You are on page 1of 2

Vợ chồng A Phủ

Nếu như các nhà văn hiện thực phê phán như Nam Cao, Ngô Tất Tố,
Nguyễn Công Hoan,… chỉ nhìn thấy mỗi số phận đều là những bi kịch, đều
là những nạn nhân bất lực của hoàn cảnh thì các nhà văn Cách mạng bao
giờ cũng phát hiện ra sức mạnh phúc sinh, sức phản kháng tiềm tàng trong
tâm hồn của những con người cùng khổ. Là cây bút xuất sắc trong dòng
văn học Cách mạng Việt Nam, chẳng những thành công khi diễn tả cái
chết dần chết mòn của Mị - một cô gái tràn đầy sức sống mà còn rất tinh tế
khi khám phá quá trình hồi sinh của Mị. Và hoàn cảnh đó chính là đêm tình
mùa xuân quyến rũ.
Trần Đăng Khoa từng nhận xét, Tô Hoài “như một cuốn từ điển sống, một
pho sách sống mà không học giả, viện sĩ nào có thể so sánh được”. Không
chỉ là một người có sức sáng tạo dồi dào, ông còn có những hiểu biết sâu
rộng về những vùng miền của đất nước sau nhiều chuyến đi thực tế. Tô
Hoài đến với mảnh đất Tây Bắc năm 1952 trong chuyến đi theo bộ đội vào
giải phóng Tây Bắc. Và từ nơi ấy, “Vợ chồng A Phủ” ra đời. Câu chuyện
viết về số phận khổ đau, bất hạnh của những người dân lao động trước
Cách mạng. Nhưng bằng sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, họ đã vươn lên để
bước sang một cuộc đời mới tươi sáng, hạnh phúc. Đoạn trích này nằm ở
phần giữa của tác phẩm, là nơi để Tô Hoài khắc họa rõ nét sức sống tiềm
tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân.
Mị là cô gái dân tộc Mèo hội tụ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ
miền núi. Mị trẻ trung, quyến rũ như một bông hoa ban rừng. Những đêm
tình mùa xuân trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị. Mị có một
tâm hồn giàu cảm xúc, ham sống, yêu đời, yêu tự do và rất mực tài hoa. Mị
có tài thổi lá hay như thổi sáo. Tiếng sáo, tiếng kèn cũng làm bộc lộ tâm
hồn phóng khoáng của Mị. Mị là cô gái cần cù, đảm đang, hiếu thảo và có
ý chí. Nhưng trớ trêu thay, Mị do nhà nghèo, bố mẹ Mịkhi lấy nhau phải
vay tiền nhà thống lí Pá Tra, đến tận khi mẹ Mị mất rồi, bố già yếu mà vẫn
chưa trả hết nợ. Cô bị bắt về làm con dâu gạt nợ nhà thống lí, nhưng họ
sống với nhau mà không có lòng với nhau. Và đây chính là nguyên nhân
đẩy Mị vào kiếp sống nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra.

Tô Hoài từng có lần tâm sự về truyện ngắn của


mình như thế này: “Nhưng điều kì diệu là dẫu trong
cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không
giết được sức sống con người. Lay lắt đói khổ, nhục
nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt”.
+ Đọc những dòng văn đẹp ấy của “tấm lòng vàng”
tôi mới trăn trở làm sao kiếp người bị vùi vào tăm tối.
Nhưng hơn hết tôi biết Tô Hoài muốn nhắn gửi chúng
ta, con người dù trong hoàn cảnh nào vẫn ẩn
khuất những khát vọng đẹp. Hãy cứu đi, cứu
lấy con người khỏi chốn tối tăm khi còn có thể!
2.5 Nhận xét vế nâng cao (giá trị nhân đạo của ngòi
bút Tô Hoài)
+ Ngôn ngữ giống như chồi non lộc biếc, nảy nở ra
những đóa hoa ngọt lành, hoa ấy phải chăng chính là
ngòi bút thấm đẫm tinh thần nhân đạo của văn nhân.
+ Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của một tác
phẩm văn học chân chính. Trong tác phẩm này,
trái tim nhân đạo của Tô Hoài được thể hiện ở tấm
lòng đồng cảm, xót thương với những số phận bất
hạnh, khổ đau của con người vùng núi cao Tây Bắc.
+ Nhà văn cũng lên án, tố cáo, phơi bày bản chất
xấu xa, tàn bạo của bọn chúa đất phong kiến, bọn
thực dân phương Tây
+ Ngòi bút của nhà văn cũng trân trọng, ca ngợi
những vẻ đẹp trong tâm hồn của con người Tây Bắc.
Đó là sức sống của Mị trong đêm tình mùa xuân.
+ Tác giả cũng vạch ra một con đường giải thoát
cho nhân vật, đó là con đường đứng lên đấu tranh,
đi theo tiếng gọi của Đảng. Sau khi Mị và A Phủ trốn
thoát khỏi nhà thống lí Pá Tra, họ đã gặp cán bộ cách
mạng là A Châu, được A Châu giác ngộ rồi trở thành
du kích và trở về giải phóng quê hương.
Lép-tôn-xtôi đã tâm niệm rằng “Một tác phẩm nghệ
thuật là kết quả của tình yêu.”
Và Tô Hoài đã viết lên “Vợ chồng A Phủ” bằng tất cả

You might also like