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ hào hùng, vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên, qua đó
ngợi ca vẻ đẹp người lái đò với phẩm chất đáng quý bình dị, anh hùng, nghệ sĩ.

5. Vấn đề 5:
Bài làm:
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”.
     Đã ai tới Huế mà chưa một lần thử nghe hát trên dòng sông Hương chưa?
Sông Hương chính là biểu tượng của xứ Huế mộng mơ, dưới ngòi bút của
Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương lại mang một vẻ đẹp nữ tính, dịu dàng.
Nhà văn đã dựng lên một bức tranh thiên nhiên với phong cảnh hữu tình đó là
dòng sông quê hương qua bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Tiêu biểu
nhất phải nói đến hành trình của sông Hương được thể hiện qua đoạn trích:
“Từ đây, như đã tìm đúng đường về...vấn vương của một nỗi lòng”.
Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” thể hiện lòng yêu nước, tinh
thần dân tộc gắn liền với tình yêu thiên nhiên sâu sắc, với truyền thống văn
hóa, lịch sử lâu đời. Hình tượng trong tùy bút có vị trí riêng, sự vận động của
hình tường do mạch cảm hứng, cảm xúc của nhà văn chi phối. Từ hệ thống
hình tượng nhà văn chú trọng bộc lộ suy tư, nhận xét. Đoạn trích nằm ở phần
giữa của tác phẩm nói về hành trình của sông Hương.
Không còn vẻ trầm mặc cổ thi, không còn những tiết tấu hùng tráng,
không còn những đường cong gợi cảm, sông Hương ở quãng này được tác giả
cảm nhận với sắc màu hội họa, sắc màu văn hoá gắn bó với kinh thành Huế .
Bằng ngòi bút hoa mỹ của một cái tôi tài hoa, tác giả đã cảm nhận Sông
Hương dưới góc nhìn hội hoạ với sự thay đổi của dòng chảy và tâm trạng của
cô gái Hương Giang giàu xúc cảm. Chính tiếng chuông chùa Thiên Mụ đánh
thức dòng chảy đưa dòng sông từ dáng vẻ trầm mặc đột khởi thành niềm vui.
Bởi thế mở đầu đoạn trích là hình ảnh ngọc nữ Hương giang với tâm trạng
“vui tươi hẳn lên”. Nàng đã nhìn thấy “chiếc cầu trắng in ngấn lên nền trời
nhỏ nhắn như những vành trăng non”, và chợt nhận ra đó chính là tín hiệu
của người tình nhân mong đợi.
Trước mắt người đọc bỗng hiện ra bức tranh phong cảnh kinh thành Huế
với sắc màu tươi tắn mà thanh thoát, nhẹ nhàng. Phải chăng chính cuộc tình
đẹp đã làm cho  khung cảnh gặp gỡ của lứa đôi cũng thật nên thơ.  Bởi thế
dòng chảy của nàng Hương cũng  trở nên “thẳng thực yên tâm” chảy nhanh
hơn để gặp người tình. Con sông vì thế mà như bỗng có hồn, có tâm trạng,
con sông mang cái náo nức, rạo rực, nôn nao, khao khát của một cô gái chuẩn
bị gặp người mình yêu. Và thế là “nàng công chúa ngủ trong rừng” đã sắp
được gặp chàng hoàng tử ngàn năm mong chờ thật rồi. Thấy mình đã “tìm
đúng đường về” thật rồi – sông  Hương như “vui tươi hẳn lên giữa những biền
bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”. Phép nhân hoá kết hợp với miêu tả
trong những câu văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường làm dòng sông hiện lên thật
sống động và gợi cảm biết bao.
Đoạn văn tiếp theo, tác giả mang đến ấn tượng thật sâu đậm về hình ảnh
của Hương giang đoạn chảy qua thành phố Huế.  Nếu như trước đó, dòng
sông chảy thật nhanh, chạy thật mau trong nỗi niềm háo hức được ôm chầm
lấy người mình yêu thì ở đoạn này sông Hương lại mang một tâm trạng khác,
một nét tâm lý khác: “Giáp thành phố ở cồn Giã Viên, sông Hương uốn một
cánh cung rất nhẹ sang đến cồn Hến; đường cong ấy làm dòng sông như mềm
hẳn đi như một tiếng “Vâng” không nói ra của tình yêu”. Phép so sánh mới lạ,
độc đáo; cái hữu hình so sánh với tâm trạng nên lột tả được cái e thẹn,
ngượng ngùng, xấu hổ của người con gái Hương Giang. Ngòi bút của Hoàng
Phủ Ngọc Tường thật lãng mạn, tài hoa biết bao trong những câu văn đậm
chất hội hoạ và am hiểu tâm lý như thế. Qua ngòi bút tài hoa, tinh tế ấy của
nhà văn, sông Hương hiện lên như một thiếu nữ Huế. Trong niềm vui hân
hoan của hội ngộ mà phải đến “hàng thế kỷ qua đi” nàng mới được gặp người
mình yêu, nhưng nàng vẫn không đánh mất vẻ dịu dàng, e lệ, tình tứ vốn có
của mình.
Bằng phép so sánh và cái nhìn hướng ngoại, nhà văn đã mở rộng tầm nhìn  tới
những dòng sông đẹp của thế giới. Đó là những dòng sông nổi tiếng đã đi vào
thi ca, nhạc hoạ như sông Xen của Pari, sông Đa-nuýp của Pu-đa-pét hay dòng
sông Nê va hùng vĩ của nước Nga. Tiếp đến, là cái nhìn hướng nội, tác giả lại
quay về với Sông Hương, quay về với dòng sông “nằm ngay giữa lòng thành
phố yêu quý của mình” và chợt nhận ra nàng Hương đoạn qua thành phố Huế
mang vẻ đẹp không chỉ ngoại hình mà còn đẹp ở tâm hồn thuỷ chung, chung
tình với Huế. Thầy Phan Danh Hiếu. Nhà văn Nga Lê-ô-nit Lê-ô-nốp từng
nói: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về
nội dung” . Quả đúng vậy, nếu nhà văn họ Hoàng sử dụng hình thức truyện
ngắn hay tiểu thuyết để viết về sông Hương thì chắc chắn sẽ không bao giờ lột
tả hết được sức gợi của nó. Thể tuỳ bút đầy ngẫu hứng có lúc không thể kiềm
chế được cảm xúc của nhà văn nhưng chính nó đã mang lại vẻ đẹp lộng lẫy
của sông Hương. Chính nhờ thể tuỳ bút mà nhà văn đã “khám phá” được gần
như đầy đủ nhất tâm hồn sâu thẳm của Hương giang. Với cái nhìn hoài cổ kết
hợp với cảm nhận tình yêu, nhà văn đã thấu cảm được phần hồn sâu lắng của
con sông xinh đẹp. Từ góc nhìn tình yêu, nhà văn nhìn thấy giữa lòng thành
phố, sông Hương tỏa thành nhiều nhánh sông Đào như những cánh tay mềm
mại, ôm ấp lấy người tình thủy chung. Ở góc nhìn hoài cổ, nhà văn lại thấy
sông Hương mang nét đẹp cổ thi đầy lãng mạn với hình ảnh: “sông Hương toả
đi khắp phố thị, với những cây đa cây cừa cổ thụ toả vầng lá u sầm xuống
những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập loè trong đêm sương
những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ”. Những hình ảnh
ấy làm sông Hương vừa gần gũi đời thường, vừa lại như xa xăm như trong cõi
mênh mang của cổ thi. Hình ảnh “xóm thuyền xúm xít”, “ánh lửa…lập loè”,
“đêm sương” lại gợi nhớ “trăng tà chiếc quạ kêu sương”, “giang phong ngư
hoả đối sầu miên” trong bài thơ Đường nổi tiếng của Trương Kế – Phong Kiều
dạ bạc. Nhưng sông Hương qua thành phố Huế không chỉ mang những nét hội
hoạ cổ thi như thế mà còn là một bản nhạc, một “điệu slow tình cảm dành
riêng cho Huế”.

Gặp gỡ người tình thủy chung, có lẽ ai cũng muốn thời gian trôi chậm lại,
ngừng lại. Sông Hương cũng vậy, phải trải qua một hành trình gian lao mới
gặp được người tình mong đợi nên dòng sông dùng dằng không chảy, lặng lẽ
như chờ đợi. Vì thế qua Huế, dòng chảy chùng hẳn xuống như “vấn vương của
một nỗi lòng”. Chính đảo cồn Hến đã làm giảm lưu tốc của dòng sông và tạo
cho khuôn mặt dòng sông cơ hồ chỉ là một mặt hồ yên tĩnh. Nhà văn đã quan
sát tinh tế, bắt đúng thần thái, không khí, linh hồn cố đô: sâu lắng, kín đáo,
suy tư. Thầy Phan Danh Hiếu. Trong sự liên tưởng tới dòng chảy hùng vĩ của
sông Nê Va với hình ảnh giàu chất thơ: “sông Nê va cuốn trôi những đám
băng lô xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng của mặt trời mùa xuân” hay
sự liên tưởng tới nhà triết học Hê –ra-clít đã khóc suốt đời vì những dòng sông
trôi qua quá nhanh. Nhà văn họ Hoàng lại đưa ta trở lại sông Hương trong nỗi
nhớ da diết, chảy bỏng: “tôi lại nhớ con sông Hương của tôi”. Rõ ràng, dù có đi
trăm phương nghìn hướng thì cũng không nơi nào đẹp bằng quê hương, và
cũng chẳng có dòng sông nào lại có thể đẹp bằng dòng sông của quê nhà. Qua
cái nhìn hướng ngoại, lại hướng nội, nhà văn càng thấy điệu slow của sông
Hương thật trữ tình. Điệu slow ấy gắn với văn hoá tâm linh của Huế: “có thể
cảm nhận bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh từ những
đêm hội rằm tháng bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng
như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một
nỗi lòng”.  Ngôn ngữ mượt mà, bóng bẩy, những tính từ, động từ mỹ miều kết
hợp phép so sánh trong câu văn trên như tả hết được nét đẹp lãng mạn mà
giàu chất thơ, chất hoạ của sông Hương làm cho điệu slow tình cảm ấy lại trở
nên có linh hồn.
Đoạn trích phô diễn bút pháp tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường ở thể
loại tùy bút kể, tả, liên tưởng, so sánh, nhân hóa. Đoạn văn giàu chất nhạc,
chất họa, thấm đẫm triết lí về tình cảm, tình yêu đôi lứa. Vì thế đánh thức tình
yêu thiên nhiên Huế, văn hóa Huế.
Tóm lại bằng vốn hiểu biết phong phú Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến
cho bạn đọc cái nhìn toàn diện về sông Hương trên mọi phương diện: văn
hóa, lịch sử, địa lí. Nhưng hơn hết, đằng sau những câu chữ này ta còn cảm
nhận được tình yêu Huế, yêu sông Hương tha thiết chân thành của ông. Đồng
thời qua bài bút kí này ta cũng càng thấy rõ hơn nữa tài năng nghệ thuật bậc
thầy của ông.

You might also like