You are on page 1of 3

Con người là trung tâm của mọi tác phẩm văn học, cho nên số phận con người,

nhất là
những người phụ nữ đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ sĩ từ xưa đến nay. Như
đại tzhi hào Nga Macxim Gorki từng viết nên những vần thơ trác tuyệt:
“Trời không ánh sáng hoa nào nở
Dạ vắng yêu thương dạ những sầu
Đời không mẹ hiền, không phụ nữ
Anh hùng, thi sĩ hỏi còn đâu…”
Số phận người phụ nữ từ đó cũng trở thành một sợi chỉ đỏ xuyên suốt những tác phẩm văn học
Việt Nam qua các thời kỳ. Đó là thân phận một nàng Kiều tài hoa nhưng bạc mệnh, người chinh
phụ sống tủi hờn cô đơn, cung nữ sắc nước hương trời những bị vua ghẻ lạnh phải sống trong sự
lạnh lùng… họ đều có điểm chung là bất hạnh, khổ đau và thậm chí là bất lực, bế tắc, phó mặc
cho số phận. Thế nhưng đến với các tác phẩm văn học hiện đại, tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ
chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài như thổi vào số phận ấy một luồng sinh khí mới. Đó là vẻ đẹp
hồi sinh của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân qua đoạn trích: “Ngày Tết, Mị cũng uống
rượu….”. Từ đó, người đọc còn thấy được sự tinh tế khi diễn tả sự hồi sinh trong tâm hồn nhân
vật của nhà văn Tô Hoài.
“Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày”.
Tựa hồ rằng trong những vần thơ Nguyễn Đức Mậu, đâu đó còn thấp thoáng bóng dáng của
những người nghệ sĩ như “bầy ong” kia, đang miệt mài chẳng ngơi nghỉ giữa những trang viết để
lưu dấu những “giọt tinh túy” mà đời vương lại, hay những khoảnh khắc có thể làm sáng bừng
tâm hồn con người sau cả một chặng hành trình tăm tối. Và có một nhà văn, người vẫn luôn cần
mẫn dùng ngòi bút của mình, níu giữ thứ cảm thức đang dần nguội vơi trong tâm hồn người con
gái Tây Bắc. Văn nhân ấy chẳng ai khác chính là Tô Hoài. Trước Cách mạng, ta vẫn thường bắt
gặp những trang văn ông viết về đề tài vùng ngoại ô và đề tài về loài vật. Ở đó, ông nhìn nông
thôn nghiêng về phía phong tục, nhưng qua đó người đọc còn thấy rõ cuộc sống gieo neo, cơ cực
của người nông dân pha thợ thủ công. Sau Cách mạng, ta lại thấy một Tô Hoài chuyển biến mạnh
mẽ về tư tưởng và sáng tác. Ông không còn bó hẹp mình ở phạm vi vùng dân nghèo ngoại thành
Hà Nội, mà còn hướng đến những lớp người, lớp đời ở nhiều vùng đất xa lạ, nổi bật nhất là miền
núi Tây Bắc. Văn ông hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hấp dẫn hóm hỉnh, sinh động của
người từng trải, vốn từ vựng giàu có cùng cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay
động lớp. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” được Tô Hoài sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện
Tây Bắc và là thành quả của chuyến đi thực tế dài tám tháng cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc. Có
lẽ trong suốt đời cầm bút của mình, Tô Hoài luôn mang theo quan niệm quý báu rằng: “Văn học
là nghệ thuật ngôn từ”. Vì thế mà từng câu, từng chữ trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” đều
được ông sắp xếp một cách hợp lý, tiêu biểu là đoạn văn miêu tả diễn diễn biến tâm trạng Mị
trong đêm tình mùa xuân: “Ngày Tết, Mị cũng uống rượu…bỗng quay lại, lấy làm lạ.”, từ đó tạo
nên mạch truyện hấp dẫn bao thế hệ bạn đọc.
Trước hết, vẻ đẹp hồi sinh của nhân vật Mị đã được Tô Hoài khắc họa qua những hành
động táo bạo trong đêm tình mùa xuân. Khung cảnh mùa xuân kết hợp với tiếng sáo đã thổi bùng
sức sống, tuổi trẻ của Mị: “Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say”. Hành động lén lấy
hũ rượu của Mị là Mị muốn uống, chủ động uống, “uống ực từng bát” là uống nhiều, uống nhanh,
uống như trút cạn tất cả nỗi niềm u uất giấu kín nơi đáy lòng. Có người từng nói, chỉ khi say, tâm
hồn ta mới tỏ lòng mình. Hành động ấy thể hiện sự bất thường, báo hiệu sự nổi loạn trong tâm trí
Mị. Nếu như ngày trước, Mị chỉ dám lén lấy hũ rượu, thái độ e dè, không muốn được người khác
chú ý đến, thì về sau, cô lại uống rượu với sự mạnh mẽ khác thường. Động từ “ực” đã tô rõ điều
ấy, cho thấy Mị đã thật sự thay đổi. Khi nghe tiếng sáo gọi bạn từ xa truyền lại, Mị bất giác nhớ
đến những kỉ niệm ngọt ngào trong quá khứ, xinh đẹp, tài hoa, có người yêu say đắm, “Tai Mị
văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu
bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu
người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Không biết tiếng sáo ấy là âm thanh vang lên trong
thực tại, hay là tiếng sáo vọng về từ một thời tự do đã qua của Mị, nhưng tiếng sáo ấy cuối cùng
đã giúp Mị tìm lại được những kí ức vui vẻ đã lãng quên từ lâu, ảo giáo của quá khứ đã xóa đi bất
hạnh của thực tại, làm sống dậy bao khát vọng của tình yêu, của tuổi trẻ. Tâm hồn Mị “phơi phới
trở lại”, trong lòng đột nhiên vui sướng. Mị bất chợt nhận ra: “Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị
muốn đi chơi”. Từ sâu thẳm, Mị vẫn có một tiếng sáo, một tiếng hát mà không một thế lực nào có
thể tàn phá. Mị ý thức về giá trị của bản thân, càng thấm thía về kiếp sống tù đày mà mình đang
phải trải qua, còn trẻ mà hôn nhân không hạnh phúc, không tình yêu, “không có lòng với nhau
mà vẫn phải ở với nhau” giữa Mị và A Sử. Mị đang hoàn toàn tỉnh táo và sáng suốt, vì thế mà
“nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”, sự
hồi sinh về tâm hồn đã kéo gọi tâm trí Mị trở về. Chính điều này đã được Tô Hoài tâm sự: “Số
phận của cô là sự hồi sinh mãnh liệt của con người cô. Sự hồi sinh của một con người là vô cùng
quý giá”. Như thế, Tô Hoài đã từng bước thâm nhập vào tâm hồn Mị để cảm nhận, để thấu hiểu
những gì đang xáo động trong lòng cô. Ông muốn hiểu tường tận, hiểu cho rõ những cảm xúc,
những diễn biến tâm trạng dù chỉ là nhỏ nhất của nhân vật, để từ đó làm sống dậy sức sống tiềm
tàng bấy lâu đã bị vùi lấp của Mị.
Nhưng rồi cuối cùng, tiệc rượu đã tan, Mị cũng phải trở về thực tại, cô đơn, bế tắc, không
một niềm an ủi của chính mình trong sự nuối tiếc, lưu luyến: “Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa
nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường. Mị từ từ bước vào buồng”. Mị
hành động theo thói quen của chính mình. Cuộc sống với chuỗi ngày lặp lại nhàm chán đã khiến
Mị chẳng còn sức sống thay đổi mà dần dần bị nó thu phục, để rồi trở thành một cỗ máy được lập
trình sẵn, không thể điều khiển được bản thân. Thế nhưng chính những khoảnh khắc Mị uống ực
từng bát rượu đắng, khoảnh khắc Mị sống lại giữa miền kí ức chẳng hề có đau thương cùng tiếng
sáo đã trở thành chất xúc tác mạnh mẽ thôi thúc Mị thay đổi, nhìn rõ lòng mình. Cái sức sống
mãnh liệt ấy đang âm ỉ cháy, chỉ cần thêm một sự tác động dẫu nhỏ bé cũng đủ sức làm bùng
cháy trở lại, giúp Mị phản kháng lại những bất công cay đắng của cuộc đời. Mị thật sự đã hồi
sinh, và Mị đang ý thức rất rõ về hoàn cảnh chua xót của mình. Ngay lúc đó, trong Mị vẫn là
“tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường”:
“Anh ném pao,em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi…”
Đối với Mị, tiếng sáo dường như đả trở nên quen thuộc quá đỗi; sáo thổi qua những giai
đoạn khác nhau của cuộc đời Mị: thanh thoát vui tươi lúc tự do rồi lại trầm buồn não nề những
tháng ngày tăm tối. Tô Hoài hẳn phải dụng tâm lắm để ta thấy tiếng sáo ấy chính là chất xúc tác
quan trọng làm thay đổi tâm hồn đang nguội lạnh của Mị. Tiếng sáo không chỉ là biểu hiện nét
đẹp đời sống tinh thần của người dân Tây Bắc nữa, mà giờ đây nó còn là biểu tượng cho khát
vọng tình yêu, cho mong muốn tự do, từ đó nhằm thổi bùng ngọn lửa tâm hồn Mị, để Mị thiết tha
hơn với đời.
Hành trình sáng tạo nghệ thuật luôn đặt ra những yêu cầu khắt khe về dấu ấn riêng và tính
sáng tạo dân tộc trong phong cách nghệ thuật của nhà văn. Như nhà văn Nguyễn Khải từng khẳng
định: “Giọng kể chính là cái hồn” mà người nghệ sĩ “đã nhập vào chữ nghĩa, nhịp điệu để được đi
sóng đôi với bạn đọc cho đến trang cuối cùng của trang sách”. Trong đoạn này, Tô Hoài như
nhập thân vào nhân vật để mở ra diễn biến tâm lý đầy phức tạp, sâu kín nhất. Ta mới thấy được
tài năng của Tô Hoài trong việc khắc họa tâm lí nhân vật qua giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, thấm
đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình, vừa giàu chất thơ. Mỗi hành động,
mỗi cử chỉ đều gắn với những tính cách, những chuyển biến tâm lí đầy tinh vi của nhân vật được
thể hiện rõ nét, đã khắc họa nên chân dung nhân vật Mị với vẻ đẹp hồi sinh mãnh liệt đáng trân
quý. Không chỉ vạch trần được những tội ác, sự bất công ngang trái của xã hội xưa mà còn nói
lên tiếng nói thương cảm của nhà văn với những người dân miền núi chịu nhiều khổ cực, trân
trọng khát vọng được hồi sinh, được sống của họ. Sức sống ấy đã được nuôi dưỡng từ quá khứ,
trở thành ngọn lửa âm ỉ bùng cháy mãnh liệt.

Ý ĐỀ PHỤ NẾU CÓ

Tôi vẫn còn nhớ thầy Chu Văn Sơn đã từng nói: “Cõi lòng băng giá của Mị cứ tan dần, cứ
ấm dần theo từng động tác của nắng xuân, của màu sắc biến ảo ở hoa thuốc phiện trên nương, của
ánh trăng đêm hò hẹn ngoài nương, của tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng hát gọi bạn tình của trai gái
ngoài kia…”. Và có lẽ chính từ lúc nghe được câu nói của thầy, tôi đã chợt nhận ra rằng sâu thẳm
trong trái tim Mị đang lăn tăn khát vọng hồi sinh, khát vọng thoát khỏi cảnh đời tù túng mãnh
liệt. Vì thế, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” nói chung và đoạn trích miêu tả Mị trong đêm tình mùa
xuân nói riêng của Tô Hoài đã lắng đọng trong mỗi độc giả một nỗi niềm khôn nguôi, về ước
nguyện nhỏ bé, về niềm tin và về nỗi lòng thầm kín cháy bỏng của người con gái Tây Bắc. Qua
đó, “Vợ chồng A Phủ” còn góp phần làm nên tên tuổi của văn nhân, để tên tuổi ông mãi vang
vọng trên văn đàn Việt Nam ta

You might also like