You are on page 1of 4

DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG CỦA MỊ TRONG ĐÊM MÙA ĐÔNG

Tô Hoài đã miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị rất tự nhiên, hợp lý và
chân thực. Không thấy diễn biến tâm trạng của nhân vật sẽ không hiểu được hành
động của nhân vật đó. Hành động cuối cùng của Mị – cởi trói cho A Phủ – có vẻ
bất ngờ nhưng lại hợp với quy luật tâm lý con người, quy luật của cuộc sống. Nhà
văn không chỉ đem đến cho bạn đọc những nhân vật biết hành động mà quan
trọng hơn là vì sao có hành động ấy. Tô Hoài đã rất thành công khi xây dựng một
nhân vật có sức sống bên trong mãnh liệt đằng sau khuôn mặt vô hồn, vô cảm của
Mị. Bởi vậy, có người đã xem đây là "một nhân vật thành công bậc nhất trong văn
xuôi cách mạng đương đại Việt Nam"

Mị là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" mà nhà văn đã
giành nhiều tài năng và tâm huyết để xây dựng. Truyện được trích từ tập "truyện
Tây Bắc" (1953) của Tô Hoài. Trong chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng miền Tây
Bắc (1952), Tô Hoài đã có dịp sống, cùng ăn, cùng ở với đồng bào các dân tộc
miền núi, chính điều đó đã giúp Tô Hoài tìm được cảm hứng để viết truyện này.
Tô Hoài thành công trong "Vợ chồng A Phủ" không chỉ do vốn sống, tình cảm sống
của mình mà còn là do tài năng nghệ thuật cùa một cây bút tài hoa. Trong "Vợ
chồng A Phủ", Tô Hoài đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, trong đó nổi bật
và đáng chú ý nhất là biện pháp phân tích tâm lý và hành động của Mị trong từng
chặng đường đời. Điểm nghệ thuật ấy thật sự phát sáng và thăng hoa trong đoạn
văn miêu tả tâm lý và hành động của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cứu A
Phủ. Qua đó ta thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

Trong tác phẩm này, điều gây cho bạn đọc ấn tượng nhất đó chính là hình ảnh của
cô gái "dù làm bất cứ việc gì, cô ta cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi". Đó là nét
tâm lý của một con người cam chịu, buông xuôi trước số phận, hoàn cảnh sống
đen tối đầy bi kịch. Sở dĩ Mị có nét tính cách ấy là do cuộc sống hôn nhân cưỡng
bức giữa Mị và A Sử. Mị không được lấy người mình yêu mà phải ăn đời ở kiếp với
một người mà mình sợ hãi, lạnh lùng. Một nguyên nhân nữa chính là do uy quyền,
thần quyền, đồng tiền của nhà thống lý Pá Tra đã biến Mị thành một đứa con dâu
gạt nợ. Mang tiếng là con dâu của một người giàu có nhất vùng, nhưng thật sự Mị
chỉ là một kẻ nô lệ không hơn không kém. Điều đó làm Mị đau khổ, Mị khóc ròng
rã mấy tháng trời và từng có ý định ăn nắm lá ngón kết thúc cuộc đời mình. Thế
nhưng "sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi". Chính vì thế Mị đã buông xuôi
trước số phận đen tối của mình, trái tim của Mị dần chai sạn và mất đi nhịp đập
tự nhiên của nó.

Song song với nét tính cách đó lại là tâm trạng của một người yêu đời, yêu cuộc
sống, mong muốn thoát khỏi hoàn cảnh sống đen tối, đầy bi kịch. Điều đó đã
được thể hiện trong đêm mùa xuân.

Trong đêm mùa xuân ấy, tâm trạng của Mị phát triển theo những cung bậc tình
cảm khác nhau, cung bậc sau cao hơn cung bậc trước. Ban đầu, Mị nghe tiếng sáo
Mèo quen thuộc, Mị nhẩm thầm bài hát người đang thổi rồi Mị uống rượu và nhớ
lại kỷ niệm đẹp thời xa xưa... Mị ý thức được về bản thân và về cuộc đời rồi Mị
muốn đi chơi. Nhưng sợi dây thô bạo của A Sử đã trói đứng Mị vào cột. Thế
nhưng sợi dây ấy chỉ có thể "trói" được thân xác Mị chứ không thể "trói" được
tâm hồn của một cô gái đang hoà nhập với mùa xuân, với cuộc đời. Đêm ấy thật là
một đêm có ý nghĩa với Mị. Đó là đêm cô thực sự sống cho riêng mình sau hàng
ngàn đêm cô sống vật vờ như một cái xác không hồn. Đó là một đêm cô vượt lên
uy quyền và bạo lực đế sống theo tiếng gọi trái tim mình.

Sau đêm mùa xuân ấy, Mị lại tiếp tục sống kiếp đời trâu ngựa. Thế nhưng viết về
vấn đề này, Tô Hoài khẳng định: cái khổ cái nhục mà Mị gánh chịu như lớp tro tàn
phủ khuất che lấp sức sống tiềm tàng trong lòng Mị. Và chỉ cần có một luồng gió
mạnh đủ sức thổi đi lớp tro buồn nguội lạnh ấy thì đốm lửa ấy sẽ bùng cháy và
giúp Mị vượt qua cuộc sống đen tối của mình. Giá trị nhân đạo của tác phẩm ngời
lên ở chỗ đó.

Và cuối cùng, luồng gió ấy cũng đến


DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG CỦA MỊ TRONG ĐÊM MÙA XUÂN
Tô Hoài được biết đến không chỉ là cây bút của những câu chuyện loài vật mà ông
còn được biết đến là nhà văn của những người nông dân nghèo khổ, đặc biệt là
sau cách mạng ngòi bút của ông tập trung nhiều hơn vào số phận của những
người nông dân Tây Bắc. Với tài năng, sự cần mẫn của mình ông đã tạo nên
những tác phẩm để đời và một trong những số đó là truyện Vợ chồng A Phủ. Tác
phẩm sáng lên là nhân vật Mị với sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, luôn khát khao
hạnh phúc, được thể hiện rõ nhất trong đêm tình mùa xuân.
Mị vốn là cô gái xinh đẹp, giàu sức sống và yêu lao động. Gia đình nợ món tiền lớn
của nhà thống lí Pá Tra, nhưng cô vẫn một mực xin cha cho làm nương, làm rẫy
để trả nợ dần. Nhưng số phận bất hạnh, Mị bị A Sử bắt đi và chính thức trở thành
con dâu gạt nợ với chuỗi ngày kinh hoàng bị bóp nghẹt, mài mòn cả về thể xác và
tinh thần. Người ta không còn thấy một người con gái nhanh nhẹn, yêu lao động,
yêu cuộc sống mà thay vào đó là một người phụ nữ tàn tạ, héo úa, “như con rùa
lùi lũi trong xó cửa”. Cuộc sống của Mị bị cầm tù chẳng khác nào cái buồng cô
sống chỉ có một cái cửa ô vuông bằng bàn tay, nhìn ra ngoài chỉ thấy mờ mờ,
trăng trắng không biết là sương hay là nằng. Tưởng rằng cuộc đời cô sẽ cứ lầm lũi
như vậy cho đến lúc chết, nhưng không, tất cả đã thay đổi trong đêm tình mùa
xuân ấy.
Xuất phát điểm, Mị là cô gái giàu sức sống, nhưng do sự tàn độc của gia đình
thống Lí đã bào mòn, bẻ gãy gần như tất cả khát vọng sống của cô. Bằng tài năng
bậc thầy trong miêu tả tâm lí nhân vật, Tô Hoài đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, chu
đáo cho sữ trỗi dậy mạnh mẽ của Mị trong đêm tình mùa xuân.
KẾT BÀI
“Văn học là cuộc đời... Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học”,
mỗi người nghệ sĩ chân chính đều ý thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa hiện
thực và đời sống. Đời sống là những nguồn đề tài không bao giờ vơi cạn cho
những sáng tác nảy nở, bước đi trên từng nẻo đường là từng giọt tư tưởng chắt
chiu được hình thành. Qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, không chỉ tố cáo, lên án
bọn quan lại phong kiến chúa đất miền núi, Tô Hoài còn phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp
về khát vọng tự do hạnh phúc, cùng sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người lao
động. Đó chính là chủ nghĩa nhân đạo Cách mạng, gắn tình thương vào đấu tranh,
gắn niềm tin vào tương lai đầy triển vọng của con người. Cùng với cốt truyện sáng
tạo, tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện giản dị, “Vợ chồng A Phủ”
vẫn giữ nguyên được nguyên vẹn sức hấp dẫn qua từng thập kỉ.

You might also like