You are on page 1of 3

Mị trong đêm cứu A Phủ

Mở bài:
Nhà văn Tô Hoài đã từng nhận xét nhân vật Mị rằng: “Số phận của cô là sự hồi
sinh mãnh liệt của con người cô. Sự hồi sinh của một con người là vô cùng quý
giá.” Một người con gái Tây Bắc bị vùi dập bởi cường quyền và thần quyền, thế
nhưng vẫn mang trong mình một sức sống tiềm tàng đầy mãnh liệt, chỉ chực chờ
để vực dậy. Nếu như trong đêm tình mùa xuân Mị mới chỉ tìm lại được những
tiếng lòng yêu đời thôi thúc bên trong thì giờ đây, trong đoạn trích "...", Mị đã
đứng lên hành động không chỉ để cứu A Phủ mà còn tự giải thoát cho chính bản
thân mình khỏi ách thống trị của bè lũ thực dân và phong kiến.

Giới thiệu chung:


Nhà văn Tô Hoài là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn
học hiện đại. Ông là một nhà văn nổi tiếng hấp dẫn người đọc bởi lối diễn văn sâu
sắc, sinh động và vốn từ vựng giàu có. Tất cả có được nhờ vào khả năng quan sát,
cái nhìn hiện thực đầy tinh tế sắc sảo về sự thật đời thường. Đặc biệt ông vô cùng
gắn bó với người dân Tây Bắc và là nguồn cảm hứng bất tận trong sự nghiệp viết
văn của ông. Tiêu biểu nhất là tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" in trong tập "Truyện
Tây Bắc". Tác phẩm đã thể hiện nỗi thống khổ của người dân dưới ách thống trị
của thực dân Pháp, thế nhưng qua đó cũng đã khẳng định sức sống mãnh liệt trong
mỗi con người với hình ảnh Mị làm trung tâm. Mị là con gái nhà lành, nhưng vì gia
cảnh mắc nợ nên bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí. Cô phải sống kiếp
người nô lệ bị đày đoạ, bóc lột, cả đời chỉ biết câm lặng như cái bóng vô hồn. Đoạn
trích nằm ở phần cuối tác phẩm, trước cảnh A Phủ đã bị bắt trói đứng đầy nghiệt
ngã trong đêm đông buốt lạnh, niềm sức sống đã lại sục sôi trong con người Mị,
truyền cho cô niềm ý chí, sức mạnh để cắt trói A Phủ, từ đó cả hai cùng dìu nhau
trốn thoát khỏi cường quyền ác bá.

Đánh giá:
Tô Hoài quả là một cây đại thụ trong làng văn học Việt Nam với tài miêu tả tâm
lí nhân vật bậc thầy. Đoạn trích đã rất thành công khi đặt nhân vật vào một tình
huống bi kịch, từ đó để Mị bộc lộ hết vẻ đẹp của sức sống tiềm ẩn trong mình.
Tưởng chừng như lần trói đứng trong đêm tình mùa xuân đã khiến cho Mị trở nên
vô cảm, mãi đóng chặt trái tim cảm xúc của bản thân thì những giọt nước mắt của
A Phủ đã lại một lần nữa đánh thức con người Mị. Mị vốn ban đầu chỉ có ý định
cứu A Phủ, nhưng khi nhìn A Phủ "vùng lên", Mị cũng đã chạy theo. Bởi ngay
trong giây phút đó, Mị đã nhận thức ra được số phận của con người mình: Mị cũng
có mưu cầu được hạnh phúc, được sống trong kiếp người chứ không phải kiếp trâu
kiếp ngựa cho nhà thống lí. Từ sức sống tiềm tàng, âm ỉ đã phát triển thành sức
mạnh giải phóng để thay đổi cuộc đời. Nhà văn Tô Hoài đã thật tinh tế khi sử dụng
nghệ thuật trần thuật hấp dẫn, cách dựng cảnh sinh động, cách lột tả nội tâm nhân
vật nhiều bất ngờ, thú vị. Ngôn ngữ mộc mạc giản dị đã đưa ta đến chốn Hồng
Ngài đầy dẫy đau thương nhưng vẫn sáng lên khao khát sống mãnh liệt của con
người. Cũng nhờ có vậy mà Tô Hoài đã nêu cao giá trị nhân đạo tác phẩm: thể hiện
xúc động nỗi thống khổ của người dân miền núi, đồng thời ca ngợi những vẻ đẹp
của người dân Tây Bắc dù ở trong hoàn cảnh lầm than nhất.

=> giọt nước mắt

Hành động
diễn ra cụ thể như thế nào
tại sao lại như vậy // phát triển ở đây
những điều gì đã cùng tác động vào
tác dụng : thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả

Hình tượng nhân vật Mị trong đêm mùa đông cởi trói cho A Phủ đã cởi nút thắt
cho bao nhiêu tăm tối và cùng cực của con người, đó nhưng một lời tuyên ngôn về
sức mạnh của tình thương yêu và khát khao sống, khát khao tự do mãnh liệt. Ngòi
bút Tô Hoài đã diễn tả thành công cuộc đời cũng như con đường đấu tranh từ tự
phát đến tự giác của đồng bào miền núi, bằng lời văn giàu tính tạo hình, ngôn ngữ
giản dị, phong phú và nghệ thuật kể chuyện linh hoạt, lôi cuốn.

Kết bài:
Ai đó đã từng nói, khi một tác phẩm kết thúc, sự sống của nó mới thực sự bắt đầu.
Sự sống của Mị, của “Vợ chồng A Phủ” vẫn còn đó, dù dấu chấm hết đã điểm, và
sẽ còn sống mãi đến chừng nào con người ta còn cần niêm tin, còn cần tiếp thêm
sức mạnh và còn cần “vịn vào để đứng dậy”.

You might also like