You are on page 1of 4

Tô Hoài: danh hiệu “làm vinh dự cho chữ quốc ngữ”, một hạt ngọc quý,

một cây đại thụ của nền văn học VN

Đoạn những đêm trên núi cao dài và buồn... Mị phảng phất nghĩ như
vậy
Luận điểm 1: Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà thống lí, Mị dường như
đã trở nên vô cảm trước mọi cảnh vật xung quanh, với cuộc sống của
chính bản thân mình
Luận điểm 2: Giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức đã hồi sinh trong Mị
lòng thương người, lòng đồng cảm với nỗi đau của những người cùng số
phận
Luận điểm 3: Giá trị nhân đạo
“ Một nhà văn chân chính là phải nhân đạo từ trong cốt tủy”
+Nhà văn tồn tại trên đời trước hết là để làm công việc của kẻ nâng giấc
cho những con người bị cùng đường, để bênh vực cho những người
không còn ai bênh vực
Bên cạnh những giá trị hiện thực sinh động, Tô Hoài làm nên sức sống
bền bỉ của tác phẩm thông qua những giá trị nhân đạo sâu sắc đó là
* Niềm xót thương và đồng cảm trước những số phận kém may mắn
* Nâng niu vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật và khả năng vươn dậy của họ,
hướng họ tới một giải pháp để tự cứu lấy chính mình
“Văn hóa văn nghệ cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt
trận ấy”
Nghệ thuật:
+ Miêu tả đặc sắc, khắc họa sinh động diễn biến tâm trạng nhân vật và
chiều sâu tâm lí con người “ sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc
sống vĩ đại của nhân dân”
+ Tình huống đặc sắc
+ Ông mang hơi thở Tây Bắc phả vào từng câu, từng chữ, vừa giàu tính
tạo hình, vừa giàu chất thơ bằng vốn sống và trải nghiệm của mình ->
đượm màu sắc và phong vị dân tộc

Đoạn “ đám than đã vạc hẳn lửa... ở đây thì chết mất”
Luận điểm 1: Từ một con người vô cảm, Mị đã đi đến quyết định táo bạo:
cắt dây trói cho A Phủ
+ trước khi đi đến quyết định này, Mị đã đấu tranh tư tưởng quyết liệt “
Mị phải chết trên cái cọc ấy”. Nhưng “làm sao Mị cũng không thấy sợ” -
> bị hành hạ đến mức không còn cảm thấy sợ
+ A phủ thở phè từng hơi,.. nhưng chính khao khát tự do đã thôi thúc A
Phủ phải nhanh chóng thoát khỏi chốn địa ngục trần gian để rồi lấy hết
sức mình, vùng chạy khỏi đêm đen tĩnh mịch, tiến về phía trước bằng tất
cả sức bình sinh
*Hành động Mị cắt dây trói cho A Phủ cũng chính là một cách để giải
thoát cho chính mình
+ Trước đây, Mị mặc kệ đời xô đẩy, bị trói buộc bởi thần quyền “ sống
làm dâu nhà này, chết cũng làm ma nhà này”
+ Giờ đây, lòng thương người > những nỗi sợ
Mị đứng lặng trong bóng tối

Luận điểm 2: Sau một khoảng lặng đấu tranh tư tưởng, Mị cất tiếng giải
thoát, quyết định chạy theo A Phủ, thoát khỏi những xiềng xích về thần
quyền và cường quyền.
+Mị bắt đầu nhận thức được cô khát khao sống một cuộc đời đáng sống.
Câu văn Mị đứng lặng.. như bản lề nối hai giai đoạn trong cuộc đời Mị:
cái chết và sự sống, bóng tối và ánh sáng
-> Mị nghe theo trái tim mình, chạy khỏi sự u ám của xã hội thực dân nửa
phong kiến
*Nhà văn khéo léo khi xây dựng diễn biến tâm lí
+ A Phủ bị trói buộc về thể xác -> có thể chạy ngay được
+ Mị đau đớn hơn, bị trói buộc thể xác + tâm hồn
-> A Phủ có thể chạy đi ngay, còn Mị thì không. Nếu như Mị vụt chạy đi
ngay thì sẽ chưa đủ tinh tees
* Mị quyết định chạy theo A Phủ. Những động từ mạnh mẽ, gấp gáp như
“Mị vẫn băng đi”, “Mị đuổi kịp” -> khát khao tự do cháy bỏng, đưa diễn
biến lên cao trào. Hành trình vươn dậy, từ khát khao về tuổi trẻ ngày xuân
cho đến hành động cứu người, cứu mình
*Mị cất tiếng được giải thoát “ A Phủ cho tôi đi” “ Ở đây thì chết mất” .
Mị tự chèo lái, Mị hiểu rõ hoàn cảnh.
-> Nếu như ở đêm tình mùa xuân, sức sống của Mị là một sức mạnh tiềm
tàng, đang nhen nhóm thì giờ đây nó đã được thổi bùng thành một ngọn
lửa mãnh liệt, rực cháy
* Hành động táo bạo xuất phát tưef trái tim khao khc s yêu thương. Tô
Hoài đưa diễn biến tâm trạng Mị từ bất ngờ này sang bất ngờ khác
-> Hành động cứu A Phủ là cứu mình là hành động tự phát nhưng cũng là
hệ quả tất yếu: Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh, “một tia lửa hôm nay
báo hiệu một đám cháy ngày mai” Lỗ Tấn
-> Mĩ khác Vũ Nương hay Kiều
Sự hồi sinh của nhân vật Mị
Sự hồi sinh ở đây không có nghĩa là chết đi sống lại theo nghĩa vật lí mà
là sự tái sinh về tâm hồn, về tinh thần và khát khao sống
Ta chứng kiến thước phim lịch sử xã hội phong kiến lúc bấy giờ, khiến
con người ta tha hóa dần đi, mất đi bản tính con người, chai sạn, trơ lì
trước những nỗi đau của ngươinf khác -> đấu tranh dằn vặt để giải thoát
cho bản thân mình và những người đồng cảnh ngộ
Mị trước khi về làm dâu:
*Mị là cô gái dân tộc Mèo xinh đẹp, đầy sức sống. Vẻ đẹp trong sáng tuổi
đôi mươi đến nỗi :” trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”
* Tài thổi sáo, Đại thi hào Nguyễn Du từng tâm niệm: “ Sắc đành đòi
một, tài đành họa hai”
* Cô gái yêu lao động, yêu tự do : không chấp nhận làm con dâu gạt nợ,
không chấp nhận cuộc hôn nhân không tình yêu nên xin cha tự cuốc đất
trồng trọt để trả nợ
* Hiếu thảo

Mở bài:
Nhà phê bình văn học người Nga Bêlinxki đã thật sáng suốt khi nhận
định: “ Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để
miêu tả, nếu nó không phải tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan”
.Quả thực, nhà văn phải giống như loài phượng hoàng lửa trong truyền
thuyết, trầm mình vào lửa để làm nên sự hồi sinh của cuộc sống, để rồi
thai nghén ra những đứa con tinh thần phập phồng hơi thở của thời đại.
“Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài là một thiên truyện giàu bước ngoặt và
sức sống như thế. Đó là câu chuyện về những người dân lao động vùng
nùi cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất giam hãm cuộc
sống của mình, họ đã vùng dậy đấu tranh để đi tìm cuộc sống tự do

Tô Hoài (quê quán Hà Nội) là nhà một cây đại thụ của nền văn học VN
với những đóng góp to lớn với 200 đầu sách thuộc các thể loại khác nhau.
Ông viết văn với quan niệm: “ Viết văn là quá trình đấu tranh để nói ra sự
thật, mà đã là sự thật thì không tầm thường, dù phải đập vỡ các thần
tượng trong lòng người đọc.” Bên cạnh Dế mèn phiêu lưu kí, Vợ chồng A
Phủ là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của Tô Hoài, được sáng tác
năm 1952 và in trong tập truyện Tây Bắc, là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ
trong chuyển đi thực tế của nhà văn Tô Hoài cùng bộ đội đến Tây Bắc
hùng vĩ. Ở đó, nhà văn được ăn, ở, làm việc với đồng bào Tây Bắc và ông
viết vợ chồng A Phủ như cách để trả ơn họ

Gấp lại những trang sách, tác phẩm vẫn làm sống dậy biết bao độc giả với
hơi thở phập phồng của một tâm hồn ham sống, một mảnh hồn Tây Bắc
đầy sương gió........................ “ Bông hoa ban của núi rừng Tây Bắc”
khiến cho thiên truyện “nằm ngoài mọi sự băng hoại. Chỉ riêng mình nó
không chấp nhận quy luật của cái chết” Tim ta như rung lên một nhịp
đồng cảm, nhớ thương nơi chênh vênh núi đèo ấy

“Sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân”
“Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy”

Kim Lân : danh hiệu “làm vinh dự cho chữ quốc ngữ”, một hạt ngọc quý,
một cây đại thụ của nền văn học VN

“Văn hóa văn nghệ cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt
trận ấy”

Marcel Proust từng quan niệm: “Thế giới được tạo lập không phải một lần mà mỗi lần người
nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập”.

“Nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho những dòng nước mắt bà biến nỗi thống khổ
của nhân loại thành tiếng hát vô biên” (giáo sư ĐặngTiến)
Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của văn học, là niềm cảm thương và
đồng cảm với những số phận kém may mắn, là sự trân trọng, nâng niu
những nét đẹp trong tâm hồn mỗi người và khả năng vươn dậy của họ”

You might also like