You are on page 1of 1

Mở đầu thiên truyện, độc giả được chứng kiến một khung cảnh đối lập tại Hồng

Ngài nơi núi rừng Tây Bắc: “Nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây
lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất
làng” thế nhưng con dâu nhà thống lí lại lúc nào cũng “cúi mặt, mặt buồn rười
rượi”. Bằng cách mở đầu bằng những hình ảnh đối lập, Tô Hoài dần dẫn dắt người
đọc vào sâu hơn cuộc đời của cô con dâu nhà thống lí – Mị. Mang tiếng là con dâu
nhưng Mị là “con dâu gạt nợ” của nhà Pá Tra. Mị là một cô gái Mèo xinh đẹp, yêu
đời và yêu tự do, cô khao khát được yêu, được sống, mang trong mình sức trẻ rạng
ngời của cô thiếu nữ mơn mởn. Thế nhưng những nỗi đoạn trường lại luôn bủa vây
đến cuộc đời của những cô gái tài sắc vẹn toàn. Mị cũng không thể tìm được lối
thoát cho chính mình. Do mối thù truyền kiếp của cha mẹ từ hồi còn trẻ, Mị khi lớn
đã bị bắt về nhà A Sử làm con dâu để trả nợ cho cha mẹ. Nếu như con dâu được
hỏi cưới, được gả đi một cách đàng hoàng thì số đời làm dâu gạt nợ của Mị không
khác gì cuộc sống tù túng, ngột ngạt, chèn ép tâm hồn và thể xác của cô. Sống
trong một nơi không có tình người như nhà thống lí, Mị từ cô gái yêu đời, yêu
sống, dần trở nên chai lì, ít nói. Mị giờ đây như hòa vào cái im lặng của Tây Bắc,
không còn muốn cất lời trước mọi điều đang diễn ra. Còn gì đau đơn hơn, khi con
người dần trở nên “hết nói” như cách mà Nguyễn Ngọc Tư từng viết: “Bản thân
việc hết nói là một nỗi đau. Bỗng dưng người ta không thể bày tỏ tình cảm bằng lời
nói. Bỗng dưng việc thốt ra ngôn ngữ không còn vui như chim kia hót, như mèo
kia kêu, như dế kia gáy, hỏi sao không buồn?”

You might also like