You are on page 1of 3

SÔNG ĐÀ

Văn của Nguyễn Tuân đúng là những giọt, mật của con ong yêu hoa, cần mần và sáng tạo, đem
thơm thảo cho đời. Câu văn xuôi rất đẹp, lúc thì vang vọng âm ba của thác ghềnh, lúc thì mênh
mang dư vị của hương nguồn hoa núi.
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về đến Đất Nước mình thì bắt đầu lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi...
(Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm)
Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, là một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có một vị trí quan
trọng và đóng góp không nhỏ của nền văn học Việt Nam hiện đại, đem đến cho nền văn xuôi hiện
đại một phong cách tài hoa và độc đáo. Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” được in trong tập tuỳ bút
“Sông Đà” (1960), được viết trong thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đó là thành quả nghệ thuật
đẹp đẽ mà ông thu hoạch được trong chuyến đi đến miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi để tìm kiếm chất
vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở những tâm hồn con người lao động và
chiến đấu trên vùng núi sông đó. Qua đoạn trích ta thấy, tại khu vực … nguồn, Sông Đà hiện lên với
vẻ đẹp … :
“Trích dẫn…”
Sông Đà (còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang) là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Dòng sông dài
khoảng 900 km bắt nguồn từ núi Vô Lượng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc -
đông nam đến vùng Tây Bắc nước ta để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ. Sông Đà nằm trọn trong
lòng Tây Bắc với những đường uốn lượn khoảng 500 cây số nên khác với những con sông còn lại,
mọi dòng sông trên đất nước Việt Nam đều chảy theo hướng đông, chỉ có sông Đà là chảy theo
hướng bắc. Qua đó, Nguyễn Tuân muốn gợi mở cho người đọc vẻ đẹp đầu tiên của sông Đà. Đó là
một con sông độc đáo, hung bạo. ( hoặc thêm vào chi tiết trữ tình nếu đề yêu cầu).
Người lái đò Sông Đà trước hết là một ông già bảy mươi tuổi đã giành một phần lớn cuộc đời
mình cho nghề lái đò dọc trên sông Đà. Đó là một người lái đò lão luyện: ” Trên dòng sông Đà ông
xuôi, ông ngược hơn 100 lần rồi, chính tay giữ lái đò sáu chục lần” trong thời gian hơn chục năm
làm nghề lái đò cái nghề đầy nguy hiểm và gian khổ này. Đây là một con người từng trải, hiểu biết,
rất thành thạo trong nghề lái đò và đã đạt đến trình độ ” Bằng cách lấy mắt và nhớ tỷ mỉ như đóng
đinh vào tất cả những luông nước của tất cả những con thác hiểm trở”. Nguyễn Tuân đã bày tỏ sự
khâm phục của mình đối với con người này ” sông Đà đối với ông lái đò ấy như một thiên anh hùng
mà ông đã thuộc cả đến dấu chấm than, chấm câu và cả những đoạn xuống dòng”. (tổng ông lái đò).
(Đánh giá) Nội dung đoạn trích + nghệ thuật Nguyễn Tuân và tấm lòng của ông.
- Dưới cái nhìn của ông, dòng sông được nhìn từ mọi khía cạnh địa lý, lịch sử. Con sông vừa
mang vẻ hung bạo, dữ dội nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình. Và Nguyễn Tuân đã vô cùng yêu
quý con sông Đà, phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước của mình thì Nguyễn Tuân mới
có thể lột tả hết được vẻ đẹp vừa hung dữ nhưng cũng đậm chất trữ tình, thơ mộng của con sông
Đà. ( 1 trong 2)
- Song song với hình tượng con sông Đà là hình tượng người lái đò sông Đà. Qua hình tượng
người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đưa ra một cái nhìn mới về chủ nghĩa anh hùng. Nó không chỉ
có ở nơi chiến trường, trong chiến tranh gian khổ, ác liệt mà nó ở ngay trong cuộc sống hàng ngày.
Sự mưu trí, dũng cảm và tài hoa ấy ẩn chứa ngay trong những con người lao động hiền lành, bình
dị. (1 trong 2)
- Thượng nguồn con SD là một cố nhân lắm chứng lắm bệnh, hội tụ mọi thử thách gai góc, trắc
trở của thiên nhiên Tây Bắc. Khám phá thượng nguồn cũng là khám phá vẻ đẹp hung bạo, tuyệt
mĩ, hùng vĩ của SD. (hung bạo)
- Từ trung lưu đổ về hạ nguồn, SD biến hóa trở thành một cô gái xinh đẹp, rạng rỡ. Hình ảnh
thiên nhiên Tây Bắc qua vẻ đẹp SD ở hạ nguồn khiến cho nhà văn có cảm giác như lạc bước chân
về chốn hoang dại – “ bờ tiền sử”. Thậm chí có những khoảnh khắc ông được trút bỏ hết những
bận rộn, lo toang của đời để sống hồn nhiên với nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Những yếu tố ấy tạo
nên vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn cho SD.
- Tác phẩm của Nguyễn Tuân thường gây cảm giác mãnh liệt, nâng cảm xúc của người đọc
khi tiếp cận với sự vật được miêu tả để thưởng thức những cảnh trí hoặc dữ dội khủng khiếp hoặc
thơ mộng, tuyệt mĩ, hoặc cái tài hoa phải đạt đến trình độ siêu phàm không gì sánh kịp. Phong cách
Nguyễn Tuân vừa độc đáo vừa phong phú. Với Người lái đò sông Đà, phong cách nhà văn thể hiện
rõ nhất ở sự sắc nhọn của giác quan nghệ sĩ đi với một kho chữ nghĩa giàu có và đầy màu sắc, góc
cạnh. Bài tùy bút Người lái đò sông Đà cũng thể hiện một Nguyễn Tuân với vốn văn hóa phong
phú, lịch lãm, một Nguyễn Tuân tài hoa với con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khi mà lòng yêu
nước được thể hiện rõ nét thông qua vẻ đẹp thiên nhiên cùng với vẻ đẹp con người lao động.
Có thể nói nghê thuật xây dựng hình tượng người lái đò của tác giả Nguyễn Tuân đã điển hình
và nó thể hiện những không khí hào hùng và mang dại trong cái nhìn của nhà văn, ông đã biết tận
dụng tốt các hình ảnh, chi tiết để tạo lên hình tượng nhân vật đầy sinh động cùng với dòng sông qua
những chi tiết thật và không khí hiện lên cũng mang rợ và có những ấn tượng sâu sắc và vang nhộn.
Bên cạnh đó, ông đã có sự linh hoạt trong việc vận dụng sáng tạo kiến thức của nhiều lĩnh vực với
nhau để khiến cho người đọc phần nào hình dung ra được con Sông Đà .Và Nguyễn Tuân đã khéo
léo kết hợp hài hòa giữa chất hiện thực và lãng mạn: hình ảnh con sông hùng vĩ, dữ dội nhưng lại
thơ mộng trữ tình. Thể loại tùy bút giúp cho câu văn ông thêm phóng khoáng, tự do cùng với những
nghệ thuật …(tự nêu trong đoạn văn) đã khắc họa ra được vẻ đẹp … của Sông Đà. (lôi đề)
Đoạn trích rút từ tác phẩm “Người lái đò sông Đà” đã …(đề) .Dòng Sông Đà “hung bạo và trữ
tình” chảy mãi trong khi dòng văn học nước nhà như cả niềm yêu mến và tự hào về cỏ cây sông núi
quê hương của tác giả Nguyễn Tuân.

You might also like