You are on page 1of 2

ĐÊM TÌNH MÙA XUÂN

Tô Hoài được biết đến là nhà văn của những người nông dân
nghèo khổ, đặc biệt là sau cách mạng ngòi bút của ông tập trung nhiều
hơn vào số phận của những người nông dân Tây Bắc. Với tài năng, sự
cần mẫn của mình ông đã tạo nên những tác phẩm để đời và một trong
những số đó là truyện “Vợ chồng A Phủ” in trong tuyển tập “Truyện
ngắn Tây Bắc” là một tác phẩm tiêu biểu vẫn giữ được sức hấp dẫn
trong mắt nhiều thế hệ độc giả dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua.. Tác phẩm
sáng lên là nhân vật Mị với sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, luôn khát
khao hạnh phúc, được thể hiện rõ nhất trong phân đoạn đêm tình mùa
xuân..
Mị xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, bố Mị phải đi vay
tiền cưới vợ, món nợ ấy mãi đến khi Mị đã lớn khôn, trở thành một cô
gái xinh đẹp, giỏi giang mà vẫn chưa trả hết nợ. Chính món nợ truyền
kiếp khốn khổ đó đã kéo theo cuộc đời của Mị xuống những bất hạnh tột
cùng. Vì để trả nợ cho cha, Mị phải chấp nhận làm con dâu gán nợ cho
nhà thống lý Pá Trá, bị bắt ép chung sống với A Sử, người mà Mị không
thương, chấp nhận từ bỏ tình yêu của cuộc đời.
Nhưng giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm là ở chỗ nhà văn đã
nhìn thấy sức sống vẫn còn tiềm tàng trong Mị. Và đêm tình mùa xuân
chính là ngòi lửa khơi dậy sức sống ấy. Mùa xuân thường mang lại cho
con người hi vọng, ước mơ, là mùa lễ hội, vui chơi, mùa của tình yêu.
Mùa xuân ở Hồng Ngài cũng vậy, cũng tưng bừng với hình ảnh”Những
chiếc váy hoa phơi trên mỏm đá xòe ra như những con bướm sặc sỡ”.
Đám trẻ con chơi quay ầm cả bản. Gió heo may, cỏ vàng ửng”, cùng âm
thanh của “tiếng sáo gọi bạn, bữa tiệc cúng ma đón năm mới”. Những
câu chữ hết sức lãng mạn, giàu sức gợi tả. Dường như sự sống, cảnh
vật và cả con người đang được mùa xuân khơi dậy làm cho bừng tỉnh.
Đặc biệt nhất phải kể đến tiếng sáo, đó là thứ âm thanh quen thuộc khi
hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc, cũng là tiếng lòng đắm say của trai
gái trao gửi bạn tình. Ở đây không chỉ có tiếng sáo hiện tại Mị nghe, mà
Mị còn nhớ lại cả tiếng sáo trong quá khứ, về khoảng thời gian tươi đẹp,
kiêu hãnh của mình. Tiếng sáo đêm hò hẹn đã đánh thức quá khứ tươi
đẹp đã từng bị lãng quên trong Mị, “ngoài đồi núi lấp ló đã có ai thổi sáo
rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bổi hổi”. Người đàn
bà vốn câm lặng không nói suốt bao năm tháng giờ ngồi nhẩm thầm lời
bài hát của người đang thổi .Tiếng sáo biểu hiện cho vẻ đẹp của phong
tục, nét đẹp văn hóa người dân miền núi. Là biểu tượng cho tiếng gọi
cuộc sống, tình yêu. Nó đã lay gọi, khơi gợi lòng yêu đời, yêu cuộc sống
tự do trong Mị.. Tiếng sáo cùng những kỉ niệm ngày xưa vừa xa lạ vừa
gần gũi. Xa lạ với không gian trong căn phòng bé nhỏ của Mị, nhưng
gần gũi với thế giới mà Mị đã từng sống rất hạnh phúc.
Ý thức về quyền làm người trỗi dậy, Mị uống rượu, Mị "cứ uống ực
từng bát" như muốn nuốt hận vào lòng để quên đi thực tại và nén sâu
nỗi xót xa tủi nhục vào trong lòng. Hơi men của rượu đã làm thức dậy
trong đầu Mị những kỉ niệm ngày xưa "tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi
bạn đầu làng",Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng
như những đêm ngày trước. Đây là cảm giác vui sướng nhất của Mị
trong suốt cả quãng đời khi Mị còn được tự do. Mị có ý thức rất rõ về
mình "Mị trẻ lắm. Mị muốn đi chơi" như bao người có chồng vẫn đi chơi
ngày Tết. Nhưng khi tâm trạng bồi hồi, sung sướng vô ngần ấy vừa xuất
hiện thì nổi đắng cay, chua xót, u sầu cũng chạy đến vây lấy cô, Mị lại
nghĩ đến cái chết “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn hết
cho chết ngay”., đây là lần thứ hai trong cuộc đời Mị nghĩ đến nó nhưng
ý nghĩ đó vụt đến rồi vụt biến mất. Nếu như lần thứ nhất Mị nghĩ đến cái
chết để giải thoát khi bị bắt về làm dâu gạt nợ thì lần thứ hai Mị nghĩ đến
cái chết để tỏ rõ sự phản kháng mãnh liệt với hoàn cảnh bi đát của
mình. Tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn còn văng vẳng bên tai Mị khiến cho Mị
cũng chẳng buồn nghĩ đến cái chết nữa, cái hành động “ quấn lại tóc”, “
với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”, “ rút thêm cái áo” chuẩn bị
đi chơi là sự chiến thắng bất ngờ của bản năng. Bản năng đã làm cho
Mị không biết sợ sệt là gì.
Có thể nói nhà văn Tô Hoài đã rất thành công ở nghệ thuật khắc
họa nhân vật. Ngòi bút của ông đã diễn tả tinh tế, chân thực những biểu
hiện tâm lí phức tạp đầy mâu thuẫn của Mị. Mị là kiểu nhân vật tâm
trạng, được miêu tả chủ yếu ở đời sống nội tâm. Nhà văn đã sử dụng
nghệ thuật trần thuật, truyện được kể chủ yếu ở ngôi thứ ba từ điểm
nhìn của những người ở Hồng Ngài như hòa vào tiếng nói bên trong của
nhân vật để nói lên nỗi lòng của Mị.
Nhân vật Mị trong "Vợ chồng A Phủ" chính là hiện thân cho sức
sống của con người lao động miền núi trong chế độ cũ phải chịu nhiều
áp bức, bóc lột. Nhà văn đã khám phá ra vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn
của những con người bị vùi dập. Qua nhân vật Mị, ta thấy được niềm
thương cảm của tác giả trước những thân phận bất hạnh, nhà văn đã
phát hiện, trân trọng và khẳng định vẻ đẹp của họ khi họ hướng tới ánh
sáng của cách mạng.

You might also like