You are on page 1of 2

“Qua nửa đời phiêu dạt

Con lại về úp mặt vào sông quê


Ơi con sông dạt dào như lòng mẹ
Chở che con đi qua chớp bể mưa nguồn.”
Chẳng biết từ bao giờ, những dòng sông đã trở thành sợi thương, sợi nhớ nhân lên
tình yêu trong trái tim của những người nghệ sĩ. Để rồi, tình yêu ấy gợi nhạc cho
những câu hát, là dông sữa ngọt ngào nơi giữa những vần thơ, là làn gió ấm thổi
vào từng áng văn. Dẫu đó có là một dòng sông mênh mông, hoang vắng, mang nỗi
buồn man mác, thấm đẫm nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương như trong “Tràng giang”
của Huy Cận, hay là khung cảnh đìu hiu cách biệt của thiên nhiên sông nước trong
“Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm, hoặc cũng có thể là một sông Hương với
vẻ đẹp của người con gái Huế mộng mơ trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dông
sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tất cả đều đọng lại trong tâm hồn độc giả
những cảm xúc khó quên và Nguyễn Tuân – người nghệ sĩ chân chinh, suốt đời đi
tìm cái đẹp, nghiêm túc và khó tính khi viết về cái đẹp cũng bị đắm say, ngây ngất
trước vẻ đẹp của dông Đà giang trong “Người lái đò sông Đà”. Ông viết về dòng
sông, nhưng là dòng sông có linh hồn và tinh cách. Đó cũng là nguyên do mà nó
hung bạo không kém gì con người khi đương đầu với sóng gió, đặc biệt là đoạn
“đá bờ sông, dựng vách thanh” hiểm trở và đoạn “mặt ghềnh Hát Loóng” dữ dội.
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận xét về Nguyễn Tuân với ngôn từ rất hoa
mĩ: “Khi thì trang nghiêm cổ kinh, khi thì đùa cợt bông phènh, khi thì thanh thót
trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chuếch choang,
khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa”. Nhắc đến Nguyễn Tuân là
nhắc đến một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, luôn theo đuổi phương châm “nghệ
thuật vì nghệ thuật”. Ông đã dành cả cuộc đời mình để sáng tạo ra những tác phẩm
mang tinh duy mĩ và hoan thiện, điều đó thể hiện rõ nhất trong phong cách nghệ
thuật đỉnh cao của ông. Nguyễn Tuân ưa lối viết liên tưởng, mang tinh chất tạo
hình. Ông không chỉ viết bằng ngòi bút của một nhà văn mà dường như là bằng
nhãn quan, bằng ngòi bút của một họa sĩ, của một nhà điêu khác nên văn của ông
rất giàu màu sắc, rất giàu hình khối và giâu chất điện ảnh, chất điêu khắc, chất hội
họa làm cho sự hoa mĩ trong lời văn của Nguyễn Tuân rất rõ nét và đa dạng. Nam
Cao nói về văn chương: “Văn chương không cần một người thợ kheo tay, làm theo
một vài kiểu mẫu đưa cho; Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu,
biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có”. Đúng như
vậy, bản chất của văn học nghệ thuật là sự sáng tạo miệt mài, không ngừng nghỉ,
nghệ thuật sẽ chết nếu như không có nét riêng, nét độc đáo. Cho nên, Nguyễn Tuân
rất sợ mình của ngày hôm nay giống minh của ngày hôm qua, sợ sự trùng lặp tầm
thường. Chính vì thế, ông đã lấy chủ nghĩa “xê dịch” làm đề tài cho tác phẩm, làm
mục đích của cuộc đời mình. Sống là để đi, để tìm hiểu những điều mới lạ. Chính
nhà văn cũng từng nói đến Tây Bắc là để “đi tìm cái thứ vàng mười của màu sắc
thiên nhiên sông núi Tây Bắc và nhất là cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí
tất cả những con người ngày nay đang nhiệt tinh gắn bó với công cuộc xây dựng
cho Tây Bắc thêm sáng sủa, tươi vui và bền vững”. Với tình yêu quê hương sâu
nặng và bầu nhiệt huyết sôi nổi của thiên nhiên và con người miền sông núi ấy,
Nguyễn Tuân đã sử dụng uyển chuyển vốn ngôn ngữ phong phú của mình để viết
nên những trang văn thơm thảo. Để rồi những con chữ ấy đã nở hoa trên giấy tạo
thanh tùy bút “Sông Đà” với bông hoa đẹp nhất là “Người lái đò sông Đà”.

You might also like