You are on page 1of 14

VỢ CHỒNG A PHỦ ( TT)

Tô Hoài : Nguyễn Sen

“ Mảnh đất này để lại thương nhớ trong lòng tôi nhiều quá”

Hoàn cảnh sáng tác : Năm 1952, Trích trong “ Tập Truyện Ngắn Tây bắc”. Tô Hoài đã có tám tháng trời
chung sống, ăn ở với người dâ Tây Bắc, ông viết truyện ngắn Tây bắc như một món quà ân tình gửi
người và đất nơi đây.

Cái duyên của ông về mảnh đất Tây Bắc : là một người con của đất kinh kỳ, nhưng oong lại có tài trong
việc am hiểu sâu rộng phong tục tập quán của con người nơi đây. là người có công khai khẩn một vùng
đất văn học mới, mở rộng đề tài văn học cùng số phận người lao động, nông dân. Chúng ta quá quen với
đề tai ấy qua trang văn của Nam Cao hay Ngô Tất Tố. Còn Tô Hoài đã có công mở mang thêm về số phận
của những người cùng khổ ấy như người mông, người mèo, dưới sự áp bức bóc lột tàn tệ của bọn chúa
đất miền núi.

Đề 1 : Cảm nhận về nhân vật qua đoạn trích đầu tiên “ Ai có việc ở xa về.. cõng Mị đi” + Gía Trị Nhân
đạo

Vị trí đoạn trích : Đoạn trích nằm ở đầu tác phẩm , đây là đoạn trích kể về Mị khi đã làm con dâu nhà
TLPC cùng than phận nhỏ bé của kiếp trừ nợ.

Cô Mi ở hiện tại :Vị trí của nhân vật : “ Ai có việc ở xa về.. cạnh tàu ngựa “. Là cạnh tàu ngựa bên tảng đá
-> xếp lần con người với đồ vật. Tảng đá ở đây là đồ vật vô tri, im lìm còn tàu ngựa là kiếp vật nhếch
nhác, được xếp chung với những con vật dùng để lao động hầu hạ con người. -> Đồng nhất giữa người
và vạt để phản ánh thân phận thấp bé, rể rúng của vai trò người con gái ấy trong gia đình

Công việc : liên miên, không phù hợp với sức lao động của một con người, chẳng lúc nào được ngơi tay

Tư thế : cúi mặt, tâm thế buồn rười rượi. -> Tô Hoài đã dùng ngoại hiện để hé mở bên trong, khiến cho
người thêm phân f thắc mắc về thân phận của cô gái ấy “ nếu là con gái nhà TLPC thì có bao giờ nó phải
xem cái khổ mà biết buồn” vì nhà ấy lắm ngô , lắm nương lại nhiều thuốc phiện nhất vùng. Nhưng đến
khi hỏi ra mới vỡ lè à ra cô gái ấy là con dâu nhà TLPC ,à lại còn là con dâu gạt nợ. Cái câu giải thích mang
đến cho người đọc sự ái ngại, thương cảm.

Nghệ thuật : So sánh , đồng nhất nhưng chứa cả tương phản. Tương phản giứa một người con gái với
chính nét mặt không phù hợp với độ tuổi của mình, tương phả giữa khối lượng công việc với sức khỏe
của một người con gái, tương phản giữa con người với hoàn cảnh sống.

 Cái đồng nhất đi liền với tương phản góp phần làm rõ nét tâm trạng Mị ngay từ những dòng
chữ đàu tiên ấy là tâm trạng sầu muộn, không vui cùng thân phận thấp bé ở nhà TLPC.

Sử dụng kỹ thuật hồi tưởng khi quay trở về thời gian trước khi Mij về làm dâu nhà pá cga để
khiến người đọc hiểu rõ thân phận và thêm xót xa cho cô
Cách kể chuyện ấy khiến nhân vật hiện lên đậm nét hơn , quá khứ mang ý nghĩa soi rọi vào hiện
thực. Nghệ thuật dử dụng chính là lời trần thuật không đi theo dòng thời gian tuyến tính.
“ mấy năm” ý niệm về thời gian trở nên mờ nhòe, mơ hồ. Với người con gái dấu mốc về nhà
chồng vốn là một kỷ niệm cả đời khó mà mờ phai nhưng đối với Mị thì cô chẳng còn nhiws nữa
Với người bình thường, vài năm là một quang ngắn chưa đủ để xóa đi bất cứ điều gì, phải chăng
chính Mị là người muốn quên đi không buồn nhớ nữa nên thời gian có trôi đi bao lâu cũng chẳng
ý nghĩa, chỉ là cái vòng luẩn quẩn mệt mỏi.
Tại sao Mị không nhớ và cũng không ai nhớ ? Cái chuyện bắt vợ là cái chuyện quá đỗi quen
thuộc với người dân nơi đây, mà cái chuyện như cơm bữa ấy thì ai rảnh mà nhớ làm gì.
Câu văn được viết bằng giọng kể xót xa, ái ngại của ng kể chuyện, đây cũng là một nỗi đau của
Mị.
Một câu chuyện, một tình cảnh chung của người vùng cao Tây Bắc :
Thứ nhất là lấy nhau mà không có tiền cưới phải đi vay nhà giàu trong vùng, hoặc nếu không
phải chọn ở đời cô đọc ( so sánh với A Phủ) -> hủ tục về tiền sính lễ vô cùng nặng đè lên vai
những con người lao động khốn khổ nơi đây. Tiền sính lễ ấy nhiều đến nỗi có thể biến thành
gánh nặng cả đời hoặc nhiều đời sau. Người vùng cao hoặc có tiền để lấy vợ nhưng nợ nần hoặc
không lấy vợ mà ở vậy.
Ví như bố mẹ Mị : đến vày nhà bố TLPC một nương ngô mỗi năm lại đem trả lãi một nương ngô
như thé -> chính là cuộc sống chật vật của người ghèo lại càng nghèo thêm. Họ sống cái kiếp con
nowjj suốt cuộc đời mình, khiến cái tình thế đã bi đát nay lại càng thêm đang thương hơn. Cho
thấy cái bộ mặt tàn đôc của chúa đất miền núi, chúng biến ng dân lao động thành những con nợ
của mình để dễ bề cai quản, hạch sách và bóc lột. => Mị không chỉ thueaf kế cái nghèo cái khổ
mà còn thừa kế món nợ gia truyền của bố mẹ mình
Mị là con gái đầu lòng, “ Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng” –con gái đầu lòng
đóng vai trò quan trọng trong quan niệm ngày xưa . Người ta muốn mong đẻ con gái đầu lòng
để nó lớn nó phụ việc cha mẹ. Nhưng ở đây, Mị vừa lớn đã bị TLPC dùng món nợ để hỏi cưới về
làm dâu. Nghe như trút đi một phần gánh nặng nhưng thực ra bố Mẹ mị là người đau lòng nhất.
Gả nó đi khác nào bán con mình làm nô lệ cho nhà giàu, vào nhà TLPC thì cả đời chỉ xống ở trong
gông cùm, xiềng xích của thân phận. Không đi sâu vào nỗi đau nhg khiến ng đọc ngậm ngùi.
 Sự tàn độc của bọn chúa đất, luôn tìm mọi cách để áp bức bóc lột nhân dân ta đến tận xương
tủy, chúng giống như bọn ruồi nhặng bám trên mình trâu - ở đây là người dân lao động để hút
cạn sức lao động. “ Con vua thì lại làm vua/ Con sãi ở chùa lại quét lá đa “, cha thống lý pá cha
đời trước cho bố mẹ mị vay nặng lãi thì đến đời tlpc lại lấy đi co gái đầu lòng của bố mẹ mị, đời
sau ác hơn đời trc. Còn nhà Mị thì đời sau khổ hơ đời trc. Cha mẹ Mị lấy nhau ít ra còn có hạnh
phúc nhưng Mị thì phải thừa kế cái khổ, cái nghèo cùng món nợ truyền kiếp để lại.
Phấm chất : Khát vọng sống tự do, không bị tiền tài che mắt, thà sống một cuộc đời lam lũ giả
nợ cho bố mẹ chứ nhất quyết không gả cho nhà giàu.
Cô Mị là một bông hoa xinh đẹp của núi rừng “ tra đến đứng nhẵn vách đầu buồng Mị” . ắt hẳn
phải là cái vẻ đẹp như ban rừng tháng ba mới khiến nhiều trai làng xiêu lòng đến vậy mà đến
đứng đầu buồng Mị đợi Mị đi chơi.
 Cô Mị trong quá khứ xinh đẹp, mang nhiều phẩm chất quý giá, một cô gái đáng ra phải dược
hưởng hạnh phúc , một cô gái đã biết yêu, nhưng giây phút mở tấm ván cửa ngỡ bước chân lên
thiên đường hạnh phúc thì Mị lại sa vào địa ngục tăm tối khổ đau.

Nghệ thuật : tương phản giữa quá khứ và hiện tại để thấy sự thay đổi đến xót xa của một con người
tràn đầy sức sống thành một cái xác vô hồn im lặng, sống một cuộc đười đáng thương.

- Đảo lộn trật tự thời gian tuyến tính : khiến hình ảnh con người trong hiện tại hiện lên nhiều ảm
xúc.
- Giong vă trân thuật mang tính cảm thương, đồng cảm, ái ngại xót xa. Câu văn ngắn gọn nư dồn
nén biết bao tâm tư, sự nghẹn lại của tác giả trc số phận tăm tối của ng pn miền cao trc cmt8.
- GTND :

Đoạn 2: “ Lần lần mấy năm qua, mấy năm sau.. trông ra cho đến bao giờ chết thì thôi”

Cảm nhận về bi kịch của nhân vật Mị trong đoạn trích, tình yêu thương của tác giả với con người.

Mở bài : Gioi thiệu tác giả tác phẩm.

Tác giả : Tô Hoài , cái duyên của ông với Tây Bắc – công khai khẩn một nền đất văn học mới

Xuất xứ : Trích trong tập” truyện ngắn tây bắc”

Hoàn cảnh sáng tác : là kết quả của chuyến đi thực tế của TH đến miền Tây Bắc, ông ăn ở, chung sống
với họ nên rất thấu hiểu tâm tình của con người nơi đây. Khi phải quay về với thủ đô, ông đã bùi ngùi mà
rằng “ Mảnh đất này để lại thương nhớ trong lòng tôi nhiều quá”, tập truyện ngắn Tây bắc ra đời như
một cách ông trả món nợ ân tinh, gửi niềm thương nỗi nhớ cho ng và đất nơi đây.

Đoạn trích : quãng đời làm dâu của Mị ở nhà thống lý Pá Cha cho ta thấy rõ số kiếp làm dâu nợ đầy đau
khổ từ đấy cho ta thấy rõ hơn tình yêu thương con người của nhà văn TH.

Bi kịch : chính là sự mâu thuẫn, khác biệt giữa ước mơ và hiện thực.

Cô Mị khát vọng tự do hạnh phúc , có những phẩm chất tốt đẹp và xứng đáng để hưởng một tương lai
tươi sáng hơn nhưng hiện thực tàn khốc đã giam cầm cô trong thân phận con dâu trừ nợ. Đó là sự bi
kịch của đời Mị.

Bi kịch của Mị bắt đầu từ ngày Mị về làm dâu nhà thống lý, Mị dần đánh mất cảm giác, ngày một trở nên
trơ lỳ hơn, im lặng hơn.

“ mấy năm qua, mấy năm sau’ nhịp trần thuật chậm như diễn tả bước đi của thời gian.

Mị ban đầu vì cha mà cam tâm vứt đi nắm lá ngón, như vứt đi sự giải thoát cuối cùng bản thân để sống
một cuộc đời tăm tối, khổ cực trong thân phậ con dâu gạt nợ. Người ta nói những người tìm đến cái
chết thường là những người khát sống nhất, vì muốn được sống và không chấp nhận được thực tại khổ
đâu đên mới tìm đến cái chết như sự tìm về tự do. Mị cũng vậy, từng là con hoẵng xinh đẹp nhất của
Hồng Ngài nay sa trân vào bẫy rập nhà thống lý, một tâm hồn tự do bị kìm kẹp thử hỏi làm sao có thể
chịu cho thấu. Nhưng thương cha Mị vẫn phải sống tiếp cho hết những tháng ngày địa ngục mỏi mòn ấy.

Lần lần mấy năm sau cah Mị cũng mất, Mị đâu cần vì ai mà sống tiếp nữa, theo lý thường, cha Mị mất đi
thì Mị cx có thể chết theo tuy nhiên “ mị không tưởng đẻ có thể ăn lá ngón tự tử nữa” . Vì sao Mị không
chết đi ? Vì như Tô Hoài đã diễn tả bằng một câu văn đầy ám ảnh “ Ở trong cái khổ lâu, Mị quen khổ
rồi”, con người ấy dần bị khuất phục trước hoàn cảnh sống, trước cái bóng tối của thần quyền, của
cường quyền. Nếu lúc đầu về làm dâu Mị còn biết mình khổ để mà khóc, đẻ mà buồn đén tưởng như
chết đi được và thật sự cũng tự mình tìm đến cái chết. Khóc là biểu hiện của nỗi đau, là biểu hiện của
cảm xúc. Nhưng cô Mị trở nên trơ lì với tất cả mọi thứ như này khiến chúng ta phải xót xa, sợ hãi, bị
hiện thực và hoàn cảnh sống khổ đau bào mòn đi tất thảy những cảm xúc khác.

Mất đi nhận thưc về giá trị của bản thân .

Từ ngày làm dâu nhà thống lý, trong nhận thức của Mị cô đồng nhất thân phận của mình với trâu với
ngưa “ mị tưởng mình cũng là …”, được người nuôi trong nhà chỉ biết đi làm rồi về gặm cỏ. Vốn dĩ, mọi
sự bất bình, phản kháng đều xuất phát từ nhận thức về giá trị của bản thân, về những trai ngang của
hiện thực và về bi kịch mà mình phải gánh chịu. Và cái tiếng nói đòi quyền sống của con người chỉ vang
lên khi nhận thức của con người về bản thân trở nên sâu sắc nhưng khi nhận thức không đầy đủ thì con
người dễ dàng đánh mất chính mình và buông xuôi trc số phận. Con trâu con ngựa thì voons là hai con
vật chuyên phục vụ, lao động để hầu hạ cho con người. Cách Mị bị đối xử cũng không khác gì con vật ấy
chỉ biết đi làm quần quật mà thôi. Số phận con người bị coi nhẹ, bị so sánh ngang hàng với con vật.
Thậm chí đau đớn hơn là không bằng kiếp vật “ con trâu con ngựa làm còn có lúc, đàn bà con gái nhà vày
vùi vào làm việc cả đêm lẫn ngày “.

 Số phận bi kịch của Mị cũng như bao người phụ nữ khác của vùng cao trước cách mạng tháng
tám, sống một cuộc đời lam lũ, tăm tối, khổ cực và không được coi trọng mang thân phận thấp
cổ bé họng.

Mất đi cảm giác, nhận thức, Mị chỉ hành động theo thói quen.

Hành động của Mị : theo thói quen và như một cỗ máy vô tri.

Tư thế cúi mặt quen thuộc , ở đoạn đầu là buồn rười rượi ngồi bên cạnh tàu máng ngựa thì ở đây Mị
cùng dùng tư thế ấy để làm những việc hàng ngày. Khuôn mặt buồn rười rượi ấy gắn với Mị trong một
thời gian dài, ở bất kỳ hoàn cảnh nào.

Tâm thế chính là không nghĩ ngợi gì nữa : không vui không buồn. Con người khác với con vật vì con
người có cảm xúc, có hỉ nộ ái ổ của bản thân. Nhưng khi ta sống mà cảm xúc chết đi rồi, tê liệt về tâm
hồn, tê liệt về cảm xúc như Mị thì chỉ là đang tồn tại mà thôi. Khổ đau nữa thì cũng chỉ đến thế mà thôi.

Gio đây Mị sống chỉ để làm việc. Thời gian trong ngày được đo bằng lượng công việc đã làm được. Biện
pháp liệt kê cho ta tháy khối lượng việc khổng lồ, như một chuỗi dài nối nhau tiến đến. Mị vẫn làm
những công việc hàng ngày ấy chỉ là Mị làm theo quán tính, thoe thói quen chứ không hề có tư duy cảm
xúc. Vì công việc ngày nào mà chẳng như nhau, cùng một công việc cùng một thời gian làm , cũng chỉ là “
nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau”, nếu ngày hôm nay và ngày mai chỉ là những vòng lặp
luẩn quẩn thì có gì để chờ mong và hi vọng. Có chăng khác nhau là có ngày làm nhiều thêm ít việc, bớt đi
ít việc nhưng đối với Mị giờ đây cũng chẳng quan trọng nữa. Công việc nhiều đến mức trồng lên nhau “
dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đya trong cánh tay áo để tước thành sơi”.

Bị đối xử tàn tệ, bị coi nhẹ như đồ vật , làm ta liên tưởng đến câu ca do “ Thân em như chổi đầu hè/ Khi
đi mưa gió khi về chùi chân”

Những chi tiết đắt được sử dụng để khác họa thêm sâu sắc về nỗi đau, bi kịch của nhân vật

Chi tiết so sánh con rùa nuôi trong xó cửa : con rùa là loại động vật hiền lành, khi gặp nguy hiểm chỉ biết
thu đầu vào mai của mình -> thân phận nhỏ bé.

Chi tiết căn buồng . “một chiếc cửa sổ bằng lỗ vuông hìn ra chỉ thấy mờ mờ trăng trắng chẳng biết là
sương hay là nắng “Căn buồng vồn là nơi để người phụ nữ Mông có thể có được chút hạnh phúc ít ỏi,
nhưng Mị ngay cả sự hạnh phúc ấy cùng không được hưởng. Mà đây như chốn ngục tù giam cầm tuổi
thanh xuan Mị, nấm mồ chôn vùi hạnh phúc của người con gái trẻ ấy. Mị có một nhạn thức vô cùng xót
xa về số phận đó là ngồi đây cho đến khi nào chết thì thôi.

=> Đây đều là những chi tiết miêu tả sự trơ lỳ về cảm xúc, Tê liệt về tinh thần. Khi đến tận cùng của nỗi
đau, con người ta đều rơi vào trạng thái vô hồn ấy, chẳng thiết tah cx chẳng đoái hoài gì đế bản thân
mình nữa, Mị trở nên vô cảm với chính mình.

Mị là nạn nhân của chế độ miền núi, nơi bị bóng tối của cường quyền, thần quyền, phụ quyền che lấp.
Đó là của người phải mang thân phận con dâu trừ nợ nhưng bản chất lấy về chỉ đẻ bóc lột.

NT: Giong tràn thuật trầm buồn mang dư vị xót xa như bước đi chẩm ãi của thời gian

Kể đan xen lời trữ tình ngoại đề cùng lựa chọn chi tiết đắt từ đấy làm nổi bật chr đề đoạn trích : bi kichjc
ủa ng phụ nữ vùng cao trc CMT8

Đoạn 3 “ Trên đầu núi.. lửng lơ ngoài đường”

Chất thơ : chất trữ tình trong văn học.

Đoạn trích : Sức sống của Mị trong đêm tin mùa xuân

*Phong cảnh mùa xuân, bức tranh thiên nhiên mùa xuân ở vùng cao Tây Bắc: không giống với tết của
miền xuôi, ở đây người ta ăn tết khi đã thu hoạch xong và “ ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho”. Ơ
Hồng Ngài người ta có thể ăn tết đến hai ba lần trong một năm tùy vào mùa vụ. Thời gian : gió và rét dữ
dội

Phong tục tập quán : mang váy ra phơi và xòe như con bướm sặc sỡ - váy được may từ những nguyên
liệu thiên nhiên và được dệt nên từ chính bàn tay khéo léo của ng phụ nữ dân tộc Mông, chứa đựng ở
đó là bản sắc của cả một dân tộc. Đó còn là màu sắc từ những đám có gianh vàng ửng trong gió rét =>
bức tranh sinh động tràn ngập màu sắc => mang một chất tình tứ thơ mộng rất riếng của vùng cao.

Âm thanh : của tiếng đám trẻ đợi Tết, cười ầm lên trên sân chơi trc nhà và còn là tiếng sáo.

*Tiếng sáo : âm thanh mang linh hồn , bản sắc của cả một cộng đồng.

Tiếng sáo của thực tại xuất hiện, lấp ló ở ngoài đầu núi, vọng vào tai Mị khiến cô cảm thấy bồi hồi thiết
tha. Phải chăng Mị cũng đang nhớ đến mình của ngày xưa, cái thời Mị còn tự do, còn yêu sống, chắc Mị
cũng đã có lần hát bài hát đó cùng người yêu nên b ây giờ hoài niệm lại quá khứ, cô mới bất giác nhẩm
theo.

Trên là giọng buồn chậm rãi thì ở đây là giọng kể rộn ràng cùng nhịp trần thuật nhanh hơn, thể hiện rõ
sự náo nức của lòng người “ “. Đưa vào đây lời bàu hát của người thái với giai điệu du dương lời từ tha
thiets để thể hiện khá vọng yêu đương của ng trẻ vùng cao.

Miêu tả tiếng sáo với các từ láy tượng hình khiến ng đọc cảm giác n hưu được chạm vào âm thanh réo rắ
ấy.

*Sự thay đổi tâm lý của nhân vật Mị.

Tác động ngoại cảnh -: không khí tết rộn ràng ở Hồng Ngài

+ Không khí tết tràn về khắp bản nhỏ :

+Bữa cơm tết cùng trình ma nhà TLPC: âm thanh sinh hoạt của con người :

 Tạm quên đi giây phút ngột ngạt cái cay đăng của kiếp sống tù đày.
- Men rượu nồng nàn ngày tết : Mị cx uống rượu nhưng cách uống khác lạ “ uống ừng ực từng
bát “, uống để quên đi cái đắng cay của hiện thực, đau khổ của thân phận. Uống như thế thì
làm sao mà không say, uống nhứ uống đắng uống cay vào người, mị càng uống mà tam hồn lại
như được thanh tỉnh. Gio thể xác của Mị say nhưng tâm hồn của Mị thì đã về lại với cái nagyf
trước. Một phần do rượu gây ra khiến Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng hát hò.
Trong tiếng sáo văng vẳng gọi bạn đầu làng , tiếng sáo hiện tại gợi nhắc về tiếng sáo của quá
khứ. Mị nhớ ngày xưa khi mà Mị còn tự do, còn xinh đẹp, Mị thổi sáo hay, đặt chiếc lá trên môi
thổi lá cx hay như thổi sáo khiến bao nhiêu người mê mà ngày đêm đi theo Mị.
 Qúa khứ tô đậm hiện thực, vừa thể hiệ sự xót xa người cầm bút lại vừa khơi lên ái ngại, đồng
cảm ngậm ngùi trong lòng đôc giả.
+Rượu tan, người về từ lúc nào mà Mị không biết bởi Mị còn đang mải sống trong cái quá khứ
huy hoàng kia nên cô ngồi đấy với dáng ngồi rất lạ ‘ trơ một mình giưã nhà”, tư thế bất động
nhưng trong lòng chất chứa bao tâm tự xao động.
+ Mi lúc ấy trong cơn say, trong trạng thái vô thức đã từ từ bước vào trong buồng mà chẳng
bước ra ngoài đường chơi
 Thực tại hiện hữu chi phối con người Mị, chỉ đạo hành động Mị.
Vì với con người đã tập quen với số kiếp bị cầm tù về cả thể xác lẫn tinh thần như Mị thì việc đi
chơi, thay đổi không thể diễ ra trong một khắc một giây. Mị đã tự quay về với lồng giam của
chính bản thân mình, tự nhốt mình lại giống thói quen của bao năm qua.
 Bút pháp tinh tế trong miêu tả tâm lý nhân vật của Tô Hoài, vô cùng hợp lý.
Khác với nh
Bước vào buồng, hình ảnh quen thuộc của cái lỗ vuông mờ mờ trăng trắng lại xuất hiện. Chi tiết
này trở lại một lần nữa khiến con người ta dấy lên cảm giác ám ảnh về thân phận con người bị
cầm thù, bị buộc chôn vùi tuổi xanh giữa lúc xuân thì phơi phới.
Nhưng Mị trong giờ phút ấy khác với sự ủ rũ thường ngày, bởi lần này trong lòng Mị bắt đầu
xuất hiện cảm giác, “ Mị thấy phơi phơi trở lại , trong lòng vui sướng như những đêm tết ngày
trước”. Cảm xúc trở lại cũng là sự quay lại của tự giác rất sâu về giá trị của bản thân “ Mị còn
trẻ”. Nhận thức ấy kéo dậy cả những sự bất công mà bấy năm qua Mị đâu màng để ý “ Bao
nhiêu pnu có chồng vẫn đi chơi:. Mà huống chi Mị với A sử sống với nhau mà không có lòng với
nhau. Nhận thức ấy mang theo cả nỗi đau quặn thắt về số phận đầy tủi nhục của mình. Những
tâm trạng khác nhau bủa vây lấy Mị, dồn dập đẩy Mị vào trong trạng thái tiêu cực nhất ấy là “
nếu có nắm lá ngón trong tay mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nghĩ lại nữa”.
-=> ước muốn đầy xót xa ấy chính là một sự uất ức và cũng là dấu hiệu đáng mừng vì tinh thần
phản kháng, sức sống , khát vọng hp trong Mị bắt đầu trỗi dậy.
Tiếng sáo : chuyển dịch không gian “ lửng lơ” bay ở ngoài đường. Lửng lơ giữa hiện thời và quá
khứ. Mị chắc cũng từng thổi tiếng sáo ấy cùng với người yêu, từng có một tình yêu đẹp trong
quá khư. => tiếng sáo xuất hiện đúng lúc làm rõ nỗi lòng muốn quên
Lời bài hát như một tiếng than của chàng trai trước sự vô tình của người con gái => cõi lòng tê
taí, bẽ bàng không thể che dâu.
KL:Bút pháp miêu tả tâm lý vô cùng xuất sắc vô cùng thành công, sự nắm bắt tâm lý con ng
chuẩn xác của nhà văn.

“A Sử vừa ở đâu về .. sáng từ bao giờ”


Sự xuất hiện của A Sử: yếu tố ngoại cảnh có khả năng tiêu diệu sự hồi sinh trong tâm hồn Mị. Tô
Hoài cho thấy điều ngược lại, chính là sự tàn nhẫn của Sử lại là hoàn cảnh để ta nhận ra sức
sống mãnh liệt của nhân vật. c
Diễn biến tâm trạng của Mị : Mị không quan tâm khi A Sử trở về sau chuyến đi dài mà im lặng
nhìn hắn lại chuẩn bị rời đi. Mị vẫn là Mị đang sống trong cái hồi tưởng tươi đẹp của bản thân
về quá khứ.
Hành động sắn ống mỡ : Mị đang thắp sáng lên cái cuộc đời tăm tối của mình. Nhiên liệu đót
vốn là một thứ hiếm khi ít ai có mà dùng đến nhưng ở đây hành động của mị lại là sắn một
miếng.
Trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo : tiếng sáo từ khách thể thành chủ thể, tiếng sáo ấy là tiếng sáo
gọi bạn tình lửng lơ ngoài đầu núi, là tiếng sáo Mị từng thổi trong quá khứ, chúng hào làm một
vẫy gọi Mị bước ra ngoài đường chơi.
Gio đây đầu Mị chỉ còn tiếng sáo rập rờn cũng như ý niệm đi chơi ngày một lớn dần. Nên “ Mị
muốn đi chơi “ và “ Mị sẽ đi chơi”. Cái khát vọng tự do, sức sống tiềm tàng trong Mị nó đã
không còn là những tàn đốm bé nhỏ mà đã bùng lên thành một ngọn lửa dữ dội trogn lòng Mị.
Vì suy nghĩ rằng mình sắp đi chơi nên Mị quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa – đây đều là hành
động chuẩn bị tươm tất để bước ra ngoài đường chơi xuân. Mị bây giờ vẫn đang chìm trong
cơn mộng, cứ ngỡ mình còn là cô Mị của ngày xưa.
Chính lúc này tưởng chừng như sức sống tiềm tàng trong Mị đang thức dậy một cách mãnh liệt
nhất, mãnh mẽ nhất thì lại một lần nữa Mị bị nhấn chìm vào sâu hơn cái cuộc sống tăm tối lúc
trước : sự xuất hiện của A Sử dập tắt đi niềm hi vọng của Mị, khát vọng sống của Mị. Sau
chuyến đi chơi dài ngầy, hắn trở về và trông thấy biểu hiện khác lạ của Mị, hằn ngờ vực hỏi Mị
rằng ‘ m muốn đi chơi”. Nhưng lúc ấy mị nào cosd để ý, giờ Mị đang sống trong cảm xúc lâng
lâng của ngày xưa nên không phát hiện ra sự tồn tại của A Sử. Thấy Mị không đáp, Sử cũng
không nói nữa chỉ lấy cái thắt lưng trói Mị vào cột, tàn nhẫn hơn hắn còn buộc thêm sợi đay với
những vòng dây xiết chặt. Tóc của Mị xõa xuống cũng bị hắn quấn luôn lên cột, khiế Mị không
nghiêng cx ko cúi được. Mái tóc dài của ng con gái là biểu tượng cho tuổi thanh xuân tươi đẹp
nay Mị lại bị chính mái tóc ấy trói buộc, kiềm hãm tự do trong Mị. A Sử trói xong thì cũng chẳng
mảy may quan tâm mà bước thẳng ra ngoài, việc trói người vào cột này đối với nó alf một việc
quá đỗi quen thuộc. Giaay phút A Sử đóng cửa buồng lại, cuộc đời Mị lại quay về bóng tối như
trước.
A Sử chỉ có thể trói buộc thể xác Mị chứ không thể trói buộc tâm hồn Mị. Mị say rượu, say cả
tiếng sáo ngoài kia. Mị vẫn đang thả hồn vào đêm tình mùa xuân ngoài kia với hơi rượu còn
nồng đượm quanh quẩn trong không khí.
Tiếng sáo vẫn réo rắt bên tai Mị, vừa hư vừa thực không phải âm thanh bên ngoài mà nó là âm
thanh tồn tại trong đầu Mị. Mị không ý thức mình bị trói nữa mà vùng bước đi.
Chỉ đến khi nỗi đau thể xác kéo hồn Mị lại với hiện thực. Mị không nghe thấy tiếng sáo nữa, mà
tahy vào đấy là tiếng chân ngựa đạp vào vách. Âm thanh rất gần, rất thô tục, rất tàn thẫn kéo
Mị về thực tịa. Thực tại khổ đau tăm tối , đánh thức nỗi đau về thân phận trong Mị “ Mị thổn
thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Trong 2 chữ thổn thức kia là biết bao cay đắng, tủi nhục,
bất bình, là ý thức rất sâu về thân phận.
Mị không nhìn rõ trong đêm nhưng mị biets tiếng âm thanh gõ vách rủ người đi yêu đi chơi, vì
Mị cũng từng hồi hộp đợi chờ như thế, Mị cx từng yêu từng khát khao hạnh phúc. Mị nín khóc
và lai bồi hổi,
Cả đêm ấy, Mị sống trong nhiều cảm xúc đối lập “ lúc nồng nan thiết tha” lúc lại bị dây trói thít
chăt đau nhức. Hơi rượu và tiếng sáo đưa hồn khỏi căn buồng tối tăm ấy thì tiếng chó sủa xa xa
lại kéo chân mị về.
Đánh giá : Đoạn văn đặc sắc thể hiện tài năng miêu tả tâm lý nhân vật xuất sắc của Th, chuyển
dịch linh hoạt của cái điểm nhìn bên ngoài vào điểm nhìn bên trong.
Lời trần thuật : nửa trực tiếp để dẫn dắt người đọc vào thế giới nôi tân của nhân vật và nắm đc
biến chuyển cảm xúc tâm lý dù nhỏ nhất.
Miêu tả vô cùng sinh động, tinh tế, sâu sắ thế giới nội tâm của Mị
Miêu tả trạng thái lưỡng tính. Đây là thách thức lớn ngay cả với những cây bút già đời nhất.
Nếu nhân vật day thì sư hồi tỉnh không nhieuf ý nghĩa, nhưng nếu nhân vật tỉnh thì không đạt
được trạng thái như văn miêu tả. Nên phải là cái trạng thái nửa say nửa tỉnh để làm rõ sức sống
tiềm tàng mãnh liệt trỗi dậy. Tiếp bước Nam Cao thanh công.
Nt : lựa chọn yếu tố, chi tiết thích hợp ‘ tiếng sáo” – đại diện cho linh hồn, bản sắc của cả một
cộng đồng người dân tộc. Yếu tố quan trọng dẫn dắt Mị trong ddeeme tình mùa xuân.
Tô Hoài không viết về những con người đâu hàng số phận, hoàn cảnh mà viết về những con
người vượt lên trên hoafncanhr. Từ đó cho ta thấy ánh nhìn đày yêu thương, trân trọng của tác
giả đối với tuổi trẻ vùng cao.

Đoạn 3 : Cảnh xử kiện “ Mị bàng hoàng tỉnh… Sử đi chơi bị đánh vỡ đầu”


Nội dung : Đoạn văn kẻ về buổi xử kiện ở nhà tlpc, A Sử đi chơi bị đánh vỡ đầu.
Nguyên nhân buổi sử kiện : A Sử cướp đám chơi của trai làng khác bị A PhỦ xông ra đánh vỡ
đầu. Đây là cuộc xô xát thường tình, dễ thấy trong cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng nó đã trở
thành một cái cớ để tạo ra bi kịch thân phận cho người lao động. Trong xã hội mà nhà quan làm
chủ thì việc A Phủ dám đánh con qun là một chuyện tày trời. Giai cấp thống trị miền núi không
chấp nhận điều này nên chúng đã biến nó thành một cái điều kiện để chà đạp, bóc lột ng dân
lao động hiền lành. Tài của Tô Hoài là chọn lựa được tình huống đắt ghía nhất để từ đó lột tả,
làm nổi bật lên bản chất của xã hội phong kiến miền cao một cách trọn vẹn nhaatts.
Hình ảnh của giai cấp thống trị
- Bộ máy cai trị vùng cao : vô cùng tấp nập và đông đúc, thấy được sự khác biệt giữa bộ máy
vùng cao và miền xuôi. Là dịp chúng hưởng thụ, tụ tập , ăn uống trên nỗi đau của người dân
nghèo. Sử dụng phép liệt kê : đội mũ, quấn khăn , xách gậy, cưỡi ngựa -> hình dung được không
khí hồ hởi, phấn khích của bọn quan trên khi qua nhà pc xm buổi xử keienj với mục địch đc là rõ
ngay từ lúc đầu “ xử kiện và ăn cỗ”.
- Nhân vật điển hình của bộ máy ấy chính là thống lý pá chá : , TLPC là người có chức vụ cao nhát
cx là người ng giàu có nhất nhờ việc bóc lột giai cấp lao động bị trị làm tay sai cho thực dân
Pháp. Nhân vật được miêu tả qua chi tiết đặc tả “ đầu trọc, kéo đuôi tóc, giọng lè nhè” -> vơi
sba chi tiết đủ để lột chân dung nhân vật, đặc trưng tiêu biểu của một thống lý vùng ca, chất
giọng lè nhè : xử kiện trong trái thái không tỉnh táo, buổi xét xử không thể nghiêm minh công
bằng. Đồng thời thể hiện tài quan sát tinh tế của tác giả
- -Cách thức xử kiện: Không gian buổi xử kiện : tràn ngập khói thuốc phiện. Tại nhà thống lý pá
chá bày 5 cái bàn đèn, khói thuốc tuôn ra tun hút xanh như khói bếp. Phản ánh chính sách ngu
dân của thực dân pháp, chúng khuyến khích nhân dân ta sử dụng rượu cồn và thuốc phiên với
âm mưu là suy nhược nòi giống nước ta. Chính sách này đặc biệt hiệu quả với ng dân vùng cao
vì nhận thực của họ còn hạn chế và đời sống còn tăm tối lạc hậu. Dùng thuốc pheeinj để cai
quan hân dân, ng lao động bị phụ thuộc vào thuốc phiện dễ dàng trở thanh tay sai cho chúng.
Tầng lớp chúa đất một phần cai trị nhân dân lao động mặt khác thao túng tinh thần nhân dân.
- => sự tố cáo đanh thép của ngòi bút hiện thực Tô Hoài.
+ Địa vị của thống lý, cái uy của pá cha cùng bọn quan làng.
+ Cảnh tượng A Phủ bị đánh hết sức dã man. Điều này gây ra lòng thương xót, sự ái ngại cũng
như đôi phần tò mò cho những ai chưa được chứng kiến cảnh xử kiện trên vùng cao, nó thể
hiện cuộc sống mê muội dã ma của con người trc khi có ánh sáng của cách mạng soi chiếu.
Tính mạng của A Phủ bị coi rẻ, chỉ bằng con vật.
Sức nặng tố cáo được thẻ hiện qua câu : “ càng đánh, càng tỉnh,,” Sử phép liệt kê ;liên tiếp để
cho thấy chuỗi hành động kéo dìa cũng như nỗi đau bất công màA Phủ phải chịu, đó có lẽ là tất
xả những gì tàn bạo nhất mà con người ta chỉ nên chịu đựng một lần tron đời.
Tưởng chừng như khi sự đánh đạp cuối cùng kết thúc, A Phủ sẽ được tahar ra vì bất công vô lý
cũng chỉ có chừng ấy mà thôi. Nhưng ng đọc đau đớn nhận ra A Phủ từ nay sẽ phải gánh lên
mình khoản nợ khổng lồ ngay giây phút PC mở tráp lấy ra một trăm đồng ạc hoa xòe, sau đấy
nêu ra khoản tiền vạ vô lý mà A Phủ sẽ phải trả
Đây là một một khoản tiền khồng lồ, khoản tiền mà có lẽ cả đời này A Phủ cũng chẳng có cơ
may được nhìn thấy nữa là có được mà trả cho bằng hết. Cách thức xảo trá biến người lao động
thành con nợ, đầỷ họ vào tình thế bi đát hơn, khiến người lao động phải ở đợ suốt đời, thành
công cụ phụ vụ cho đám quan lại, chúa đất vùng cao.
Pá Cha đốt hương lầm rầm khấn gọi ma vè để nhận mặt người vay.
Giai cấp thống trị đã lợi dụng sự mê tin, u mê của những người dân nơi đây khi mà nhận thức
của họ còn hạn chế, từ đấy giam cầm những người lao động vào ngục tù nô lệ
Chúng cũng dùng cách này để trói buộc con gái nhà lành về làm dâu, buộc cuộc đời họ vào kiếp
làm dâu trữ nợ với niềm tin đã về nhà ấy thì sẽ bị con mà nhà ấy cai quản.
Tầng lớp thống trị vùng cao không chỉ sử dụng sức mạnh của cường quyền, tiền quyền cai trị
con người mà còn dùng bóng tối của thần quyền để đày đọa, giam cầm, thống trị tinh thần của
họ buộc người lao động, người dân phải quy phục chúng cả về thể xác lẫn tinh thần.

Hình ảnh người dân lao động:


-Đàm trai làng: cùng hoàn cảnh, cùng thân phận với A Phủ, họ đều xuất thân từ kiếp người thấp
cổ bé họng, con ong cái kiến trong xã hội cũ, đều xuất phát từ tầng lớp thấp.Họ có mặt để
chứng kiện cảnh xử kiện vụ A Phủ đánh con quan. Đáng lẽ họ phải là nhười bênh vực cho Phủ
nhưng trái lại họ lại chịu sự sai khiến của TLPC để đánh A Sử. ( so sánh với người dân làng vũ đại
và chí ) => Sự thật cay đắng : xô đẩy những người cùng khổ với mình xuống bùn đen, sẵn sàng
giúp đỡ, làm tay sai cho giai cấp thống trị để đàn áp lẫn nhau. Họ chịu sự chi phối của thần
quyền, cường quyền, tiền quyền. Chừng nào sự phi lý này vẫn còn tồn tại : những người dân
nghèo tự mang đên bi kịch cho chính mình hay những người xung quanh thì cuộc đời của họ, xã
hội mà sống sẽ cứ mãi chìm trong bóng tối lầm than, nô dịch.
- Nhân vật A Phủ: bị vạ vì đánh con trai nhà TLPC, tự vác thêm nợ cho bản thân. Bị đánh đập tàn
tệ, từ tối dến chiều.., hai đầu gối sưng bạnh, môi.., ngay cả lúc bị hành hạ dã man nhất A Phủ
không kêu van lấy một lời, mà chỉ im như tượng đá. Đó là phẩm chất đáng quý của anh, dám
làm dám chịu, không kêu oan, một phần do sự cam chịu, chấp nhận của người nghèo trước đòn
roi nhà TL. Đối với một kẻ yếu như A Phủ trong xã hội cũ này thì dù có bị đánh đạp đến chết
cũng chẳng ai đoái hoài tới. Đây cũng là kiểu nhân vật bị hoàn cảnh áp bức, gục ngã trước số
phận mà ta thường bắt gặp trong những sáng tác trước cách mạng (30-45). Khi mà chưa đến
với cách ,mạng , A Phủ như bao người dân nghèo khác đều chịu sự chi phối của cường quyền,
thần quyền, chịu cảnh áp bức nô dịch. Với cái số tiền khổng lồ đấy thì có lẽ cả đời này thân
phận của A Phủ sẽ chỉ gắn mãi với nhiệm vụ là làm con trâu, con ngựa phục vụ nhà TLPC đểtrả
nợ.
Nhân vật Mị: xuất hiện chữa thương giúp A Sử. Dù đã bị trói đứng cả đêm, toàn thân đau nhức,
trạng thái mệt mỏi nhưng Mị vẫn phải nhanh chóng lấy thuốc bóp cho chồng. Nhiều lúc mệt
quá rồi thiếp đi thì bị A Sử dùng chân đạp vào mặt. Bởi Mị trong quan hệ với A Sử thì không có
tư cách là một người vợ mà chỉ được phục tùng như một lô lệ. Bất chấp sự đối xử tàn tệ của ng
đc gọi là chồng ấy, Mị vẫn phải thức cả đêm để xoa bóp cho hắn. Hình ảnh đầy uất ức, tủi cực
của Mị trong quãng đời làm dâu tăm tối nhà TLPC.
Đánh giá :Hình ảnh của A Phủ và Mị trong đoạn trích đian diện cho thân phận của những người
dân lao động ở vùng cao trc cmt8. Tình huống truyện cùng cái việc xây dựng nhân vật điển hình
: thống lý Pá Cha – đại diện cho cường hào chúa đất. Không khác gì lũ ruồi nhặng bám lên mình
trâu để hút sạch công sức.
NT :Bút pháp đối lập với một bên là hình ảnh tầng lớp thống trị vf tầng lớp bị trị
- Miêu tả dựng cảnh : vô cùng thành công cho thấy buổi xử kiện ang đạm chất vùng cao TB
- Lựa chọn chi tiết đắt giá, giàu biểu cảm :
=>Buổi xử kiện ngang ngược, vô lý

Đoạn 4: diễn biến tâm trạng Mị trong đem mùa đông cắt dây cởi trói
“ Những đêm mùa đông trên núi cao … lao chạy xuống đốc núi”
Mở bài : Gt tác giả tác phẩm cùng nêu vấn đề nghị luận
Xx:” Truyện Tây Bắc” 1953
Hoàn cảnh sáng tác: Trong một chuyến đi công tác lên vùng cao tây bắc năm 1952 nơi ông đã có
tám tháng trời chung sống và ăn ở với người dân nơi đây. Truyện như một món nợ ân tình ông
gửi về cho người và đất nơi đấy ( Mảnh đất này để lại thương nhớ trong tôi nhiều quá)

Mị tồn tại trong trạng thái thờ ơ vô cảm, chỉ biết đến ngọn lửa

Dẫn dắt :Sau đêm tình mùa xuân, sức sống vừa bừng lên của Mị lại một lần nữa bị dập tắt, Mị
lại về với kiếp sống trâu ngựa, thậm chí còn làm lũi hơn trước. Khi nhắc đến vấn đề này Tô
Hoài viết “ Cái khổ cái nhục mà Mị đang chịu như lớp tro tàn phủ che khuất, lấp đi sức sống
tiềm tàng trong Mị. Và chỉ cần một làn gió đủ mạnh, đủ sức thổi đi lớp tro buồn nguội lạnh
ấy, lửa sẽ bùng cháy và giúp Mị vượt qua cuộc sống đen tối của mình”.
Ban đầu người đọc thấy cô Mị sưởi lửa trong trạng thái thờ ơ vô cảm.
Hoàn cảnh của cô Mị : đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn vơi sA Phủ bị trói bên cạnh.
Diền biến tâm trạng :thi thoảng lửa bùng lên khiến Mị thấy được A Phủ vẫn trừng mắt nhìn –
biểu hiện cho việc anh ta còn sống. Nhưng đối với Mị thì “ nếu A Phủ có là một xác chết
đứng đấy thì cũng thế thôi” – thờ ơ vô cảm với đồng loại.
Mị lạnh lùng thờ ơ giống như mùa đông ngoài kia, thờ ơ với nỗi đau đồng loại, A Phủ là
người cùng carh ngộ, người nghèo nô lệ, giống như là sự lạnh lẽo của tình người trong gia
đình thống lý để TH muốn nói đến môt hiện thực tàn khốc, sống chung với cái ác, con người
cũng trở nên quen với cái ác. Con người bị cái ác chèn ép rồi chuyern beeis thành cái ác trở
nên rất mong mah. Rồi mai đây, nạn nhân như Mị có chăng cũng sẽ trở thành người ác, đó là
một dự cảm xót xa. Như cái hiện thực của con người tha hóa trong văn học Nam Cao, Chí
Phèo . Bếp lửa có thể sưởi ấm thể xác Mị nhưng không thể sưởi ấm được trái tim Mị.
=>Tâm trạng của Mị lúc này được bộc lộ qua hành động và đặc biệt nhấn mạnh vào thái độ
của Mị thản nhiên ngồi thổi lửa hơ tay, thậm chí bất chấp việc có thể A sử đi chơi về khuya
bắt gặp và đánh Mị, thản nhiên ngồi thổi lửa hơ tay để thấy một con người lạnh lùng thờ ơ.
Thấy được sự thờ ơ với nỗi đau thẻ xác của chính mình. Với một người đến nỗi đau thể xác
của mình còn làm ngơ thì làm sao có thể ngó ngàng đến nỗi đau của người khác.
Giot nước mắt của A Phủ đánh thức cảm xúc mãnh liệt trong Mị để cô Mị không chỉ
biết thương mình mà còn thương người.
Ngoại cảnh tác động làm nên sự thay đổi của Mị : giọt nước mắt của A Phủ. Khi mà cõi lòng
của Mị đã tê dại đến đỉnh điểm, cái chết tinh thần ấy có thể nói khó lòng hồi sinh. Tô Hoài đã
tự đặt ra cho mình một thử thách lớn. Làm thế nào để người đọc tin rằng Mị sẽ hồi sinh từ
trạng thái vô cảm kia để mà cắt dây cho A Phủ rồi tự giải thoát cho bản thân. Thì chi tiết giọt
nước mắt đã được TH cài cắm vô cùng tài tình như một cách gợi mở nút thắt câu chuyện.
Hình tượng giot nước mắt:không phải sự yếu hèn hay van xin bi lụy mà là thể hiện sự đau
khổ đến tận cùng, đó là giọt nước mắt khi con người nhận thức mình đang cách cái chết vô
cùng gần -> biểu hiện khác của giọt nước mắt là khát vọng sống dù cho là một cuộc sống nô
lệ đau khổ, thể hiện nỗi bất lực mà không thể làm điểu gì để ngăn cản cái chết, nỗi bất hạnh
của người có thừa lòng can đảm nhưng chẳng thể làm gì để ngăn cản cái chết của mình.
+ Kéo Mị từ cõi quên về lại cõi nhớ :Mị nhớ mới chỉ mấy tháng trước đấy thôi cô cx từng
khóc như thế, cũng từng bị trói đứng vào cột, giọt nước mắt rơi xuống cằm, xuống cổ không
biết lau đi đâu => đánh thức Mi về tình cảnh ngặt nghèo của mình đêm trước,
+là một biểu tượng trong văn học , nói như một nhà văn nước ngoài thì nó có sưc smnahj lớn
để gột rửa những cái xấu xí để ta nhận ra những điều tốt đẹp vẫn còn trên cuộc đời ày. Ví như
giọt nước mắt của Hộ của Chí Phèo. Nó cũng có sức mạnh tạo ra sự thay đổi lớn lao, vì thế
mà người ta nói “ nước mắt là miếng kính biến hình vũ trụ’. ( đoạn này không cần cx đc )
=> Đây chính là một hình ảnh xúc động, ví như Kim Lân ba lần miêu tả giọt nước mắt của
bà cụ 4, hai lần đón dâu và lần nghe tiếng trống. Trong tác phẩm VCAP đây cũng là một chi
tiết đắt giá bởi nó tạo ra sự thay đổi lớn trong thế giới tâm trạng của nhân vật Mị và cũng là
bước ngoặt quan trọng trong sự thay đổi của cốt truyện.
-Tâm trạng mị :đầu tiên là nhớ lại đau khổ trong quá khứ :, sự bất bình vs giai cấp thống trị
và xót thương cho A Phủ. “ người kia việc gì mà phải chết thế… phải chết” -> xót thương
người cùng cảnh ngộ với mình, thương cho ng rồi lại thương mình bởi mình với người soa
mà giống nhau thế Thấy người đồng cảnh thì thương thậm chí còn thương hơn. Sau đó là bất
bình, căm phẫn tội ác nhà thống lý PC “ Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết..” -> từ cõi
vô thức Mị dần sống lại ý thức, nhìn hóm má đã bắt đầu xám đen lại của AP, nhớ về ng đàn
bà bị trói đến chết kia r cx bắt đầu phán đoán “ cơ chừng này là chỉ đêm mai người kia chết.
Chết đau, chết đói, chết rét, phải chết” -> cuộc hội ngộ của dòng ý thức Mị nghĩ đến cái chết
oan uổng của Phủ thì thương vô cùng “ ta là thân đàn bà ..” -> ng con gái nhân hậu của ngày
xưa đã trở về . Đây là sự thay đổi lớn trong thế giới cảm xúc của nhân vật nhưng hợp lý. Từ
thương mình đế thương người đồng cảnh là cái tâm lý dễ thấy của con người.

Lòng thương người cao hơn cả nỗi sợ cái chết.


Ngoại cảnh : đám than đã vạc hăn lửa, Mị chìm sâu vào thế giới tâm trạng, mục đích ra đây
để sưởi lửa nhưng cx không biết đám than kia đã vạc lửa từ lúc nào , Mị không thấy ngọn lửa
nửa và cô chìm sâu vào trong dòng cảm xúc và nhận thứ của mình. Mị đã tự dựng nên một
tình huống tưởng tượng nếu như mình cứu A Phủ, chắc chắn Mị sẽ bị bố con TL bắt trói thay.
Nhưng nghĩ đến cái chết Mị bỗng cảm thấy không sợ cái chết , giờ Mị đâu cần ngọn lửa
ngoại cảnh để sưởi ấm nữa bởi ngọn lửa bên ngoài tắt đi nhưng có một ngọn lửa khác bắt
được nhen nhóm lên r ngay lập tức bùng lên dữ dội đó là ngọn lửa của lòng căm thù và lòng
thương người.

Liều lĩnh cắt dây cứu người và cứu mình


Hành động :cắt dây cởi trói là cứu A Phủ “ lấy con dao chấu cắt đứt sợi dây mây”,. -> hành
động tất yếu của tình thương, thôi thúc Mị thực hiện nó bằng hành động. Đồng thời, cắt sợi
dây vô hinh ràng buộc trói buộc cuộc đời Mị còn chạy theo A Phủ chính là sợi dây cường
quyền và thần quyền
Nhưng khi gỡ được hết dây trói, Mị lại đứng im trong bóng tối, Mị biết bố con PC sẽ không
bỏ qua cho Mị. Vừa này vì thương người quá mà làm ra hành động quyết liệt ấy nhg AP đi r
thì trong Mị chỉ còn độc nỗi thương thân.
Trogn giây phút đổi mặt với bản án tử thần ấy, Mị đã chẳng thể phản ứng được, hẳn trong
lòng Mị giờ đây đang có một sự đấu tranh vô cùng quyết liệt “ ở lại đây chắc chắn chết” . Bất
chợt Mị bỗng thấy cái chết đáng sợ vô cùng -> không phải nỗi sọe hèn nhát mà nó là tiếng
gọi tiềm tàng thúc đẩy Mị, khát vọng sống chuyển hóa thành sức mạnh, đẩy bước chân Mị
chạy theo A Phủ. Bao nhiêu năm qua Mị không chạy đi vừa đủ sợ hãi, chưa tìm được lý do
thúc đẩy bản thân thoát khỏi địa ngục ối tăm nay, lúc ấy tâm trạng cô chỉ có đỗ mỗi chán
chường tuyệt vọng
+ Vùng chạy theo AP: đã từng khổ đau sợ hãi, đã từng chết lặng đi nhưng giờ đây con người
ấy, sức sống lại một lần nữa hồi sinh. Khát vọng sống giúp Mị vùng chạy đi, bỏ lại sau lưng
là cường quyền, thần quyền để chạy đến với cuộc sống mới, với miền đất hứa mang tên
Phiềng Xa.
. Chạy theo A PhỦ là chạy theo khát vọng sống, lòng ham sống, cự tuyệt với cái chết, với
cuộc đời sống không bằng chết. Không bị tác động bởi ngoại cảnh như trước mà chính là
những thay đổi lớn lao bên trong cảm xúc của nhân vật và đó chính là sức sống mãnh liệt,
=>hành động ko bị chi phối,sức sống bên trong đã chuyền hóa thành sức mạnh cho con
người, đặc biệt là bước chân Mị chạy theo A Phủ.
Đánh giá : Từ thờ ơ vô cảm đến thương mình thương người đến cứu mình cứu người cứu
mình, diễn biến ấy diễn ra rất nhanh, đầy bất ngờ và kịch tính. Nhưng rất phù hợp với quy
luât tâm lý của con người.
Nghệ thuật: -miêu tả tâm lý, lựa chọn chi tiết đắt.
-Lựa chọn nhịp trần thuật nhanh gấp gáp như chính sự thay đổi chóng vánh trong dòng cảm
xúc và hành động của nhân vật, đó là giọt nướ mát, hành động cởi trói, khát vọng sống của
con người vùng cao. Chúng ta đi từ cảm nhận của TH khi lên đến TB, “ ở nơi rừng núi mơ
màng ấy, các dân tộc đã không lặng lẽ chịu đựng, họ đã thức tỉnh. Cán bộ đảng tới đâu thì các
dân tộc đứng lên tới đấy. Trước nhất là những người trẻ tuổi, họ thật đẹp và TH”. Cuộc sống
bên ngoài lặng lẽ mơ mang nhưng người dân tây bắc không còn im lặng như trước kia, họ đã
thức tỉnh, điều đó thể hiện qua tuổi trẻ vùng cao. Chính cảm nhận này thôi thúc ông đặt bút vt
về tuổi trẻ vùng cao So sánh với văn trc CM : con người cúi đầu trc số phận thì vh cm muốn
phản ánh một ddieuf rằng con người có khả năng thay đổi số phận mình. Điều gì tạo nên sự
thay đổi ấy thì trước hết là khat vọng sống mãnh liệt của con người. Một cô Mị từng không
quản ngại lao động vất vả chứ không muốn làm dâu nhà giàu, cô ấy sẵn sàng ăn lá ngón tự tử
để chống lại số phận, đó cũng là cô gái sống cuộc đời lặng lẽ âm thầm nhưng tâm hồn vẫn rạo
rực khi nghe tiếng sáo , chính cô gái trong mùa đông lạnh lẽo đã cầm dao cắt dây cởi trói cho
ng cùng cảnh ngộ và quyết định chạy khỏi địa ngục hồng ngài. Mị chính là hình ảnh tiêu biểu
cho tuổi trẻ vùng cao, cho khát vọng sống mãnh liệt của người dân miền Núi. Viết về khát
vọng sống, ông ca ngợi, trân trọng cái thứ quý giá ấy và tin vào khả năng thay đổi số phận
của con người làm nên điểm mới trong giá trị nhân đạo.

Phân tích giá trị nhân đạo ( kn) của tác phẩm vcap qua đoạn trích đêm tình mùa xuân : Nội
dung đoạn trích
Tiếng nói cảm thương
Tố cáo
Mở bài : gt tác giả tác phẩm+ vấn đề nghị luận
HCSTxx
Nêu khái niệm, phân tích nhân định
Nêu luận điểm : ld 1 bình luận, ld2 bình luận, nghệ thuật
Đánh giá : Vấn đề nghị luận
Nghệ thuật: lời trần thuật, giọng kể, sử dụng ngoại hiện, dùng nhiều từ láy gợi hình gợi cảm,…
Kết bài : giá trị của tác phẩm trong VH Vn

You might also like