You are on page 1of 3

ĐÊM ĐÔNG CẮT DÂY CỚI TRÓI CHO A PHỦ

Mỗi người tồn tại trên thể giới này đều dành riêng cho mình một miền nhớ thương sâu thắm
trong tim. Nêu Hoàng Phủ Ngọc Tường gửi Huế vào tim, nhập màu nước sông Hương vào thăm sâu
tâm hồn; hay nhà văn Nguyễn Ngọc Tư miệt mài kiếm tìm chất người Nam Bộ mộc mạc, thương nhớ
để bồi đắp tâm hồn thì trái tim ngưồi yêu văn cũng từng thồn thức trước chân dung nhà văn Tô Hoài-
một cây bút nặng lòng với mảnh đất và con người Tây Bắc. Có chăng vì thế mà mỗi lần đặt bút, nhà
văn khao khát được đem một chút tình yêu gì đó, được cắt lên một tiếng nói đồng cảm dẫu là nho bé
thôi để vừa vỗ về, vừa tố cáo, vừa giãi bày niềm nỗi nhố thương trong ông. Dừng tay trên những trang
văn "Vợ Chồng A Phủ" nói riêng và cả tập "Truyện Tây Bắc"- kết quả của chuyền đi 8 tháng cùng bộ
đội vào giải phóng Tây Bắc nói chung, tôi thầy xót xa trước những số phận con người bị vùi dập, chà
đạp dưới sự bó lột bạo tàn của ách thống trị miền núi. Nhưng sau tất cả, đầu đó vẫn ánh lên niềm tin
yêu cuộc sống, vẫn một tình yêu cho sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của con người trước vòng tròn
cùng quẫn của cuộc sống...(đta phạm vì cân phân tích vào)
Mỗi một nhân vật là mỗi một số phận, mỗi một niềm tin, mỗi một triết lí sâu cay. Tô Hoải
chọn viết về số phận Mị- tiêu biểu cho những kiếp nguời bị đày đọa dưới sự bóc lột tàn nhẫn của thần
quyền, cường quyền trong xã hội miền núi. Nhà văn đã yêu thương, khắc họa Mị vối những phẩm
chất đẹp đến vô cùng. Mị là cô gái trẻ, đẹp, tài hoa. Mị thổi sáo giỏi, Mị gửi những tình yêu, những
khát khao thuở trẻ vào trong tiếng sáo ấy để rồi cất lên những âm giai làm nao nao lòng người. Một cô
Mị vừa xinh đẹp, vừa cá tính, vừa thảo hiểu lại phải trở về kiếp trâu ngựa cho cha con nhà thống lí Pá
Tra. Kiếp sống con nợ, con dâu đã lấy đi của Mị sức trẻ, đặt bi quan vào niềm tin, thế lụi tàn vào sức
sống âm i. Phải chăng trong tâm hồn Mị đã hoàn toàn nguội lạnh? Một cô Mị thời trẻ đẹp, yêu đời nay
đã hoàn toàn an phận trong kiếp sống nô lệ, sống mà như chết đấy? Không, ngòi bút nhà văn không
hưống vào cái ảm đạm, mặt đen tối của cuộc đời mà còn thiết tha hưồng tới sự sống và ánh sáng, đê
khơi gợi nó lên. Tô Hoài đã tìm sâu vào tận cùng của ý thức và trong đáy sâu tiềm thức nhân vật, cho
thấy vẫn còn le lói chút ánh sáng và hơi ấm của niềm ham sống, của khát khao được hạnh phúc. Dưới
lớp tro tàn lạnh giá vẫn ủ chút than hồng, chỉ chờ một ngọn gió thôi đến rồi lại bùng lên... cô Mị cũng
có những phút giây như thế trong đêm đông cắt dây cởi trói cho A Phủ...
Chẳng hiểu vì đâu mà mùa đông trên những triền đồi Tây Bắc luôn đề lại nhiều niềm nỗi
thương nhớ cho bao thế hệ người yêu văn đến thế. Trên chuyền đò văn Chương những năm 1945,
lòng tôi chợt xót xa trước cảm giác đông về rét buốt thịt da trong văn Tô Hoài: "Những đêm mùa
đông trên núi cao dài và buồn". Những tháng ngày tăm tối, bao trùm bởi cái lạnh tê tái không khỏi
khiến con người ta khiếp hãi. cô Mị đã trải qua những đêm đông như thế. Cái buồn ấy là cái buồn
mênh mông trập trùng của mùa đông Tây Bắc hay là một dự báo đầy khổ đau cho số kiếp con người
trong đêm đông ấy. Thật khó để tách bạch, chỉ biết bằng, với câu văn ngắn, người đọc như có gì đó
xót xa, bất an, não nề cùng nhân vật...
Tô Hoài đã chọn khoảnh khắc lạnh giá trong tâm hồn cô Mị giữa đêm đông Tây Bắc để vừa
ngợi ca, vừa tố cáo, vừa giãi bày nỗi lòng của ông. cô Mị đã được Tô Hoài xảy dựng với sự khác lạ
đến bất ngờ. Ta nhớ đến một cô Mị tràn đầy nhiệt huyết, lòng yêu thương và một tâm hồn rạo rực tình
xuân thì nay, cũng người con gái ấy nhưng đâu đó trên khuôn mặt, trong tâm hồn đều toát lên vẻ băng
giá đến khiếp sợ. Mị vô cảm, cô nhìn thấy A Phủ bị trói đứng trước nhà, cô chẳng máy may quan tâm,
cô xem đó như một lệ thường tình. Hay đúng hơn, thần quyền và cường quyền nhà thống lí lại tiếp tục
đầy Mị vào hồ sâu tăm tối, cô không còn đường thoát thân, cuộc sống trở về cùng quẫn trong cô đơn,
lạnh lùng, vô cảm. "Con thà làm nương ngô giả nợ thay cho bố, bó đừng bán con cho nhà giàu". còn
đâu người con gái trẻ măng giàu lòng trắc ẩn? còn đâu bông hoa xinh ngát hương của rừng núi Tây
Bắc xa xôi. Mị vô cảm với A Phủ, với nỗi đau của đồng loại, sự lạnh lùng của cô làm câu văn của Tô
Hoài trở nên tê tái đi bội phần. Thương thay người con gái bị đòn roi giày xéo, bị thần quyền ru ngủ,
đó là những vết thương chẳng thể nào xoa dịu được, chỉ còn lại đôi vai gầy xéo nát vì đòn roi và tâm
hồn lạnh giá đến tê dại. Mị vô cảm- đêm đông trong lòng Mị còn băng giá gấp trăm lằn đêm đông của
đất trời. Trong truyện ngắn, Tô Hoài có đề cập chi tiết 4 sử đi chơi khuya về đánh Mị ngã ngay xuống
đất, Mị chẳng đoái hoài bận tâm, hôm sau vân thản nhiên như hôm trưốc. Dường như, cô đã thật sự
chết, tâm hồn cô chẳng còn biết đau, biết xót xa cho phận mình. Đó là sự ru ngủ của thần quyền. Đau
khổ nhất trong cuộc đời không phải là nếm trải đắng cay, mà khi con người ta đang quần quại tội cùng
mà chẳng hề nhận ra...
Nhưng kì lạ thay, cuộc đời luôn xảy ra những nhiệm màu như một lẽ tất yếu khó lòng lí giải.
Mùa đông nào đến rồi cũng rời đi, băng giá đến mấy cũng đến ngày tan chảy về hư vô. Mùa đông
trong tâm hồn Mị như biến tan đi khi nhìn thấy hai hàng nước mắt "rơi xuống hõm má đã xám đen
lại" của A Phủ. Một anh trai miền núi cường tráng, mạnh mẽ, quyết liệt nhưng giờ đây lại rơi nước
mắt. Nó như hòn đá ném mạnh xuống mặt hồ phẳng lạ trong lòng Mị, gợi lên những xót xa, bất công
và phi lí. Giọt nước mắt của A Phủ rất xa Mị, nhưng lại ấm nóng bội phần so với bếp lửa rất gần mà
ngày nào cô cũng sưởi kia... Phải chăng, giọt nước mắt cũng có giá trị của riêng nó. Con người ta chỉ
thật sự khóc khi tâm hồn nhiều xuyến xao, xáo động. "Giọt nước mắt là miếng kính biến hình của vũ
trụ" -Nam Cao. Ta nhớ đến giọt nước mắt vừa hạnh phúc vừa chua xót đến se sắt nỗi lòng của Chí
Phèo hay giọt nước mắt đầy day dứt của Lão hạc khi vừa xa rời điều mình từng gắn bó, yêu thương...
A Phù đã khóc, giọt nước mắt van xin, bất lực, ai oán và khổ đau. và... Mị đã cảm những điều ấy... Cô
dần nhận ra nỗi đau của chính mình: "1; nhớ những đêm năm trước, Á sử trói Mị. Mị cũng phải trói
đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nưốc mắt, nước miệng chảy xuống cổ mà chẳng lau đi được". Nhớ và
biết đau là biểu hiện của sự dần hỏi sinh trở lại, Mị đang dần tỉnh lại sau những ngày dài ru ngủ, mộng
mị khiếp sợ. Nhưng, vượt lên trên tất cả, Mị trở thành người đàn bà giàu lòng trắc ân như trước kia. cô
thương mình, rồi thương thay cho nguời khác. Cô nhận ra những bất công của A Phủ: "Ta là thân đàn
bà...". Mị hình dung ra cái chết có thể xảy ra với A Phủ, từ đó nghĩ về những cái chết của người đàn
bà trong nhà thống lí, rồi lại nghĩ đến chính mình, sự thương thân đã chuyền sang tình thương ngừoi,
Mị đã trỗi dậy những xúc cảm căm giận, hờn giỗi, oán trách: "chúng nó thật độc ác Từ một người vô
cảm, vô cảm với đời, với chính mình, Mị đã sống, đã biết đau, đau cho chính mình và đau dùm kẻ
khác; từ chiếc ao đời phẳng lặng, nay Mị trở nên xáo động, biết căm phẫn, và báo hiệu một cuộc trỗi
dậy như cô đã từng... sự thay đổi trong Mị vừa ngẫu nhiên, vừa hợp lí, vừa chặt chẽ. Nếu ví văn
chương là trang lịch sử tâm lí con người thì Tô Hoài chắc chắn sẽ trở thành thư kí trung thành của
những trang lịch sử ấy...
Những thay đổi của Mị cứ từng bước diễn ra như những cơn sóng âm thằm mà lặng lẽ. Rõ
ràng, tâm hồn cô Mị cũng như đồng tro tàn giữa những ngày buốt giá, chỉ cằn một ngọn gió thổi qua,
một chất xúc tác đủ mạnh mẽ, đám tro tàn ấy lại bùng lên, sưởi ấm cả một trời đông, cô Mị thay đồi,
từ đó dẫn dến những hành động bắt ngờ đầy kịch tính, Khi nhìn thầy A Phủ, Tô Hoài có truyền tải
một chi tiết khá đắt giá: "Làm sao thì Mị cũng không thầy sợ...". Rõ ràng, bóng ma thần quyền và
cường quyên nhà thống lí Bá Tra vô cùng man rợ, từng đẩy cô vào địa ngục trần gian, nhưng giờ đây,
cô lại không thấy sợ. Dường như, khi con người ta đã trải qua quá nhiều vết hằn của dông bão, cái
chết với họ chỉ là một giắc ngủ không hơn, không kém. Mị không sợ, vì có trói đứng vào đấy cũng
chẳng là gì so với những đớn đau mà cô đã nêm chịu trong những năm tháng qua. Tôi nhớ một cô gái
xuân thì, trẻ trung, yêu đời phải chịu kiếp sống trâu ngựa cho nhà thống lí, cuộc sống như địa ngục
trần gian, lần lượt đưa cô vào cửa tử tâm hồn. Chưa một lần hạnh phúc, chưa một lần được sống trọn
vẹn trong hạnh phúc, người con gái này chăng còn gì để mất, với cô, có trói đứng vào chiết cột ấy
cũng thế thôi, cũng vẫn là nỗi đau thường trực...
Đã mấy mươi năm trôi qua, người yêu văn vẫn chẳng thể nào quên những dấu ấn mang tên
"VỢ chồng A Phủ". Đó là những trang văn đẹp ngơi ca sức sống mãnh liệt của nhân dân miền núi cao
Tây Bắc. Hiện thực tàn bạo chỉ là tắm áo đau thương, xót xa bên ngoài; ẩn đăng sau tắm áo ấy là sự
đề cao sức sống mạnh mẽ, sức phản kháng mãnh liệt của con nguời trước cái cùng quẫn của cuộc
sống...
Tôi nhớ một lần, giáo sư Hà Minh Đức nhận xét: "ông là cây đại thụ cuối cùng của lốp tác giả
văn xuôi thời kì Cách Mạng", và có lẽ, để chiếm trọn trái tim của giới mộ điệu như thế, thế giới nghệ
thuật của Tô Hoài phải hết sức đặc biệt. Ở vợ chồng A Phủ, ông lại càng chứng minh cho lẽ ấy. ông
sành dùng ngôn ngữ nữa trực tiếp. Lời của tác giả mà nói lên gan ruột, vô thức của nhân vật, đã vẽ
nên đủ những cung bậc tình cảm trong Mị: lúc tự tin, lúc ai oán, lúc giận dỗi, uất ức và cả khi quyết
liêt,... Lời văn như lời trầm ngâm, thôn thức của nhân vật. Đặc biệt, trong đêm đông cắt dây cởi trói A
Phủ, Tô Hoài đã sử dụng hình ảnh bếp lửa vối dào dạt sức gợi. Chúng vừa tạo không khí, vừa khêu
gợi vào tâm tư nhân vật, vừa miêu tả môi trường. Đó là một trong những chi tiết giàu chất tạo hình
của điện ảnh, vừa trữ tình của thơ ca. "Đây đúng là một tác phẩm tiêu biểu cho thành tựu văn xuôi của
văn học cách mạng".
Chuyến tàu nào đến rồi cũng sẽ đi, lữ khách tình sĩ nào có luyến lưu cũng ngậm ngùi nhắc
bước. Khép lại những trang văn vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài, tôi chăng còn tiếc nuối điều gì, nhưng
có gì đó như níu hồn tôi lại, một cô Mị với số kiếp đầy ải khổ đau hay một thể thực bạo tàn miền núi
đầy dã man, tàn bạo? Tôi e răng chưa phải là đích đến. Tô Hoài viết về những số phận đau khổ, nhưng
sau tất cả, điều mà nhà văn muốn trân trọng chính là sức sống của con người, niềm tin vào chính mình
của họ trong những bão dông, đắng cay

You might also like