You are on page 1of 3

⁃ Nhà văn Nam Cao từng nói: " Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối,

không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là những tiếng nói đau khổ
kia thoát ra từ những kiếp lầm than. " Đúng như Nam Cao nói một tác phẩm văn học có
giá trị khi nó lên tiếng vì con người, ca ngợi và bảo vệ con người, nhận thức được
điều này, Tô Hoài đã cho ra đời tác phẩm " Vợ chồng A Phủ" với hiện thực cuộc sống
nghèo khổ, bị áp bức bóc lột của người dân vùng cao. Đặc biệt với Mị - nhân vật
trung tâm xoay quanh câu chuyện đại diện cho cả một tầng lớp, số phận con người bất
hạnh. Cũng chính Mị đã cho chúng ta thấy rằng sức sống mạnh mẽ, sự phản kháng không
cam chịu số phận của con người nơi đây, điều đó được thể hiện chi tiết qua hình ảnh
Mị trong đêm mùa đông cởi trói cho A Phủ.
⁃ Tô Hoài - nhà văn được mệnh danh là " hạt ngọc của văn học Việt Nam ",
ông có tuổi thơ và thời trai trẻ phải lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề và nhiều
khi thất nghiệp, điều đó đã tạo cho ông một vốn sống, sự trải nghiệm vô cùng phong
phú, đó là nền tảng để ông cho ra đời những đứa con tinh thần gần gũi, chân thật
với cuộc sống đời thường. Sau Cách mạng, ông được ghi nhận là một trong những cây
bút khai phá một mảnh đất mới cho văn học cách mạng, đó là mảng văn học viết về
miền núi Tây Bắc – một vùng đất xa xôi, hoang vu nơi địa đầu Tổ quốc. Tập “Truyện
Tây Bắc” là vụ mùa thu hoạch từ chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của Tô Hoài năm 1952.
Trong số ba truyện ngắn được giải Nhất Giải thưởng của Hội Văn Nghệ Việt Nam
1954 .Từ hiện thực cuộc sống, bức tranh xã hội trong cảm quan của Tô Hoài đã trở
nên hiện thực hơn với những nét đẹp văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc
pha lẫn những phong tục tập quán, tập quán lạc hậu là nguyên do dẫn đến bao cảnh
đời cơ cực. Tuy nhiên không vì thế mà Tô Hoài lựa chọn né tránh sự thật thay vào đó
ông còn tái hiện lại một cách chân thực nhất những khổ nhục, những nỗi đau thương
của người lao động vùng cao dưới ách thống trị của bọn phong kiến tay sai.
⁃ " Vợ chồng A Phủ" là một trong ba tác phẩm được in trong tập " Truyện
Tây Bắc". Đây là câu chuyện xoay quanh về cuộc đời nhân vật Mị - một cô gái người
Mông  xinh đẹp và tài hoa. Nhưng trớ trêu thay, khi lớn lên vì món nợ của bố mẹ mãi
chưa trả dứt, Mị bị A Sử bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra.Lúc đầu suốt
mấy tháng dòng đêm nào Mị cũng khóc, Mị định ăn lá ngón tự tử nhưng vì thương cha
nên Mị không thể chết. Mị đành sống tiếp những ngày tủi cực trong nhà thống li. Mị
làm việc quần quật khổ hơn trâu ngựa và lúc nào cũng “lùi lũi như con rùa nuôi
trong xó cửa". Những ngày tháng làm đầu gạt nợ nhà thống lí,Mị đã hoàn toàn thay
đổi. Cô gái mạnh mẽ tự chủ, khao khát đời yêu cuộc sống ngày xưa nay trở thành 1
người đàn bà buông xuôi phó mặc, không mong mỏi khát khao mọi suy nghĩ của Mị chỉ
hướng tới cái chết như đoạn đường cuối cùng trong cuộc đời buồn tủi. Trong đêm mùa
xuân : Sức sống của Mị đã 1 lần bụng thức trong đêm tình mùa xuân năm nào và đã bị
dập tắt bởi vòng dây trói tàn bạo của A Sử. Sau đêm ấy thái độ và dáng vẻ bên ngoài
của Mị trở lại là con người cũ nhẫn nhục, thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm.... Nhưng Tô
Hoài đã cho ta thấy sức sống vẫn âm i tiềm tàng đâu đó trong tâm hồn Mị, đó là điều
mà thậm chí chính Mị cũng không nhận ra. Cô vẫn nghĩ rằng lỏng minh đã chết hẳn
không thể ngờ rằng sức sống mãnh liệt lại trở về với cô trong đêm đông lạnh lẽo ở
Hồng Ngài. Đêm đông: Sức phản kháng táo bạo; (hành động cởi dây trói cho A Phủ): Dù
bị dập vùi một cách tàn nhẫn nhưng không vì thế mà lòng ham sống và khát khao hạnh
phúc trong Mị bị triệt tiêu.
⁃ Sau đêm mùa xuân ấy, Mị lại tiếp tục cuộc sống của kiếp trâu ngựa,
nhưng chi tiết này lại được đánh giá rất " đắt" nó được ví như " đốm than hồng" chỉ
cần một làn gió nhẹ thổi qua là có thể bùng lên cháy  bất cứ lúc nào.Và rồi luồng
gió ấy cũng đã xuất hiện, đó chính là những đêm mùa đông dài  lạnh lẽo Tây Bắc đang
về. Đối với người khác đêm nào Mị cũng vào bếp để thổi lửa hơ tay, gần với nơi mà A
Phủ bị nhà thống lí bắt trói đứng đây, Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay bên cạnh
một người sắp chết, thậm chí cô còn nghĩ rằng " nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy,
cũng thế thôi". Mị thản nhiên đến lạnh lùng, sự vô tâm của Mị như đang tiếp tay cho
gia đình thống lí, cho chồng mình hãm hại người vô tội, liệu Mị đã trở thành một
người nhẫn tâm? Sự thực thì Mị còn đang vô cảm với chính Mị, bởi chính cô còn là
người bị chồng đánh ngã ở cửa bếp thế nhưng hôm sau vẫn ra thổi lửa hơ tay. Mị thậm
chí còn chai sạn hơn, gan lì hơn và chẳng còn sợ những trận đòn roi nữa. Cô không
còn đau, không còn oán thán, không còn rơi nước mắt cho mình nữa. Tác giả không
khỏi xót xa cho nhân vật của mình, ông quá tinh tế khi miêu tả nội tâm Mị chuyển
biến sâu sắc qua từng giai đoạn cuộc đời, để rồi qua đó, ta nhận ra rằng thế lực
cường quyền và thần quyền đã giết chết hạnh phúc của biết bao người.
⁃ Tuy nhiên đã có một chi tiết làm thay đổi suy nghĩ của Mị, đó chính là
dòng nước mắt của A Phủ đã làm hồi sinh lòng thương mình rồi đến thương người trong
Mị. Nhờ ngọn lửa đêm ấy, Mị lén trông sang và nhìn thấy " một dòng lấp lánh bò
xuống hai hõm má đá xám đen lại" của A Phủ. Nếu như trước đó, A Phủ là một chàng
trai cường tráng, khỏe mạnh thì giờ đây sau nhiều đêm bị trói, dòng nước mắt kia 
mang lại sự đắng chát của một thân phận nô lệ bất lực, tủi nhục trước cường quyền
và thậm chí là tiền quyền. Những lưỡi dao vô hình đã cứa vào cuộc đời chàng trai
trẻ, vết cắt ấy đã trở thành " chí mạng" khiến A Phủ bất lực trước tử thần. Bờ vực
giữa sống và chết sao mong manh quá? A Phủ rơi nước mắt khẽ thương xót cho cuộc đời
mình. Và kỳ diệu thay khi Mị nhìn thấy dòng nước mắt ấy, dòng nước mắt đã gột rửa
trái tim băng giá của Mị, khiến lòng Mị xót xa. A Phủ đã chạm đến trái tim Mị, lòng
thương người cùng cảnh ngộ trỗi dậy mạnh mẽ trong Mị. Tâm lý của Mi đã chuyển biến
từ một con người vô cảm sang đồng cảm, nhìn A Phủ, Mị lại nghĩ đến chính mình. Mị
thì có khác gì hơn? Mị lại nhớ đến lần A Sử trói Mị, " Mị cũng bị trói đứng như
thế, nhiều lần khóc nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không lau đi được".Cảm
giác giờ đây đã sang A Phủ, Mị ngẫm nghĩ, rồi lại " hồi sinh" trong tâm thức.
⁃ Mùa xuân năm trước, Mị bị trói và nghĩ phận mình cũng sẽ như những
người đàn bà ngày trước đã chết ở đây. Mùa đông năm nay, Mị nhìn A Phủ bị trói, cô
đã căm phẫn nhớ lại những phận người ấy một lần nữa. "  Trời ơi, nó bắt trói đứng
người ta đến chết, nó cũng bắt mình chết thôi". Mị nhận ra rằng tình hình A Phủ
đang rất nguy khốn " cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết', Mị tự hỏi mình
rằng Mị đang chứng kiến một người bằng xương, bằng thịt từng bước chết trước mặt
mình, điều đó đã ngộ ra cho Mị sự vô lý và bất công rằng "người kia việc gì phải
chết, chính chúng nó, chúng nó thật độc ác - những bọn chúa đất miền núi, những kẻ
thống trị ngang tàn, bọn chúng đã đày đọa, ức hiếp và đối xử tàn bạo với những
người lương thiện như Mị, như A Phủ và còn rất nhiều người khác nữa.Tình thương đã
chiến thắng nỗi sợ hãi, nỗi đồng cảm ấy đã thôi thúc người con gái vô tâm ấy đi đến
hành động cởi trói cho A Phủ. Sự tàn ác của bọn giai cấp thống trị đã trở thành
động lực để Mị dũng cảm  " Mị rút con dao găm cắt lúa, cắt nút dây mây" giải cứu A
Phủ. Nhưng Mị sẽ ra sao sau khi cứu A Phủ? Giong văn của Tô Hoài mạnh mẽ, một loạt
hành động nối tiếp nhau, từ đó cho độc giả thêm tin vào bản chất tốt đẹp trong mỗi
con người, tin rằng nó sẽ được thức tỉnh, nó sẽ không ngừng hành động hướng đến một
cuộc sống tốt đẹp hơn.
⁃ Sau khi cứu A Phủ để đi đến hành động cứu mình, Mị đã phải đấu tranh tư
tưởng một cách quyết liệt " Mị đứng lặng trong bóng tối" Câu văn ngắn được tách
thành một đoạn riêng biệt tạo nên một điểm dừng. Tâm trí Mị lúc này chỉ xoay quanh
những lựa chọn giữa đi và ở lại, giữa sự sống và cái chết, giữa cuộc sống tự do và
cuộc đời nô lệ. Chính Mị đã mở ra con đường sống, khai thông ánh sáng cho A Phủ.
Lúc này đây ngay trước mặt Mị là ánh sáng của tự do, của hạnh phúc mà từ lâu cô vẫn
hằng mong ước. Hành động giờ đây của Mị sẽ quyết định cuộc sống của cô sau này.
⁃ Khát khao tự do đã thôi thúc Mị chạy theo A Phủ, đạp đổ cường quyền và
thần quyền, vùng lên giải phóng bản thân " rồi Mị cũng chạy  vụt ra". Mị lựa chọn
nhanh chóng, dứt khoát biến đó thành hành động tự cứu lấy mình. Mị bỏ lại tất cả và
chạy theo A Phủ, đây không phải tiếng gọi của tình yêu mà là khát khao của hạnh
phúc, khát khao của tự do. " Trời tối lắm" tối như cuộc đời, số phận của Mị " nhưng
Mị vẫn băng đi". Mị đã tự giải thoát khỏi gông xiềng bạo lực. Mị vốn là một cô gái
mạnh mẽ, bản lĩnh và đầy quyết đoán, Mị nhận thức được rõ về thực tại, Mị biết mình
cần phải làm gì. Cảm xúc của Mị hoàn toàn rõ ràng,hành động của Mị được dẫn dắt
bằng lý trí chứ không phải là " tiếng sáo " hay ' men rượu", lý trí Mị mách bảo
rằng xã hội này quá bất công điều cần làm là phải đứng lên tự giải thoát cho mình
khỏi cuộc sống lạnh lùng, tàn bạo này.
⁃ Rõ ràng trong đêm mùa đông này, sức sống tiềm tàng đóng vai trò quan
trọng tạo nên bước ngoặt trong nhân vật. Điều này đã giúp Mị vượt lên khỏi số phận
đen tối của mình, việc cứu A Phủ đồng nghĩa với việc tự cứu lấy mình. Qua đoạn
trích trên, tác giả đã ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ miền núi nói
riêng và những người phụ nữ Việt Nam nói chung. Ông đã xót thương, cảm thông cho số
phận hẩm hiu, bất hạnh không lối thoát của nhân vật, thế những ông cũng không ngừng
ca ngợi đốm lửa nhỏ còn sót lại trong trái tim băng giá của cô. Tư tưởng nhân đạo
của nhà văn sáng lên ở đó, đồng thời qua tác phẩm, Tô Hoài cũng khẳng định được
chân lý ở đời: ở đâu có áp bức bất công thì ở đó có sự đấu tranh.
⁃ Giá trị nhân đạo là sự quan tâm đến con người mà biểu hiện của giá trị
nhân đạo là lòng thương người, sự cảm thông, bênh vực con người. Mỗi một tác phẩm
thì giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo biểu hiện ở khía cạnh khác nhau. Giá trị
nhân đạo trong “Vợ chồng A Phủ” trước hết được thể hiện ở phương diện tố cáo những
thế lực độc ác nhả thống lí pá tra nói riêng cũng như xã hội pk nói chung đã đẩy
người dân vào bước đường cùng, khiến họ trở thành một cỗ máy, thành nô lệ. Không
những thế Tô Hoài còn thể hiện giá trị nhân đạo ở niềm cảm thông, đau xót của ông
khi chứng kiến khát vọng, nhân quyền của con người bị chà đạp. Mị và A Phủ phải
sống cuộc đời của những kẻ nô lệ, cuộc sống không bằng con trâu, con ngựa, bị đối
xử một cách tàn bạo, bị bóc lột một cách dã man. Và cuối cùng, tac gia ca ngợi sức
sống tiềm tàng, mãnh liệt của con người ngay cả trong hoàn cánh khắc nghiệt nhất ,
khó khăn nhất.
⁃ Bên cạnh giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo, “Vợ chồng A Phủ” còn có
những thành công đặc biệt về phương diện nghệ thuật. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân
vật sắc sảo. Miêu tả phong tục, tập quán, phong cảnh thiên nhiên sinh động.Nghệ
thuật kể truyện sinh động, tự nhiên, hấp dẫn. Ngôn ngữ tác phẩm rất tinh tế, mang
đậm màu sắc miền núi và thực sự đã để lại dấu ấn của Tô Hoài.
⁃ Với những cảnh đời éo le, với những nỗi khổ đau đến cùng cực, tưởng như
mãi mãi phải chìm trong u tối, thì các nhân vật đã tỉnh ngộ, vùng dậy một cách bất
ngờ và cương quyết, đó chính là thành công lớn nhất của tác phẩm và lá giá trị cao
đẹp của tác phẩm. Tác giả đã có sự cảm thông sâu sắc trước nỗi đau của Mị và A Phủ,
trân trọng ý thức nhân phẩm, khát vọng giải phóng và tin ở khả năng tự làm chủ
trước cuộc đời của hai con người đau khổ này.

You might also like