You are on page 1of 6

Ôn tập: Người lái đò sông Đà

Đề số 3: Phân tích hình tượng sông Đà trong đoạn trích: “Sông Đà tuôn dài tuôn
dài… gắt gỏng thác lũ ngay đấy”, từ đó nhận xét cái tôi của Nguyễn Tuân
I. Mở bài
- Tác giả: Nguyễn Tuân
+) “Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật, là người sinh ra để
tôn thờ nghệ thuật với hai chữ tài hoa”
+) Là cây bút văn xuôi lãng mạn nổi tiếng
+) Ông thúc đẩy thể tùy bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao, làm
phong phú thêm ngôn ngữ dân tộc
- Tác phẩm:
+) Xuất xứ: bài tùy bút được in trong tập “Sông Đà” (1960)
- Giới thiệu vấn đề
+) Sông Đà là hình tượng nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân với vẻ đẹp trữ
tình. Nó được thể hiện rõ nét qua đoạn trích “Sông Đà tuôn dài… gắt gỏng thác
lũ ngay đấy”. Qua đoạn trích trên, Nguyễn Tuân đã bộc lộ rõ cái tôi trong phong
cách sáng tác của mình
II. Thân bài
1. Khái quát chung
a. Tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại, ông là
định nghĩa về người nghệ sĩ với phong cách độc đáo, uyên bác và tài hoa. Nét
nổi bật trong phong cách của ông là luôn nhận sự vật ở phương diện văn hóa và
mỹ thuật, nhìn con người ở phẩm chất nghệ sĩ và tài hoa. Đặc biệt, ông thường
có cảm hứng mãnh liệt với cái cá biệt, phi thường, dữ dội và tuyệt mỹ
- “Người lái đò Sông Đà” là bài tùy bút được in trong tập “Sông Đà”, một thành
quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân thu hoạch được trong chuyến đi tới
miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi. Tác phẩm cho diện mạo của một Nguyễn Tuân
mới mẻ, khao khát được hòa nhịp với đất nước và cuộc đời, đối lập với phong
cách nghệ thuật của ông trước cách mạng – một con người theo chủ nghĩa xê
dịch
b. Hình tượng con sông
- Khái quát hình tượng sông Đà trong toàn tác phẩm:
+) Vẻ đẹp con Sông Đà được thể hiện rõ nét qua tác phẩm
+) Trong đó, dọc theo tùy bút này, vẻ dữ dội, hùng vĩ và hung bạo của con sông
này khiến người đọc ghê rợn, nhưng ẩn sâu trong sự hung bạo ấy là sự thơ
mộng, trữ tình, mỹ lệ
+) Hai tính cách đối lập ấy đã hiện lên như một đứa con mang hai dòng máu.
Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, sông Đà không phải là thứ thiên nhiên vô tri
vô giác, mà là một sinh thể sống như một con người
+) Sông Đà quả thật vừa là kẻ thù số một của con người, là loài thủy quái khổng
lồ, nguy hiểm, nhưng ngược lại, nó cũng là một công trình tuyệt vời của tạo hóa
2. Phân tích chi tiết
a. Hình tượng sông Đà
- Nếu như ở phía thượng nguồn, con sông có nhiều ghềnh thác hiểm trở, nhiều
hút nước, nhiều xoáy nước giữa lòng sông và những tảng đá như tạo thành
những trận đồ bắt quái để thử thách những người lái đò xuôi ngược trên sông thì
xuôi về phía hạ lưu, vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà đã được Nguyễn Tuân gợi
lên qua những hình ảnh nên thơ, thật đẹp và trữ tình
* Dáng vẻ: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc,
chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai
và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”
+) Đọc câu văn, dường như ta chạm đến một chân trời mới, một cảnh sắc thiên
nhiên mà chỉ có nơi Đà giang - con sông “độc bắc lưu” của mảnh đất Việt Nam.
Nguyễn Tuân khơi gợi trong lòng người xúc cảm xao xuyến, dẫn lối con người
bước vào một vùng sông nước tuyệt diệu đến mê đắm
+) Điệp ngữ: “tuôn dài, tuôn dài” như mở ra trước mắt của người đọc độ dài vô
tận của dòng sông; mái tóc của Đà giang như nối dài đến vô tận, trùng điệp giữa
bạt ngàn màu xanh lặng lẽ của núi rừng.
+) Với “bậc thầy ngôn ngữ Nguyễn Tuân”, nhà văn luôn miệt mài như con ong
chăm chỉ trên hành trình lao động chữ, gợi tả con sông Đà, Nguyễn Tuân so
sánh, liên tưởng dòng sông “như áng tóc trữ tình”. Người ta thường biết đến
“áng thơ”, “áng văn” nay lại thấy chữ “áng” gắn với “tóc” thành “áng tóc trữ
tình”, vẻ đẹp tinh tế, lặng lẽ mà diễm tuyệt. Bằng cách phối chữ tài tình, độc đáo
cụm từ ấy dường như ẩn hiện chất thơ dạt dào vừa đẹp vừa lạ vừa thơ mộng
khiến nhà văn không giấu khỏi sự xao xuyến, rung động.
+) Sắc đẹp tuyệt diễm của thiếu nữ Đà giang còn được tô điểm bởi “hoa ban hoa
gạo”, dòng sông như được cài lên những trâm cài sặc sỡ đến mơ màng.
+) Kết cấu trùng điệp và so sánh gần gũi giúp Nguyễn Tuân biến sông Đà hiện
lên như một thiếu nữ vừa lộng lẫy, vừa e ấp, tình tứ
=> Tất cả hình ảnh ấy đã tạo nên một hình tượng sông Đà kiều diễm
* Nước sông Đà: “ Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước sông Đà không
xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ
chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở
một người bất mãn bực bội gì đó mỗi độ thu về”
+) Nếu như Hoàng Phủ Ngọc Tường nhìn thấy sông Hương có màu xanh thẫm
và ánh nắng “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” do sự phản quang của mây trời và
đẹp như một đoá hoa phù dung; thì Nguyễn Tuân lại phát hiện ra vẻ đẹp của sắc
nước sông Đà thay đổi theo mùa
+) Có thể thấy rằng, Nguyễn Tuân đã quan sát rất tỉ mỉ và cẩn thận để đúc kết ra
sắc nước xuân. Qua việc đối chiếu với nước sông Gâm, sông Lô, nhà văn dường
như cũng đã dành tâm huyết để khám phá hai con sông khác để đưa ra kết luận
hoàn chỉnh cho Đà giang. Màu xanh ngọc bích là màu xanh biếc, xanh trong,
xanh sáng, màu xanh tươi mát, trong lành và dễ chịu. Trong các màu, màu xanh
là một những màu chủ đạo của văn chương nghệ thuật. Sắc xanh mùa xuân đã
khiến người thưởng thức dấy lên xúc cảm xuyến xao, bồi hồi.
+) Nếu sắc nước xuân nhẹ nhàng, ấm áp thì sắc nước thu lại hiện lên sự nồng
ấm, đậm đà. Phép so sánh “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu
bữa” đã gợi tả vẻ đẹp sắc nước đa dạng của sông Đà. Đồng thời, qua câu văn,
Nguyễn Tuân nổi bật được trong cái trữ tình thơ mộng dạt dào của dòng nước
vẫn luôn ẩn hiện cái dữ dội ngàn đời của con sông Tây Bắc, bản chất nồng
đượm, dữ dội ấy chưa bao giờ mất đi mà nó cũng là nét đặc trưng của nơi sông
nước. Sắc nước đỏ “lừ lừ” của mùa thu còn gợi tả con sông Đà chở nặng phù sa,
quanh năm cung cấp cho lao động, cho con người.
=> Nước sông Đà biến ảo linh hoạt theo mùa là do quy luật của dòng chảy sông
nước, nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên như một cô gái
biết chưng diện, điệu đà, biết thay đổi trang phục để làm mới mình
=> Bức tranh thủy mặc qua đôi mắt “thấu kính vạn hoa” của Nguyễn Tuân
mang vẻ đẹp biến đổi theo mùa thật quá đỗi tinh tế
* Sông Đà gợi cảm: “Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, sông Đà lại gợi
một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân.”
+) Trầm mình trong khúc ca hân hoan của những dòng sông, người đọc vẫn nhớ
về Hương giang như một nàng thơ đắm mình nơi cố đô, vẫn say sưa trước vẻ
kiều diễm của sông Đà hoa mộng quãng hạ nguồn. Qua góc nhìn bờ bãi của
sông Đà, người đọc được hòa mình vào một thứ tình cảm đẹp đẽ, chân thành
mang tên cố nhân, nó không chỉ là bức tranh sắc nước, đối với Nguyễn Tuân,
sông Đà như một người bạn cũ, một tâm giao đã lâu không gặp
+) Qua hai chữ “cố nhân” dường như nỗi nhớ, niềm yêu của Nguyễn Tuân đối
với sông Đà càng thêm nghẹn ngào, cảm xúc ấy như đã lên men say bồi hồi,
nhung nhớ từ rất lâu
+) Nhà văn sử dụng một câu ngắn như đã nhấn mạnh cách nhìn nhận vẻ đẹp
cuốn hút và gợi cảm của dòng sông Đà đồng thời ngầm khẳng định vẻ đẹp đa
dạng, phong phú của sông Đà, dòng sông đi vào lòng mỗi người theo một cách
nhìn riêng, cách cảm riêng.
+) Đà giang không còn gây sự rợn ngợp qua âm thanh ầm ào hung dữ, cuồn
cuộn, mà qua một loáng chói mắt “loang loáng như trẻ con chiếu gương vào
mắt mình rồi bỏ chạy”. Cái ánh sáng “loang loáng” và lối so sánh, liên tưởng
“như trẻ con chiếu gương” kia thật quá đỗi tài tình, mỗi câu Nguyễn Tuân sử
dụng những hình ảnh so sánh đều đem đến cho người đọc một cảm giác tươi
vui, bất ngờ bởi câu chữ. Ánh chiếu “loang loáng” thấp thoáng câu thơ của Tế
Hanh: “Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng”
+) Trong ánh sáng lóa lên, lấp ló, thoáng qua vội vã phút chốc ấy, nhà văn bỗng
thấy một màu nắng tháng ba đầy ấm áp khiến ông nhớ tới một câu Đường thi
“Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”, màu nắng sông Đà ánh lên vẻ cổ thi đẹp
đến lạ! Màu nắng ấy đã góp phần tô điểm cho dòng sông vẻ lãng mạn hoa khói,
cổ kính, đậm nét xưa nhưng cũng sáng trong, rực rỡ, tươi tắn khiến cả tâm hồn
nghệ sĩ và tâm hồn độc giả dấy lên từng hồi rung động, nao lòng nao dạ như lạc
vào chốn đào nguyên tiên cảnh yên bình xưa cũ. Dường như “cái miếng sáng
lóe lên” đó dẫu rằng chỉ lóe lên trong một phút giây nhưng đủ sức tạo ra một
thoáng kinh hồng cho người lữ khách
=> Nguyễn Tuân dường như đã ngầm khẳng định vẻ đẹp cổ thi của dòng sông
Tây Bắc. Dòng sông ấy trong sự liên tưởng đến thơ Đường đã gợi tả được vẻ
đẹp phẳng lặng, trong sáng, lấp lánh, hồn nhiên thanh bình.
+) Gặp lại sông Đà, Nguyễn Tuân bộc lộ nỗi niềm nhớ thương qua cụm thán từ
“Chao ôi”, chỉ với hai từ nhà văn đã kí thác sự xúc động, xao xuyến, niềm yêu
đối với vị cố nhân ấy
+) Ngày gặp lại, Nguyễn Tuân nhìn kĩ từng cảnh vật thuộc về người bạn vừa
hung vừa hiền, từng “bờ sông Đà, bãi sông Đà” và cả từng “chuồn chuồn bươm
bướm trên sông Đà”, lữ khách như quyện hòa trong vẻ đẹp sống động đặc trưng
của Đà giang. Câu văn nối tiếp liên hoàn các chủ ngữ cùng điệp từ “sông Đá”
lặp lại ở cuối mỗi vế câu như dồn nén sự phấn khởi, say mê, hân hoan, niềm vui
tột độ của Nguyễn Tuân. Dường như không có sự kết thúc vào cho vẻ đẹp sông
Đà, đó là vẻ đẹp từ ngàn đời xưa cho đến bây giờ và mãi về sau.
+) Nguyễn Tuân cụ thể hóa bằng những so sánh một cách bất ngờ, sinh động và
lãng mạn: “vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm”, “vui như nối lại chiêm
bao đứt quãng”. Phải vui đến nhường nào, người lữ khách Nguyễn Tuân mới có
thể viết nên những dòng văn gợi cảm đến như vậy. Ánh nắng “giòn tan” là hình
ảnh ẩn dụ cho cái nắng trong veo, cái nắng thật nhẹ nhàng, mỏng manh, cái
nắng ấy xuyên qua từng lớp non xanh chiếu rọi xuống mặt sông Đà khiến nước
sông Đà lăn tăn một màu ánh vàng.
+) Có chăng khi chiêm bao thấy mộng đẹp mà chợt tỉnh giấc, người ta luôn tiếc
nuối, day dứt và khao khát tìm lấy mộng đẹp đã đứt kia. Có lẽ, bởi sự thấu hiểu
tâm lí đó, Nguyễn Tuân đã ví von niềm vui của mình “như nối lại chiêm bao đứt
quãng”, quả là cách so sánh độc đáo mà độc giả chỉ bắt gặp ở nhà văn “suốt đời
đi tìm cái đẹp”.
+) “lắm bệnh lắm chứng, chốc lại dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt
gỏng thác lũ ngay đấy”: Nguyễn Tuân đã nhấn mạnh 2 dòng máu khác nhau của
con Sông Đà, bởi nó như một con thủy quái đáng sợ, mà cũng dịu dàng như một
người thiếu nữ e ấp, hiền hòa. Cho nên, Nguyễn Tuân mới có cảm giác “đằm
đằm ấm ấm”, bởi lẽ nó có biết bao nhiêu kỉ niệm, bao hồi ức trong quá khứ, nhớ
thương trong hiện tại và trong tương lai
b. Đánh giá, tổng kết
- “Nghệ thuật như một dàn nhạc giao hưởng mà trong đó mỗi nhà văn chơi một
nhạc cụ riêng, rung lên một âm thanh riêng để tạo thành một bản nhạc”. Dấu ấn,
phong cách riêng cá nhân của người nghệ sĩ thể hiện qua những sáng tạo nghệ
thuật mà người nghệ sĩ ấy tạo nên. Khi đặt tâm huyết vào từng dòng miêu tả
hình tượng dòng sông Đà, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công 1 bức chân
dung sống động của dòng sông mang hai sắc thái nổi bật, điển hình là vẻ đẹp trữ
tình của nó
- Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, sự trữ tình, thơ mộng của Đà giang
được hiện ra ở dáng vẻ khác nhau. Tất cả đều toát lên một sức mạnh thiên nhiên
kì vĩ. Nhưng như Nguyễn Tuân nói, đến với sông Đà là để “tìm thứ vàng của
màu sắc sông núi Tây Bắc”. Nhà văn đã cho thấy dự cảm của nhà văn về vai trò,
vị trí của sông Đà trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Đoạn trích là khúc ca ca
ngợi vẻ đẹp trữ tình của dòng sông. Đó cũng chính là sức mạnh của thiên nhiên
mà con người cần chinh phục. Đó cũng chính là niềm tự hào của tác giả về Tổ
quốc hùng vĩ, giàu đẹp.
- Ý nghĩa hình tượng sông Đà
+) Đối với tác giả: tác phẩm là một đứa con tinh thần, là nơi để gửi gắm tình
cảm cũng như là vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc
+) Đối với tác phẩm: góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề và khẳng định bút pháp
và tài hoa của Nguyễn Tuân
- Nghệ thuật: +) Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất
ngờ và rất thú vị của tác giả
+) Ngôn ngữ đa dạng, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao
+) Câu văn có nhịp điệu, lúc thì hối hả, mau lẹ, lúc thì chậm rãi
+) Vận dụng kiến thức uyên thâm, có cảm hứng đặc biệt trước những hiện
tượng phi thường gây cảm giác mạnh, say mê khám phá và thưởng thức cái đẹp
c. Lệnh đề phụ: Cái tôi trong phong cách sáng tác
- Trong tác phẩm, Nguyễn Tuân đã bộc lộ phong cách tài hoa và uyên bác của
mình
- Biểu hiện : Ông không chấp nhận sự sáo mòn. Ông luôn tìm kiếm những cách
thức thể hiện. Nhà văn luôn tiếp cận sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mĩ, có
ấn tượng với những sự vật gây cảm giác mạnh. Xuyên suốt tác phẩm, bằng
những ví von, liên tưởng thú vị kết hợp với những biện pháp tu từ, sông Đà đã
hiện lên như một công trình kiến trúc tuyệt vời của dân tộc . Tác giả bộc lộ sự
tinh tế với sự liên tưởng phong phú, ngôn ngữ gợi cảm. Tác giả đã sử dụng tất
cả các vốn kiến thức của mình để miêu tả, khắc họa con Sông Đà
- Ý nghĩa: Qua sự tài hoa, uyên bác, Nguyễn Tuân là là nhà văn có ý thức tự
khẳng định cái tôi của mình.. Người đọc yêu hơn, trân trọng hơn phẩm chất, cốt
cách của con người đáng quý này. “Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm
nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ.” (Thạch Lam)
III. Kết bài
“Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến
xứ sở của cái đẹp” (K. Pautopxki). Với tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”, ngòi
bút của Nguyễn Tuân như nở hoa trong sự hoà phối diệu kì giữa cái đẹp của
ngôn từ và ánh sáng tuyệt mĩ của chiều sâu hình ảnh, dẫn dắt người đọc đến với
vẻ đẹp hung bạo của sông Đà. Văn chương của Nguyễn Tuân đã mang đến cho
chúng ta một chân trời huyền bí riêng biệt, hấp dẫn và độc đáo. Đó là chân trời
của cái đẹp, của sự tài hoa và uyên bác...

You might also like