You are on page 1of 3

HƯỚNG DẪN SÔNG ĐÀ TRỮ TÌNH

I.MỞ BÀI
1.Trực tiếp:
- Giới thiệu nhà văn Nguyễn Tuân, tùy bút “Người lái đò sông Đà”
- Nêu vấn đề cần bàn luận: yêu cầu 1 và yêu cầu 2 của đề bài.
Nguyễn Tuân - nhà văn lớn, người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Trước Cách
mạng tháng Tám, ông đi tìm cái đẹp của một thời vang bóng, ca ngợi những thú chơi tao nhã
của các nhà nho tài tử xưa. Sau Cách mạng, Nguyễn Tuân tôn vinh cái đẹp của thiên nhiên
đất nước, trong cuộc sống lao động và chiến đấu của nhân dân, trong đó “Người lái đò sông
Đà” là một áng văn tiêu biểu. Đoạn trích “….” tập trung khắc họa vẻ trữ tình của sông Đà.
Từ đó, làm nổi bật chất tài hoa, uyên bác trong tùy bút của nhà văn họ Nguyễn.
2.Gián tiếp:
- Dẫn dắt từ đề tài dòng sông/ sông Đà/nhận định về tính sáng tạo.
- Giới thiệu nhà văn Nguyễn Tuân, tùy bút “Người lái đò sông Đà”
- Nêu vấn đề cần bàn luận: yêu cầu 1 và yêu cầu 2 của đề bài.
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi…
(Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)
Những dòng sông quê hương từ lâu đã trở thành nguồn cảm xúc dạt dào khơi mạch
văn chương của các thi nhân. Mỗi dòng sông là mỗi dáng hình, mỗi nét đẹp, mỗi tình cảm
mà các tác giả gửi gắm biết bao tâm tư tình cảm. Nếu như sông Hồng chất chứa nỗi sầu vạn
cổ của Huy Cận, sông Hương ấp ủ bao nét đẹp văn hóa, lịch sử, thơ ca trong tùy bút của
Hoàng Phủ Ngọc Tường, thì sông Đà trong “Người lá đò sông Đà” của Nguyễn Tuân chính
là biểu tượng cho chất vàng mười của thiên nhiên và con người Tây Bắc. Đoạn trích “…..”
tập trung khắc họa vẻ trữ tình của sông Đà. Từ đó, làm nổi bật chất tài hoa, uyên bác trong
tùy bút của ngòi bút Nguyễn Tuân.
II. THÂN BÀI:
1.Khái quát:
-“Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa” (Nguyễn Minh Châu). Chất
tài hoa, uyên bác là nét nổi bật tạo nên sự độc đáo trong phong cách nghệ thuật của
nhà văn, thể hiện ở chỗ:
+ Ông luôn tiếp cận sự vật hiện tượng ở góc độ văn hóa thẩm mĩ.
+ Giàu cảm hứng trước những vẻ đẹp phi thường, những cảnh trí tuyệt mĩ
+ Có biệt tài trong quan sát, miêu tả
+ Trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo
+ Bậc thầy về ngôn từ
+ Sự uyên bác thể hiện ở vốn hiểu biết sâu rộng, được tổng hợp từ các tri thức đa ngành.
-Sự tài hoa uyên bác được thể hiện ở thể tùy bút- thể văn kí mang đậm chất tự do,
phóng túng, in đậm cái tôi của tác giả.
- Khái quát về tùy bút Người lái đò sông Đà và hình tượng sông Đà trữ tình
+ Tác phẩm là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ nhà văn thu được trong chuyến đi thực tế Tây
Bắc với mục đích tìm kiếm và tôn vinh “chất vàng” của thiên nhiên và “chất vàng mười đã
qua thử lửa” của người lao động Tây Bắc, được in trong tập tùy bút “Sông Đà” (1960).
- Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận xét về Nguyễn Tuân như sau: “mỗi khi cầm bút
dường như lại đặt mình trong yêu cầu: phải chứng tỏ được cái tài hoa, uyên bác hơn đời của
mình. Ông có thói quen nhìn sự vật ở mặt mĩ thuật của nó, cố tìm cho ra ở đấy những gì nên
họa, nên thơ. Đồng thời mỗi đối tượng quan sát của ông là một đối tượng khảo sát đến kì
cùng”. Vì vậy công trình mĩ thuật sông Đà đâu chỉ có nét tính cách hung bạo, đây còn là một
dòng sông tuyệt vời thơ mộng.
- “Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông”. Câu thơ đề từ của tùy bút đã hé mở nét đẹp dịu
dàng của con sông “năm năm báo oán đời đời đánh ghen”, suốt ngày “làm mình làm mẩy”
với những người lái đò. Từ mạn Thác Bờ về xuôi, sông Đà đã lắng lại trong vẻ đẹp muôn
thuở của những dòng sông trên quê hương. Để làm nổi bật vẻ thơ mộng, trữ tình của con
sông, NT đã soi ngắm nó dưới nhiều góc nhìn: khi thì ông nhìn từ trên máy bay, lúc ông đi
bộ trên bờ sông và khi nhà văn đi thuyền trên sông Đà.
2. Phân tích sông Đà trữ tình: (Đoạn đi trên sông)
- Khái quát lại đoạn trước đó (sông Đà hung bạo)
- Câu tục ngữ Thái đã nói: “Qua thác Tiếu trải chiếu mà nằm”. Thực vậy, nếu ở trên, con
sông Đà gầm thét trong cơn cuồng nộ thì đến quãng hạ lưu, “cảnh ven sông lặng tờ Hình
như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi.”. Điệp từ “lặng
tờ” nhấn mạnh vẻ yên tĩnh đặc biệt của con sông, gợi cái phẳng lặng êm đềm của con
sông trong cổ thi: “Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ” (Bà Huyện Thanh Quan).
-NT cũng cho thấy vẻ hoang sơ vốn là nét đặc trưng của thiên nhiên Tây Bắc: “Mà tịnh
không một bóng người”, Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một
nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Cái ngông của NT là ông so sánh không phải để cụ thể hóa sự
vật mà là trừu tượng hóa, thơ mộng hóa cảnh vật. “Bờ tiền sử”, “nỗi niềm cổ tích tuổi
xưa” là chữ của nhà văn bậc thầy về ngôn ngữ này. Nguyễn Tuân không dựa vào trực giác để
so sánh, ông ta đã dùng tưởng tượng để tạo nên những liên tưởng đầy chất thơ, gieo vào tâm
hồn người đọc bao cảm xúc, để cùng ông tận hưởng cái vẻ đẹp “hoang dại” và “hồn nhiên”
của Đà giang.
-Sự hoang sơ mơ màng của sông nước Đà giang gợi ta nhớ đến những câu thơ Quang Dũng:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”
Nhưng trong cái nhìn của NT, sông Đà hoang sơ mà trong veo, đầy sức sống:“Nương
ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa”; “Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp”; “búp
cỏ gianh đẫm sương đêm”. Những cụm từ “nhú lên”, “lá ngô non”, “nõn búp”, “đẫm sương
đêm” tạo nên những nét vẽ tài hoa cho bức tranh sông Đà, người đọc như được đắm mình
trong cái tươi non mơn mởn của cây cỏ ven sông. Phải có tâm hồn nhạy cảm tinh tế và con
mắt “xanh non, biếc rờn” lắm, NT mới có những câu văn giàu chất thơ như thế!
- Hình ảnh “đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm” khiến cho bức tranh sông
Đà đượm màu cổ tích. Nhà văn lắng mình trong cái mộng ảo của cảnh vật, mở rộng
tâm hồn giao cảm với thiên nhiên: “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ
sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò”. “Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp
mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có
phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Cuộc đối thoại giữa nhà văn và con
hươu thơ ngộ là một bài thơ trữ tình kì diệu, một giấc mơ chập chờn trong cái yên tĩnh lặng
tờ của cảnh ven sông. Hình ảnh gợi nhớ đến chú nai vàng trong câu thơ Lưu Trọng Lư:
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp lên lá vàng khô
Chú nai vàng ngơ ngác hay con hươu đều gợi lên vẻ tinh khôi, thuần khiết của thiên nhiên.
-Tiếng còi sương là ảo, là âm thanh trong tâm tưởng nhưng lại nói lên một ước vọng rất
thực tế của nhà văn. Xưa Nguyễn Tuân thường mượn tiếng còi để báo hiện cuộc xê dịch,
cảnh chia li. Nay ông lấy tiếng còi để báo hiểu viễn cảnh về cuộc đời mới cho mảnh đất Tây
Bắc tươi đẹp này. Với ông đất “Tây Bắc cũng là một cái vườn hoa trong đó mỗi dân tộc của
mấy mươi dân tộc ít người là một giống hoa đượm nhiều màu sắc. Sự liên tưởng gợi lên khát
vọng tha thiết của nhà văn về hình ảnh đất nước trong thời kì mới.
-“Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước
sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Hình ảnh so sánh đàn cá “bụng trắng như bạc rơi thoi”
đầy chất thơ vừa gợi tả sắc trắng (như bạc), vừa chỉ rõ dáng hình thon dài (như thoi) của đàn
cá dầm xanh. Nhà văn mượn cái động của tiếng cá quẫy để làm nổi bật cái tĩnh lặng
nguyên sơ của thiên nhiên. Một tiếng động nhỏ của đàn cá dầm xanh như làm cho ông
khách sông Đà chợt tỉnh mộng, để mà tâm đắc với hai câu thơ của thi sĩ Tản Đà: “Dải sông
Đà bọt nước lênh bênh- Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình”.
-Nghệ thuật so sánh khiến con sông trở nên có linh hồn: “lững lờ như nhớ thương những hòn
đá thác xa xôi trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói
êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải…”. Thật
vậy, không còn cảnh thác đá thét gào, không còn những cái hút nước ghê rợn chực chờ ăn
tươi nuốt sống con người, con sông Đà thật hiền hoà, thân thiện, nó đang “nhớ thương”,
“lắng nghe” những thanh âm của cuộc sống con người, cùng con người xây dựng cuộc sống
mới.
3.Đánh giá đoạn trích thứ hai
-Đoạn văn tả cảnh ven sông Đà giàu chất thơ, chất trữ tình đưa người đọc lạc vào trong cõi
mộng, say trong cái êm đềm, cổ kính nguyên sơ của con sông rồi lại chợt tỉnh để thấy được
sự giao hòa ấm áp giữa cảnh vật và con người, để thấy hình ảnh của cuộc sống hiện đại vẫn
hiện diện trong những câu chữ của tác giả.
-Con sông Đà trữ tình gợi ta đến cái êm đềm thơ mộng của biết bao dòng sông trên đất nước
Việt Nam:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi bóng những hàng tre”
(Tế Hanh)

III.KẾT BÀI:
Nguyễn Tuân từng thích thú với mong muốn của một văn sĩ nước ngoài: “Khi tôi chết,
hãy thuộc da tôi làm chiếc va li” bởi câu nói đã chạm đúng “cái máu xê dịch” của người
nghệ sĩ tài hoa ấy. Chuyến đi đầy hào hứng của nhà văn tới miền Tây Bắc của Tổ quốc đã để
lại thành quả nghệ thuật độc đáo: “Người lái đò sông Đà”. Viết theo thể tùy bút song Nguyễn
Tuân không sa vào ghi chép, ông khiến những gì mình quan sát được trở nên vô cùng sống
động, lôi cuốn bằng trí tưởng tượng, sức liên tưởng phong phú, sáng tạo, in đậm cá tính của
nhà văn. Đọc đoạn trích tả sông Đà trữ tình, ta được say đắm trước vẻ đẹp tuyệt vời của dòng
sông quê hương. Cái tài của NT là đã làm trào dâng xúc cảm trong lòng người đọc, khiến ta
thêm yêu quý, tự hào và trân trọng biết bao vẻ đẹp của sông nước quê hương mình.

You might also like