You are on page 1of 11

/NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

-Nguyễn Tuân-
I.Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ, nội dung
* Xuất xứ:
- Tác phẩm được in trong tập tùy bút “sông Đà”(1960), tập “sông Đà” là kết quả của
chuyến đi thực tế Tây Bắc (1958-1960)
- Tập “sông Đà” gòm 15 bài tùy bút và 1 bài thơ
* Nội dung:
Viết về thiên nhiên và con người Tây Bắc
2. Chủ đề
Tác phẩm viết về con sông Đà và người lái đò sông Đà. Qua đó, bộc lộ tình yêu mến
thiết tha với quê hương đất nước và lòng tự hào về người lao động dũng cảm, tài hoa.
3. Nhan đề và lời đề từ
* Nhan đề
- Hé mở hai hình tượng được miêu tả, ca ngợi người lái đò và dòng sông Đà. Tác
phẩm có cảm hứng ca ngợi ông lái đò chỉ đứng trên con sông, một thiên nhiên bao la,
đầy cá tính.
- Tác giả cũng như một người lái bậc thầy với tay lái ra hoa đang đẩy thuyền chữ trên
một dải sông cũng không kém phần thác ghềnh.
* Lời đề từ
“ Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông”
Bộc lộ cảm xúc ngợi ca, ngưỡng mộ dòng sông và bài ca lao động của con người trên
dòng sông
“Chung thủy giai đông tẩu-Đà giang độc bắc lưu”
Cho thấy mọi dòng sông đều chảy về hướng Đông, riêng sông Đà lại chảy về hướng
Bắc và Nguyễn Tuân đã đến với sông Đà như một người bạn, ở đây chất “ngông” của
ông đã đưa ông đến với sông Đà- một dòn sông đặc biệt không giống bất kì một con
sông nào khác, dòng sông lạ ấy rất thích hợp với một ngòi bút độc đáo, sáng tạo.
 Lời đề từ đã thâu tóm thần thái của sông Đà trong thần chữ của Nguyễn Tuân.
II. Đọc-Hiểu văn bản
1. Hình tượng Sông Đà
Về góc độ địa lí: sông Đà bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua vùng núi non hiểm trở
của miền Tây Bắc Tổ quốc nước ta. Do địa hình Tây Bắc nên sông Đà có đoạn vòng
ngược vắt lên phía Bắc, nước chảy xiết và nhiều thác ghềnh. Dưới ngòi bút của
Nguyễn Tuân, sông Đà không phải là một dòng sông vô tri vô giác mà trở thành một
sinh thể có hành động, tính cách, tâm trạng, tổ hợp thác, đá, nước, sóng, gió.
 Khắc họa chân dung sông Đà với hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau:hung
bạo-trữ tình, hai nét tính cách này đúng với sở trường của Nguyễn Tuân- nhân
vật của những cảm xúc mới lạ, nồng nàn, dị ứng với những gì nhạt nhòa, bằn
phẳng.
a) Cảnh đá bờ sông dựng vách thành
-Sự hùng vĩ của dòng sông được thể hiện qua”...những đá bờ sông, dựng vách
thành..” thể hiện sự hùng vĩ như thành quách, thâm niên và bí hiểm.
-“....lúc đúng ngọ mới có mặt trời...”, “...đang mùa hè mà cũng thấy lạnh...”, “...cảm
thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên
cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”, “ Có vách đá thành chẹt lòng Sông
Đà như một cái yết hầu”,”Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách”.
 Qua những chi tiết đó đã cho ta thấy được, Nguyễn Tuân vừa quan sát, vừa cảm
nhận, vừa tưởng tượng. Bằng thủ pháp nghệ thuật nhân hóa, Nguyễn Tuân đã dựng
hình cho đá bờ sông, một thứ đá làm nên sự gồ ghề, lởm chởm đua nhau cao vút như
chông thép, như kìm sắt để tìm cách” bóp cổ” dòn nước sông Đà. Nguyễn Tuân còn
xoay chiếu sự vật ở nhiều góc độ khác nhau để nhìn ngắm từ dưới lên trên, từ trên
xuống rồi nhìn ngang cho người đọc vừa hình dung được sự hiểm trở của vách đá bờ
sông vừa hình dung được dòn sông vừa lạnh, vừa sâu, vừa âm u. Thú vị hơn nữa,
đứng trước thiên nhiên hoang vu Nguyễn Tuân lại liên tưởng đến cảm giác của đời
sống hiện đại giữa chốn thị thành:” Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa
hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên
một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.”Nguyễn
Tuân không đơn thuần viết kí mà giống như một người ướng dẫn viên du lịch tận tình
thuyết minh cho độc giả bằng kho cảm giác phong phú của mình.
b) Quãng mặt ghềnh Hát Lóong
-Cái tên Hát Lóong gợi một miền đất xa xăm, hoang dại, dài hàng cây số, thể hiện sự
dài rộng, bao la, bất tận của dòng sông, “...nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn
cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt...”.Nguyễn Tuân đã
viết câu văn cực tài hoa: nhịp ngắn, nhịp dài, điệp từ, điệp cấu trúc, điệp ngữ móc
xích trùng điệp như thắt văn vào nhau, xô đẩy, chen chúc nhau để tượng hình dòng
chảy ào ạt, man dại của nước, sóng gió trên dòng sông Đà. Những từ láy” cuồn
cuộn”,’gùn ghè” đã biến mặt sông thành nơi tung hoành của phong ba bão táp. Nước,
đá, sóng, gió, cứ nối tiếp nhau cho đến tận chân tròi với những âm thanh rít gào
không bao giờ kết thúc như đe dọa con người.
c) Những cái hút nước chết người trên Sông Đà
*Những cái hút nước trên sông Đà ở quãng Tà Mường Vát:
- Cái tên”quãng Tà Mường Vát” gợi sự xa xăm, heo hút của một miền đất vắng, ít dấu
chân người.
- Tác giả miêu tả bằng một đoạn văn dài với những phép so sánh, liên tưởng táo bạo.
+ So sánh kết hợp với nhân hóa: “ Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị
sặc”,”...những cái giếng sâu nước ằng ặc lên như vừa mới rót dầu sôi vào.”,âm
thanh sôi sục, tắc nghẽn, đầy phẫn nộ thưởng như tiếng kêu của loài thủy quái mà ai
vừa bóp nghẹn cổ.
+ Biện pháp so sánh kết hợp với liên tưởng, cảm nhận bằng thị giác, cảm giác, xúc
giác và cả tâm giác:
∙ ”Trên dông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả
xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu.”, gợi cho ta hình ảnh một kĩ sư đào móng cầu,
gợi liên tưởng đến cái hút nước khổng lồ, ghê gớm.
∙ “... cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng
thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay
phim cả người đang xem.”, gợi hình ảnh một nhà mỹ thuật đang miêu tả sắc màu của
nước sông Đà đồng thời tô đậm chiều sâu hun hút, thăm thẳm của dòng sông.
∙ “... một anh quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác mới lạ cho khán giả,
đã dũng cảm dám ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành...”, “Cái thuyền xoay tít,
những thước phim màu cũng quay tít...”,”...khối pha lê xanh...”,”...lòng giếng xoáy tít
đáy,...”, gợi hình ảnh giống như một người nghệ sĩ, một nhà điện ảnh đem đến sự
tưởng tượng trong không gian ba chiều với cái lia ngược từ đáy hút nước lên trên mặt
nước, diễn tả độ cao, độ sâu, tốc độ của dòng chảy.
- Một nhà văn đã tạo nên những câu văn trùng điệp với từ ngữ chính xác, độc đáo để
tô đậm hơn nữa ma lực của dòng chảy, tác giả còn đưa vào đó sự tưởng tượng một
nhà thể thao, một tay đua mô tô”...thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng
sông, y như là oto sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp
ra ngoài bờ vực.”, chi tiết này đã tô đậm sự hiểm nguy khi ta vọt qua những hút nước
thăm thẳm, ghê gớm chẳng khác gì vực sâu ấy.
- Từ góc độ điện ảnh, Nguyễn Tuân đã cho ta thấy những hút nước ấy là những giếng
xanh pha lê với vẻ đẹp quyến rũ như một kì quan trên sông Đà nhưng thực tế lại là
cạm bẫy nguy hiểm nhất trên dòng sông. Phép so sánh, nhân hóa, liên tưởng, tưởng
tượng đã biến những cái hút nước sông Đà thành những “vạc dầu sôi”, thành “lò nung
bát quái “mở to miệng chờ mồi là những con thuyền, con đò và những mảnh gỗ đã trở
thành vật cống nạp nhỏ nhoi cho quái vật sông Đà.
d) Thác nước Sông Đà
-Thác nước sông Đà vang vọng, chấn động cả núi rừng, nó được tác giả miêu tả từ xa
tới gần”…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi
rồi lại réo to mãi lên.”, quãng đường từ mặt ghềnh đến thác nước còn xa lắm vậy mà
âm thanh cứ rõ mồn một thể hiện qua điệp từ “réo” gần lại, to lên, rõ lên nhiều, âm
thanh vang mạnh xa cả một khoảng trời, không gian càng xa, âm thanh càng kéo dài
mãi mãi để gợi tả sức mạnh của thác nước.
- Nghệ thuật so sánh kết hợp với nhân hóa:” Tiếng thác nước nghe như là oán trách
gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.” cho ta
thấy âm thanh thay đổi liên tục, dai dẳng, nham hiểm, tráo trở như dọa nạt, thách thức
con người, vật hóa nó:”…rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn
giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa cùng gầm thét với đàn
trâu da cháy bùng bùng”
+ “Một ngàn”: số lượng ước lệ chỉ độ to dữ dội của âm thanh, gầm rú lên theo bản
năng sinh tồn đầy sự hung hãn. Cho thấy âm thanh hoang dại của núi rừng.
+ Trạng thái của đàn trâu: rống lên, lồng lộn, da cháy bùng bùng cho thấy những con
trâu đang ở trạng thái đau đớn, quằn quại, không kiểm soát được cảm xúc.
+ Rừng tre, rừng nứa nổ lửa: hình ảnh dữ dội của núi rừng vùng cạn.
-Âm thanh thác nước đã được nhà văn cụ thể hóa một cách độc đáo khi lấy hình ảnh
để gợi tả âm thanh lớn mạnh của dòng chảy hung bạo, lấy cái hỗn loạn của núi rừng:”
rừng vầu”,” rừng tre nứa”,” trâu mộng” để tả dòng chảy hung hãn của sông Đà với
sức mạnh vượt xa tầm giới hạn của thiên nhiên Tây Bắc. Tiếng thác nước cụ thể hóa
thành tiếng núi rừng gầm thét chấn động cả đất trời len vào từng ngóc ngách của
không gian tạo nên quang cảnh hung bạo như thuở hồng hoang.
 Nguyễn Tuân đã miêu tả âm thanh của tiếng thác để nói về cơn cuồng nộ của dòng
sông, Âm thanh ấy được nhà văn miêu tả ở nhiều góc độ, nhiều tầng bậc từ xa tới gần.
Với thủ pháp nghệ thuật liệt kê tăng cấp đã trợ lực cho câu chữ của Nguyễn Tuân để
miêu tả một âm thanh ở sức mạnh uy hiếp tinh thần con người. Con sông Đà đã mang
hiềm khích gì với con người mà bật lên những tiếng nói man dại đến cuồng loạn như
vậy? Nguyễn Tuân đã dùng lửa tả nước, rừng tả sông, động vật hóa, âm thanh hóa
tiếng nước để phô bày sự dữ dội của dòng sông.
e) Ba trùng vi thạch trận
- Khung cảnh: cả một chân trời đá tự bao đời nay chẹt cả một lòng sông Đà, từ ngàn
năm mai phục hết lòng sông với nhiều trùng vi nham hiểm, xảo quyệt khôn lường cho
ta thấy sự bao la mênh mang dữ dội của sông Đà.
- Dung mạo của đá: vô số hòn đá nhổm dậy, vồ lấy thuyền, ngỗ ngược, có những hòn
đá mặt mũi nhăn nhúm méo mó, đứng ngồi tùy theo sở thích.
- Nhiệm vụ của đá: “Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi
ăn chết cái thuyền…”,”Hàng tiền vệ, có hai hòn canh…ngay ở chân thác”
- Không khí xông trận:”…nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá bệ
vệ oai phong lẫm liệt”,” Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái
thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và
thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào.”. Nó cho ta thấy sự dữ dội không
khoan nhượng, quyết tâm không để thứ gì còn toàn vẹn khi qua lòng sông với tinh
thần chiến đấu như sống còn, khung cảnh giao chiến hoành tráng làm cho người đọc
như được xem một trận quyết chiến của những chiến binh La Mã ngày xưa, hỗn loạn,
quyết liệt, náo động cả không gian.
- Đá bất động và lặng câm đã trở nên sinh động, có linh hồn, nham hiểm, dữ tợn, mưu
mô, nguy hiểm như đang đối đầu với cả một địch thủ có đầu óc tính toán, hiếu chiến,
hiếu thắng. Miêu tả dòng sông hung bạo, Nguyễn Tuân đã truyền cho độc giả cảm
giác hãi hùng, sự dữ dội, cá tính của sông Đà nhưng lớn lao hơn là lòng ngưỡng mộ
trước một công trình kì vĩ tuyệt vời của tạo hóa.
- Với việc sử dụng nhiều động từ mạnh, nhiều thủ pháp nghệ thuật, Nguyễn Tuân đã
thực sự đã đặt tên cho sông Đà-một dòng sông hung bạo có một không hai trong văn
học, độc giả tưởng như được trở về với những khúc sông hiểm trở trong thơ Trương
Hán Siêu, Nguyên Trãi mà tưởng như mình được phiêu lưu cùng chàng Uy-lít-sơ
trong khúc ca thứ 12 bất hủ trong tác phẩm Odixe. Trong hành trình tìm kiếm vẻ đẹp
núi sông Tây Bắc, trước hết Nguyễn Tuân đã tìm thấy chất vàng trong vẻ đẹp của
thiên nhiên, đó là vẻ đẹp của thiên nhiên, đó là vẻ đẹp hung bạo của sông Đà, đó là
chất vàng ẩn chứa tiềm năng lớn lao có thể làm giàu đẹp cho non sông đất nước.
Qua đó, ta thấy con sông Đà hung bạo hống hách như 1 loài thủy quái, hết bày
thạch trận lại đến thủy trận nhằm uy hiếp , nuốt chửng những con thuyền trên lòng
sông. Nó như” kẻ thù số một” của con người nơi hùng Tây Bắc hùng vĩ, nhờ vậy mà
có thể tôn vinh tài năng nghệ thuật tài hoa của tác giả với cách sử dụng từ ngữ độc
đáo, điêu luyện
2. Hình tượng người lái đò sông Đà
- Là người anh hùng sông nước
- Ông lái đò là người chấp nhận thử thách , chịu đựng gian khổ, kiên trì bám trụ, mưu
trí dũng cảm, hiên ngang bất khuất.
- Người lái đò xuất hiện trên dòng sông Đà dù được miêu tả ít nhưng qua thủ pháp
đòn bẩy, hình tượng sông Đà làm nổi bật lên chân dung người lái đò sông Đà, ông lái
đò trở thành nhân vật có tầm trong thiên anh hùng vượt thác leo ghềnh
- Giới thiệu chung về ông lái đò:
+ Nghề nghiệp: lái đò
+ Đặc điểm: trên sông Đà
+ Thời gian: trên 10 năm
+ Là người trực tiếp cầm lái chính 60 lần
 Lái đò vừa là nghề vừa là nghiệp, vừa là cơ hộ thể hiện tài năng trí dũng của
người lái
+ Ngoại hình: “ Tay ông lêu nghêu, dài như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh
khuỳnh gò lại như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng”
 Chính nghề súc phải đối diện với thần sông, thần đá với tử thần, với quái vật
trên sông Đà đã hun đúc nên một ngoại hình vạm vỡ, vững chãi cho ông đò.
Dẫu rằng dáng dấp ấy bản thân nó không gợi ra chất tài hoa thi si nhưng ông lái
đò Lai Châu đã thực sự trở thành một người nghệ sĩ trên nước.
-Vẻ đẹp của ông lái đò:
So sánh Sông Đà hung bạo Người lái đò sông Đà
Khái quái Tổ hợp vách đá bờ sông, mặt Người lái đò đơn độc chỉ có một
ghềnh, hút nước,… mình, trên 70 tuổi, đối đầu với
muôn ngàn cạm bẫy
-Thác nước uy hiếp bằng âm -Không có đường lui:hai tay giữ
thanh chặt cán chèo, hai chân kẹp chặt
-Đá ngầm dàn bày thạch trận:4 cuống lái, mặt méo bệch đi
cửa tử, 1 cửa sinh Ông lái đò là người dày dặn
Trùng vi +” Vòng đầu vừa rồi nó mở ra 5 kinh nghiệm, yêu nghề.
thứ nhất cửa trận, có 4 cửa tử 1 cửa sinh,
cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn
sông”
+”Dàn thành 3 hàng chặn ngang
sông”
+”Nước thác reo hò làm thanh
viện cho đá”
Ở trùng vi thứ nhất, sông Đà
hiện lên hung bạo với đội quân
đông đảo, hùng hậu, cảm giác ra
uy thanh thế

Sông Đà thay đổi thế trận: tăng Thay đổi chiến thuật: nắm chắc
thêm nhiều cửa tử để đánh lừa binh pháp của thần sông, thần đá,
Trùng vi con thuyền vào và cửa sinh lại bố ông đã thuộc quy luật phục kích
thứ hai trí lệch qua bờ hữu ngạn của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này
Là một người thông minh, lão
luyện, nhanh nhẹn và từng trải
-Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều -“Thuyền vút qua cổng đá cánh
là luồng chết cả mở cánh khép.Vút, vút,cửa ngoài,
-Luồng sống cửa sinh nằm giữa cửa trong, lại cửa trong cùng,
bọn đá hậu vệ của con thác thuyền như một mũi tên tre xuyên
Trùng vi
nhanh qua hơi nước, vừa xuyên
thứ ba
vừa tự động lái được lượn được”
Với thủ pháp nghệ thuật tăng
tiến cùng động từ”vút” và phép so
sánh đã khẳng định tay lái điệu
nghệ của ông đò

*Tiểu kết: Cuộc chiến của sông Đà hung bạo và ông lái đò được nhà văn miêu tả qua
3 hiệp đấu cũng là 3 vòng vây mà sông Đà giăng ra qua cuộc chiến đấu ác liệt đó,
chân dung ông lái đò dần dần được chạm khắc với những vẻ đẹp lộng lẫy ở hiệp 1
- Hiệp 1: Ông đò bộc lộ phong cách của một người lao động yêu nghề, thông thạo
sông nước, dũng cảm trước cuộc chiến đấu với thiên nhiên dữ dằn
- Hiệp 2: Ông đò mang vẻ đẹp sừng sững của một đấng anh hùng cưỡi gió, đạp sóng
theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tuy không có cái tay của một lực sĩ Héc-quyn,
cũng không có phép thuật của Sơn Tinh trị nước nhưng bằng kinh nghiệm, trí tuệ, dẫu
trong tay chỉ có một cán chèo ông đò vẫn phá thành, vượt ải như một chiến tướng uy
dũng bất chấp sức mạnh hung bạo của thiên nhiên.
-Hiệp 3: Ông đò được khắc họa trong tư cách của một nghệ sĩ tài hoa, tác giả không
miêu tả kĩ động tác chở đò nữa mà chỉ tập trungành ào hình ảnh con thuyền xuyên
nước trên sông như bay, như lượn. Ông lái đò trở thành người nghệ sĩ ba lê trổ tài trên
sông nước.
- Sau cuộc chiến đấu với sông Đà ông đò đã trở về cuộc sống thường ngày một cách
khiêm nhường, bình dị, đó là một người lao động vô danh, âm thầm, bền bit, hết mình
với công việc lao động hằng ngày để chinh phục tự nhiên. Chính cái nét bình dị ấy
làm nên tầm vóc lớn lao của ông đò. Ông đò Lai Châu là hiện thân cho những người
lao động Tây Bắc mang trong mình “chất vàng mười” mà Nguyễn Tuân kiếm tìm và
ca ngợi, đó là một bông hoa tươi thắm đang nở đúng mùa giữa núi rừng miền Tây Tổ
quốc những năm 1960, người nghệ sĩ sông nước ấy cũng là một thông điệp mà
Nguyễn Tuân muốn gửi gắm đến mọi người: “Giữa cái thế giới của độc dữ, nham
hiểm, cái thế giới đầy sức mạnh man dại và lập lờ cạm bẫy, con người vẫn đủ kinh
nghiệm tìm thấy luồng sinh”.Ông đò trong văn Nguyễn Tuân và ông lão San-ti-a-gô
trong” Ông già và biển cả” của Hemingway cùng trường đã cho ta niềm tin ấy.
3. Sông Đà trữ tình
a) “ Tôi có bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần,…và gắt gỏng thác lũ ngay đấy”
- Thao tác lập luận: Nghị luận kết hợp biểu cảm
- Phạm vi: trong đoạn văn trên
- Yêu cầu đề bài:
+ Vẻ đẹp trữ tình Sông Đà
+ Nhận xét về tình cảm với thiên nhiên, quê hương đất nước của Nguyễn Tuân
-Góc độ nhìn:
Trên cao:
+ Từ trên tàu bay
+ “ Thấy quen thuộc… chán mình”
+” Sông Đà trên dài….”
+” Mùa xuân dòng xanh ngọc bích “
+” Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ”
 Hình ảnh mềm mại của dòng sông Đà, màu sắc độc đáo, khung cảnh huyền ảo
+ Cảm xúc say mê, lãng mạn của nhà văn
-Góc độ nhìn: nhìn gần trực tiếp Sông Đà
+ Mặt nước: loang loáng, sáng lóe lên,…
+ Không gian 2 bên bờ: chuồn chuồn, bươm bướm,…
+ Cảm xúc của tác giả: chơi vui ấm áp,” vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa
dầm”, “vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”,” nó đằm đằm ấm áp như gặp lại cố
nhân”
*Dàn ý hướng dẫn

-Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”
Mở bài -Giới thiệu hình tượng con Sông Đà
-giới thiệu vấn đề cần bàn luận: vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà qua
đoạn trích”……”
-Hoàn cảnh sáng tác: chuyến đi thực tế lên vùng cao Tây Bắc những
năm 1958-1960
-Tóm lược về đặc điểm hình tượng con sông Đà trong tác phẩm: nét
hung bạo, hùng vĩ và thơ mộng trữ tình
-Vị trí đoạn trích: thuộc phần khắc họa vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà
ở góc nhìn từ trên tàu bay và đi từ rừng ra
1.Làm nổi bật vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà qua đoạn trích
-Ở góc nhìn từ trên máy bay
+ Hình dáng mềm mại, duyên dáng như mái tóc dài bồng bềnh của
người thiếu nữ:” Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ
tình,…”
Thân bài
+Màu nước thay đôi theo mùa, mang nét đẹp đặc trưng của Sông Đà:”
Mùa xuân màu xanh ngọc bích”,” Mùa thu lừ lừ chín đỏ”
+Khung cảnh hai bên bờ: huyền ảo thơ mộng qua làn mây, khói giăng
trên sông
+Góc nhìn bao quát, khoáng đạt mang đến những trải nghiệm cảm xúc
đặc biệt cho tác giả: quen thuộc, say sưa, yêu mến,…
-Ở góc nhìn đi từ rừng ra
+Ấn tượng mạnh về sự lung linh của mặt nước sông Đà:” loang loáng
như trẻ con nghịch gương”,” sáng lóe lên màu nắng tháng ba Đường
thi”
+Khung cảnh lãng mạn, đầy thi vị: chuồn chuồn, bươm bướm trên sông
+Đem lại cảm xúc vui tươi ấm áp, khác với góc nhìn trên tàu bay…
- Nghệ thuật miêu tả: sử dụng các hình ảnh so sánh sức gợi: kiểu câu
dài, giọng văn mềm mại, uyển chuyển; điểm nhìn miêu tả phong phú,
độc đáo; sử dụng kiến thức văn học, địa lí; sử dụng ngôn từ điêu luyện
2. Nhận xét về tình cảm với thiên nhiên, quê hương của Nguyễn
Tuân
- Ông luôn nhìn cảnh vật thiên nhiên trên phương diện cái đẹp, luôn bộc
lộ tình cảm yêu mến, say mê đến đắm chìm trong cảnh sắc của đất nước
- Luôn khao khát khám phá những vẻ đẹp mới lạ, độc đáo, đi tìm” chất
vàng mười” ở những miền đất xa xôi của Tổ quốc và ca ngợi nó
Khẳng định thành công của tác giả trong việc khắc họa vẻ đẹp trữ tình
Kết bài của con sông Đà ở góc nhìn từ trên tàu bay và đi từ rừng ra .Nêu bài học
về sự trân trọng, ngợi ca thiên nhiên quê hương, về tình yêu đất nước
b)”Con Sông Đà gợi cảm…. cổ điển trên dòng trên”
-Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”
Mở bài -Giới thiệu hình tượng con Sông Đà
-giới thiệu vấn đề cần bàn luận: vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà qua
đoạn trích”……”
-Hoàn cảnh sáng tác: chuyến đi thực tế lên vùng cao Tây Bắc những
năm 1958-1960
-Tóm lược về đặc điểm hình tượng con sông Đà trong tác phẩm: nét
hung bạo, hùng vĩ và thơ mộng trữ tình
-Vị trí đoạn trích: thuộc phần khắc họa vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà
ở góc nhìn đi từ rừng ra và đi trên thuyền
1. Làm nổi bật vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà qua đoạn trích
-Ở góc nhìn đi từ rừng ra:
+ Khung cảnh khoáng đạt, lãng mạn, đầy thi vị: chuồn chuồn, bươm
bướm trên sông. So sánh sự đối lập với không gian ở khúc thượng
Thân bài nguồn
-“Mặt nước loang loáng…”,”… sáng lóe lên một màu vàng tháng ba
Đường Thi”
-Cảm xúc của tác giả: “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn
tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”
+ Ấn tượng mạnh về sự lung linh của mặt nước sông Đà. So sánh sự đối
lập với mặt nước méo mó nhăn nhúm ở đoạn thác ghềnh, hoặc so sánh
với mặt nước sông Hương(HPNT)
+ Đem lại cảm xúc vui tươi, ấm áp khác với góc nhìn trên tàu bay
-Ở góc nhìn trên thuyền:
+ Không gian tĩnh lặng, thơ mộng, hoang dại, tràn đầy sức sống. So
sánh với mặt nước sông Hương(HPNTL)
+ Lòng sông bộc lộ sự trù phú của Đà giang qua âm thanh tiếng cá”
quẫy vọt lên”,” đập nước”; hình ảnh “ đàn cá bạc rơi thoi”
+Cảm xúc( bộc lộ qua cách miêu tả): yêu mến, say mê, thú vị trước sự
tình tứ của cảnh sắc sông Đà: lững lờ, nhớ thương, lắng nghe…
-Nghệ thuật miêu tả: sử dụng các hình ảnh so sánh sức gợi: kiểu câu
dài, giọng văn mềm mại, uyển chuyển; điểm nhìn miêu tả phong phú,
độc đáo; sử dụng kiến thức văn học, địa lí; sử dụng ngôn từ điêu luyện
2. Nhận xét bút pháp tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân
- Tài hoa: vận dụng sáng tạo ngôn từ, hình ảnh miêu tả đa chiều, giàu
cảm xúc, giàu sức gợi
- Uyên bác: vốn hiểu biết phong phú, sử dụng đa dạng các kiến thức
trong miêu tả, tái hiện hình tượng nghệ thuật
Khẳng định thành công của tác giả trong việc khắc họa vẻ đẹp trữ tình
Kết bài của con sông Đà ở góc nhìn đi từ rừng ra và trên thuyền. Nêu bài học về
sự trân trọng, ngợi ca thiên nhiên quê hương, về tình yêu đất nước, niềm
tự hào về những danh làm thắng cảnh

You might also like