You are on page 1of 2

Vợ Chồng A Phủ

MB: Puskin từng viết linh hôn là ấn tượng của một bài thơ,cây cỏ muốn
sống được là nhờ vào ánh sáng, chim muôn muốn sống được phải dựa vào tiếng ca, một
tác phẩm muốn sống được phải dựa vào tiếng lòng của người cầm bút. Phải chăng sự
bay cao mà thân quen của những từ ngữ dân gian gần gũi, hóm hỉnh mà "VCAP" mang lại
chính là tiếng lòng của người thi sĩ tài ba Tô Hoài. Ông là nhà văn lớn của nền văn
học hiện đại VN, là tác giả có số lượng tác phẩm kỉ luật khi có đến gần 200 đầu
sách. Là một nhà văn hiện thực lớn của thế kỉ XX, với ông: "Viết văn là một quả
trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải
đạp vỡ những thân tượng trong lòng người đọc". Văn của ông hấp dẫn người đọc bởi
lối văn trần thuật, hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, kết hợp với vốn từ
giàu có và ngôn ngữ bình dị,...đặc biệt có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về
phong tục, tạp quán của nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước. Trong sự nghiệp
sáng tác của ông có gần 200 tác phẩm nhưng tiêu biểu nhất trong sống đó là tác phẩm
"VCAP", được sáng tác để nói lên cuộc đời cũng như số phận của người nông dân nghèo
vùng núi Tây Bắc. Những con người bị áp bức bốc lột nặng nề bởi thế lực phong kiến
miền núi. Chúng đã lợi dụng cường quyền và thần quyền để biết những người nông dân
thành nô lệ không công cả đời. Trước những thế lực đen tối ấy con người Tây Bắc vẫn
luôn ấn chứa trong mình một sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt, sẵn sàng
đứng lên phá bỏ xiềng xích nô lệ để vươn đến ánh sáng tự do.Sức sống ấy được kết
tinh ở nhân vật Mị và được bộc lộ mạnh mẽ nhất qua đoạn văn sau:"....."
TB.
Đoạn Tổng: VCAP được tác giả sáng tác vào chuyến đi 8 tháng trong chuyến đi thực
tế cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc Ông đã gắn bó với người dân TB, đó là nguồn cảm
hứng để tác giả sáng tác ra tác phẩm VCAP. Tác phẩm là bản cáo trạng đanh thép cho
tội danh cho bọn phong kiến, chúa đất miền núi, đồng thời là bài ca ca ngợi sức
sống tiềm tàng trong con người miền núi TB trong đó Mị là nhân vật trung tâm của
câu chuyện. Mị là người con gái người Mèo tài hoa, xinh đẹp, hiếu thảo, giàu nhân
cách và lòng tự trọng, yêu tự do. nhưng vì món nợ truyền đời mà Mị đã phải về là
dâh gạt nợ cho nhà thống Lí. Lúc đầu Mị phản kháng mãnh liệt, muốn tìm đến cái chết
để thoát khỏi cái địa ngục trần gian nhưng vì thương bố mà Mị tiếp tục sống cuộc
đời tủi nhục, làm trâu làm ngựa. càng ngày càng vô hồn, vô cảm, chay sạn về cảm xúc
"những tưởng bao giờ đến chết thì thôi". Nhưng
khát vọng sống lại một lần nữa sống lại và trào
dâng mãnh liệt trong người con gái nhỏ bé và
yếu đuối ấy. Khát vọng ấy được cụ thể hóa bằng
những hành động táo bạo, quyết liệt, mãnh mẽ trong đêm tình mùa xuân khi Mị nghe
tiếng sáo
gọi bạn (Trong đêm tình mùa đông khi Mị thấy hai giọt nước mắt của A Phủ).
Phân Tích........(Theo đề)
Đoạn Hợp: Mị là cô gái trẻ đẹp, bị đẩy vào hoàn cảnh bi đát triền miên trong kiếp
sống nô lệ, trong thân phận làm dâu gạt nợ nên ý thức sống trong Mị dần tê liệt,
tâm hồn chay sạn, khô héo, lụi tàn. Tuy nhiên bên trong cô gải có vẻ ngoài yếu đuối
mỏng manh ấy lại ẩn chứa một sức sống tiềm tàng, mãnh liệt. Sức sống ấy chỉ tạm
thời lắng xuống sau những tháng ngày tủi cực tại điạ ngục trần gian, nay cơ hội đã
đến, ngọn gió mát mùa xuân đã khơi dậy, đã nhen nhóm bếp than hồng sau bao ngày
nguội lạnh để rồi nó đã bùng cháy thành mạnh mẽ ngọn lửa của lòng ham sống, yêu
đời, của khát vọng tự do và hạnh phúc. Với lối trần thuật hóm hỉnh, vốn hiểu biết
phong phú cùng sự trải nghiệm sâu sắc cùng với khả năng miêu tả tâm lý nhân vật của
một bậc thầy. Tô Hoài đã rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật Mị- người
nông dân tiêu biểu miền núi phía Bắc, sẵn sàng tháo củi sổ lồng, trút bỏ xiềng
xích, tháo chạy khỏi ngục tù để vươn đến ánh sáng của sự tự do. Đó cũng chính là
tấm lòng nhân hậu của nhà văn, là một nét mới trong chủ nghĩa nhân đạo mà những tác
phẩm trước CM chưa có được.
Nhận xét tấm lòng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài: Nhà văn Chekhov đã từng
nói:“Nhà văn phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. Tô Hoài là một người nghệ sĩ
như vậy. Qua đoạn trích trên, Tô Hoài đã mạnh mẽ tố cáo và lên án tội ác của bọn
chúa đất miền núi đã khiến người nông dân nghèo lâm vào cảnh khổ cực, sống cũng
không bằng
chết. Đồng thời, nhà văn còn bày tỏ niềm cảm thông, xót xa và thương cảm cho số
phận của họ.

KB:Văn học là cuộc đời đời.....Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của
văn học. Người nghệ sĩ chân chính là nhận thức được mối liên kết chặt chẽ giữa nghệ
thuật và cuộc đời. Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, tác giả không chỉ tố
cáo tội ác của bọn chúa đất mà còn hướng vào con
người, bênh vực con người và làm nổi bật lên phẩm chất của họ, thể hiện tư tưởng
nhân đạo sâu sắc của mình. Tái hiện chân thực sinh động bức tranh của người lao
động nghèo miền núi phía Bắc. Dù bị áp bức bốc lột nặng nề, tàn nhẫn nhưng bên
trong họ vẫn luôn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng, một khát vọng sống mãnh liệt, mà
Mị là hiện thân tiêu biểu cho sức sống ấy! Bằng giọng văn nhẹ nhàng, lối trần thuật
hóm hỉnh, vốn hiểu biết phong phú, nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, đặc biệt
là miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật,…Tô Hoài đã rất thành công khi xây dựng hình
cô Mị với vẻ ngoài tưởng chừng yếu đuối, nhỏ bé nhưng bên trong là một ngọn lửa của
lòng ham sống, yêu đời, sẵn sàng tháo củi sổ lồng, vươn đến tự do, tìm đến cách
mạng.Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ sẽ mãi tồn tại theo dòng thời gian và dòng lịch sử
văn học nước nhà, để khi nhắc tới Tô Hoài, ta sẽ nghĩ ngay tới một người nghệ sĩ
chân chính viết vì con người.
"Qua giọng hát anh nhận ra tiếng hát,
Qua nét Phác anh nhận ra người thợ bạc."
"Gam-da-tốp"

You might also like