You are on page 1of 6

SÔNG ĐÀ

Mỗi nhà văn đều như một đóa hoa và tiếng chim nơi khu vườn địa đàng của văn học. Mỗi người
nghệ sĩ lại mang một sức sống riêng, một hương sắc cũng như tiếng ca riêng của mình để từ đó
có chỗ đứng nhất định trong lòng những người thưởng văn. Và Nguyễn Tuân, một người luôn
quan niệm không lặp lại người khác và không lặp lại chính mình, chất riêng ấy lại càng rõ nét
và đặc sắc hơn cả. Hương sắc và tiếng ca ấy được thể hiện qua những trang văn chứa đựng
những giá trị nội dung lẫn nghệ thuật mà ta có thể nhìn thấy rõ nhất thông qua tác phẩm "Người
lái đò sông Đà". Đặc biệt là đoạn………….. nói về…………………

Nguyễn Tuân sinh ra trong một nhà nho nghèo khi Hán học đã tàn, quê gốc ở Hà Nội. Cuộc đời
ông trải qua nhiều thằng trầm, thậm chí có lúc còn bị bắt giam và ở tù. Sau Cách mạng tháng
Tám, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn
học mới. phong cách sáng tác của ông gói gọn trọng một chữ ngông. Ngông dựa trên sự tài hoa
uyên bác và nhân cách hơn người. Người lái đò sông Đà in trong tập Sông Đà (1960), là tùy
bút xuất sắc của Nguyễn Tuân. Thành quả thu hoạch được sau chuyến đi gian khổ và hào hứng
tới miền Tây bắc rộng lớn, xa xôi. Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con Sông Đà không phải là
thiên nhiên vô tri, vô giác, mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng
hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau như tác giả nói - “hung
bạo và trữ tình"... trong đó đoạn trích ……………… là hay nhất.

* Phân tích tính cách hung bạo của dòng sông Đà:
– Vách đá “đá bờ sông dựng vách thành” những bức thành vách đá cao chẹt chặt lấy lòng sông
hẹp. Cái hẹp của lòng sông của tác giả tả theo đủ cách:

 “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ cũng mới có mặt trời”
 “Con hổ con nai có thể vọt qua sông, và cũng chỉ cần nhẹ tay thôi cũng có thể ném hòn đá từ bờ
bên này rồi qua bên kia vách”
 “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, khi mà đang mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như
đứng ở hè một cái ngõ mà với sự ngóng vọng lên một cái khung cửa sổ nào trên các tầng nhà thứ
mấy nào cũng vừa tắt phụt đèn điện”

-> So sánh vừa chính xác, rất tinh tế, vừa bất ngờ và lạ lùng. Cảm giác như Nguyễn Tuân luôn
lục lọi đến tận những kiệt cùng cái kho ấn tượng ăm ắp này để tìm cho được một trong những
cách nói có thể làm kinh động hồn trí con người.
– Gió trên sông Đà: “Dài hàng cây số nước xô đá, có đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng
gió gùn ghè suốt nhiều năm” -> bằng chính những lối viết tài hoa, những câu văn diễn đạt theo
nhiều kiểu móc xích, cấu trúc câu trùng điệp, gợi hình ảnh con sông Đà cuồng nộ, đã dữ dằn
như lúc nào cũng muốn tiêu diệt hết con người.
– Những hút nước ở quãng Tà Mường Vát khi: “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”
và “chỗ giếng nước sâu ặc ặc lên”, “những cái hút nước lôi tuột bè gỗ xuống hoặc hút những
chiếc thuyền xuống rồi cũng đánh chúng tan xác”
-> Lối so sánh độc đáo khiến con sông Đà không khác gì những loài thủy quái với những tiếng
kêu ghê rợn như muốn khủng bố đến tinh thần và uy hiếp con người.

– Mặt ghềnh Hát Loóng:


“Lại có những quãng dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió
gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò nào tóm được qua đấy” liên
hệ với những câu văn miêu tả sông Hương ở thượng nguồn trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho
dòng sông?”
(HPNT): dòng sông như “một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh
liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như con lốc vào những đáy vực bí ẩn”. Cả 2 tác giả đều
đã sử dụng những câu văn có cách ngắt nhịp ngắn, dồn dập với nhiều thanh trắc , từ ngữ trùng
điệp kết hợp với đó là các biện pháp nhân hóa, so sánh đã giúp người đọc hình dung rõ nét sự
hùng vĩ, dũ dội của hai dòng sông quê hương.
– Thác nước Sông Đà:
+ Nguyễn Tuân như một nhà thám hiểm – du lịch đi xa biết nhiều, đến sơn cùng thủy tận cho ta
biết Ly Tiên và Bả Biên Giang là hai cái tên xa xưa của Đà Giang. Ông kể cho ta biết rằng Sông
Đà hung bạo có hàng trăm con thác dữ với cái tên là lạ hay hay: thác Em, thác Giăng, Mô Tôm,
Mỏ Năng, Suối Hoa, Hút Gió, Hát Loóng, thác Tiếu… Đó chính là những cạm bẫy luôn rình
rập và sẵn sàng ăn chết bất kì cái thuyền nào tóm được qua đó. Sự chất chồng, liên tiếp ấy của
thác dữ đã từng đi vào câu ca xưa: “Đường lên Mường Lễ bao xa Trăm bảy cái thác, trăm ba cái
ghềnh”
+ Âm thanh nước thác sông Đà “rống lên như tiếng của một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn
giữa rừng vầu, rừng tre nửa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng vùng vẫy với dần
trâu da cháy bùng bùng”: Bằng NT ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, Nguyễn Tuân đã đem hai sự vật
tưởng như trái ngược nhau như “nước” với “lửa”, “sông với rừng” để so sánh rồi lại nhập chúng
làm một tạo nên những liên tưởng độc đáo. Chi tiết này khiến ta liên tưởng tới hai câu thơ của
Nguyễn Quang Bích: “Nước sôi sùng sục ngàn trâu rống Đá mọc lô xô tựa mũi tên”

– Âm thanh những con thác nước sông Đà:

 Nguyễn Tuân như một người nhạc trưởng đang điều khiển một dàn giao hưởng chơi thật hùng
tráng bài ca của gió thác đã xô sóng đá.
 Ban đầu tác giả mới để cất lên khúc như đang “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích” và “giọng
gằn mà chế nhạo”. Thế rồi bất ngờ âm thanh được phóng to hết cỡ, với các nhạc khí bừng
bừng thét lên khúc nhạc của một thiên nhiên đang ở chính đỉnh điểm của một cơn phấn khích
mạnh mẽ và man dại mà: “nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa
những rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa”, “rừng lửa cùng cần gầm thét với đàn trâu da cháy bùng
bùng” -> với sự liên tưởng vô cùng phong phú, âm thanh của thác nước sông Đà được tác giả
Nguyễn Tuân miêu tả không khác gì những âm thanh của một trận động rừng, động đất hay
nạn núi lửa với thời tiền sử. Lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông, khi mà Nguyễn Tuân quả
là đã chơi ngông lắm khi trong nghệ thuật.

– Bằng thủ pháp nhân hóa, người đã đọc nhận ra từng sắc diện người trong những hình thù đá
vô tri. Nhà văn Nguyễn Tuân đã dùng đến sức mạnh điêu khắc của ngôn từ để thổi hồn vào từng
thớ đá là: “Cả một chân trời đá” mặt hòn nào cũng trông cũng “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”,
“méo mó” -> Những hòn đá đã vô tri vô giác nhưng qua cái nhìn của Nguyễn Tuân chúng mang
dáng vẻ du côn của thiên nhiên hoang dại, hung dữ với ba trùng vi thạch trận.

 Trùng vi thạch trận thứ I: Bọn đá đứa thì “hất hàm” đứa thì “thách thức”, “mặt nước
hò la ùa vào bẻ gãy cán chèo”, khi sóng nước “đá trái, thúc gối vào bụng vào bên hông
thuyền”.
 Trùng vi thạch trận thứ II: “Sông nước bài binh bố trận ở khắp nơi, tăng nhiều cửa tử,
cửa sinh đã nằm ở phía hữu ngạn”
 Trùng vi thạch trận thứ III: Sông Đà sắp đặt bên phải bên trái đều là những luồng chết,
luồng sống ở ngay giữa.

=> Con sông Đà hung bạo, tàn ác không hề khác gì “kẻ thù số một của con người”. Nhưng cũng
chính từ hình ảnh con sông ấy lại chính là kẻ tôn vinh tài năng nghệ thuật tài hoa, tài tử và thật
cực kì uyên bác của một ngòi bút số một về thể loại tùy bút của đất nước Việt Nam.

Vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của dòng sông:

– Cái ghềnh giờ đây chỉ còn đọng lại trong nỗi nhớ. “Thuyền em lênh đênh trên sông Đà” – câu
mở đầu đoạn văn hoàn toàn thể hiện sự bằng phẳng gợi cảm giác lâng lâng, mơ màng trong chất
văn nghệ thuật; Ý tưởng âm thầm trùng điệp tạo nên chất thơ.Thiên nhiên hài hòa mang một vẻ
hoang sơ, kỳ thú: Cỏ đồi núi đang ra lộc non, đàn nai đang cúi đầu ăn những búp cỏ đẫm sương.
So sánh bờ sông hoang sơ như bờ tiền sử, hồn nhiên như cổ tích xưa mở ra những liên tưởng về
sự bao la, lãng mạn và hiện thực của dòng sông.
– Người với cảnh và thực đan xen nhau: Tiếng còi, con nai ngộ nghĩnh ngước nhìn hỏi khách
sông Đà. Khung cảnh khiến người tình trẻ sông Đà xúc động trong thực tại và trong mơ.
Nghệ thuật:
– Lấy động tĩnh: Con cá quẫy đạp đủ làm ta giật mình.
– Cái tĩnh lặng chứa đựng sự bất ngờ bởi những đổi thay nối tiếp nhau: con thuyền bồng bềnh,
con nai vểnh tai, ngọn cỏ sương, tiếng còi sương, đàn cá chùm xanh bơi lượn. Cảnh vật ở trạng
thái động, không gượng ép và mang hơi thở động của cuộc sống đa chiều

* Nhà văn đã mở rộng lòng mình với dòng sông, hóa thân vào nó để lắng nghe nhịp sống mới,
để nhớ, để thương cho dòng sông, cho quê hương:
– Ngưỡng mộ vẻ đẹp của sông Đà, lòng ông dấy lên cảm xúc liên tưởng đến lịch sử, cảm mến
cố nhân: nhắc đến công thần thời Lý thời Trần.
– Trước vẻ đẹp hoang sơ, nhà văn nghĩ đến tiếng còi tàu, cuộc sống hiện đại.
– Trải lòng, hóa thân vào dòng sông trong nỗi niềm quê hương: Nhớ thương đá thác nghe tiếng
hò, thả trôi thuyền em nở hoa.

“Dải sông Đà bọt nước lênh đênh

Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình


(Tản Đà)

– Vẻ đẹp duyên dáng của sông Đà (Điểm nhìn không gian): “Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc
trữ tình…nương xuân” gợi liên tưởng tới vẻ đẹp mềm mại, nữ tính của Sông Hương: “Sông Hương chuyển
dòng một cách liên tục… vòng qua những khúc quanh…uốn mình theo những đường cong thật mềm…”, “dòng
sông mềm như tấm lua…”
-> Cả hai đều là những dòng sông uốn lượn, quanh co bất tận, êm đềm nơi hạ nguồn. Qua đó cũng cho thấy sự
thăng hoa của tâm hồn nghệ sĩ, các nhà văn như đã “đề thơ vào sông nước” khiến cả hai dòng sông lúc này được
hiện lên với tất cả vẻ tuyệt mĩ vốn có của mình.

– Màu nước sông Đà có sự thay đổi theo mùa thể hiện hai nét tính cách đối lập của dòng sông: Trong cái hùng
vĩ, dữ dội vẫn có nét thơ mộng, trữ tình và trong nét trữ tình ấy cũng vẫn ẩn chứa vẻ dữ dằn, nguy hiểm, cuồng
loạn của một dòng sông: “ Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen”. Đó cũng chính là hai nét tính cách đối lập
làm nên vẻ đẹp đầy cá tính của sông Đà trong thơ Quang Lâm:

“Đẹp ngàn đời biển trời sông bát ngát


Cả dầm xanh, anh vũ nhảy theo mùa
Khi mùa lũ thác reo gầm dữ dội
Thu chớm lạnh sóng nước lặng lờ trôi”
(Nhớ sông Đà)

– Tình cảm của tác giả dành cho sông Đà qua câu văn: “Chao ôi, trông con sông như thấy nắng giòn tan sau kì
mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng…” khiến ta liên tưởng tới nỗi nhớ sông Đà bằng cả trái tim,
bằng cả tấm lòng khi phải xa cách của Quang Lâm:

“Lòng ở đây nhưng người không ở lại


Nhớ sông Đà bằng trọn cả con tim”
(Nhớ sông Đà)

6. Hình ảnh người lái đò sông Đà


– Sự tinh thạo trong nghề nghiệp: Ông đò hiểu sông Đà một cách tường tận như đóng đanh vào lòng tất cả
những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở…Phải chăng chính vẻ đẹp của ông đò trong thiên tùy bút
này đã gợi cảm hứng để Vũ Quần Phương viết nên những dòng thơ mộc mạc:

“Tôi thuộc ngầm thuộc đá


Tôi thuộc lũ thuộc dòng
Sống cuộc đời sông nước
Tôi lấy nước làm nhà
Nước là bầu là bạn
Tôi nhìn nước trên sông
Gắng hiểu lòng dưới đáy” (Với sông Đà)

– Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của ông đò khiến ta liên tưởng tới vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của nhân vật Huấn Cao trong
tác phẩm “Chữ người tử từ” của Nguyễn Tuân. Thế nhưng, nếu như trong các sáng tác trước cách mạng Nguyễn
Tuân mải mê đi tìm cái đẹp, tìm những con người tài hoa, xuất chúng trong quá khứ “vang bóng một thời” thì
giờ đây ông đã tìm thấy được vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ ở ngay trong những con người lao động bình dị, trong chính
cuộc sống thường ngày của họ

1. (về vách đá hai bên bờ sông) Nét khắc họa này khiến ta nhớ đến sông Hương trong trang viết
của HPNT: "Nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách".
2. (về cảm giác khi đi qua lòng sông)
Cách miêu tả đó có lẽ chưa có nhà văn nào ngoài Nguyễn Tuân. Mà nói như nhà giáo Đỗ Kim
Hồi, thì cách miêu tả tinh tế, chính xác như vậy không thể có ở "một sức bút bình thường", phải
đi nhiều lần, đọc nhiều tài liệu, phải có tài năng và sống hết mình với con sông thì NT mới miêu
tả được như thế.
3. (về tiếng "thở" của lòng sông)
Đến đây, ta dường như nghe trong cái âm vang của Đà giang dưới ngòi bút Nguyễn Tuân một
chút hội ngộ với Homero trong cuốn sử thi Ô đi xê bất hủ, khi viết về cái hung bạo của chốn eo
biển xa xôi nào đó thời cổ đại: "Biển khơi chuyển động, sôi lên như nước trong cái chảo đặt trên
một bếp lửa hồng".
4. (về sức mạnh của hút nước, thác nước)
Gs Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nhận định: "NT là nhà văn của những cảm giác mạnh"
5. Cảnh tượng hùng vĩ trên sông Đà là tiêu biểu cho vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc:
"Đường lên Mường Lễ bao xa
Trăm bảy mươi thác trăm ba mươi ghềnh"
Đây là tác phẩm tiêu biểu cho giai đoạn sáng tác sau Cách mạng tháng Tám của Nguyễn Tuân.
“Nó nói rằng ngòi bút ấy đã đạt tới độ chín mới về tư tưởng và nghệ thuật”. (Nguyễn Đăng
Mạnh)
5. Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thử
văn đề người nông nổi thưởng thức. (Vũ Ngọc Phan)
6. Đây là một nhà văn "suốt đời đi tìm cái Đẹp, cái Thật” (Nguyễn Đình Thi), tự nhận mình là
người "sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa".
1. Giá trị nội dung

 Vẻ đẹp đa dạng của con sông Đà hiện lên trong từng trang viết. Đó là vẻ đẹp của một con
sông Đà hùng vĩ, hoang dại với vẻ "hung bạo" với những thành vách, hút nước, trùng vây
thạch trận. Đó còn là vẻ đẹp của một con sông đã trữ tình, thơ mộng. Hai vẻ đẹp tưởng
chừng đối lập lại tụ hội trong một con sông của quê hương Tây Bắc. Sự hài hòa trong cảnh
vật thiên nhiên đã tạo nên vẻ đẹp của chính núi rừng và vùng đất Tây Bắc - nơi địa đầu của
Tổ quốc
 Đằng sau vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ và thơ mông là hình tượng người lái đò sông
Đà. Khi thiên nhiên đã được nâng lên đến mức thần thánh như thách thức con người thì ông
lái đò chính là người chinh phục thiên nhiên thần thánh ấy. Hình tượng nhân vật ông lái hiện
lên là một người anh hùng trên sông nước với kinh nghiệm dày dạn với tay lái ra hoa và đặc
biệt ông lái còn là một con người đời thường, vô danh. Khác hẳn với những nhân vật trước
cách mạng của Nguyễn Tuân, ông lái đò mang vẫn xuất hiện với tư cách là con người tài
hoa, tài tử nhưng không còn là con người của quá khứ, đối lập với thực tại nữa mà ông lái là
con người của hiện tại, đấu tranh với thiên nhiên, núi rừng để sinh tồn.
 Qua đó, ta cũng thấy được tình yêu, sự say đắm của Nguyễn Tuân trước thiên nhiên và con
người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc
2. Giá trị nghệ thuật

 Ngôn ngữ sống động, tổng hợp trên nhiều vốn tri thức, vốn văn hóa về nhiều lĩnh vực khác
nhau trong đời sống, từ hội họa, điển ảnh đến quân sự
 Nghệ thuật viết tùy bút bậc thầy khiến con sông đã hung bạo, độc hiểm cũng phải hiện hình
rõ nét trên trang giấy của Nguyễn Tuân

Tóm lại, bằng một tình yêu thiên nhiên đất nước thiết tha, bằng tài năng của một nghệ sĩ ngôn
từ đích thực, đến Nguyễn Tuân, có lẽ lần đầu tiên con sông Đà của Tổ quốc đã bước vào văn
học với vẻ dữ dội, hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng chứa chan thơ mộng, trữ tình của nó. Thì ra,
với tác giả Người lái đò sông Đà, thiên nhiên cũng chính là một sản phẩm nghệ thuật vô giá,
thiên nhiên luôn làm cho con người bị hấp dẫn, mê say.

You might also like