You are on page 1of 6

Vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà qua ống kính của Nguyễn Tuân được hiện lên với

nhiều góc độ
khác nhau. Góc độ thứ nhất là từ trên cao nhìn xuống, Sông Đà hiện lên như người thiếu nữ kiều
diễm, dịu dàng với áng tóc trữ tình đằm thắm: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc
trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban gạo tháng hai và cuồn
cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Câu văn dài chỉ có dấu ngắt duy nhất kết hợp cùng điệp
ngữ “tuôn dài tuôn dài” gợi hình ảnh dòng sông kéo dài liền mạch đến bất tận với vẻ đẹp dịu
dàng, mềm mại, đắm thắm và duyên dáng đầy nữ tính. Những thanh bằng liên tiếp ở đầu câu văn
càng làm tăng thêm sự yên ả, êm đềm và bình lặng cho dòng sông miên man khúc hạ nguồn, nó
trái ngược hoàn toàn với vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội và hung bạo của con sông nơi thượng nguồn.
Phép so sánh “như một áng tóc trữ tình” đã đem đến cho Sông Đà nét nữ tính làm mê đắm lòng
người, lúc này đây, Sông Đà hiện lên với dáng vẻ hệt như một giai nhân tuyệt sắc, nàng tiên nữ
ấy muôn phần kiêu sa khoác lên mình tấm áo choàng màu xanh bích ngọc cùng mái tóc tuôn dài
với đất trời trù phú. Đọc câu văn mà Nguyễn Tuân so sánh Sông Đà tuôn dài giống một “áng tóc
trữ tình” tôi nhớ đến một tác phẩm của chính nhà văn viết năm 1943 mang tên “Tóc chị Hoài”:
“một mớ tóc trần quấn rất chắc ấy đổ tung xuôi xuống như một trận mưa rào đen nhánh. Rồi mớ
tóc mây dài như một sải rưỡi ôm lấy gáy, ấp lấy bả vai. Cái người nào trong suốt một đời người
mà không được ngắm một mớ tóc cho tử tế, thì cái thẩm mỹ quan của người ấy còn lung lay lắm,
chưa lấy gì làm định.” Và phải chăng chính vì những giây phút ngắm mái tóc óng ả, đẹp đẽ mà
cái mỹ quan của Nguyễn Tuân được bồi đắp, để dòng chảy của sông đà cũng óng ngần và tuôn
chảy với một vẻ đẹp rất riêng như thế! Chữ “áng” vốn thường được gắn liền với áng thơ, áng văn
nay được Nguyễn Tuân gắn với tóc thành “áng tóc trữ tình”. Chính cách kết hợp từ độc đáo này
đã làm nổi bất vẻ đẹp thơ mộng của con Sông Đà, nó như một kiệt tác hội hoạ của Tây Bắc, của
tạo hoá, đẹp một cách lỗng lẫy, đài các, kiêu sa. Hai chữ “ẩn hiện” đã làm tăng sự bí ẩn của Đà
giang, để hiện hữu trước mắt ta là một người thiếu nữ vừa dịu dàng đằm thắm, vừa e lệ, rụt rè
khiến người lữ khách ghé qua phải tò mò, đám say.Trong câu văn miêu tả rất đỗi tài hoa của
mình, Nguyễn Tuân còn khéo léo cài cắm lên “áng tóc” kia chút thơ mộng huyền ảo của mây
trơi, chút tươi tắn rực rỡ bởi sự “bung nở” của “hoa ban hoa gạo tháng hai” và chút ấm áp thân
thương của “khói núi Mèo đốt nương xuân” đang “cuồn cuộn mù”. Dường như, sông Đà luôn
thoắt ẩn thoắt hiện trong nhiều dáng vẻ khác nhau: có khi là nàng tiên nữ xinh đẹp dịu dàng, khi
lại là bà hoàng đất Tây Bắc với sự cuồn cuộn chảy trôi qua đời đời kiếp kiếp, có khi sông Đà như
một đóa hoa đang đợi ngày bừng nở,... Nhưng dù mang dáng vẻ nào, Đà giang vẫn là một con
sông rất đỗi trữ tình, đằm thắm, nên thơ đã làm rung động trái tim của biết bao người nghệ sĩ ghé
qua nơi đây.
Như thời gian và không gian nghệ thuật, màu sắc là một tin hiệu phản ánh thế giới tâm hồn của
chủ thể sáng tạo. Bất kì nghệ sĩ nào, khi tiếp nhận và đưa màu sắc vào thế giới nghệ thuật của
mình, đều theo một cách công phu và tinh tế nhất. Bởi lẽ vậy, khi đọc những trang văn viết về
Sông Đà trữ tình, ta thấy Nguyễn Tuân đã say sưa ngắm nhìn con sông ấy qua những màu sắc
đầy biến ảo theo từng bước đi của thời gian. Chính vẻ đẹp của mây trời đã tạo cho con sông Đà
một vẻ đẹp riêng không trộn lẫn: “Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi
đã xuyên qua dám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà”. Câu văn sử dụng nhiều
thanh bằng tạo nên sự êm ái, nhẹ nhàng kết hợp cùng từ láy “say sưa” đã bộc lộ vẻ say mê, đắm
đuối của nhà văn, nhìn mà không chớp mắt, nhìn mà như bị thôi miên, hớp hồn bởi vẻ đẹp trữ
tình của Đà giang. Trước hết, đó là nước Sông Đà vào mùa xuân được Nguyễn Tuân miêu tả rất
nghệ: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh như màu xanh canh hến
của Sông Gấm Sông Lô”. Xanh ngọc bích vốn là màu xanh trong, xanh sáng - một màu sắc gợi
cảm, không có sự pha tạp. Đó là sắc màu của nước, của núi, của da trời. Sắc xanh sông Đà của
những ngày Tây Bắc vào xuân khiến ta liên tưởng tới màu xanh mát mắt của khu vườn Vĩ Dạ
trong thơ Hàn:
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
Việc so sánh màu “xanh ngọc bích” của Sông Đà với màu “xanh canh hến” của Sông Gấm Sông
Lô chính là sự khẳng định: màu xanh của Sông Đà là một vẻ đẹp riêng biệt, hiếm có và hiếm
thấy. Đồng thời, đó còn là biểu hiện của một nhà văn thị tài cũng như một thiên vị kín đáo của cụ
Nguyễn dành cho niềm yêu say đắm, niềm mê vô bờ với đối với dòng Sông Đà. Vào những ngày
xuân, màu nước sông Đà dịu dàng, êm ả lại trong xanh như một viên ngọc nước khổng lồ thăm
thẳm. Đà giang cứ như thế đã hòa mình vào nhịp đập chung của Tây Bắc, của quê hương để rồi
sinh sôi nảy nở và tuôn dài mãi với đất trời. Nước Sông Đà vào mùa thu: “lừ lừ chín đỏ như da
mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi
độ thu về”. Từ láy “lừ lừ” gợi tả một dòng chảy nặng nề, điềm đạm và chẫm rãi của con sông đầy
nặng phù sa thượng nguồn. Phép so sánh “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu
bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về” tác giả tạo liên
tưởng màu nước sông Đà hệt như nước da trên gương mặt một người say rượu mỗi bữa mà cơn
say triền miên còn để lại màu da chín đỏ trên mặt người. Gã say ấy còn như đang bất mãn, bực
bội điều gì nhiều lắm nên nét mặt cứ cau có, gắt gỏng tới mức khó coi. Dẫu vậy, sông Đà mùa
này vẫn đẹp, đẹp với màu nước và dáng vẻ riêng biệt, thuộc về riêng Đà giang, về riêng Tây Bắc
như một dấu triện giữa đất trời hoan ca. Và dường như cái màu đỏ “lừ lừ” ấy chỉ có Nguyễn
Tuân mới thấy, mới cảm, mới viết nên được. Nó chỉ có thể tạo nên từ bàn tay của một người
nghệ sĩ tài hoa “suốt đời đi tìm cái đẹp” (Nguyễn Đình Thi). Con Sông Đà được bà con dân tộc
Thái với bản chất thật thà gọi nó bằng cái tên trìu mến: Nậm Tè (sông Thật), ngược lại, bọn thực
dân Pháp với mưu đồ đen tối và tâm địa hắc ám, đã gọi sông Đà là Rivière Noire (sông Đen). Vì
lẽ vậy mà Nguyễn Tuân đã để thể hiện sự bất bình cũng như khẳng định chắc nịch: “Chưa hề bao
giờ tôi thấy dòng sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào
mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết lên bản đồ lai chữ”. Thái độ của ông thể
hiện rõ trong cách nói đối lập “ta” với “Tây” và giọng điệu chì chiết dằn dữ khi viết “cứ thế mà
phiết lên bản đồ lai chữ”. Ông nhất quyết phải chứng minh được con Sông Đà của ta nó khác, và
cách chứng thật công phu – công phu ở bước “thực địa” và ở cả cách chọn từ, chọn chữ.
Phải biết khám phá cái đẹp bằng “con mắt xanh” và “tấm lòng vàng” đó chính là thiên mệnh của
người nghệ sĩ. Nguyễn Tuân trong quá trình lao động nghệ thuật đã thực hiện xuất sắc cũng như
độc đáo thiên chức ấy. Bằng cảm quan thiên nhiên, đất nước thiết tha, mạnh mẽ hiếm có đã giúp
cụ Nguyễn vẽ nên một “bản đồ Việt Nam” bằng ngôn từ thật đặc sắc được thể hiện qua trích
đoạn Sông Đà trữ tình khi lâu ngày gặp lại. Trong niềm yêu nhớ khiến nhà văn xác quyết về một
con sông có cảnh sắc làm mê đắm lòng người: “Con Sông Đà gợi cảm”. Chính vẻ đẹp của dòng
sông trữ tình đã làm gợi lên trong mỗi người lữ khách ghé qua nơi đây có những cảm nhận rất
riêng: “Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách”. Nhưng đặc biệt, Nguyễn Tuân lại coi
Sông Đà là một cố nhân - một người bạn cũ có tâm tình, có xúc cảm mà đối với người chính là đi
xa thì nhớ, gặp lại thì mừng vui khôn xiết: “Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân”. Hai
chữ “cố nhân” đủ cho ta thấy sự trân trọng mà nhà văn dành cho con sông Tây Bắc. Cách dùng
từ của Nguyễn Tuân làm ta liên tưởng đến những lần Nguyễn Bính họa lại hình ảnh của một cố
nhân với nhiều sắc thái xúc cảm khác nhau, trong đó nổi bật là những vần thơ đầy chua xót:
“Cố nhân chẳng khóa buồng xuân lại Vung vãi ân tình khắp đó đây”
(Giời mưa ở Huế)
Để thể hiện sự gợi cảm của một dòng sông gần thương xa nhớ, nhà văn đã tạo ra một tình huống
đặc biệt cho nỗi nhớ, niềm yêu, cho những bồn chồn, khát khao,... đó là tính huống: Chuyến ấy ở
rừng đi cũng đã hơi lâu, đã thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất mình sắp đổ
ra Sông Đà”. Lần này, Nguyễn Tuân không dùng âm thanh để gợi ra Sông Đà, mà nhà văn khéo
léo sử dụng ánh sáng chói loá của mặt trời chiếu xuống dòng sông: “Xuống một cái dốc núi,
trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn
cái miếng sáng loé lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt hà Dương
Châu””. Từ láy “loang loáng” gợi ra hình ảnh nắng chiếu lấp lánh, long lanh, thu hút sự chú ý
của Nguyễn Tuân dù chưa đến cửa rừng và mới chỉ thấy “từng miếng sáng” của dòng sông ẩn
hiện đã khiến nhà văn bồn chồn, háo hức, đã vội vàng, khao khát. Khi bắt gặp ánh nắng chiếu
vào mắt, trong sự hướng ngoại, nhà văn đã phát hiện ra nắng sông Đà đẹp đến mê hồn trong ánh
sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Mượn
một câu thơ trong bài thơ Đường nổi tiếng được coi là “thiên cổ lệ cú” của Lí Bạch: “Tại lầu
Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” - Nguyễn Tuân dường như đã ngầm khẳng
định vẻ đẹp cổ thi của dòng sông Tây Bắc. Nó đã gợi tả được vể đẹp lãng mạn của hoa khói mùa
xuân, cổ kính, huyền huyền ảo, trong sáng, lấp lánh, và hồn nhiên thanh bình. Lúc này, Sông Đà
không chỉ chảy trôi trong không gian mà còn miên man trong dòng chảy của thời gian miên viễn,
xa xăm của thế giới Đường thi phồn thịnh. Lại một lần, người đọc thấy được vốn hiểu biết sâu
rộng của Nguyễn Tuân qua kiến thức về thi ca nghệ thuật. Tiến vào dòng chảy của Sông Đà, thị
giác của nhà văn bắt gặp bên dòng chảy ấy sức sống đang dào dạt với “Bờ Sông Đà, bãi Sông
Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà”. Câu văn sử dụng biện pháp liệt kê: bờ, bãi, chuồn
chuồn, bươm bướm làm Sông Đà hiện lên với cảnh vật sinh sống, phong phú đa dạng. Nhà văn
bỗng chợt nhận ra: “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui
như nối lại chiêm bao đứt quãng”. Gặp lại Sông Đà khiến Nguyễn Tuân phải thốt lên “chao ôi”
như một tiếng lòng cảm thán trước cảnh vất quyến rũ lung linh sau bao tháng ngày gặp lặp. Biện
pháp nghệ thuật so sánh độc đáo: “vui như thấy nằng giòn tan sau kì mưa dầm” đã khiến cảm
xúc của ta như lâng lâng, sảng khoái trước bút lực của Nguyễn Tuân. Nắng tuy hữu hình nhưng
lại là vô thẻ, chỉ có thể nhìn mà không thể nắm bắt. Nhưng “giòn tan” lại là tính từ dùng để chỉ
đặc điểm của những vật thể mỏng manh, dễ vỡ. “Nắng giòn tan” chính là một sự kết hợp táo bạo
mà chẳng có một cây bút non tay nào có thế liên tưởng mà viết ra được. Đó là một ẩn dụ đẹp đẽ
để gợi ra cái nắng thật trong, thật sáng, thật ấm áp và thật quý giá. Còn gì hạnh phúc bằng sau
quãng đường dài sống cùng với cái u ám, trĩu nặng của những trận mưa dầm ngày đêm không
dứt bỗng được đón cái “nắng giòn tan”. Lại tiếp một vế so sánh: “vui như nối lại chiêm bao đứt
quãng” - một việc gần như không thể có trong đời người. Nhưng thật may mắn, Nguyễn Tuân lại
được trải qua cái sự hi hữu ấy khiến niềm vui sướng như nhân lên gấp bội. Là một nhà văn của
những khát khao xê dịch đã nhiều lần ghé thăm “cố nhân”, ấy vậy mà lần nào gặp lại Đà giang
cũng hưng phấn, tươi mới, kì diệu như vừa được tận hưởng, như lần gặp đầu tiên, lần cuối cùng
và cũng là lần duy nhất. Khép lại đoạn trích, Nguyễn Tuân tiếp tục sử dụng biện pháp nghệ thuật
so sánh: “Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố
nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc
lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy”. Sông Đà thực sự đã trở thành người bạn cũ, người tri
âm với biết bao kỉ niện gắn bó trong quá khứ, bao nhớ thương trong hiện tại, bao hẹn hò thuỷ
chung trong tương lai, dẫu trái tính mà vẫn có sức hấp dẫn làm hê hoặc lòng người. Bằng việc sử
dụng biện pháp so sánh độc đáo, nhân cách hoá, sông Đà đã hiện lên với vẻ đẹp mang chiều sau
tính cách hệt như một con người: thân thiện, dễ mến, phảng phất hơi ấm tình người của dòng
sông. Nó trở thành người bạn hiền chung thuỷ, điềm tĩnh chờ đợi người đi xa trở về để rồi lại tay
bắt mặt mừng, lại gắn kết và ăn đời ở kiếp cùng với con người qua ngàn cơn bão tố. Con sống ấy
khi tuôn dài qua bầu mực của ngòi bút Nguyễn Tuân đã hiện lên như một sinh thể có sự sống, có
nhịp đập nơi bầu tim rộn rã, có xúc cảm nhung nhớ, luyến lưu. Và có lẽ cũng chính vì như thế,
nên nó cứ nhớ thương hoài người đã đi xa, cứ đợi chờ hoài mãi bóng dáng người đã chân bước
qua sông. Nay ta soi mình vào dòng nước Đà giang, ta lại bồi hồi nhớ thương nhà thơ của núi
Tản sông Đà cùng áng thơ đầy ân nghĩa:
“Dù như sông cạn đá mòn
Còn non còn nước hãy còn thề xưa
Non xanh đã biết hay chưa
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn”
Là “cả một định nghĩa về người nghệ sĩ”, suốt cuộc đời Nguyễn Tuân luôn luôn khao khát theo
đuổi và kiếm tìm cái đẹp. Ông lúc nào cũng muốn lăn cả cái vỏ của mình trên trái đất để thay đổi
thực đơn cho giác quan. Phải chẳng vì thế cái đẹp tựa như hơi thở, như nguồn sống trong hành
trình sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Và có lẽ Sông Đà trữ tình nhìn từ đôi bờ chính là
một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho quan điểm nghệ thuật của cụ Nguyễn. Mở đầu
đoạn trích bằng một câu văn ngắn toàn thanh bằng: “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà” tạo cảm giác
êm ru, nhẹ nhàng, tĩnh lặng như chưa từng có dấu vết của con người xuất hiện. Nếu trong cảnh
vượt thác, Nguyễn Tuân tung ra một vốn từ ngữ phong phú, chính xác, mới lạ để diễn tả cuộc
chiến giữa ông đò với thần sông, thần đá có đủ quân đông, tướng dữ, bằng một giọng văn mạnh
mẽ, nhịp văn gấp như thác gầm, sóng réo, thì đến đoạn văn này giọng văn, nhịp điệu thay đổi
hẳn: nhẹ nhàng, lâng lâng, mơ màng, vẻ đẹp thơ mộng, êm đềm của Đà Giang ở quãng trung lưu
được diễn tả đầy chất thơ: “Cảnh ven sông lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng
sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”. Tính từ “lặng tờ” nhắc lại hai lần như nhân đôi cái êm
đềm, tĩnh mịch, như khoá chặt dòng chảy của thời gian giúp người đọc xuôi về quá khứ xa xưa.
Bên cạnh đó, hai chữ “hình như” mang sắc thái nghi vấn gợi lên bao nỗi niềm bâng khuâng,
thương nhớ. Sự hướng nội về dòng chảy lịch sử “Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông
này cũng lặng tờ đến thế mà thôi” càng làm nổi bật vẻ đẹp nguyên sơ, của đôi bờ đá. Hình như từ
buổi hồng hoang của nhân loại đến những mốc lịch sử xa xưa đời Lí, Trần, Lê,.. Sông Đà vẫn
ngủ yên ả trong cái “lặng tờ” ấy, chưa từng ai khám phá nó, chưa từng ai đánh thức nó. Tiếp đến,
bờ sông được Nguyễn Tuân miêu tả bằng những hình ảnh so sánh rất đẹp, rất độc đáo: “Bờ sông
hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích xưa”. Nếu như biện
pháp nghệ thuật so sánh vốn dùng để so sánh cái chưa biết với cái đã biệt, nhưng ở một người
nghệ sĩ thích thị tài như Nguyễn Tuân, ông không hề làm rõ hay làm hiện hữu hình ảnh bờ sông,
cũng không làm cụ thể hoá những khái niệm trừu tượng mà thậm chí càng đầy dòng sông trôi xa
thêm vào miền mộng ảo, phiêu du. Dạo trước, Vũ Hoàng Chương cũng nhìn Đà giang mà mộng
mà say, một nỗi sầu tê tái:
“Cánh rượu thu dần vạn dặm khơi
Nẻo say hư thực bóng muôn đời
Ai đem xáo trộn sầu kim cổ?
Trăng nước Đà giang mộng Liễu trai”
Bờ sông còn nổi bật hơn với thảm thực vật vô cùng phong phú: “Thuyền tôi trôi qua một nương
ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra
những nõn búp”, “cỏ gianh đẫm sương đêm”,.. Những hình ảnh thật mong manh, nhỏ bé, chỉ có
thể nhận ra trong một không gian trong lành, nguyên sơ, thuần khiết. Các từ ngữ “non”, “nõn
búp”, “đẫm sương đêm”, “áng cỏ sương” gợi ra vẻ đẹp sự sống đang trỗi mình trong từng lá ngô
non, từng ngọn cỏ. Cảnh vật sao mà tươi non, màu mỡ đầy sức sống. Cây cối đang độ nõn nà,
tươi mới, nhựa sống đang tràn trề, dạt dào. Trên bờ còn có muông thú: “Một đàn hươu cúi đàu
ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm”, “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương,
chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như
hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừ
nghe thấy một tiếng còi sương?”. Ở đây dường như là con vật hỏi người hay chính là người đang
say trong cảnh tự hỏi mình? Thế giới Sông Đà thật sống động, những ảo giác bắt đầu xuất hiện,
nhà văn như bước lạc vào một cõi trong trẻo, an lành của một miền cổ tích. Dưới sông thì có:
“Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt song bung trắng như bạc rơi thoi”. Động từ “quẫy vọt” gợi
hình ảnh sống động, cá như quăng mình lên không trung phô trương “bụng trắng như bạc rơi
thoi”. Hình ảnh so sánh ấy làm ta nhớ đến câu thành ngữ ngàn đời của người Việt: “rừng vàng
biển bạc”. Phải chăng đó chính là một cách mà Nguyễn Tuân ngợi ca vẻ đẹp về sự giàu có của
non sông gấm vóc Việt Nam? Thời gian mải miết trôi, sông Đà vẫn mãi vẻ đẹp nguyên sơ, hoang
dại bơd tiền sử,bờ sông hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích xưa. Rồi từ trong cái không gian hoang
dã ấy của đôi bờ sông Đà, Nguyễn Tuân khao khát sống, khao khát “thèm” một âm vang của thời
đại: “Chao ôi, thèm cái được giật mình vì tiếng cói xúp – lê của một chuyến xe lửa đầu tiên
đường sắt Phú Thọ - Yên Bái – Lai Châu”. Trước hết, niềm khát khao ấy chinh là cách để âm
thanh của cuộc sống hiện tại giúp nhà văn nhận ra mình vẫn đang ở thế giới thực của thực tại,
vẫn là con người trong nền văn minh hiện đại. Nhưng cái sự “thèm giật mình” thì lại càng quý
hơn bởi Nguyễn Tuân khao khát mang ánh sáng văn minh đến nơi sơn cùng thuỷ tận này. Lúc
bấy giờ, chưa có một chuyến tàu nào đi Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu, khoảng cách xa xôi ấy
khiến câu văn như một tiếng reo náo nức của tác giả trước công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã
Hội ở miền Bắc (1958 – 1960), với niềm tin vào một tương lai giàu đẹp, khai phóng. Hòa chung
vào không khí ấy, Tố Hữu đã cho ra đời những vần thơ thật đẹp:
“Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát
Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non
Yêu biết mấy những con đường ca hát
Qua công trường mới dựng mái nhà son.”
Khi nhà văn đang đắm chìm giữa thực và mơ đột nhiên xuất hiện “Tiếng cá đập nước sông đuổi
mất đàn hươu vụt biến”. Vận dụng triệt để bút pháp lấy động tả tĩnh của Đường thi khiến câu văn
đẫm chất thơ và tràn đầy ý nhạc. Tiếng cá đập nước đã phá tan khối yêu tĩnh, kéo con người từ
giấc mộng xa xăm về hiện thực. Từ vẻ đẹp của sông Đà ở khúc hạ lưu êm đềm, nhà văn đã khéo
léo liên tưởng đến ý thơ của Tản Đà: “Thuyền tôi trôi trên “Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh –
Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà)” mang lại
cho dòng sông vẻ đẹp từ chiều sâu văn hóa, vẻ đẹp thi vị của thơ ca trong cái nhìn tinh tế, độc
đáo và tài hoa. Nguyễn Tuân như gửi vào đây tình yêu thiên nhiên, yêu con người thiết tha, dạt
dào. Và tinh tế hơn cả, Nguyễn Tuân như nhập thân vào dòng sông để lắng nghe và xúc động:
“Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng
nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con
sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt
mình dây cổ điển trên dòng trên”. Những câu văn nhịp điệu chậm, buồn như đúng dòng chảy
lững lờ của dòng sông. Không còn thác đá gào thét, không còn hút nước xoáy tít, cũng không
còn trùng vi thạch trận với bao cửa tử cửa sinh. Con sông đang “nhớ thương”, “đang lắng nghe”
một thế giới khác của Sông Đà, đó là thế giới “giọng nói êm êm của người xuôi”, thế giới hạ lưu
nơi những “con đò mình nở chạy buồm vải”. Những hình ảnh so sánh độc đáo và nghệ thuật
nhân hoá đã giúp Sông Đà hiện lên như một sinh thể sống có tâm trạng, cảm xúc “của một người
tình nhân chưa quen biết” – một người tình tưởng như quá quen thân những hoá ra còn chưa hiểu
hết, một người tình đang nhớ thương “những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây
Bắc”.

You might also like