You are on page 1of 9

Phân tích hình tượng nhân vật Mị

MB: T. Shekhov quan niệm: “Một người nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo từ trong cốt
tủy”. Cụ thể hơn, Nguyễn Minh Châu nói về sứ mệnh của người nghệ sĩ trong tập “Trang giấy
trước đèn”: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết là để làm công việc như kẻ nâng giấc cho những
người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường (…) để bênh vực
cho những con người không còn có ai để bênh vực”. Với hình tượng nhân vật Mị trong VCAP,
nhà văn Tô Hoài đã thể hiện trọn vẹn xứ mệnh ấy khi mang đến cho người đọc hình tượng nghệ
thuật với biết bao vẻ đẹp nhất là…..

TB: Tô Hoài - một nhà văn mà mỗi lần đọc tác phẩm của ông là một lần ta bước vào một thế
giới đa dạng của cuộc sống của ngôn từ của những xúc cảm chân thực, đời thường - một người
nghệ sĩ có sức sáng tạo dồi dào, mãnh liệt. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã từng nhận xét: "Tô Hoài
như một từ điển sống, một pho sách sống. Ông như cuốn Bách khoa toàn thư mà không Viện sĩ
nào, không Học giả nào có thể sánh được". Không chỉ là người am hiểu về mảnh đất Hà Nội
ngàn năm văn hiến, mà mỗi chuyến đi thực tế sáng tác còn là cơ hội để nhà văn mở mang, làm
dày thêm vốn hiểu biết về phong tục tập quán của nhiều vùng miền đất nước. Và chuyến đi dài
tầm tháng lên với Tây Bắc xa xôi đã trở thành chuyển đi đáng nhớ không chỉ trong cuộc đời tác
giả mà đó còn là một "chuyến phiêu lưu đầy ý nghĩa của độc giả nhiều thế hệ theo bước chân Mị,
bước chân A Phủ từ Hồng Ngài đến Phiềng Sa. Tác phẩm stac năm 1952 được in trong tập
“truyện Tây Bắc” 1953, tập chuyện được tặng giải nhất- giải thưởng hội văn học Việt Nam 1954-
1955 và được chuyển thể thành phim do chính tác giả soạn kịch bản.

Câu chuyện về cuộc đời Mị là câu chuyện mà người dân nghèo ở Hồng Ngài còn nhớ mãi. Từ
một cô gái trẻ trung xinh đẹp, yêu tự do và tràn đầy sức sống, Mị đã trở nên chai sạn, vô hồn, cứ
“lùi lũi như con rùa nuôi sau xó cửa" khi bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Tiếng là
con dâu nhưng Mị sống cuộc đời của một người ở không công, bị tước đoạt quyền tự do, bị bóc
lột sức lao động, bị chà đạp lên những ước mơ. Mị cũng từng khóc tới mấy tháng liền cho bất
hạnh của mình, từng sẵn sàng chết với nắm lá ngón trong tay, nhưng rồi vì thương cha mà Mị
chấp nhận sống kiếp đời trâu ngựa. Sức mạnh của cường quyền và thần quyền những tưởng sẽ
dập tắt được ngọn lửa của niềm hạm sống trong người con gái nhỏ bé ấy. Nhưng không, trong
Mị vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, một khát khao tự do đến cháy bỏng, chỉ cần có cơ hội,
nó có thể bùng lên mạnh mẽ và quyết liệt.

Những ngày sống trong nhà Thống Lý Pá Tra tưởng đâu Mị chỉ còn là cái xác không hồn, một
cô Mị trẻ đẹp khao khát hạnh phúc đã hoàn toàn phải cam chịu số phận nô lệ nhưng không đôi
mắt nhân đạo của nhà văn vẫn nhận ra bên trong “con rùa lùi lũi” kia là một tâm hồn khao khát
cháy bỏng về tình yêu hạnh phúc, khao khát ấy có thể bị lãng quên nhưng không hề bị dập tiêu
tan. Nó giống như hòn than ủ hồng trong đống tro tàn chỉ cần có cơ hội là bùng cháy và điều này
được đặc biệt thể hiện rõ trong đêm …… Qua đó đã thể hiện thành công ý tưởng của nhà văn ,
điều kì diệu là trong cùng cực đến thế mọi thế lực tội ác cũng không thể giết được sự sống con
người: “Lay lắt, đói khổ, nhục nhã Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt”.

A: Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân


Sức sống tiềm tàng trong đêm tình mùa xuân của Mị trước tiên được khơi
dậy từ khung cảnh mùa xuân của đất trời.
Không phải ngẫu nhiên sưc sống của Mị sống dậy mà bắt nguồn từ mùa xuân của đất trời. mùa
xuân năm nào chẳng giống nhau nhưng mùa xuân năm nay người đàn bà vô cảm ấy mới nhận ra
tất cả mùa sắc của nó. Như vậy nhà văn đã lấy mùa xuân của thanh xuân của vụ trụ để khơi dậy
thanh xuân trong lòng Mị: thiên nhiên Hồng Ngài hồi xuân, lòng Mị hồi sinh, cõi lõng băng giá
ấy đang tan dần trong lồng ngực của người phụ nữ và ngày hôm nay là trái tim của người thiếu
nữ. Đã lâu lắm rồi Mị mới thấy không gian có sắc mùa: đó là màu vàng ửng của cỏ gianh; màu
đỏ của lửa, của bí ngô và màu sắc sặc sỡ của những chiếc váy hoa đem ra phơi trên mỏm
đá. Có lẽ sau bao nhiêu năm hình ảnh của những chiếc váy hoa mới lọt vào mắt Mị, nó cho thấy
nhu cầu làm đẹp đã chết từ lâu nay trở về trong lòng Mị. Và cũng lâu lắm rồi Mị mới nhận ra
không gian có âm thanh. Đó là tiếng cười của trẻ con chơi quay trước sân nhà. Viết về miến núi
TH có lẽ không phải đầu tiên; trước TH miến núi hiện lên trong trang văn thường là hoang vu,
lạnh lẽ, bí hiểm:

“ Dốc lên khúc khuỷa dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”

Hay “Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

TH có lẽ là người đâu tiên rọi cái nhìn tươi sáng thoáng mát vào vùng không gian ấy: Hồng Ngài
xa xôi dẫu còn nhiều bóng tối, còn nước mắt, mồ hôi nhưng phong tục nơi đây vẫn có một vẻ đẹp
riêng của nó. Bức tranh thiên nhiên và phong tục TB tươi tắn trong sắc màu, trong trẻo trong âm
thanh, ấm nồng trong không khí, tất cả đã tạo nên một chất thơ riêng của mảnh đất này và đó
cũng chính là cái nền phục sinh cho tâm hồn Mị. Thế nhưng những yếu tố đó chưa đủ làm nên sự
nổi loạn của 1 tâm hồn đã tê dại biết bao năm, vậy đâu là chất xúc tác chính? Đó chính là tiếng
sáo, tiếng sao chính là nhân tố quan trọng nhất , bởi đó là tiếng ca của hạnh phúc, biểu tượng của
tình yêu lứa đôi, nó đã xuyên qua cái hàng lạnh giá bên trong để vọng bào miền sâu thẳm trong
tâm hồn Mi đánh thức sức sống đang tiềm ẩn trong cõi lòng của người phụ nữ này. Cái nồng nàn
của đêm xuân lại như được nâng lên bởi bữa rượu tết trong “Tiếng chiêng đánh âm ĩ người ốp
đồng vẫn còn nhảy lên xuống, run bần bật”. Tất cả những yếu tố đó đã tác dộng mạnh mẽ đến
tâm hồn Mị tuy nhiên quá trình hồi sinh cuả Mị không diễn ra một cách dễ dãi mà dưới ngòi bút
của TH sự hồi sinh của Mị diễn ra trong một không gian, trong cả một quá trình mà ở đó có
những diễn biến với tâm trạng hành động sau lại càng mạnh mẽ quyết liệt hơn.

Sức sống tiềm tàng của Mị được miêu tả qua chi tiết cụ thể qua âm thanh giai
điệu của tiếng sáo
“Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rất rất dữ dội . Những
tưởng gió rét sẽ làm lòng người thêm se sắt, sẽ chẳng còn nổi nhựa sống để yêu đời, huống hồ là
một người đã "quen cái khổ như Mị. Nhưng đó lại là yếu tố đầu tiên tác động tới tâm hồn Mị.
Thời tiết khác lạ mà không khi đón xuân vẫn rộn ràng trước mắt Mị: những chiếc váy hoa phơi
trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ. Tiếng trẻ con nô đùa. Và đặc biệt là tiếng sáo ngoài đầu
núi lấp ló vọng lại. Các giác quan mở rộng, từ xúc giác đến thị giác rồi thính giác. Mị dường như
đã hoàn toàn thức tỉnh, như cái giây phút thức tỉnh đầy ý nghĩa của Chí Phèo sau những cơn say
triền miên vậy. Mị thấy thiết tha bồi hồi. Mị hát và lông đầy xuân sắc. Tiếng sáo, thứ âm thanh
của tuổi trẻ, của tình yêu, của tự do đã ùa vào tâm hồn Mị, đánh thức miền quá khứ đẹp để một
thời con gái trong Mị.

Khi tiếng sáo lấp ló ngoài đầu núi Mị tha thiết bổi hổi, Mị ngồi lẩm nhẩm bài hát của
người đang thổi:

“Mày có con trai con gái rồi

Mày đi làm nương

Ta không có con trai con gái

Ta đi tìm người yêu”

Ca từ giản dị mộc mạc hàm chứa lẽ sống phong phú của người thổi sáo, tiếng sao ấy đã dìu tâm
hồn Mị vượt qua ô cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay như vượt qua cái hàng rào trắng của hiện tại để
bồng bềnh bay bổng trên các triền cao.

Khi tiếng lửng lơ bay ngoài đường Mị vẫn sống trong vô thức, vẫn ngồi lẩm nhẩm trơ
giữa nhà rồi Mị bắ đầu hồi sinh nhận thức

Cảm nhận những con sóng lòng đang trỗi dậy mạnh mẽ, “Mị lén lấy hũ rượu uống ực từng
bát". Uống cho thỏa cơn khát hay uống để chế ngụ những khát khao đang trào dâng? Hẳn là cách
uống rất tâm trạng. Ta chợt nhớ cái cách Chí Phèo uống rượu, hắn uống để quên đi sự đơn độc,
uống để thấy mình mạnh mẽ hơn. Ở đây, rượu đã khiến những khát khao của Mị trở nên mãnh
liệt hơn, rượu đã đưa Mi vào thế giới khác với cái thực tại ê chề, bế tác cô đang sống. “Lòng Mỹ
đang sống về ngày trước", sống trong không gian ngập tràn tiếng sáo. Tiếng sáo ở hiện tại hòa
vào tiếng sáo trong tâm tưởng. Tiếng sáo gọi bạn tình năm nào. Mị không chỉ nhẩm hát, mà mị
còn uống rượu và thổi sáo. Dường như con người trẻ trung sôi nổi đã trở về trong Mị, cô không
còn lầm lũi, buồn bã nữa. Tôi Hoài đã khéo léo trần thuật linh hoạt, đan xen quá khứ hiện tại, với
những câu văn ngắn gọn, tiết tấu nhanh tạo nên những mảnh ghép tươi tắn chập chờn của hạnh
phúc và những khát khao của tự do và hi vọng… Một con người khi không còn thiết tha với thực
tại, họ thường hay tìm về quá khứ để vực dậy những yêu thương. Tiếng sáo đã dẫn đường cho Mị
trở về ngày trước, nơi đầy ắp những kỉ niệm của tuổi trẻ, của tình yêu: “Mị thổi sáo rất giỏi,
thổi lá cũng hay như thổi sáo". "Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo
Mị”. Mị nhớ những ngày xuân rạo rực ấy không phải chỉ bởi Hồng Ngài đang ở những ngày
xuân mà còn bởi đó là những ngày tháng đáng sống nhất của Mị. Vượt lên trên sự cầm tù của cái
nghèo cái đói, của món nợ truyền kiếp, Mị vẫn sống hết mình với nguồn sinh lực tràn trề vốn có
của tuổi trẻ. Tiếng sáo chính là nhịp cầu nối những mùa xuân ngày trước với mùa xuân hiện tại,
tiếng sáo thức tỉnh mùa xuân trong lòng Mị. Mị vẫn cứ say, rồi Mị lịm mặt ngồi đấy cho đến khi
"người về, người đi chơi đã vẫn cả”, lòng Mị vẫn sống về ngày trước. Vẫn cái vẻ ngoài lùi lũi
như vô cảm, vô thức nhưng những tàn lụi héo úa đang thực sự hồi sinh, những chai sạn đang dần
dần tan chảy trong tâm hồn Mị. Mị bước vào buồng, tiếng sáo vẫn theo Mị. Căn buồng có cửa sổ
một lỗ vuông bằng bàn tay lúc này không cầm từ được những cảm xúc trong Mị. “Đã từ nãy. Mị
thấy phơi phới trở lại, trong long đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. " Sự
thức tỉnh bất ngờ sau nhiều năm làm dâu nhà thống li khiến lòng Mị rạo tục, những xúc cảm
chộn rộn của niềm vui sướng, sự hồi hộp thổn thức lẫn cả những khát khao... Hàng loạt những
câu văn ngắn gọn được Tô Hoài sử dụng để diễn tả những suy nghĩ rất sáng rõ của Mị “ Mị còn
trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi...”. Mi thực sự đã nhận thức được giá trị của bản
thân, nhận thức được ý nghĩa của cuộc sống Mị muốn bước ra khỏi căn phòng như tù ngục: “Căn
buồng kín mít với ô cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng”, nhận ra cuộc hôn nhân của mình:
“Mị và A Sử không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau” để đến với không gian của
yêu thương hò hẹn. Nhưng khi Mị vừa ý thức quyền được vui chơi, quyền được tự do của mình
thì cũng là lúc Mị nhận thức rất rõ tình cảnh éo le của Mị, Mị đã thực sự bị cầm tù trong cái gia
đình không biết đến yêu thương. Mị đau đớn và muốn chấm dứt ngay cuộc sống không bằng chết
ấy. “Giá có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không còn buồn nhớ
lại nữa!”. Quả thực, khi con người ở tận cùng nỗi đau, tận cùng sự tuyệt vọng, con người muốn
được giải thoát đến một nơi mà họ tin rằng sẽ không thể khổ sử hơn thế. Bởi vậy mà lúc này với
Mị, nghĩ đến cái chết cũng là một biểu hiện đầy đớn đau của niềm ham sống một kiếp cho ra
người. Những cảm xúc đối lập, vừa vui sướng vừa đớn đau cứ trào dâng trong lòng Mỹ khiến cô
không thể ngồi yên.

Tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường, tiếng sáo vẫn rập rờn trong đầu Mị, nó
nhắc nhỏ, nó níu kéo Mị ở lại với cuộc đời này

. Cùng với men say, nó khiến Mị trở nên mạnh bạo hơn, quyết liệt hơn. Từ suy nghĩ “muốn đi
chơi" đến hành động đến góc nhà, xắn thêm mỡ bỏ vào đĩa đèn rồi chuẩn bị váy áo cho một
chuyển đi chơi, tất cả đều là bản năng trỗi dậy, là nhu cầu chính đáng của con người. Mị không
quan tâm tới sự có mặt của A Sử, không sợ kẻ vũ phu tàn ác ấy bởi trong Mị lúc này chỉ còn một
ngọn lửa khao khát tự do đang bùng lên mạnh mẽ đang nung sôi từng mạch máu trong cơ thể Mị.
Xắn thêm mỡ vào đĩa đến không phải chỉ để khơi sáng không gian mà đó còn là sự khơi sáng
chính tâm hồn Mi, tiếp thêm sức mạnh cho Mi bút thoát khỏi sự tù túng bế tắc ấy. Sự chuẩn bị kĩ
lưỡng và đảng hoàng của Mị từ việc cuốn lại tóc, lấy vây hoa, rút thêm cái áo cáng cho thấy sự
điểm tĩnh, chín chắn trong hành động, sự tin tưởng quyết tâm thực hiện mong muốn chính đáng
của Mị. Mặc dù, tất cả đều diễn ra trước mắt A Sử là một sự liều lĩnh. Không phải Mị không
đoán biết hậu quả của sự nổi dậy ấy, mà bởi Mị trân trọng và muốn nuôi dưỡng những cảm xúc
đẹp để vừa trở lại trong mình. Mị muốn một lần được thực hiện những mong muốn của bản thân
dù có thể bị dập vùi đau đớn. Đó cũng là một hành động liều lĩnh như cái hành động nhật vợ của
Tràng trong câu chuyện "Vợ nhặt" của Kim Lân vậy. Phải chăng, khi con người nhận thức được
giá trị của hạnh phúc thi không gì có thể cản ngân họ tìm đến, không thể lực nào có thể dập tắt
được những khát khao, ngay cả thần chết. Các câu văn ngắn nhịp điệu gấp rút khẩn trương, các ý
nghĩ thoáng qua hành động của Mị cũng nhanh gấp và hành động của Mị cũng hết sức thản nhiên
dù biết A Sử đang hiện diện trong căn buồng. Có lẽ đây là lần đầu tiên Mị làm ngơ trước bóng
ma của thần quyền, làm ngơ trước lời nói của A Sử điều này khẳng định một sức sống mạnh mẽ
trong sâu thẳm Mị.

Khi tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi thì Mị như quên đi hiện tại để sống trong
xuân tình. “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biêt mình đang bị trói”. Sợi dây
đay lạnh lùng của A Sử chỉ có thể trói về thể xác của Mị chứ không thể trói được tâm hồn của
Mị, sức sống tiềm tàng bên trong của Mị như đang tràn ra và kì lạ thay từ sâu thẳm trong sự im
lặng, cô tịch của căn buồng tối om vẫn đang xốn xao biết bao nỗi niềm bao khao khát hạnh phúc
yêu thương: “Mị vẫn đi theo những cuộc chơi, những đám chơi “Em không yêu, quả pao rơi
rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…””. Bởi vậy khi tiếng sáo nhập vào hồn Mị, Mị vẫy
vùng đi nhưng cơn đau thể xác đã đánh thức Mị rồi Mị tỉnh. Tiếng sáo vụt biến mất “chỉ còn
nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách” TH đã khéo léo lồng vào âm thanh của tiếng chân ngựa.
Tiếng sáo là âm thanh của ước mơ, tiếng chân ngựa là âm thanh của thực tại, thực tại đã đạp vỡ
giấc mơ làm tiêu tan tiếng sáo, kéo Mị từ thiên đường trở về với địa ngục, nỗi đau thể xác đã
nhanh chóng chuyển hóa thành nỗi đau tinh thần vì Mị chợt nhận ra: “ Mị không bằng con
ngựa” vì con ngựa: “Còn được đứng gãi chân nhai cỏ” cả đêm Mị bị trói đứng như thế nín
khóc lại bổi hổi có lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ.

Khi tiếng sáo không còn nữa, Mị nhớ lại câu chuyện người ta vẫn kể: “Đời trước ở nhà TLPT
có một người trói vợ trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì chết rồi” câu chuyện
khiến: “ Mị sợ quá, Mị cựa quậy, xem mình sống hay chết” Mị sợ chết bởi vì cô vẫn khao khát
được sống vẫn mơ hồ về cuộc sống về tình yêu hạnh phúc, TH đã giúp chúng ta nhận ra rằng: Dù
bị đẩy tới giới hạn của sinh tử thì con người ta vẫn luôn khao khát được sống hạnh phúc.

Nhà văn TH đã xây dựng nhân vật Mị với nhiều đặc điểm nghệ thuật đặc sắc, giới thiệu nhân
vật tự nhiên mà đầy ấn tượng, kể chuyện ngắn gọn dẫn dắt tình tiết khóe léo đặc biệt tâm trạng
và hành động khá phức tạp của Mị được lý giải một cách cụ thể và hợp lý; biệt tài miêu tả thiên
nhiên và phong tục tập quán của người dân miền núi, ngôn ngữ kể chuyện sinh động chọn lọc
sáng tạo câu văn giàu tính tạo hình và giàu chất thơ qua đó nhà văn đã khắc họa cuộc nổi dậy thứ
nhất của Mị tuy không thành,Mị không thoát khỏi cảnh tù ngục trần gian nhưng ít ra Mị cũng
được sống lại những khoảnh khắc tươi đẹp của tuổi trẻ. Qua đó lại một lần nữa khẳng định một
chân lý rằng: Sức sống của con người dù bị dẫm đạp bị chói chặt nhưng không bao giờ bị tiêu tan
mà nó luôn âm ỉ cháy chỉ gặp dịp là bùng lên mạnh mẽ. Đúng như nhà văn Lỗ Tấn từng nói:
“Một tia lửa nhỏ hôm nay mới báo hiệu một đám cháy ngày mai”. Hành động của Mị tuy bộc
phát nhưng sẽ hứa hẹn một tương lai bùng cháy phía trước. Đây cũng chính là giá trị nhân văn
sâu sắc của tác phẩm.

B: Sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm dông cởi trói cho A Phủ
*Cơn mơ giải thoát của đêm tình mùa xuân trong Mị tưởng nhu đã tiêu tan trong đau đớn nhưng
không, sức sống bất diệt của Mị không bao giờ bị dập tắt, nó lại được thổi bùng lên khi có yếu tố
tác động vào. Và vào đêm đông, Mị đã có một hành động bất ngờ và đầy táo bạo đó là cắt dây
cởi trói cho A Phú rồi cùng nhau trốn khỏi Hồng Ngài.
Trước tiên sức sống của Mị được khơi dậy từ hoàn cảnh đồng cảm với A Phủ
Vậy vì đâu Mị lại có hành động táo bạo như vậy? Đó là sự đồng cảm về thân phận giữa Mị và
A Phủ. Mị và A Phủ đều là nạn nhân của sự bóc lột , cả hai đều bị hai cha con TLPT trói đứng,
có khác chăng là ở chỗ người đàn bà bị trói đứng suốt đêm trong buồng tối bằng những sợi dây
đay còn A Phủ phải chịu trói đứng nhiều đêm ngoài trời bằng những vòng dây mây khít chặt và
đó chính là điểm chung để A Phủ và Mị xích lại gần nhau thế nhưng nhà văn không dễ dãi và vội
vàng, ông để sự việc tất yếu xảy đến một cách bất ngờ ngay cả đối với chính bản thân nhân vật.
Sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm đông cởi trói cho A Phủ còn được miêu tả qua các
chi tiết cụ thể.

Các từ: “Những đêm mùa đông , mỗi đêm” các từ này cho thấy những hành động lặp đi lặp lại
trong cảm giác buồn bã tẻ nhạt nhẹ. Mị thổi lửa hơ tay hơ lưng nhưng không phải để chống chọi
lại với cái đó ra sức khắc nghiệt của thời tiết mà để giữ mình không bị chết héo về những đêm
mùa đông dài và buồn ấy. Hình ảnh ngọn lửa hành động sưởi lửa được nhắc đi nhắc lại rất nhiều
lần trong một đoạn văn ngắn càng cho thấy vai trò to lớn của ngọn lửa với cuộc sống quẩn quanh
bế tắc của Mị ngọn lửa như là người bạn tâm tình như một liều thuốc an thần như một cái cọc
neo cuối cùng để bị bám vào để sống. Dường như chỉ có hơi nóng của ngọn lửa mới đủ khiến
cho tâm hồn băng giá của Mị không bị hoại tử, càng nói nhiều đến ngọn lửa và việc sửa ta càng
thấm thía cô đơn cái lạnh lẽo trong tâm hồn của mình. Sau đêm tình mùa xuân nổi dậy không
thành ấy thì Mị đã trở về với trạng thái vô thức vô hồn, ngoài ngọn lửa chẳng gì có thể khiến Mị
quan tâm gắn bó. A Phủ đã bị trói đứng ở cùng nhà mấy đêm liền ngay chỗ Mị dạy thổi lửa hơ
tay hơ lưng nhưng người đàn bà hay sao ấy không mảnh may nghĩ ngợi gì, Mị vẫn “thản nhiên
thổi lửa ở tay” và không hề rủ lòng thương hại thậm chí “nếu A Phủ là cảm giác đứng đấy
cũng thế thôi thôi”. Các từ: “thản nhiên, cũng thế thôi” sự vô tâm lạnh lùng tàn nhẫn đến vô
cảm của Mị. Không phải Mị ác mà chỉ là Mị quá quen với cảnh tượng ấy, chẳng phải Mị cũng đã
từng bị trói đứng một cách tàn nhẫn như thế rồi hay sao thế mới biết rằng sức mạnh của cường
quyền và thần quyền lớn như thế nào, nó triệt tiêu ý thức về quyền sống của con người, nó triệt
tiêu cả tình người. Sống lâu trong cái khổ Mị không còn biết đến khổ mà buồn, cũng không cần
biết đến lòng thương với đồng loại. Đó cũng là một bi kịch đau đớn của con người nghèo ở vùng
cao Tây Bắc trước giải phóng họ không nhận thức được đâu là bất hạnh đâu là nỗi đau thì làm
sao có ý thức để đấu tranh người con gái vốn trẻ trung sôi nổi ấy giờ còn không biết đến cả cái
cảm giác đau đớn về thể xác rồi cả nỗi nhục nhã về tinh thần. Khi Mị bị A Sử đánh ngã ngay
xuống cửa bếp nhưng sau Mị vẫn ra sưởi thì đến trước đó không phải là cái kiên cường bám trụ
của một con người ý thức được hành động mình đang làm mà bị lúc ấy chỉ giống như con vật là
lành bị ngược đãi mà không nỡ ở thói quen cũ không sửa lửa Mị sẽ chẳng biết làm gì cho qua
đêm dài. Tô Hoài càng đậm tô những biểu hiện của sự trai sạn về suy nghĩ hành động và cảm xúc
của Mị thì độc giả sẽ càng ngỡ ngàng ngạc nhiên trước sự hồi sinh kì diệu của Mị không phải do
tiếng sáo gọi bạn tình rất nóng ngoài đầu núi mà là “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai
hõm má đã xám đen lại của A Phủ”. Có nhà phê bình cho rằng: “Khi tình thương chạm đến
trái tim thì cho dù sỏi đá cũng trở thành châu lệ”. Dòng nước mắt ấy chính là nước mắt của kẻ
đang hấp hối nước mắt của một thân phận nô lệ đang bất lực tủi nhục trước số phận, nước mắt
của A Phủ không chỉ chảy xuống đôi gò má đã xạm đen lại của anh mà còn làm tan chảy khối
băng trong tâm hồn Mị vẫn là ngọn lửa quen bập bùng sáng lên soi cho Mị nhìn thấy A Phủ khóc
điều Mị chưa từng tưởng tượng ra nó tác động mạnh mẽ hơn cả khi bị nhìn thấy cái xác chết
đứng đó phải chăng bởi đó là một giọt nước mắt hiếm hoi của một người đàn ông hở chỉ khóc
khi ở tận cùng của tuyệt vọng A Phủ yêu tự do và luôn luôn sống tự do phóng túng anh không tin
rằng chỉ vì bị mất một con bò mà thống lý có thể tước đoạt cả tự do cả mạng sống của anh khi
nhận ra đó là sự thật đang đến rất gần mà bản thân không có cách nào giải thoát được thì A Phủ
đã khóc khóc cho những tháng này tự do không còn nữa khóc trước một cuộc đời bị chấm dứt
quá đỗi vô lý giọt nước mắt của uất hận của tuyệt vọng của đớn đau. Ai đó từng nói, nước mắt là
miếng kính làm biển hình vũ trụ - quả thực, dòng nước mắt của A Phủ đủ sức mạnh để đánh thức
lòng trắc ẩn trong người phụ nữ vô hồn kia. Mị chợt nhớ mình đã từng rơi vào tình cảnh như A
Phủ. Đau đớn nhất là “nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được”. A
Phủ cũng vậy, anh không thể che giấu giọt nước mắt của mình bởi anh cũng chẳng biết lau đi
được. Thương thân mình là biểu hiện đầu tiên của sự hồi sinh trong tâm hồn Mị. Cô cảm nhận
nỗi đau của A Phủ bằng chính nỗi đau đớn và nhục nhã về thể xác của mình trong suốt những
năm tháng làm dâu khổ cực. Lời kể từ giản tiếp đột ngột chuyển thành lời nửa trực tiếp với câu
cảm thán đầy phẫn uất “ Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng
thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này”. Một câu văn chất
chứa cả những xúc cảm của người kể và nhân vật, vạch trần sự tàn bạo có hệ thống, tác quái bao
kiếp người của gia đình thống lí. Câu nói cũng cho thấy sự tỉnh thức không phải chi ở cảm xúc
mà còn ở nhận thức bản chất tội ác nhà thống lí. Mị nghĩ đến người đàn bà làm dâu năm xưa
cũng chết ở cái nhà này. Và đó là kết cục mà người đàn ông đáng thương kia phải gánh chịu,
cũng như Mị, rồi sẽ “chết rũ xương” trong cực khổ mà thôi. Tâm trí Mị được khai thông, Mị đã
hiểu ra chúng nó thật độc ác”. Mị nhận ra bản chất của nhà thống lí và lên tiếng tố cáo bằng một
sự căm giận đang dâng lên trong lòng. Sự thức tỉnh của nhận thức sẽ là ngọn đuốc soi đường cho
những hành động sau này của Mị.

Từ lòng đồng cảm sẻ chia và sự căm phẫn cái ác, cái xấu, Mị thấy thương A Phủ, cô hiểu sự phi
lí trong cái chết của anh khi đặt mình cùng A Phủ lên bàn cân của số phận, rồi Mị thấy Mị chết
cũng là tất yếu: “Ta là thân đàn bà, nó bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi
ngày rũ xương ở đây thôi”. Nghĩ đến A Phủ, Mị lại thấy phi lý: “Người kia việc gì mà phải
chết thế.” Trong suy nghĩ ấy Mị đã nghiêng hết phần sống của mình cho A Phủ, đó là tấm lòng
nhân ái bao la của cô gái vùng cao TB, Mị trân trọng giá trị con người, mạng sống con người.
Rồi: “Mị lại tưởng tưởng như có thể lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được được rồi, lúc ấy
bố con PT sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái
cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ”. Thế là Mị quên cả sợ hãi
và cái sợ việc tất yếu phải đến: “Mị rón rén bước lại”- nhẹ nhàng “ Mị rút con dao nhỏ cắt lúa,
cắt nút dây mây” cỏi trói cho A Phủ. Hành động của Mị diễn ra đầy bất ngờ, bất ngờ ngay cả đổi
với chính bản thân Mị nhưng đó là hệ quả tất yếu của tình thương sự bừng sáng của nhận thức
thế nhưng trong khoảnh khắc gỡ hết dây trói cho A Phủ thì: “Mị cũng hoảng hốt”. Đó là diễn
biến tâm lý hoàn toàn chính xác đối với Mị bởi khi sự thương người đã được giải quyết thì lòng
thương mình vốn chưa mất đi sự tự động quay trở lại. Khi A Phủ quật sức vùng lên chạy thì: “Mị
đứng lặng trong bóng tối”, câu văn được tách thành một dòng riêng biệt, nằm chơi vơi giữa
những câu chữ ngổn ngang. Theo nguyên lý “tảng băng trôi” (Hemingue) thì hình ảnh Mị đứng
lặng trong bóng tối là phần nổi, còn ẩn sau những câu chữ ngổn ngang và hành động ấy là một
cuộc đấy tranh đầy dữ dội: sống hay chết? đi hay ở? Tự do hay nô lệ? cuối cùng Mị đã chọn đi
theo tiếng gọi của tự do. Trong giây phút đối diện với bản án tử hình ấy, lòng ham sống mãnh
liệt đã thôi thúc Mị chạy theo A Phủ. Đoạn văn miêu tả hành động ấy của Mị toàn là những động
từ mạnh: “vụt chạy, băng đi, đuổi kịp, đã lăn, chạy xuống, nói, thở”, những động từ ấy đã giúp
độc giả nhìn thấy nội lực và sức phản kháng bùng cháy trong Mị “Một tia lửa nhỏ hôm nay báo
hiệu đám cháy ngày mai” (Lỗ Tấn). Nếu đêm tình màu xuân là tia lửa nhỏ thì hành động chạy
theo A Phủ thực sự đã trở thành một đám cháy lớn, cuối cùng Mị đã có sự lựa chọn đúng đắn, Mị
vụt chạy theo A Phủ cũng có nghĩa là chạy thoát khỏi cuộc đời nô lệ đến với ánh sáng tự do.
Bước chân của Mị như đạp đổ thần quyền của bọn lãnh chúa bao năm qua đè nặng lên Mị, Mị đã
nói trong bóng tối: “A Phủ cho tôi đi. Ở đây thì chết mất”. Đó là câu nói thể hiện lòng ham sống
khát vọng tự do đến mãnh liệt trong Mị. Sau bao nhiên năm bị thần quyền cường quyền đè nặng
làm Mị dường như đã quên đi tiếng nói của đồng loại thì nay Mị đã sống lại và câu nói đầu tiên
là câu nói đòi quyền sống đòi quyền tự do.

“Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi”, cuộc đời Mị sẽ vẫn sống những năm thủng tối tăm và vô
nghĩa nếu không vụt chạy theo A Phủ. Với bút pháp hiện thực sắc xảo, nghệ thuật phân tích nhân
vật tinh tế cùng những chi tiết nghệ thuật mang tính biểu cảm cao TH đã dẫn dắt một cách hợp lý
diễn biến tâm lý của nhân vật Mị: Như một cái cây bị lãng quên trong lớp đất mùa đông chỉ cần
một trận mưa xuân ấp áp là tách vỏ nẩy mầm, sức sống của Mị cũng tiềm tàng như vậy và nhờ có
sức sống ấy cố đã vượt qua được số phận người đàn bà bị đem cúng trình ma chiến thắng thần
quyền và tự giải thoát cho mình. Mị đã băng qua đêm trường mùa đông của cuộc đời để đến với
mùa xuân tươi sáng. Tô Hoài đã để cho Mị tự nhận thức, tự giác ngộ bởi ông luôn tin tưởng ở
khả năng tự giải phóng của Mị cũng như bao con người Tây Bắc chịu áp bức, cường quyền khác.
Đó không phải chỉ là quy luật tâm li thông thường mà còn bởi tâm hồn yêu tự do và luôn vươn
lên trong cuộc sống như những cây xanh giữa đại ngàn của họ. Nếu như trong “Tắt đèn" Ngô Tất
Tổ xúi người nông dân nổi loạn thì ở đây, Tô Hoài đã góp phần thúc tỉnh ý thức đấu tranh giành
lấy tự do vốn có trong người lao động nghèo ở Tây Bắc. Họ như những con chim tự tháo cũi xô
lồng tìm đến với bầu trời tự do bằng đôi cánh của chính mình. Đó mới là cách mạng triệt để nhất,
là hình ảnh đẹp đẽ nhất của khát vọng sống!

KB: Tô Hoài đã từng phát biểu: “Muốn viết văn, điều quan trọng nhất là chi tiết . Mà chi tiết
thì không thể phịa ra được. Phải chịu khó quan sát, ghi chép, dọc và tiếp xúc càng nhiều càng
tốt”. Câu chuyện về sự trỗi dậy của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ nói riêng, cả thiên truyện
nói chung với những chi tiết giàu ý nghĩa là kết quả tốt đẹp của sự quan sát, tìm hiểu kĩ lưỡng và
nghiêm túc trong nghề nghiệp của nhà văn. Cùng với nghệ thuật miêu tả tâm li nhân vật tỉ mỉ,
chân thực và đầy tinh tế, sử dụng từ ngữ điêu luyện của mình, Tô Hoài đã cho độc giả thấy sức
sống mãnh liệt của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ. Qua đoạn trích, tác giả cũng thể
hiện sự đồng cảm sâu sắc với nỗi khổ đau của nhân vật, tố cáo thế lực tàn bạo đã chà đạp lên con
người, đồng thời phát hiện, trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người và niềm
tin vào khả năng tự giải phóng của người dân lao động được gửi gắm qua tác phẩm. Đoạn trích
góp phần làm nên thành công cho truyện ngắn. Đọc tác phẩm, người đọc cũng thêm yêu mến và
trân trọng tài năng cùng tấm lòng nhân ái của nhà văn, trân trọng những con người miền cao Tây
Bắc mộc mạc mà kiên cường.

You might also like