You are on page 1of 5

Có 1 nhà văn mà mỗi lần đọc tác phẩm của ông là 1 lần ta bước vào thế giới đa dạng

của cuộc sống, của


ngôn từ và của những xúc cảm chân thực đời thường. Đó là nhà văn mang bút danh Tô Hoài – 1 người
nghệ sĩ có sức sáng tạo dồi dào mãnh liệt. Nhà văn Trần Đăng Khoa đã từng nhận xét: “Tô Hoài là 1 từ
điển sống, 1 pho sách sống. Ông như cuốn bách khoa toàn thư mà không một viện sĩ nào, không học giả
nào sánh được”. Không chỉ am hiểu về mảnh đất Hà Nội nghìn năm văn hiến mà mỗi một chuyến đi thực
tế sáng tác còn là cơ hội để nhà văn làm dày, mở rộng thêm cho vốn hiểu biết về phong tục tập quán của
các vùng đất nước. Và chuyến đi dài 8 tháng đến vùng Tây Bắc xa xôi đã trở thành chuyến đi đầy đáng
nhỡ của tác giả và cũng là chuyến phiêu lưu đầy ý nghĩa của độc giả theo bước chân của Mị, bước chân
của A Phủ từ Hồng Ngài đến Phiềng Sa. Ai đã đọc tác phẩm Vợ chồng A Phủ - 1 truyện ngắn xuất sắc của
Tô Hoài chắc hẳn sẽ không thể quên được người con gái Mèo có số phận bất hạnh nhưng luôn âm ỉ một
sức sống tiềm tàng. Và đoạn trích… đã kể về đêm tình mùa đông khi mà Mị cắt dây cơi trói cho A Phủ
cũng như giải thoát cho số phận của mình khỏi nơi ngục tù trần gian tăm tối, khổ đau ấy.

Tô Hoài (1920 – 2014) là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Ông có vốn hiểu biết vô cùng phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên
đất nước ta và hấ là vùng núi. Phong cách văn chương của ông hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật đầy
hóm hỉnh, sinh động và vốn từ giàu có.

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ là 1 kết quả của chuyến tam gia chiến dịch Tây Bắc của tác giả và ra đời vào
năm 1952. Đây là tác phẩm được nhà văn dựng bằng những chuyện mắt thấy tai nghe. Những trang văn
đều chan chứa những tình cảm sâu nặng mà Tô Hoài dành cho đồng bào miền núi dưới ách áp bức, bóc
lột của chế độ phong kiến. Truyện ngắn Vợ cồng A Phủ nằm trong tập Truyện Tây Bắc – là thành công tốt
dẹp đầu tiên của Tô Hoài sau Cách mạng Tháng Tám. Và thậm chí tập truyện này còn được tặng giải Nhất
– Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1945 – 1954.

Tác phẩm này chủ yếu kể về cuộc đời của đôi trai giá vùng cao là Mị và A Phủ, nhưng sâu bên trong,
dường như nó cũng muốn bày tỏ, thể hiện cho số phận của những đồng bào miền núi Tây Bắc dưới chế
độ phong kiến. Cuộc đời của Mị và A Phủ chia làm nhiều chặng đường, có lúc phải đi qua bóng tối khổ
đau nhưng mỗi chặng là 1 bước quan trọng đứa 2 nhân vật đến với ánh sáng tự do hạnh phúc. Mị vốn là
một cô gái xinh đep, hiếu tảo, giàu sức sống, ham lao động, có tài thổi sáo và được nhiều người theo
đuổi. Ở cô hứa hẹn một tương lai tươi sáng nhưng nào ngờ biến cố xảy đến khiến cuộc sống của cô
dường như rơi vào vực thẳm. Cha mẹ cô vì không trả được món nợ cho nhà thống lí Pá Tra mà cô trở
thành nang dâu gạt nợ, chịu cảnh lao động khổ sở, nhọc nhằn khiến Mị tê liệt tinh thần, mất sức sống và
câm lặng như con rùa nuôi trong xó cửa. Bỗng một hôm, đêm tình mùa xuân cùng tiếng sáo đã gọi hồn
cô quay lại, cô nhận thưc được mình còn trẻ và cần được hưởng thụ nhưng lại bị A Sử trói và đạp tắt hi
vọng 1 cách tàn nhẫn. Những tưởng rằng kể từ đó, cô sẽ lại trở thành người con dâu gạt nợ, làm việc
cho đến chết thì thôi nhưng sự kiện xảy ra vào đêm mùa đông năm ấy đã khiến cô bùng lên khát vọng
sống. Thời khắc cô cắt dây cởi trói cho A Phủ cũng chính là Mị đang giải thoát cho số phận của mình,
đươc sống một cuộc đời tốt đẹp hơn.

Còn A Phủ thì là một chàng thanh niên khỏe mạnh, cũng có sức sống mãnh liệt. Nhưng do 1 lần đánh
nhau với A Sử mà bị gia đình nhà thống lý bắt làm đầy tớ nhà đó. Chàng cũng phải làm những công việc
nặng nhọc, vất vả. Trong một lân chăn bò thì vô tình để hổ ăn mất 1 con và bị nhà thống lý trừng phạt
nặng nề. Và nếu không có Mị cứu thì A Phủ sẽ bị trói đứng trên cột cho đến khi chết thì thôi. Có thể thấy,
A Phủ và Mị đều là những người có tài, có sức sống và khát vọng tự do mãnh liệt nhưng đều là nạn nhân
của bọn phong kiến miền núi.
Sau đêm tình mùa xuân, khát vọng sống của Mị bị dập tắt một cách không thương tiếc. Những tưởng
cuộc sống tiếp sau đó của Mị sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn làm những công việc nặng nhọc, đày đọa về thân
thể lẫn tinh thần cho tới khi chết thì thôi. Cho đến đêm đông rét mướt ấy.

Đêm đông trên đẻo cao lạnh lẽo, dài nên Mị đã hình thành thói quen hơ tay sưởi lửa mỗi đêm, tình hơi
ấm cho mình. Dường như Mị chỉ còn ngon lửa bầu bạn cùng: “chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa”. Vì nếu
không có ngọn lửa thì Mị chẳng biết làm gì qua đêm dài, thậm chí còn bị chết héo. Cụm từ chỉ thời gian
“mỗi đêm” cùng “không biết bao nhiêu lần” đã gợi thói quen lặp đi lặp lại như một bản năng, ăn vào vô
thức. Đó là bản năng tìm đến hơi ấm, ánh sáng, bản năng bảo vệ mình thoát khỏi sự lạnh giá, cô độc. Và
dường như bản năng ấy có bị A Sử đánh đập, ngã ngay trên cửa bếp thì Mị cũng không thể bỏ được. Câu
văn “chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa” với biện pháp điệp từ “chỉ” 2 lần nhằm nhấm mạnh sự tồn tại ít ỏi.
Trong văn hóa nhân loại bao đời nay, ngon lửa tượng trưng cho hơi ấm, ánh sáng và sự sống. Dường
như, Tô Hoài còn đang muốn nói lên sức sống của Mị tuy nhỏ bé, ít ỏi như những ngon lửa nhưng vẫn
luôn âm ỉ cháy, dai dẳng. Có đêm, A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy nên A Sử đã đánh cô đến ngã ngay
xuống của bếp. Ấy thế nhưng đêm hôm sau, Mị vẫn ra sưởi như đêm trước. Từ ‘vẫn” nhấn mạnh niềm
khao khát sống bền bỉ. Và hình tượng ngọn lửa chính là nguồn sống, nguồn sáng, nguồn ấm duy nhất
đồng thời là sức sống tiềm tàng nhưng vô cùng dai dẳng, bền bỉ của Mị.

Mị đã có cuộc nổi loạn nho nhỏ vào đêm mùa đông, nhưng sau đó Mị đã nhanh chóng bị A Sử - hay cũng
chính là cường quyền phong kiến miền núi chà đạp, dập tắt. Từ sau đó, cô nàng sẽ mãi mãi phải sống
trong sự vô cảm, sự tê liệt tinh thần còn đáng sợ hơn cả trước đây. Điều này đươc thể hiện rõ ràng nhất
kh Mị nhìn A Phủ bị trói đứng. Khi ngọn lửa bùng lên, Mị đánh mắt nhìn sang thì thấy mắt A Pủ trừng
trùng. Thế nhưng Mị cũng chỉ thản nhiên thổi lửa hơ tay. Và thậm chí còn nghĩ rằng nếu A Phủ là một cái
xác chết đứng đấy thì “cũng thế thôi”. Mị tro lì mọi cảm xúc, chai sạn tình cảm. Ba chữ “cũng thế thôi”
tách riêng thành một nhịp. Lời văn trần thuật nửa trực tiếp bộc lộ phần nào suy nghĩ của Mị. Nàng vô
cảm, để mặc sống chết của A Phủ, không quan tâm đến sự sống của mình, cũng không quan tâm sống
chết của đồng loại. Lí giải cho hành động này thì có 3 nguyên nhân. Cảnh người trói trong nhà thống lí Pá
Tra không phải chuyện hiếm mà thường xuyên xảy ra tai đây. Hơn nữa trước đó cũng đã từng có người
bi trói đứng trên đó đến chết. Và bao nhiều năm làm co dâu gạt nợ nhà thống lý, Mi chịu bao sự đau khổ
nên đã hình thành một sưc cam chịu, nhẫn nhục vô cùng lớn, có thể với Mị thì bị rói như thế cũng chẳng
là gì cả. Thêm một lí do nữa là do bị chà đạp một cách nhục nhã nên tinh tần của Mị đã chai sạn, cảm xúc
bị tê liệt, sống một cuộc sống vô cảm. Có thể thấy Mị đã bị vật hóa, nay cũng chẳng khác gì một tảng đá
cả. Điều đáng sợ nhất ở Mị chính là hoàn toàn bị vo cảm.

Từ sự vô cảm, nhưng dần dần, mạch cảm xúc của Mị được chuyển biên, nàng đã khơi dậy được lòng
đồng cảm trong mình. Trước đó, Mị từng bị trói ở đây, bi trói cả tóc để không cho cúi mặt đuọc nữa. Lúc
ấy nàng chỉ khóc, từng giọt nước mắt lăn dài trên má. Có lẽ bắt gặp dòng nước mắt của A Phủ thực sự
quá giống mình nên tâm hồn Mị cũng hồi sinh trở lại, biết đồng cảm hơn với người cùng cảnh ngộ. Như
mọi đêm, Mị cũng ra sưởi lửa hơ tay. Khi ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị hé mắt trông sáng, “thấy hai
mắt A Phủ cũng vừa ở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Dòng nước
mắt đấy đã khơi gợi lại những kí ức tăm tối, đau khổ của Mị. Có thể nói, dòng nước mắt nóng bỏng ấy đã
gột rửa sự băng giá trong trái tim của Mị, khiến nàng biết đồng cảm với người có cùng cảnh ngộ với
mình. Tô Hoài đã dùng giọng điệu nửa trần thuật để bộc lộ cảm xúc của Mị: “Trời ơi, nó bắt trói đứng
người ta đến chết…”. Dạng thức cảm nhận ấy đã cho người đọc hiểu ra rằng Mị đã không còn thờ ơ, vô
cảm nữa mà cũng đang dần dần khôi phục những cảm xúc vốn có của một con người, trong lòng cô dấy
lên tình thương người 1 cách mãnh liệt. Tâm lí này cho thấy vẻ đẹp, phẩm chất nhân hậu hiên lành ẩn
giấu bên trong con người Mị.

Cùng với lòng thương người, Mị đã nhận ra được bản chất tàn ác, vô nhân đạo của cha con thống lí Pá
Tra. Chỉ vì con hổ ăn mất 1 con bò mà chàng trai iêng năng, say sưa làm việc, khỏ mạnh đã phải lấy mạng
thay cho con bò ấy. A Phủ ngày ngày bi trói đứng, không được cho ăn, hay uống nước, phải đứng cho tới
khi chết thì thôi. Dường như thân phận của A Phủ chỉ bằng con bò, hoặc có khi gia đình thống lí còn
không coi trọng bằng con bò. Và Mị cũng vậy, thân phận của cô cũng không khác gì với A Phủ. Cha con
thống lí Pá Tra đã biến Mị từ cô giá xinh đẹp, trẻ trung, tràn đầy sức sông thành con dâu gạt nợ đúng
nghĩa, khiến nàng phải lùi lùi như con rùa nuôi trong xó cửa, không cả bằng trâu bằng ngựa. Và còn 1
điều dã man, kinh khủng hơn là ngày trước chúng đã từng trói 1 người đàn bà cho đến chết. Nhìn thấu
được số phận của bản thân, của A Phủ, của người đàn bà đã mất ấy, Mị đã nhận thưc được bản chất xấu
xa, độc ác, vô nhân tính đến tột cùng. Và căn nhà mà họ đang sinh sông chính là ngục thất trần gian, đày
đọa con người, vật hóa con người, khiến họ khổ đau về cả thể xác lẫn tinh thần. Như vậy nhận thức, thái
độ, tình cảm của Mị đã có những bước chuyển biến mạnh mx. Từ một con người vô cảm, tê liệt cảm xúc,
Mi đã lấy lai đươc sự đồng cảm, thương người, lòng nhân hậu và sức sống vốn có trong sâu thẳm tâm
hồn mình. Mị đang thể hiện một khát vọng phản kháng mãnh liệt, không còn chấp nhận được sự áp chế
của cường quyền và thần quyền nữa. Từ lòng thương mình, thương người, lòng Mị sục sôi sự căm hờn,
phẫn uất với cha con thống lí. Lần đầu tiên, sau bao nhiêu năm vô cảm, chai sạn tinh thần, ở Mị xất hiện
những cảm xúc mới, biết kết án cha con thống lí. Nàng như lột xác, trở lại làm cô gái dũng cảm, khát
khao tự do và sự sôi tinh thần phản kháng.

Tình thương lớn hơn sự sợ hãi và cái chết nên Mị đã đi tới một quyết định vô cùng can đảm: cắt dây trói
cứu cho A Phủ. Không thể chấp nhận được cha con thống lí hoành hành ngang ngược. Hơn nữa trong Mị
thoáng suy nghĩ: “ Cơ chừng này chỉ đêm mai người kia chế, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là
thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… Người
kia việc gì mà phải chết thế.” Nếu như Mị bị trói buộc bởi thần quyền hủ tục, đã bị con ma nhà thống lí
theo cho tới khi chết thì thôi nên chỉ có thể cết tại nơi này. Nhưng A Phủ lại không việc gì mà phải chết.
Mị xót xa cho A Phủ như chính xót xa cho bản thân mình. Mị thương cho A Phủ không đáng phải chết
trên cái cọ ấy, không đáng phải chết trong căn nhà đáng sợ này. Mị cũng nghĩ đến việc sau khi cơi trói
cho A Phủ, cha con thống lí sẽ đổ tôi cho Mi cứu, bắt Mị thế chỗ A Phủ và chết trên cái cọc ấy. Nhưng dù
vậy, Mị không thoáng một chút sợ hãi. Dù sao cũng đã hơn 1 lần Mi có ý định tự tử. Khi mới về làm dâu
nhà thống lí, nàng đã muốn ăn lá ngón tự tử nhưng thương cha nên nàng đã thôi. Sau này khi cha mất,
nàng cũng quên đi hẳn ý định tự tử ban đầu mà chr nghĩ đến việc làm như 1 con trâu con ngựa. Rồi lần
lần đến đêm tình mùa xuân, nàng nhận thức được số phận của mình, nên nàng nghĩ nếu có nắm lá ngón
trong tay thì cũng ăn cho chết chứ không buồn nghĩ lại nữa. Những chính đêm hôm ấy, Mị lại bị A Sử trói
và nhốt, dập tắt mọi suy nghĩ. Do đó mà Mị mới càng trở nên vô cảm, sống mà như không sống, không
có hồn. Vì vậy đến với cái chết lần này Mị bình thản hơn tất cả, không lo sợ. Chính vì vậy, Mị đã dứt
khoát rút con dao cắt đứt sợi dây trói cho A Phủ và thì thào bảo hắn: “Đi ngay” rồi nghẹn lai.

Và từ việc giải cứu người, Mị đã tự giải thoát cho bản thân mình. Cắt dây trói cho A Phủ xong, Mị bỗng
thấy hốt hoảng. Tô Hoài có cách phân tích tâm lí nhân vật vô cùng tài tình. Khi nảy lên suy nghĩ cứu A
Phủ, nghi đến cái chết, Mị không tỏ ra một chút sợ hãi. Ấy thế nhưng khi mà ranh giưới sự sống, cái chết
đến gần thì Mị bỗng hốt hoảng. Mị chỉ kip thì thào 1 câu với A Phủ rồi nghẹn lại, ngã xuống. Mị đứng
lặng trog bóng tối. Khi thấy A Phủ quật sức lên chạy, Mị cũng vụt chạy ra và nói với A Phủ: “A Phủ cho tôi
đi. Ở đây thì chết mất.” Câu nói ấy cho thấy việc vạy theo A Phủ chỉ là mang tính bản năng. Nỗi sợ hãi và
hành động chạy theo ấy vô cùng hợp lý. Đứng trước cái chết, con người ắt hẳn sẽ cảm thấy sợ hãi và có
bản năng chạy trốn. Hành động quật sức vùng lên chạy của A Phủ như một chất xúc tác làm cho cuộc nổi
loạn được hoàn tất. Hành động ấy như tia lửa bắt cháy nguồn sống mãnh liệt trong Mị, thôi thúc Mị
hành động táo bạo: cùng A Phủ trốn thoát khỏi Hồng Ngài. Trước dây, Mị cũng từng có ý định thoát khỏi
vòng kìm kẹp của giái cáp thống trị - đi chơi ngày xuân. Nhưng lúc bấy giờ, Mị vẫn còn đơn độc nên
chặng đường đi thứ nhất dừng lại. Còn lúc này, bên cạnh Mị có thêm người bạn đồng hành là A Phủ,
cùng tiếp sức cho nhau. Dù đã bị bỏ đói mấy ngày, chịu lạnh, chịu khát, chịu đau, A Phủ vẫn quật sức
vùng lên chạy.

Có thể nói cuộc đời thay đổi khi chúng ta thay đổi. Cuộc đời Mị sẽ vẫn sẽ sống trong những ngày tháng
dài, tối tăm và vô nghĩa nếu không chạy theo A Phủ. Tô Hoài đã để cho Mị tự nhận thúc, tự giác ngộ. Đó
là bởi ông luôn tin tưởng vào khả năng tự giải phóng của Mị cũng như bao con người Tây Bắc chịu áp
bức của cường quyền khác. Đó không chỉ là quy luật tâm lí thông thường mà còn bởi tâm hồn yêu tự do,
khát vọng sống, khát vọng vươn lên như những cây xanh giữa đại ngàn. Nếu trong “Tắt đen”, Ngô Tất Tố
xúi nhân dân nổi loạn thì ở đây Tô Hoài đã đóng vai trò thức tỉnh ý thức đấu tranh giành tự do vốn có
cho người lao động Tây Bắc. Họ như những con chim tự tháo cũi sổ lồng, tự tìm đến bầu trời tự do bằng
đôi cánh của mình. Đó mới là cách mạng triệt để nhất, là hình ảnh đẹp đẽ nhất của khát vọng sống.

Câu chuyện về sự trỗi dậy của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ nói riêng và cả thiên truyện nói chung với
những chi tiết giàu ý nghĩa là kết quả tốt đẹp của sự quan sát, tìm hiểu kĩ lưỡng và nghiêm túc trong
công việc của nhà văn Tô Hoài. Cùng với nghệ thuật miêu tả nhân vật đầy tinh tế, sử dụng từ ngữ điêu
luyện, Tô Hoài đã cho độc giả thấy sức sống mãnh liệt của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ. Qua đoạn
trích, tác giả cũng thể hiện sự cảm thông sâu sắc với nỗi đau của nhân vật, tố cáo tội ác của cường quyền
bạo lực, thần quyền hủ tục. Bên cạnh đó còn là phát hiện, ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp, khát vọng sống,
khát vọng tự do không bao giờ bị dập tắt, nó chỉ âm ỉ cháy ở một góc và khi gặp được đúng thời điểm mà
bùng cháy một cách mãnh liệt. Tô Hoài cũng đã xây dựng 1 tình huống truyện vô cùng độc đáo, hấp dẫn,
nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật 1 cách tỉ mỉ, chi tiết. Diễn tả chân thư,c hợp lí, tài
tình những chuyển biến cảm xúc, tâm lí của nhân vật. Đoạn văn đã thể hiện rõ tính cách, phẩm chất của
nhân vật, nội dung tư tưởng của tác phẩm, đồng thời cho thấy sự thay đổi số phận nhân vật 1 cách
thuyết phục. Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, sáng tạo; câu văn giàu chất tạo hình và thấm đẫm chất thơ
cũng là nét đặc trưng trong văn phong của Tô Hoài.

Nhà văn Sê Khốp đã từng khẳng định rằng: “Nhà văn chân chính phải nhân đạo từ trong cốt tủy”. Quả
đúng như vậy, văn là con người nên con người như nào thì văn chương cũng vậy. Vì vậy nhà văn chân
chính phải đứng trong đau khổ cuộc đời để đón nhận những vang vọng cuộc đời. Chính vì thế, văn học
phải hướng tới cuộc sống, phải khơi gợi tình cảm nhân văn cao đẹp, đánh thức được lòng trắc ẩn đang
ngủ sâu trong trái tim mỗi người. Văn chương phải giúp ta người hơn. Từ những điều trên, chúng ta có
thể khẳng định rằng tác giả Tô Hoài đã hoàn thành sư mệnh của nhà văn chân chính khi tạo ra những
trang viết giàu giá trị nhân đạo.

Qua đoạn trích, Tô Hoài mở ra bức tranh hiện thực tăm tối, ngột ngạt của chết độ phong kiến miền núi,
lên án giai cấp thống trị bất nhân được thực dân Pháp bảo trợ đã chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh
phúc của người dân miền núi trong chế độ cũ phải gánh chịu như đồng cảm với thân phận dâu gạt nợ
của Mị, với thân phận đầy tớ và đớn đau của A Phủ khi bị trói trên cây cọc để thế mạng cho con bò. Nhà
văn còn phát hiện ra khát vọng sống, khát vọng tự do và tinh thần phản kháng của con người bị áp bức.
Và tác giải không chỉ bênh vực mà còn đưa họ đến với chân trời mới – tự do, rộng mở.
Nếu bức chân dung của những người nông dân trong văn học Việt Nam trước cách mạng đều bị dồn vào
con đường cùng bế tắc, tăm tối và không có lối thoát thì Tô Hoài lại phản chiếu vào nhân vật của mình
ánh sáng cách mạng và ý thức của thời đại để giải phóng chính mình, hướng đến ánh sáng tự do. Việc
Mị cởi trói cho A Phủ có thể coi như 1 chiếc bản lề khép mở 2 thế giới. Trước hết là khép lại thế giới tăm
tối của cuộc sống trâu ngựa, của ngục thất trần gian đọa đày, tăm tối, giam cầm thể xác và tâm hồn con
người. Sau đo mở ra một cuộc sống tự do đầy tươi sáng, 1 cuộc sống tốt đẹp mà mọi người đều hướng
tới. Đây là nét mới trong cảm hứng nhân đạo của tác giả Tô Hoài.

Nhà văn Nga Se-drin đã từng khẳng định: “Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại. Chỉ mình
nó không thừa nhận cái chết.” Một tác phẩm văn chương chân chính sẽ có sức sống bền lâu trong trái
tim độc giả bao thế hệ, sẽ để lại cho người thông nhìn và thưởng thức. Trải qua bao thăng trầm thời
gian, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” nói chung và đoạn trích nói riêng đã giúp ta nhận ra và thêm yêu, thêm
tự hào về vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam:

“Có nơi đâu đẹp đẹp tuyệt vời

Như sông, như núi, như người Việt Nam.”

You might also like