You are on page 1of 3

I.

MB
II. TB
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
a, Nguyễn Tuân
-xuất thân từ nhà nho trong thời hán học suy tàn.
-ông có cái ngông của bậc tài tử muốn đem tài năng, nhân cách đối mặt với cái tầm thường,
dung tục của xã hội đương thời.
-nhà văn họ Nguyễn luôn thích khám phá đời sống ở phương diện văn hóa thẩm mỹ, tiếp cận
con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Cái đẹp trong những trang văn của ông phải là cái
đẹp phi thường, đập mạnh vào giác quan của người nghệ sĩ.
-là một nhà văn duy mỹ, “suốt đời tôn thờ và phụng sự cái đẹp” (Nguyễn Đăng Mạnh)
b, tác phẩm
-Được in trong tập tùy bút Sông Đà năm 1960.
-Được viết vào thời kỳ đất nước đang bước vào công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.
-Là kết quả của chuyến đi thực tế lên vùng Tây Bắc xa xôi, rộng lớn của Nguyễn Tuân.

2. Phân tích
a) VẺ ĐẸP GỢI CẢM
_ Ngôn ngữ:
+ “gợi cảm”: không phải là ngôn ngữ miêu tả thông thường, mà là ngôn ngữ của ấn
tượng, cảm xúc. Cái gợi cảm của sông Đà là vẻ đẹp có khả năng chạm vào tầng sâu,
khơi dậy những rung động xao xuyến trong tâm hồn con người.
+ “cố nhân” : vừa cụ thể hóa nét gợi cảm của sông Đà. Con sông phố Nguyễn như là
một người cũ vừa lạ vừa quen. Cuộc gặp gỡ với sông Đà đã khơi dậy cảm xúc bất
ngờ, đa chiều, đó là niềm vui mừng, nỗi nhớ nhung trong hiện tại, sự gắn bó với quá
khứ, và cả cái hẹn hò trong tương lai.
_ Hình ảnh
+) Hình ảnh so sánh nắng chiếu trên sông ánh lên vẻ “loang loáng như trẻ con
nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy.” : vừa gợi cái lấp lánh của mặt nước, vừa
gợi tả vẻ tinh nghịch, trẻ trung trong tính cách sông Đà.
=> So sánh, liên hệ: Hàn Mặc Tử từng nhìn ánh trăng soi chiếu trên một dòng sông và tuôn
dòng thi cảm:
“ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay? “
Cùng miêu tả vẻ đẹp huyền ảo của dòng sông, thơ Hàn Mặc Tử gợi nên cái băn khoăn day
dứt,suy tư của thi nhân, còn văn của Nguyễn Tuân lại gợi cảm giác mê say, sự bồn chồn và
niềm vui khó tả khi bất chợt gặp lại “cố nhân”.
+) Hình ảnh “miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi” và câu thơ của
Lí Bạch “Yên hoa tam nguyệt há dương châu” được đưa vào mạch văn đến cảm nhận về
vẻ đẹp miên viễn cổ điển. Con sông không chỉ hiện ra trước mắt người viết mà còn hiện về từ
nơi xa xăm.
=> MR: Sau CMT8, với sự chuyển mình trong phong cách, ngòi bút nhà văn, người đọc
không còn thấy nét buồn u tịch trong các tác phẩm của tùy bút “Sông Đà”, nhưng với cốt
cách của một người “thích thú nhấm nháp, nhẩn nha thưởng thức” những hoài niệm, Nguyễn
Tuân vẫn kí gửi vào trang văn vần thơ cổ, diễn tả nét cổ kính, u huyền của dòng sông, khiến
sông Đà không chỉ chảy trong không gian mà còn như trôi chảy trong thời gian miên viễn của
thế giới Đường thi
=> Khác với những đoạn trước, Nguyễn Tuân miêu tả sông Đà với vẻ đẹp hung bạo tựa như
“một loài thủy quái dữ tợn” thì ở đây dòng sông lại hiện lên với dáng vẻ mềm mại, trữ tình,
vừa trẻ trung tươi mới lại vừa ánh lên vẻ đẹp miên viễn, cổ điển.
- Câu văn:
+) Cấu trúc đặc biệt của câu văn “Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên
sông Đà” kết hợp với phép điệp, phép liệt kê => lời văn như những tiếng reo, mở ra không
gian phóng khoáng của bờ bãi vừa nhịp lên các điệu hát say mê trước cảnh sắc sông Đà.
+) Câu cảm thán kết hợp với những so sánh bất ngờ đã diễn tả một cách ấn tượng của nhà văn
khi gặp lại sông Đà “Chao ôi, trông con sông….chiêm bao đứt quãng”.
(*) Phân tích câu “ vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm”: đó là niềm vui vừa có
hình sắc vừa có thanh âm, vang lên như chuỗi âm trong trẻo, mỏng nhẹ.
(*) Phân tích câu “vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”: đó là niềm vui bất ngờ, hiếm
gặp, khiến ta muốn tin vào những điều kì diệu trong đời
+) Các từ láy “đằm đằm ấm ấm” diễn tả tinh tế sắc thái cảm xúc của tác giả. Niềm vui nửa
như lắng vào trong, nửa như lan toả ra bên ngoài.
=> Câu văn thể hiện bút lực vừa dồi dào vừa tài hoa, vừa tinh tế của Nguyễn Tuân với những
“ đoá hoa tu từ” khiến người đọc ngỡ ngàng, thán phục.
- LLVH: Đúng như nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nhận xét về ngòi bút tài hoa của
Nguyễn Tuân: "Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót
trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh bạc
đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa”. Bên cạnh vẻ đẹp hùng vĩ của con sông, Nguyễn
Tuân còn đưa người đọc lạc vào thế giới của trữ tình, cảm xúc, Sông Đà đã trở thành người
bạn thủy chung, nặng tình nặng nghĩa luôn đợi người lữ khách Nguyễn Tuân trở về.
- MỞ RỘNG, NÂNG CAO: Ngôn ngữ của Nguyễn Tuân là thứ ngôn ngữ chính xác, gợi
hình, biểu cảm, gợi lên sự liên tưởng, tưởng tượng khó phai trong lòng người đọc. Không chỉ
thế, ông còn không ngừng làm mới từ ngữ để sáng tạo ra thứ ngôn ngữ độc đáo, mới lạ. Khi
miêu tả nắng, ông dùng những cụm từ “nắng giòn tan”, hay nắng “Đường thi” chứ không
phải nắng rực rỡ, tươi tắn thông thường. Có thể nói, từng chữ ông viết ra, đặt trên trang giấy
là cả một quá trình sáng tạo công phu, cẩn trọng và tỉ mỉ, như nhà văn Nga, Maiacốpki từng
quan niệm:
“Phải tốn phí nghìn cân quặng chữ
Mới thu về một chữ mà thôi
Nhưng chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài”

b) TÍNH CÁCH THẤT THƯỜNG


_ Hình dung sông Đà như một cố nhân lắm bệnh nhiều chứng : chốc dịu dàng, chốc lại bẳn
tính,...
_ Nguyễn Tuân không đi vào khám phá chiều sâu sông nước như HPNT miêu tả sông Hương
mà khắc hoạ tính cách thất thường như một nét duyên riêng làm nên bản sắc của sông Đà.
_ Cảm nhận của Nguyễn Tuân cũng giống như cảm nhận của Vũ Quần Phương trong những
câu thơ :
“ Tôi đi với sông Đà bao lần rồi vẫn lạ
Tôi thuộc ngầm thuộc đá
Tôi thuộc lũ thuộc dòng”
3. Đánh giá: Sự uyên bác của ngòi bút Nguyễn Tuân
- Trong cách cảm nhận:
+ Sự công phu trong quan sát, tìm hiểu về đối tượng
Đọc NLĐSĐ, ta có ấn tượng rõ rệt về sự công phu của một “bậc thầy ngôn
ngữ ”, của một Đấng hóa công thực sự quan sát, khám phá, diễn tả thế giới ở
phương diện văn hóa, thẩm mỹ; miêu ta con người ở phương diện tài hoa nghệ
sĩ..Những câu văn miêu tả DSĐ khi gân guốc hung bạo đoạn thượng nguồn;
khi mềm mại, uyển chuyển như một áng tóc trữ tình tuôn dài tuôn dài; khi lại
hồn nhiên như một đứa trẻ thơ, rồi có lúc dòng sông ấy lại mang dáng hình của
cố nhân xưa… .Tất cả điều đó chính là kết quả của một quá trình đọc, nghiền
ngẫm và quan sát không mệt mỏi cùng một kho tri thức uyên bác và một vốn
ngôn từ hết sức giàu có dù phung phí thế nào cũng chẳng vơi cạn.
+ Văn Nguyễn Tuân là vẻ đẹp của sự tổng hòa văn hóa, huy động vốn kiến thức
đa ngành: văn chương, hội họa, điện ảnh …
-> Những kiến thức liên ngành đa dạng ấy tạo bề dày uyên bác trong vốn tri
thức nhà văn, nâng đôi cánh của trí tưởng tượng, truyền hồn cho con chữ mà
cũng truyền xúc cảm cho người đọc
* LLVH: “Viết ký là viết tiếp trang văn của sự sống, là trái tim còn đập và cuộc đời
còn niềm vui, hạnh phúc. Viết bằng tất cả huyết lệ của một đời con tằm nhả tơ, con yến nhỏ
máu xây tổ. Viết bằng ngọn bút dũng cảm, bằng vốn sống và miền tâm cảm, tâm linh ấp ủ trái
tim thắm đỏ tình người”. Tôi chắc rằng, Nguyễn Tuân đã viết “Người lái đò Sông Đà” bằng
tất cả tinh huyết và cả lòng nhiệt thành của “một nhà thơ, nhà địa chất, nhà khai khoáng, nhà
lâm học, nhà nghiên cứu lịch sử” mà ấn sâu trong đó là tâm hồn của một tấm lòng "thầm lén
mà yêu thương, mà ngợi ca đất nước muôn vẻ, muôn hình của mình”.
- Trong cách thể hiện:
+ Sử dụng hệ thống thuật ngữ liên ngành để tăng khả năng biểu đạt, tính trí tuệ
cho trang văn.
+ Sử dụng linh hoạt hiệu quả các biện pháp tu từ để làm cho đối tượng miêu tả
hiện lên một cách sống động sắc nét
-> Có thể ví văn Nguyễn Tuân như giọt mật của con ong cần mẫn tựa như Pô Len
Kô từng nói về vai trò của nhà văn và miệt mài sáng tạo để mang cho đời những
trang văn thơm thảo.
Vì thế mà con Sông Đà vốn vô tri, dưới ngòi bút của nhà văn đã trở thành một sinh thể có
tâm hồn, tâm trạng, từ đó, ta có thể ví tùy bút này như công trình nghệ thuật tuyệt mỹ in đậm
phong cách Nguyễn Tuân.

You might also like