You are on page 1of 6

A/MB:

-Tác giả: Nguyễn Tuân - "Nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật. Là người
sinh ra để tôn thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa”
"Người ta hiểu rằng cả một vùng trời lung linh ngôn ngữ ấy là tinh kết của một
cuộc sống từng trải, si mê góp nhặt từng mảy vàng tiếng mẹ đẻ"
"NT là nhà văn của những cảm giác mạnh"

-Tác phẩm:
-Đoạn trích:
Nội dung phân tích (hình tượng nhân vật"

B/TB:
* (Xuất xứ+Hoàn cảnh sáng tác+ Phong cách nghệ thuật
-Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” được in trong tập tuỳ bút “Sông Đà” (1960)
-Kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến
chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958
-Tài hoa, uyên bác, ngông)
(-Chủ đề: Qua hình tượng Sông Đà và người lái đò, Nguyễn Tuân muốn thể hiện
niềm yêu mến thiết tha với thiên nhiên đất nước và ngợi ca những con người lao
động - chất vàng mười của cuộc sống.
-Lời đề từ
-Khái quát hình tượng ( hướng vào vdnl) )

*Luận điểm
1/SĐ hung bạo
"Hùng vĩ của SĐ...gậy đánh phèn"
-Đó là vẻ đẹp nơi vách đá bờ sông với “vách thành”. “Vách thành” chứ không
phải là “thành vách” bởi “vách thành” mới chính là vách đá kiên cố, đồ sộ, uy
nghiêm, chứa đầy kỉ bí mật của thành cao hào sâu.
-Thông thường để tạo ra cái lạnh người ta thường liên tưởng đến mùa đông, còn
Nguyễn Tuân lại liên tưởng: “ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè
mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng
lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện".
Cái này này thấm sâu vào da thịt, khiến người ta phải run rẩy vì sợ hãi.
-Lạnh bởi khi đá sắc như dao, hay vì dưới chân toàn là nước, hơi nước bị cầm tù
ngàn năm dưới núi đá mà sinh âm u?
-Câu văn “Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn
luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò
Sông Đà nào tóm được qua đấy.” với nhịp nhanh, sử dụng một loạt những động
từ mạnh và điệp từ gợi lên sự dữ dội đến hung bạo của con sông. Lũ cuồng quân
đang gọi nhau ca khúc cuồng ca còn sông Đà như người phù thủy điều khiển lũ
âm binh để làm khó người đi qua đó.
-“kêu như cống cái bị sặc”, tưởng như có một thủy quân tham lam đang nuốt
trọn con mồi quá khổ.
- Cái hút xoáy vừa to vừa sâu, thậm chí còn "thở và kêu như cửa cống cái bị sặc
nước". Sự nhân hoá tài hoa của Nguyễn Tuân khiến cho cái hút xoáy ở Tà
Mường như một con thuỷ quái khổng lồ từ thời xa xưa.

Qua từng dòng chữ của mình, Nguyễn Tuân đã tái hiện một sông Đà với tính
cách hung bạo thế nhưng lại vô cùng kì vĩ, một vẻ đẹp mà hiếm dòng sông nào ở
Việt Nam có thể sánh bằng.

2/SĐ hung bạo


"Còn xa lắm...Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông "

-Sự liên tưởng vô cùng phong phú, âm thanh của thác đá Sông Đà được Nguyễn
Tuân miêu tả không khác gì âm thanh của một trận động rừng, động đất hay nạn
núi lửa thời tiền sử. Lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông.
- Nguyễn Tuân nhân hóa hình ảnh ngọn thác, rồi tiếng thác nước chảy, khiến ta
cứ ngỡ như đó là những con người có tâm hồn, có cảm xúc, những con người
biết “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, “chế nhạo” bất kì người nào khi đi
qua đó. “Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn
Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức”, đó là lời nhận xét vô
cùng sâu sắc và thấm thía của Vũ Ngọc Phan dành cho một cây bút vô cùng tài
hoa của làng văn Việt Nam.
(– Về nội dung: (2.0đ)
+Nước thác trên Sông Đà: Nguyễn Tuân đã buộc sự dữ dội, nham hiểm của
sông Đà phải hiện lên thành hình và gào thét bằng trăm ngàn âm thanh. Sự liên
tưởng của tác giả độc đáo ở chỗ: âm thanh của tự nhiên (tiếng thác) được đổi
thành tiếng gầm đau đớn, lồng lộn của hàng ngàn con trâu mộng da cháy bùng
bùng; và còn tài tình ở chỗ tác giả đã đem thủy (thác nước) so sánh với hỏa
(rừng lửa). Sức mạnh hoang dã của tự nhiên qua tài đối sánh, qua trí tưởng
tượng phong phú, độc lạ của Nguyễn Tuân đã gây ấn tượng trong người đọc về
sự dữ dội, y như một trận động rừng hay cháy rừng khủng khiếp của nước thác
trên sông Đà.
+ Thạch trận trên Sông Đà:
++Đội quân thạch giang trên Sông Đà khá hùng hậu, cả một chân trời đá, ngàn
năm vẫn mai phục hết trong lòng sông.
++Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, mỗi hòn đá như có một gương mặt
riêng: hòn thì ngổ ngáo, hiếu chiến (mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt
sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền), hòn thì ngỗ ngược, hòn
thì nhăn nhúm méo mó; mỗi hòn một dáng (nó đứng nó ngồi nó nằm tùy theo sở
thích tự động của đá to đá bé); mỗi hòn một nhiệm vụ (đám tảng đám hòn chia
làm ba hàng chặn ngang trên sông; hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở,
(…) giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa; những boong-ke chìm
và pháo đài đá nổi (…) phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu
diệt tất cả thuyền trưởng thủy thủ ngay ở chân thác.).
++Để khắc họa từng gương mặt riêng của đá thác Sông Đà, tưởng như Nguyễn
Tuân đã phải lao động cật lực, khổ công quan sát và tung ra trường từ vựng hết
sức giàu có, phong phú về hành động (nhổm cả dậy, vồ lấy, chặn ngang, dụ,
đánh khuýp quật vu hồi, đánh tan, tiêu diệt), tính cách (ngỗ ngược), hình sắc
(nhăn nhúm, méo mó, to, bé), tư thế (đứng, ngồi, nằm).
+Sự phối hợp rất chặt chẽ giữa nước thác và đá thác trên sông:
++Từ xa, tiếng nước thác réo gần mãi lại réo to mãi lên, rồi rống lên vừa như
phô trương sức mạnh vừa như uy hiếp, đe dọa con thuyền sắp qua thác nước
Sông Đà.
++Sau đó, đến thác, một chân trời đá hiện hình và bày thạch trận trên sông. Đội
quân thạch giang đủ loại lớn bé, đủ tư thế ngồi, nằm, đứng nhưng hòn nào cũng
nhăn nhúm méo mó và hiếu chiến. Mỗi hòn đá đều nhận đúng vị trí: Đám đá
tảng thì chia làm ba hàng chặn ngang trên sông; hàng tiền vệ có hai hòn canh
cửa; ở tuyến ba là những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi. Với mỗi vị trí là
một nhiệm vụ: Đám đá tảng sẽ ăn chết cái thuyền đơn độc; hai hòn đá canh ở
hàng tiền vệ sẽ dụ cái thuyền đi vào sâu nữa; những boong-ke chìm và pháo đài
đá nổi phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt tất cả thuyền
trưởng thủy thủ ngay ở chân thác. Nhiệm vụ nào của đám thạch giang trên Sông
Đà cũng hung hãn, quyết liệt, cũng thể hiện một quyết tâm tiêu diệt con thuyền
đối phương đến cùng để giành chiến thắng.
+ Nhận xét: Đoạn trích là khúc ca ca ngợi vẻ đẹp hung bạo, hùng vĩ của sông
Đà. Đó chính là sức mạnh của thiên nhiên mà con người cần chinh phục. Đó
cũng chính là niềm tự hào của tác giả về Tổ quốc hùng vĩ, giàu đẹp.
– Về nghệ thuật: ( 0.5)
+Nguyễn Tuân đã dùng hết bút lực để dường như thi tài với tạo hoá. Ông dùng
những câu góc cạnh, giàu tính tạo hình, những câu nhiều động từ mạnh nối tiếp
nhau, dồn dập;
+Nhà văn sử dụng lối nói ví von, ẩn dụ, tượng trưng, liên tưởng đầy bất ngờ,
chính xác, thú vị.
+Nhà văn đã vận dụng hiểu biết của nhiều ngành khác nhau: địa lý,
lịch sử, hội họa, văn chương và những tri thức về tự nhiên để khắc họa vẻ đẹp )

3/SĐ thơ mộng, trữ tình


" Con SĐ tuôn dài tuôn dài... độ thu về"

-“ Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình mà đầu tóc, chân tóc
ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn
mù khói Mèo đốt nương xuân”. Câu văn dài, nhịp chậm, hình ảnh giàu sức gợi
nhà văn khắc họa dáng sông bằng dáng tóc của thiếu nữ. Nhà văn đóng một dấu
triện riêng, trong cái nhìn của tác giả sông Đà sở hữu vẻ đẹp của áng thơ là điểm
sáng đậm tô nét đẹp duyên dáng của Tây Bắc- trở thành một kiệt tác.

- Động từ “bung nở” là một động từ mạnh đứng trước hai loài hoa của mùa xuân
là hoa gạo đỏ tươi và hoa ban trắng tinh khiết làm tăng thêm cảm nhận về sự vận
động của sắc màu cứ xôn xao rạo rực rồi bừng lên lộng lẫy, trang điểm cho dòng
sông đẹp tuyệt diệu cuốn hút lòng người.
-Nguyễn Tuân phải rất yêu sông Đà thì mới có cái nhìn đắm đuối say mê xuyên
qua làn mây mùa xuân thấy “mùa xuân dòng sông xanh ngọc bích”, phép so
sánh tài hoa làm nổi bật màu nước sông Đà vừa có sắc xanh lại vừa có ánh xanh
lung linh, lấp lánh tràn ngập khắp không gian khiến sông Đà bỗng trở thành một
khối ngọc bích khổng lồ.
-Nếu như Hoàng Phủ Ngọc Tường nhìn thấy sông Hương có màu xanh thẫm và
ánh nắng “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” do sự phản quang của mây trời và
đẹp như một đoá hoa phù dung; thì Nguyễn Tuân lại phát hiện ra vẻ đẹp của sắc
nước sông Đà thay đổi theo mùa.
-
TB
1. Giới thiệu dòng SĐ, vắn tắt SĐ hung bạo (8 - 10 dòng)
2. Cảm nhận hình tượng Sông Đà qua đoạn văn thứ hai: Sông Đà trữ tình
- Tác giả đã phát huy cao độ trí tưởng tượng phong phú cùng với
những liên tưởng bất ngờ mà thú vụ để tái hiện hình ảnh sông Đà.
- Từ trên cao nhìn xuống, dòng chảy uốn lượn của con sông như mái tóc của người
thiếu nữ “con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc
ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù
khói núi Mèo đốt nương xuân”
+ Vừa mới đây thôi Sông Đà còn là nơi hội tụ của những dữ dằn, hung bạo; vậy mà
trong chốc lát sóng nước đã xèo xèo tan trong trí nhớ để hiện hình trước mắt người
đọc trong một dáng vẻ hoàn toàn khác lạ.
+ Mái tóc tuôn tài tuôn dài tưởng chừng như bất tận, nó trập trùng ẩn hiện giữa mây
trời Tây Bắc, nó bồng bềnh uốn lượn quanh co thướt tha duyên dáng… Mái tóc ấy
như đang ôm lấy dáng hình thanh tân trẻ trung gợi cảm đầy sức sống của người thiếu
nữ Tây Bắc.
+ Màu trắng tinh khiết của hoa ban, màu đỏ rực rỡ của hoa gạo điểm vào suối tóc ấy
khiến nó thêm phần kiều diễm làm say lòng người. Tác giả dùng lối đảo trật tự câu
“bung nở hoa ban hoa...” để nhấn mạnh thêm sức sống tràn căng của thiên nhiên Tây
Bắc vào thời điểm giữa mùa xuân, tô điểm thêm cho vẻ đẹp của suối tóc sông Đà.
+ Hình ảnh “cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân” đã tạo nên cái sương khói
hư ảo như ẩn giấu đi gương mặt đẹp bí ẩn của người thiếu nữ càng làm tăng thêm sức
hấp dẫn.
- Nhìn ngắm Sông Đà từ nhiều thời gian khác nhau, tác giả đã phát hiện ra những sắc
màu tươi đẹp và đa dạng của dòng sông. Màu nước biến đổi theo mùa, mỗi mùa có
vẻ đẹp riêng trong cách so sánh rất cụ thể:
+ Mùa xuân, nước Sông Đà xanh màu “xanh ngọc bích”, tươi sáng, trong trẻo, lấp
lánh, khác với màu xanh canh hến của nước sông Gâm, sông Lô.
+ Mùa thu, nước Sông Đà lại “lừ lừ chín đỏ..., như da mặt một người bầm đi vì
rượng bữa...”. Dường như nhà văn không phải đang miêu tả một dòng sông mà là
diện mạo một con người trong sự biến thiên của cuộc đời.
-> Sắc nước tuy biến ảo linh hoạt theo mùa, nhưng đều là thứ màu sắc gợi cảm, đầy
ấn tượng.
=> Sông Đà mang gương mặt, dáng vóc và nhan sắc của một mĩ nhân, có sức gợi
cảm, cuốn hút đến vô cùng.
a. Giá trị nội dung
- Sông Đà hiện lên dưới ngòi bút sáng tạo của nhà văn: Lúc trữ tình, dòng SĐ tràn
đầy, sóng sánh chất thơ, là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa, trở thành
một “mĩ nhân” gợi cảm và hấp dẫn.
-> Qua đây tác giả cũng kín đáo thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết và niềm say mê,
tự hào với thiên nhiên của quê hương xứ sở mình.
b. Đặc sắc nghệ thuật
- Đoạn trích miêu tả hình dáng và màu nước SĐ đã cho thấy công phu lao động nghệ
thuật nghiêm túc, khó nhọc của nhà văn. Nguyễn Tuân đã phải dành nhiều tâm huyết
và công sức để làm hiện lên những vẻ đẹp và sắc thái khác nhau của thiên nhiên TB.
- Nhà văn đã huy động tối đa các giác quan thị giác, xúc giác, thính giác và vận dụng
tri thức của nhiều lĩnh vực để tái hiện hình ảnh Sông Đà gây ấn tượng mạnh mẽ với
người đọc.
- Nhà văn cũng đã thể hiện tài năng điêu luyện của một người nghệ sĩ ngôn từ trong
việc tái tạo những kì công của tạo hóa.

4/SĐ thơ mộng, trữ tình


"Thuyền tôi trôi trên SĐ... người tình nhân chưa quen biết"
2. Cảm nhận về đoạn trích:
a. Vẻ tĩnh lặng, nhẹ nhàng mang nỗi niềm cổ xưa
+ Nhẹ nhàng với “Thuyền tôi trôi trên sông Đà”, “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ.
Hình như từ đời Lý Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”.
+ Cảnh sông tĩnh lặng đã khơi gợi ở du khách cảm giác mình đang đi ngược về quá
xa xưa từ đời Lý Trần, đời Lê.
+ Phép so sánh, ví von vẻ đẹp “hoang dại”, “ hồn nhiên” ở hai bên bờ sông như “bờ
tiền sử”, như “nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” khơi gợi vẻ đẹp hoang sơ, xa xưa, bí ẩn
nhưng cũng thân thuộc, gần gũi.
b. Ngập tràn sức sống hai bên bờ
+ Với cảnh vật đẹp như một bức tranh với gam màu xanh chủ đạo, tràn đầy sức sống
của “mấy lá non ngô đầu mùa” , những đồi tranh “đang ra những nõn búp”.
+ Điểm xuyết lên bức tranh là hình cảnh con hươu “thơ ngộ ngẩng đầu khỏi ánh cỏ
nhung” trong sương sớm. Biện pháp nhân hóa con hươu nhìn và nói chuyện, hỏi han
du khách “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi
sương ?” làm cho con người và thiên nhiên giao hòa, đồng cảm.
+ Với “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rời thoi. Tiếng
cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến”.
+ Phép điệp “Thuyền tôi trôi…” và tô đậm vẻ nhẹ nhàng, thi vị.
+ Cách trích dẫn hai câu thơ tài hoa của thi sĩ Tản Đà “Dải Sông Đà bọt nước lênh
bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết”
khơi gợi vẻ đẹp tình tứ lãng mạn, vẻ đẹp đậm đà bản sắc văn hóa, thi ca. Và qua cái
nhìn của Nguyễn Tuân thì dòng sông cũng biết lưu luyến “nhớ thương” biết “lắng
nghe giọng nói êm êm của người xuôi”.
c. Tình yêu, niềm tin khao khát vào tương lai Sông Đà mà tác giả dành cho
Sông Đà
+ Khao khát đổi mới hòa vào không khí xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa: “Chao ôi,
thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên
đường sắt Phú Thọ - Yên Bái – Lai Châu”.
+ “tiếng còi sương”, “tiếng bạc rơi thoi” là những nổi niềm khao khát về tương lai
không chỉ sông Đà mà cả miền Tây Bắc này trở nên giàu có, phát triển.

*Đánh gía chung:


-Nd: Sông Đà hiện lên dưới ngòi bút sáng tạo của nhà văn nổi bật khía cạnh
hung bạo (trữ tình)
-> Qua đây tác giả cũng kín đáo thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết và niềm
say mê, tự hào với thiên nhiên của quê hương xứ sở mình.
-NT:
+Nhà văn cũng đã thể hiện tài năng điêu luyện của một người nghệ sĩ ngôn từ
trong việc tái tạo những kì công của tạo hóa.

C/ KB

You might also like