You are on page 1of 7

Người lái đò sông Đà

I) Mở bài:
- Nguyễn Tuân là 1 cây đại cổ thụ của văn xuôi VN hiện đại với 1 phong
cách uyên bác, tài ba, độc đáo. Là 1 nhà văn suốt đời say mê đi tìm cái đẹp
Nguyễn Tuân luôn khám phá thế giới ở phương diễn văn hóa thẩm mĩ và
thường miêu tả con người ở vẻ đẹp nghệ sĩ tài hoa. Người lái đò sông Đà là tùy
bút xuất sắc của Nguyễn Tuân được in trong tập sông Đà 1960. Sông Đà là
thành quả của chuyến đi đầy gian khổ và hào hứng của Nguyễn Tuân lên miền
Tây Bắc nhằm tìm kiếm chất vàng mười trong vẻ đẹp hung vĩ mà thơ mộng của
thiên nhiên con người Tây Bắc, góp phần vào công cuộc xây dựng phát triển
Tây Bắc sau chiến tranh. Đoạn trích dưới đây là 1 trong những đoạn văn tiêu
biểu tái hiện vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của dòng sông Đà: “Con sông Đà tuôn
dài, tuôn dài như 1 áng tóc trữ tình, […], mỗi độ thu về”
II) Thân bài:
- Qua ngòi bút của Nguyễn Tuân 1 nhà văn luôn khám phá thế giới ở
phương tiện văn hóa thẩm mĩ, trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, dòng sông
Đà hiện lên như 1 công trình mĩ thuật kì vĩ, tuyệt vời của tạo hóa với 2 ấn tượng
sâu đậm: dữ dằn hung bạo và thơ mộng trữ tình.
- Dòng sông Đà khai sinh tại huyện Cảnh Đông Vân Nam TQ vốn có tên là
Ly Tiên đi qua 1 vùng núi ác rồi gia nhập quốc tịch VN. Sông Đà dài 910 km
chảy vào VN theo hướng TB – ĐN, chảy miên man qua 4 tỉnh Tây Bắc nước ta
rồi cuối cùng chan hòa với dòng sông Hồng ở ngã ba Trung Hà ( Phú Thọ ) rồi
đổ ra biển. Đúng với lời đề từ qua 2 câu thơ của nhà thơ Nga và nhà thơ trung
đại Nguyễn Quang Bích, sông Đà mang cá tính độc đáo vừa hung bạo vừa thơ
mộng trữ tình:
“Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông”
“Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”
- Đoạn trích nằm ở phần cuối của tác phẩm, tái hiện 1 vẻ đẹp tiêu biểu của
dòng sông Đà thơ mộng và trữ tình. Nếu như ở các đoạn văn trước tác giả tái
hiện sự hung bạo dữ dội như 1 loài thủy quái thì ở đoạn văn này lại tái hiện hình
dáng và màu sắc sông Đà vô cùng thơ mộng mĩ lệ trữ tình. Nguyễn Tuân đã
miêu tả dòng sông Đà trong đoạn trích này làm bừng lên không chỉ cảnh sắc
thiên nhiên mà còn mang vẻ đẹp của 1 sinh thể sống động không chỉ có diện
mạo ngoại hình mà sống dậy cả tâm hồn tính cách, thậm chí là cá tính độc đáo.
- Vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của sông Đà trước hết được tái hiện sinh động
qua hình dáng sông Đà nhìn từ trên cao. Nhà văn đã thay đổi điểm nhìn khi mà
bắt sang vẻ đẹp trữ tình thơ mộng của dòng sông Đà khi nhà văn tạo ra 1 liên
tưởng mới, 1 hình dung mới về dòng sông ấy. Nhà văn hình dung mình đang đi
trên máy bay để thu vào tầm mắt toàn bộ bản đồ của sông núi nước non mình
cảm nhận toàn bộ diện mạo, vẻ đẹp của dòng sông ấy trong tổng thể thiên nhiên
và núi rừng Tây Bắc. Từ trên cao nhìn xuống, tác giả đã hình dung con sông Đà
giống như 1 người con gái kiều diễm với áng tóc trữ tình đằm thắm: “con sông
Đà tuôn dài … đất nương xuân”
- Điệp ngữ “tuôn dài tuôn dài” như mở ra trước mắt người đọc độ dài vô
tận của dòng sông; mái tóc của Đà giang như nối dài vô tận, trùng điệp giữa bạt
ngàn màu xanh lặng lẽ của núi rừng.
- Nhà văn sử dụng nghệ thuật so sánh để thấy con sông Tây Bắc “như áng
tóc trữ tình” gợi vẻ mềm mại, yêu kiều của con gái Tây Bắc, hình ảnh so sánh
gợi vẻ đẹp vừa êm đềm thơ mộng vừa kiều diễm kiêu sa, tình tứ như vẻ đẹp của
1 giai nhân. Sông Đà giống như 1 kiệt tác của trời đất.
- Người ta thường nói là “áng thơ”, còn Nguyễn Tuân lại ví von sông Đà là
“áng tóc”. Đó là cách chơi chữ hiếm thấy trong văn học và rõ ràng Nguyễn
Tuân là 1 bậc thầy sử dụng ngôn từ. Sông Đà vô cùng thơ mộng để tác giả
muốn cầm cọ đề thơ lên sông nước ở đây. Và cách viết này đã miêu tả thành
công về hình dáng của sông Đà, 1 sông Đà vừa trẻ trung vừa như 1 áng tóc dài
mềm mại dài vạn sải, mang tất cả những gì đẹp nhất của thiên nhiên Tây Bắc.
Cảnh vì thế vừa thực lại vừa mộng.
- Từ những hình ảnh trên tác giả tiếp tục mở rộng trường liên tưởng bằng
nghệ thuật liên tưởng “đầu tóc, chân tóc….đốt nương xuân”.Cái mái tóc ấy
được điểm tô hoa ban hoa gạo vào tháng 2 và mơ màng trong mù khói núi Mèo
đốt nương xuân ở núi rừng Tây Bắc. Không gian ở đây là không gian của núi
rừng Tây Bắc và mùa xuân, hoa ban hoa gạo vô cùng tươi sáng và rực rỡ, mù
khói núi mèo nó vừa gợi sự ấm áp vừa gợi sự hư ảo vừa gợi sự lãng mạn. Qua
đó gợi hình ảnh con sông hòa hợp với bối cảnh thiên nhiên hung vĩ lãng mạn,
tươi sáng rực rỡ tràn đầy sức sống của mùa xuân Tây Bắc.
- Câu văn dài gợi cảm giác về sự liền mạch, sự bất tận của dòng sông uốn
lượn tuôn chảy từ những dãy núi hung vĩ miên man thao thiết đổ xuống đồng
bằng rồi chan hòa cùng dòng sông Hồng về với biển cả.
- Như vậy câu văn đã diễn tả hình dáng mượt mà đầm thắm, duyên dáng
đầy nữa tính gợi dòng chảy vô tận sức sống trường tồn của dòng sông, thấp
thoáng ẩn hiện trong mây trời huyền ảo diễm lệ của núi rừng Tây Bắc vừa tươi
tắn vừa rực rỡ vừa ấm áp.
( Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả hình dáng sông Hương có cách cảm
nhận riêng: “Sông Hương mềm như tấm lục” dưới góc nhìn của 1 người họa sĩ
tác giả nhận thấy sông Hương mềm như tấm lụa mà bà mẹ thiên nhiên đang dệt
nên bởi những con thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Còn Nguyễn
Tuân lại nhìn hình dáng sông Đà dưới 1 trường liên tưởn rộng hơn khi hình
dung mình đang đi trên tàu bay và cảm nhận vẻ đẹp dòng sông tình tứ duyên
dáng hình dưới ánh mắt si tình khi cảm nhận dòng sông như 1 giai nhân tuyệt
sắc. Cả Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Tuân đều gặp gỡ nhau ở cách cảm
nhận dáng dòng sông trong tổng hòa của thiên nhiên song mỗi nhà văn lại có
cách cảm nhận độc đáo riêng đầy ấn tượng).
- Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà còn được Nguyễn Tuân thể hiện qua việc
miêu tả sắc nước. Câu văn thể hiện sự say sưa và mê đắm của Nguyễn Tuân về
con sông Tây Bắc thật bay bổng và lãng mạn: “tôi đã nhìn say sưa…nhìn xuống
dòng nước sông Đà”. Chính vẻ đẹp của mây trời đã tạo cho con sông Đà một vẻ
đẹp riêng không trộn lẫn. Mỗi mùa thì Nguyễn Tuân đều cảm nhận sông Đà có
màu sắc độc đáo riêng và rất khác biệt với màu sắc của những dòng sông khác.
Màu xanh của nó là màu “xanh ngọc bích” khác với màu xanh canh hến của
sông Gâm sông Lô màu xanh trong sáng trong trẻo, mùa xanh vừa gợi được độ
sâu độ tĩnh lặng của dòng nước sông Đà. Mùa đỏ của con sông là màu “lừ lừ
chín đỏ như da mặt 1 người bầm đi vì rượu bữa”, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở 1
người bất mãn bực bội mỗi độ thu về. Đó là thứ màu sắc gợi cảm đầy ấn tượng
gợi dòng chảy nặng nề điềm đạm chạm rãi của con sông chở đầy phù sa thượng
nguồn.
- Nhà văn sử dụng nghệ thuật so sánh liên tưởng đôc đáo và tinh tế.
+ Cách miêu tả cho thấy sự quan sát tinh tế vẻ đẹp con sông ở mỗi mùa và
thổi hồn vào nó làm bừng lên vẻ đẹp diệu kì của thiên nhiên. Nếu như ở bài Kí
Cô Tô ta đã thấy sự độc đáo trong cảm nhận sắc nước của biển khi Nguyễn
Tuân miêu tả nước biển chiều nay mang màu xanh như màu áo của ông Quan
Tư Mã Giang Châu đẫm nước mắt của kẻ đa sầu. Thì ở đây sắc nước dòng sông
chỉ khái quát trong 1 cụm từ “xanh như ngọc” cũng để thấy tất cả vẻ êm đềm
sau lắng của dòng sông Đà ở quãng hạ lưu này.
+ Tinh tế của Nguyễn Tuân còn ở sự liên tưởng khi so sánh sắc nước dòng
sông với da mặt người say rượu. Nếu Hoàng Phủ Ngọc Tường cảm nhận sắc
nước sông Hương biến ảo theo từng khoảng thời gian trong ngày: “sớm xanh,
trưa vàng, chiều tím” với sự thuần túy của bức tranh thiên nhiên biến ảo, thì
dòng sông Đà sắc nước dòng sông được gợi tả bằng tâm trạng diện mạo con
người.
- Như vậy đoạn văn đã cho thấy vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của sông Đà ở
quãng sông này là vẻ đẹp của hình dáng mềm mại, duyên dáng, sắc màu rực rỡ
tươi tắn tràn đầy xuân sắc tình tứ được làm nên bởi cái tôi trữ tình tài hoa độc
đáo của Nguyễn Tuân.
+ Đó là cái tôi nghệ sĩ rung cảm với vẻ đẹp đầy màu sắc óng ả của nước
sông Đà. Nhà văn đẫ nhìn con sông bằng con mắt của người họa sĩ, để phác họa
lên bằng nghệ thuật ngôn từ những đường nét màu sắc vô cùng ấn tượng như 1
bức họa đầy màu sắc về cảnh sắc thiên nhiên sông núi.
+ Đó là cái tôi tài hoa nhìn sự vật dưới góc độ thẩm mĩ. Đó là 1 người nghệ
sĩ suốt đời rong ruổi đi tìm cái đẹp, có cảm hứng mạnh liệt với những cái tuyệt
mỹ. Sông Đà cái sợi dây thừng ngoằn nghoèo trên đại dương đá trở thành áng
tóc trữ tình tuôn dài, tuôn dài như 1 người thiếu nữ thấp thoáng trong mây trời
Tây Bắc…đốt nương xuân.
- Đó cũng là cái tôi uyên bác thể hiện sự phong phú về tri thức trước đối
tượng miêu tả. Nhà văn tỏ ra am hiểu sâu sắc về địa hình của dòng sông, không
chỉ là đặc điểm của địa hình thiên nhiên mà còn hiểu sâu sắc quan sát kĩ càng
đặc điểm dòng sông qua từng mùa.
- Đó cũng là cái tôi của người nghệ sĩ say đắm cảnh sắc của thiên nhiên
sông núi, yêu tha thiết cảnh sắc quê hương và thổi hồn vào thiên nhiên đưa lên
trang giấy thành hình tượng nghệ thuật độc đáo: 1 dòng sông ngôn ngữ lấp lánh
chất thơ.
- Qua đoạn văn người đọc cũng cảm nhận thấy quan niệm của Nguyễn
Tuân viết văn là để khẳng định sự độc đáo cá tính nghệ thuật của người cầm
bút.
III) Kết bài
- Tóm lại Nguyễn Tuân đã miêu tả con sông như 1 công trình nghệ thuật, 1
tác phẩm hội họa mà tạo hóa ban tặng tô điểm cho đất nước; ông khám phá
dòng sông ở phương diện thẩm mý nên thể hiện phong cách tài hoa. Trang sách
khép lại rồi mà dường như tâm hồn của bạn đọc vẫn đang trôi mênh mang trên 1
dòng sông “hồn nhiên như 1 nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.

Suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của khát vọng với thanh niên
- Mở đoạn: Con thuyền đi trên biển cần có ngọn Hải Đăng để soi sáng và
con người chúng ta sống trong cuộc đời cũng cần có những ước mơ, khát vọng,
lý tưởng sống cho riêng mình. Khát vọng chính là ngọn đèn hải đăng soi sáng
(cho cuộc đời chúng ta) quá trình và con đường của mỗi cá nhân, giúp chúng ta
từng bước chinh phục được thành công trong cuộc đời.
- Thân đoạn:
+ Khát vọng là mong muốn những điều lớn lao, tốt đẹp trong cuộc sống, là
lý tưởng, là hoài bão cao đẹp của con người. Nó thôi thúc con người ta sống, nỗ
lực để đạt đến điều đó. Khát vọng biểu tượng cho những gì lớn lao tốt đẹp mà
con người ta hướng đến cho bản thân mình và cho cộng đồng.
+ Với thanh niên thời nay, khát vọng giúp định hướng cho cuộc đời, từ đó
có động lực để cố gắng vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được mục tiêu…Khát
vọng cần được thể hiện qua những hành động, việc làm cụ thể… Khát vọng
cũng giống như đam mê nên nó được cần nuôi dưỡng bằng ý chí, nghị lực, bằng
niềm tin. Vậy khát vọng là biểu tượng mang tính tích cực của tâm lý tốt đẹp của
con người, là 1 quan niệm sống đẹp, 1 lý tưởng sống đẹp, 1 lối sống đẹp. Người
có khát vọng là người có lối sống đẹp làm nên điều lớn lao tốt đẹp cho mình,
cho mọi người nên là 1 lối sống đẹp, 1 lối sống tích cực hướng thiện, 1 lối sống
có giá trị.
+ Khát vọng xuất phát từ những mong ước làm nên cuộc đời hạnh phúc,
không chỉ phải cho bản thân mà còn cho những người xung quanh.
+ Khát vọng thể hiện được giá trị cao đẹp của con người. Người có khát
vọng là người có giá trị sống, nâng cao giá trị cuộc sống của chính mình. Người
có khát vọng, có lý tưởng sống đẹp thì sẽ có cuộc sống có giá trị, không phải là
1 cuộc sống tầm thường, họ mong muốn những điều lớn lao thì sẽ có giá trị
sống tốt đẹp.
+ Những con người có khát vọng luôn nhận thức mình là ai và có thể làm
gì để giúp đỡ mọi người.
+ Những người có khát vọng sẽ sống có trái tim say mê, nhiệt huyết, luôn
sống hết mình và hơn ai hết họ nhận thức được lợi hại trong cuộc sống. Và
trong thực tế cuộc sống họ luôn tỉnh táo để tránh được những rủi ro không đáng
có. Đó chính là động lực để đi đến thành công.
+ Khát vọng có thể thực hiện được, có thể không nhưng nó luôn mang đến
người ta sự lạc quan nhất định và hướng đên những điều tốt đẹp nhất cho nhân
loại. Một thanh niên có khát vọng sống cao đẹp sẽ đưa đất nước tiến lên, giàu
mạnh trong tương lai.
+ D/C:
+ Cuộc sống luôn tồn tại 2 mặt song song 1 mặt tiêu cực và 1 mặt tích cực,
và niềm khát vọng cũng không ngoại lệ. Rất nhiều người có cho mình những
ước mơ, những khát vọng cháy bỏng. Thì bên cạnh đó, có những người sống bi
quan, dao động không có lý tưởng, phê phán sự nhầm lẫn giữa khát vọng và
tham vọng đam mê dục vọng tầm thường. Những người đó không bao giờ có
thể vươn lên trong nghịch cảnh được nếu gặp khó khan họ chỉ có thể buông
xuôi hoặc chịu thua
- Kết đoạn:
- Đối với em là 1 học sinh với ước mơ và hoài bão luôn cháy rực, khát
vọng thành 1 người thành công em sẽ ra sức học và rèn luyện. Tóm lại, mỗi
chúng ta phải hiểu được ý nghĩ của khát vọng, có hành động, có ý thức vươn lên
trong cuộc sống, biến những thói xấu thành lối sống có khát vọng cao đẹp. Bởi
khát vọng là 1 trong những xúc tác giúp con người ta thành công.

You might also like