You are on page 1of 2

Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã sinh ra những tác giả và tác phẩm để đời.

Đặc biệt trong văn học hiện thực phê


phán 1930-1945 ai đọc rồi thì không thể quên được, nó cứ ám ảnh đeo đuổi ta mãi. Họ bắt ta phải ngẫm nghĩ mãi về ánh
sáng lương tâm, lương tri trong con người họ về sự cùng cực để bức ra cuộc sống ngột ngạt ấy của họ. Một trong những
tác phẩm tiêu biểu nhất về mảng đề tài người nông dân ta không thể không kể đến “ Lão Hạc” của Nam Cao. Tuy chỉ là
một truyện ngắn nhưng có thể nói sức khái quát, ý nghĩa ẩn chứa sâu trong nó là không hề nhỏ. Chính vì vậy mà ngày
hôm nay nhóm chúng mình muốn giới thiệu tới cô và các bạn tác phẩm .... vì ....

Nam Cao (1917 - 1951) - tên khai sinh là Trần Hữu Tri, , một nhà văn nổi tiếng trong nền văn xuôi hiện đại của Việt
Nam, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn học Việt Nam với tài năng vượt trội và phong cách văn xuôi độc đáo. Tác phẩm
của ông thường mang sự tỉnh táo, sắc lạnh, và đầy tư duy, đồng thời chứa đựng tình yêu thương và suy tư sâu sắc. Văn
Nam Cao hết sức chân thực, ông coi sự thực là trên hết, không gì ngăn được nhà văn đến với sự thực, vừa thấm đượm ý vị
triết lí và trữ tình. Ông có sở trường diễn tả, phân tích tâm lý con người. Ngôn ngữ trong tác phẩm của ông sống động,
uyển chuyển, tinh tế, rất gần với lời ăn tiếng nói của quần chúng. Nam Cao là cây bút luôn suy nghĩ, tìm tòi để “khơi
những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Vì thế, đề tài của ông tuy không mới nhưng tác phẩm vẫn có
những đặc sắc tâm lý. Tác phẩm của Nam Cao chủ yếu xoay quanh hai đề tài chính: người nông dân và người trí thức tiểu
tư sản nghèo, ở đề tài người trí thức tiểu tư sản có những tác phẩm: “Trăng sáng, Đời thừa, Mua nhà, Nước mắt…” và
những truyện đáng chú ý khi ông viết về người nông dân như: “Lão Hạc, Chí Phèo, Một bữa no, Lang Rận…”. Có thể nói
dù viết về trí thức nghèo hay về người nông dân cùng khổ thì Nam Cao vẫn luôn day dứt, đau đớn trước tình trạng con
người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí huỷ diệt cả nhân tính trong cái xã hội phi nhân đạo đương thời. Ghi nhận những
đóng góp của Nam Cao dối với nền văn học nước nhà, Nhà nước đã tặng thưởng ông giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
- nghệ 1 thuật (đợt I - năm 1996). Nam Cao xứng đáng là lá cờ đầu của truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Lão Hạc là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nam Cao viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Tác phẩm
được đăng báo lần đầu năm 1943. Câu chuyện kể về Lão Hạc - một người nông dân sống cô độc một mình trong cảnh
nghèo khó, chỉ có 1 con chó làm bạn mà lão hay gọi là cậu Vàng. Con trai của lão do quá nghèo đến nỗi không có tiền lấy
vợ mà bỏ đi làm trong đồn điền cao su. Lão cũng phải đi làm mướn làm thuê mới đủ kiếm sống. Sau 1 trận ốm nặng dai
dẳng thì sức già yếu ớt cộng thêm bệnh tật làm lão không còn đủ sức để đi làm thuê như trước nữa. Lựa chọn cuối cùng,
lão phải bán con chó Vàng mà lão yêu quý hết mực. Rồi sau đó, lão mang số tiền chắt chiu, dành dụm được cùng mảnh
vườn sang gửi ông Giáo. Sau đó mấy hôm tiếp lão chỉ ăn sung luộc, khoai, rau má...Một hôm, lão sang nhà Binh Tư để
xin ít bả chó và chỉ nói là đánh bả con chó nhà nào đó để giết thịt nhưng sự thực là lão dùng bả chó để tự kết liễu đời
mình. Bởi thế mà cái chết của lão cũng rất dữ dội nhưng chẳng ai hiểu lý do tại sao lão chết chỉ trừ ông Giáo và Binh Tư.

Tác phẩm Lão Hạc là một bức tranh thu nhỏ phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước CMT8 qua tình cảnh của
lão Hạc: nghèo túng, không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà hàng xóm. Ông
là một lão nông trong tột cùng đen tối khổ đau vẫn sáng ngời tấm long lương thiện nhân từ và vị tha của mình. Nam Cao
không chỉ là một nhà văn hiện thực sâu sắc mà còn là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Trong "Sống mòn" ông cũng đã
từng phải thốt lên rằng "Đau đớn thay những kiếp sống muốn khao khát lên cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất"thì trong
"Lão Hạc" chúng vẫn còn nguyên giá trị. Đó là lòng đồng cảm, tiếng thương sâu sắc dành cho những giai cấp nghèo khổ
trong xã hội đương thời. Đó là thương cho một ông giáo có tri thức nhưng túng quẫn, bị vùi dập trong cái đói nghèo. Đó là
thương cho một chàng trai cũng chỉ vì hủ tục phong kiến, gia cảnh đày đọa mà không có được tình yêu cho mình. Đó là
thương, thương nhiều nhất cho một lão Hạc "mình hạc xương mai" hi sinh cả đời cho con cái, chắt chiu từng đồng mà rồi
cũng vì không có tiền mà tìm đến cái chết đầy đau đớn. Sống trong một xã hội như thế, họ vẫn giữ được cho mình sự
trong sạch, minh bạch, nhân ái chính là một niềm ca ngợi, tự hào của Nam Cao dành cho những con người ấy. Qua đó, tác
giả còn lên án, tố cáo một xã hội bất công, tàn bạo đã đẩy con người đến bước đường cùng tận đầy đau khổ.

Ngoài nội dung xuất sắc, "Lão Hạc" còn ấn tượng với người đọc bởi nghệ thuật viết của Nam Cao. Bằng nghệ thuật xây
dựng nhân vật sinh động, độc đáo, nhân vật Lão Hạc được hiện lên qua nhiều góc nhìn: cái nhìn khách quan của người kể
chuyện về một ông lão nghèo khổ, cô đơn, chỉ có con chó Vàng bên cạnh; cái nhìn có phần cảm thông của ông giáo về
một ông già cố giữ con chó quý chứ không chịu bán; cái nhìn bàng quan của vợ ông giáo về một ông già dị hợm, tự làm
khổ mình; cái nhìn xót xa của dân làng về một ông lão đang quằn quại trong cơn đau vì ăn bả chó. Ở đây, Nam Cao đem
đến cho người đọc một triết lí nhân sinh sâu sắc về cách nhìn nhận, đánh giá con người trong cuộc sống. Con người là một
thực thể tổng hòa của nhiều sự đối lập: vừa đẹp đẽ vừa xấu xa; vừa thánh thiện vừa thấp hèn... Không ai hoàn toàn tốt đẹp,
cũng không ai toàn điều xấu xa. trong những con người tưởng chừng như chỉ là toàn những thói xấu như gàn dở, ngu
ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, nếu ta có sự cảm thông, chia sẻ ta vẫn tìm thấy ở họ ánh sáng của lương tri, ý thức của nhân
phẩm, một nét đẹp nào đấy của tâm hồn mà ta cần trân trọng. Đọc tác phẩm của Nam Cao, ta thấy như đang được nghe kể
những câu chuyện có thật trong cuộc đời bởi cách kể chuyện, dẫn dắt chuyện rất tự nhiên. Lời văn của Nam Cao mộc
mạc, chân thành dường như tự bản thân nó đã thế, chẳng cần trau chuốt cầu kỳ. Điều đó khiến độc giả càng hiểu hơn, càng
cảm thông và yêu thương hơn những người nông dân Việt Nam nghèo khó, đau khổ nhưng cao đẹp tuyệt vời. Có lẽ, văn
chương Nam Cao chính là cuộc đời, là tiếng lòng của mỗi con người. Văn chương và cuộc đời dường như không còn ranh
giới, khoảng cách. Nam Cao là nhà văn có biệt tài đi sâu miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật mà khó có nhà văn nào sánh
được. Dưới ngòi bút Nam Cao, từng chi tiết nhỏ nhất, sâu kín nhất của nhân vật cũng được thể hiện một cách chân thực.

Tác phẩm Lão Hạc được đánh giá là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của dòng văn học hiện thực. Là một tác phẩm
nổi bật vào thời kì trước cách mạng tháng tám, Lão Hạc của Nam Cao đã mang đến cho người đọc một cái nhìn bao quát
về cuộc đời và số phận của những người nông dân dưới chế độ cũ lúc bấy giờ. Ở họ, luôn mang những nét tính cách,
phẩm chất tốt đẹp, và được tỏa sáng trong hoàn cảnh dù là khắc nghiệt nhất.

Ai đó đã từng nói : “Văn học là cuộc đời. Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học”. Mỗi nghệ sĩ lớn đều ý
thức sâu sắc về mối quan hệ giữa hiện thực và cuộc sống. Hiện thực bao giờ cũng là nguồn cảm hứng bất tận của tâm hồn
nghệ sĩ. Và “Lão Hạc” cũng không phải một ngoại lệ. Mượn từ hiện thực cuộc sống bất công, tàn bạo đã đẩy người dân
tới bước đường cùng, Nam Cao với những trang viết về tấm lòng trong sạch, lương thiện của người nông dân và số phận
bi thảm của họ là những trang viết thấm đượm tấm lòng nhân đạo thống thiết của nhà văn với con người và niềm thiện
cảm sâu sắc của nhà văn với người nông dân. Với một “Lão Hạc” xuất sắc đến vô cùng, Nam Cao đã khẳng định được tên
tuổi của mình. Ông đã “khơi được những nguồn chưa ai khơi” và ghi lại trong lòng độc giả những tình cảm yêu mến. Cảm
ơn Nam Cao! Ông đã cho chúng ta hiểu rõ cái cuộc sống cùng quẫn, bi thảm của người nông dân, làm chúng ta càng cảm
phục trước những phẩm chất cảo quý, đẹp đẽ và trong sáng của họ. Giữa bùn đen nhưng tâm hồn họ vẫn toả hương thơm
ngát như đoá hoa sen đồng nội. Qua đây, nhà văn Nam Cao còn muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng phải biết yêu thương,
đồng cảm với mọi người xung quanh, biết đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và thông cảm cho những nỗi đau
khổ sâu sắc, những cơ cực đang đè nặng lên trái tim và đôi vai họ.

You might also like