You are on page 1of 10

Có một Đà giang đã từng chảy qua trang thơ của Quang Lâm:

“Sông chảy qua, lòng vang lên lời hát


Dòng Đà giang là lạ gió vùng cao”
(Nhớ Sông Đà)
Đó cũng là con sông gợi thương nhớ trong thơ Trần Quang Qúy:
“Sông Đà dâng lên những quả đồi đất đỏ trung du
Tôi ôm dòng sông nghe giai điệu bè trầm ngàn xưa kể chuyện
(Sông Đà)
Sông Đà không phải lần đầu tiên đi vào thơ văn nhưng qua cảm nhận riêng với
mỗi người nghệ sĩ, sông Đà lại được khám phá với những góc nhìn khác nhau. Bởi
lẻ “thế giới không phải được tạo lập một lần mà mỗi một lần người nghệ sĩ
độc đáo xuất hiện là một lần thế giới lại được tạo lập” thế nên cũng là dòng
sông ấy, qua trang văn tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân, Đà giang hiện lên như
một công trình mĩ thuật tuyệt vời của tạo hóa với hai vẻ đẹp đầy ấn tượng: hùng vĩ
dữ dội và đằm thắm trữ tình. Con sông của thiên nhiên vốn đã độc lạ, con sông
chảy qua trang văn của Nguyễn Tuân còn độc lạ hơn gấp nhiều lần. Với “NLDSĐ”
ngòi bút của Nguyễn Tuân như “tung hoành sảng khoái giữa dòng thác cuồn
cuộn của ngôn từ, buộc ngôn từ dựng lên ghềnh thác, buộc nhịp điệu dựng lên
sóng gió” khiến cho sự hung bạo dữ dằn của sông Đà hiện lên thật sống động và
truyền cảm. Đoạn văn “…” là minh chứng sinh động cho điều đó.
Nguyễn Đình Thi từng nhận xét Nguyễn Tuân rằng: “Đây là một nhà văn suốt
đời đi tìm cái Đẹp, cái Thật, tự nhận mình là người sinh ra để tôn thờ Nghệ
Thuật với hai chữ viết hoa”. Sinh thời, Nguyễn Tuân đã luôn trăn trở về cái đẹp
trong suốt cuộc đời cầm bút của mình. “Mục đích đầu tiên và sau cùng của Nghệ
thuật và Văn học theo tôi là mang đến cái hay, cái đẹp cho đời. Mầm mống
của nó không có bất cứ một sự mưu toan nào cả. Hãy cho nó mãi mãi thanh
thản tự do và mãi mãi là hiện thân của điều thiện, của cái đẹp”. (Nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn). Cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân được hiện thân trọn vẹn qua ngòi bút
tinh tế, sắc sảo và tài hoa hơn người của Ông. Từ vẻ đẹp hoài cổ Vang bóng một
thời, những áng văn trữ tình mềm mại trong Tóc chị Hoài, lắng đọng thâm sâu
trong Thiếu quê hương cho đến muôn mảnh trời quê hương yên bình, hùng vĩ, nên
thơ qua tùy bút Sông Đà.
Sông Đà là một dòng sông có nhiều đặc tính rất đặc trưng, đầu tiên là hung bạo,
hùng vĩ, tiếp đó là thơ mộng trữ tình. Vẻ đẹp của Đà giang đã tạo nên những hình
ảnh nổi bật, sáng chói trong làng bút kí Việt Nam nói riêng và làng văn Việt Nam
nói chung. Có lẽ, cái khiến người được in sâu nhất dòng sông này chính là vẻ đẹp
được miêu tả qua đoạn “…”.
Mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”. Lời cảnh báo ấy càng
làm sự rùng rợn, hiểm nguy như tăng cấp lên.
“Nguyễn Tuân là một định nghĩa về người nghệ sĩ tài hoa” (Nguyễn Minh
Châu). Người ta nói toàn bộ cuộc đời cũng như gần 5000 trang viết của ông đã tạo
nên một ‘huyền sử’- huyền sử của một người ưu lối chơi độc tấu. Và trên trang văn
của một người như thế, ta dễ dàng được thưởng lãm cái độc đáo đến từ nghệ thuạt
dùng từ, dùng chữ khi nó tái hiện được linh hồn sống động của vạn vật mà cảm
giác như sự mê hoặc đấy có thể làm ‘rung rinh’ cả gỗ đá vô tri. ‘Tiếng nước thác
nghe như là … tre nứa nổ lửa’. Những cách ví von mới lạ cùng ngôn ngữ giàu sức
gợi kết hợp với cách ngắt nhịp gấp gáp đã tác động mạnh mẽ đến người đọc, để rồi
một thoáng giật mình: ta hình như cũng hồi hộp, căng thẳng, cũng nín thở theo
từng dòng mà NT mô tả, để thấy rằng qua những ‘dấu triện riêng’ trên trang văn
của người nghệ sĩ, người ta dễ dàng hình dung ra được một tài năng lớn, một tầm
vóc lớn.
Nguyễn Tuân đã không còn pha màu, chế bản, tạo hình tôn vinh những mẫu đẹp
cho đời đã bao nhiêu năm nay nhưng trên những trang viết chứa học thuật, tụ tinh
hoa, phong độ Nguyễn Tuân vẫn như núi đứng, tinh thần Nguyễn Tuân vẫn như
mây bay. Ghềnh sông dài, thác sông lớn, xoáy nước sâu đã khơi dậy những gì tiềm
ẩn nơi sâu kín nhất u linh nhất của tác giả. Ghềnh và thác trong tự nhiên cũng là
ghềnh và thác trong cuộc sống đã bung nở trong nhãn tuệ của Nguyễn Tuân để ông
gửi tới người đọc, người học qua thiên tùy bút có thần.
Bao đời nay, sự lặp lại vẫn luôn là nấm mồ của nghệ thuật. Bởi người ta tìm đến thi
ca, nhạc họa vốn để nhìn thấu sự khác biệt, sự độc đáo ẩn sau từng câu chữ, nét
hoa. Chứ không phải đi vào cảm thụ từng tạo tác để thấy được sự đồng dạng giữa
người với người. Do vậy mà những người làm nghệ thuật, đặc biệt là những người
cầm bút, bao giờ cũng là những kẻ khước từ việc xô vào những cánh cửa mà người
khác đã mở. Thế nên Nguyễn Tuân luôn lặn sâu vào bể đời mong cầu tìm ra một
kho báu ẩn danh mà chưa ai tìm ra chìa khóa. Có đôi lúc, sự hoài nghi thôi thúc
ông phải bắt chước người đời, nhưng tự thân ông hiểu được rằng, chỉ có con đường
mà bản thân lựa chọn mới có thể đem lại thành công. Do vậy mà ông chấp nhận lạc
lối trong mê cung chữ nghĩa, mang nỗi buồn với biên độ dài đằng đẵng mà đúc kết
thành văn. Mọi thể cách mà Nguyễn Tuân lồng vào trong tác phẩm đều bí hiểm và
độc đáo như chính con người của ông, cứ như thể nhà văn đã chấp nhận đoạn tuyệt
với sự nhàm chán, do đó mà mỗi ‘tờ hoa’ đều là một sự hé mở đầy sáng tạo của
tâm hồn vốn đầy biến động. Chính cái khác biệt án ngữ trong mỗi cử chỉ, hành
động của Nguyễn Tuân đã khiến cho nhà văn cứ vậy mà thỏa sức đem tiếng lòng
mình gieo trong tấm lòng người những nốt nhạc không tên. Thật đúng khi Anh
Đức nhận xét: ‘Không biết chừng nào mới lại có một nhà văn như thế, một
nhà văn mà khi ta gọi là một bậc thầy của ngôn từ ta không hề thấy ngại
miệng, một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn
bút đều như có đóng một dấu triện riêng’.
Nguyễn Tuân đã sử dụng nhiều bút pháp so sánh, nhân cách một cách linh hoạt
hóa gợi ra nhiều liên tưởng thú vị. Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh có
sức gợi cảm, kết hợp với sự đa dạng yếu tố ngôn ngữ ở nhiều lĩnh vực như hội họa
âm nhạc, địa lí, … đã làm cho con sông Đà vô tri vô giác trở thành một sinh thể có
tâm hồn.
Một sông Đà, một Nguyễn Tuân- một thiên nhiên kĩ vĩ, mơ mộng, một người
nghệ sĩ tài hoa. Có thể nói đoạn trích nói riêng và tùy bút ‘NLDSD’ nói chung là
tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân.
Nói như PGS.TS Đoàn Ngọc Huy: ‘Nguyễn Tuân như người họa sĩ tài năng,
có nhiều bút pháp linh hoạt, đã tạo nên những tuyệt tác mỹ thuật đầy màu sắc
lung linh, huyền ảo. Có những trang viết lại giàu chất tạo hình, bài trí, phối
cảnh như của nhà điều khắc và diễn viên điện ảnh’. Từ người họa sĩ tài năng ấy,
vẻ đẹp hung bạo của thiên nhiên Tây Bắc cứ thế mà hiện ra trong cái bao la của cõi
trời, của sự trùng điệp núi non, hoa cỏ. Thông qua tác phẩm, Nguyễn Tuân còn thể
hiện rằng “Sông Đà” là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà ông đã thu hoạch được
trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ
quốc, nơi ông đã khám phá ra chất vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã
qua thử lửa” ở tâm hồn của những người lao động đồng thời nhà văn bộc lộ tình
yêu đất nước, niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với non sông gấm vóc Việt
Nam. “Một ngày không xa, khi mà văn chương Việt Nam được người Việt
Nam ưa chuộng hơn bây giờ, tôi dám tin những văn phẩm của Nguyễn Tuân
sẽ có một địa vị xứng đáng hơn nữa. Chính vì thế, đọc văn NT, đọc giả bao giờ
cũng có cảm xúc, hứng thú kì lạ. Đó là sự thâm trầm trong ý nghĩa, sự lọc lõi
trong quan sát, sự hành văn một cách hoàn toàn Việt Nam’. (Nhà phê bình Vũ
Ngọc Phan).

You might also like