You are on page 1of 2

HAI ĐỨA TRẺ

Nhà văn Thạch Lam từng có câu: “Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp
man mác của vũ trụ”. Nhận định trên chẳng khác nào một lời khẳng định cho quan niệm văn
chương giản dị mà đẹp của ông. Quả thực, giữa bức tranh văn học VN với vô vàn những phong
cách văn thơ vừa độc đáo, trẻ trung, vừa bình dị, sâu sắc, phong cách rất riêng của Thạch Lam
vẫn luôn hiện lên vô cùng nổi bật và để trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm. Có thể nói, phong
cách ấy được khắc hoạ sâu sắc và ấn tượng nhất qua tác phẩm “Hai đứa trẻ” của ông.

Thạch Lam là một tác giả vô cùng nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam với những lời văn bình
dị mà hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa. Sinh ra ở Hà Nội nhưng phần lớn ngày còn nhỏ, ông lại
gắn bó hơn cả với nơi phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Bởi vậy, có thể thấy các tác phẩm và
sáng tác của ông đều in đậm hình ảnh của thời ấu thơ này. Ngoài ra, tác giả còn được biết đến
như một trong những thành viên trụ cột của nhóm “Tự lục văn đoàn” nữa. Với quan niệm văn
chương tiến bộ cùng biệt tài về truyện ngắn, các tác phẩm trong sáng, giản dị mà sâu sắc của ông
luôn in dấu sâu đậm trong tâm trí người đọc. Thạch Lam thường viết những truyện chủ yếu khai
thác nội tâm nhận vật thay vì đi sâu vào nội dung, bởi vậy với tấm lòng đôn hậu và rất đỗi tinh
tế, rất nhiều tác phẩm của ông đã thực sự chạm đến trái tim độc giả, mà tiêu biểu là “Hai đứa
trẻ”. Được in trong tập “Nắng trong vườn” (1938), truyện ngắn này đã vẽ nên hồi quang kí ức
tuổi thơ gần gũi nhất của nhà văn về nơi phố huyện, khi ông nhạy cảm trước những vấn đề về
con người và cuộc sống quanh mình…

“Không thể có thi sĩ sống ngoài cuộc đời, sống ngoài buồn vui đau khổ của hiện thực”. Quả đúng
như vậy bởi qua tác phẩm/chi tiết/hình ảnh…, ta như cảm nhận được sâu sắc những giá trị hiện
thực của tác phẩm…… Từ hiện thực đầy khổ đau ấy, chính tác giả đã đem đến cái nhìn nhân đạo
thật ý nghĩa cho người đọc…… Góp phần vẽ nên một tác phẩm tuyệt vời đến thế không thể thiéu
sự đóng góp của các đặc sắc NT…….

Vậy đấy, văn chương luôn đem đến cho con người những tình cảm dạt dào, những vẻ đẹp bình dị
dù hiện thực cuộc sống có thanh bình, thơ mộng hay khốn khó, lam lũ. Đến với “Hai đứa trẻ”, ta
không chỉ được hiểu thêm về cuộc sống khi ấy mà còn thu nhận được biết bao giá trị tốt đẹp
mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Vì vậy, quả không sai khi nói tác phẩm này sẽ luôn sống mãi
cùng năm tháng và trong tâm trí của mỗi người đọc.
CHÍ PHÈO

Nhà văn Tố Hữu từng có câu: “Văn học thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu
không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học.” Quả thực
như vậy bởi trong giai đoạn XH vô cùng rối ren và bức bối trước CM tháng Tám, mỗi nhà văn,
nhà thơ đều đóng góp một cách nhìn riêng, một tiếng nói riêng về hiện thực cuộc sống đày đoạ
và khốn khổ ấy. Đến với đề tài về người nông dân nghèo trước CM tháng Tám, nhà văn Nam
Cao cũng góp tiếng nhỏ bé, khiêm nhường của mình qua tác phẩm “Chí Phèo”, để lại trong lòng
người đọc của bao thế hệ những suy ngẫm sâu sắc.

Nam Cao từ lâu đã là một ngòi bút vô cùng sắc sảo, tinh tế mà gân guốc của nền VH VN. Sinh ra
trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Đại Hoàng, tỉnh Hà Nam, thật không khó để nhận ra
Nam Cao đã vẽ nên hình ảnh làng Vũ Đại đầy biến động và mâu thuẫn từ chính những trải
nghiệm thực tế của ông. Ngoài ra, ông còn từng tham gia vào Hội Văn hoá cứu quốc ở HN năm
1943 và tiếp tục cống hiến những kiệt tác cho nền VH VN cho đến khi hi sinh trên đường đi
công tác năm 1951. Nam Cao là người dù bề ngoài có lạnh lùng, ít nói nhưng đời sống nội tâm
bên trong lại vô cùng phong phú, sục sôi. Ông luôn mang trong mình một tấm lòng đôn hậu, gắn
bó ân tình với quê hương và những người nghèo khổ bị áp bức trong XH cũ. Ở Nam Cao luôn có
một quan niệm văn học không thể lay chuyển “Nhà văn phải đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón
lấy mọi vang động của cuộc đời.” Ông luôn đứng từ hiện thực cuộc sống để đem đến những tác
phẩm văn học chân chính, trở thành những thành tựu lớn trong nền VH, tiêu biểu là “Chí Phèo”.
Được in trong tập “Luống cày” (1946) với nhan đề “Chí Phèo”, tác phẩm là một câu chuyện
mang đến nhiều giá trị sâu sắc, dựa vào chính thực tế ở làng Đại Hoàng nơi tác giả sinh sống,
trong giai đoạn XH nửa thuộc địa nửa phong kiến trước CM tháng Tám….

“Không thể có thi sĩ sống ngoài cuộc đời, sống ngoài buồn vui đau khổ của hiện thực”. Quả đúng
như vậy bởi qua tác phẩm/chi tiết/hình ảnh…, ta như cảm nhận được sâu sắc những giá trị hiện
thực của tác phẩm…… Từ hiện thực đầy khổ đau ấy, chính tác giả đã đem đến cái nhìn nhân đạo
thật ý nghĩa cho người đọc…… Góp phần vẽ nên một tác phẩm tuyệt vời đến thế không thể thiéu
sự đóng góp của các đặc sắc NT…….

Như vậy, qua tác phẩm/chi tiết/hình ảnh…, Nam Cao không chỉ phơi bày bộ mặt xã hội đen tối,
bất công mà nhà văn còn đồng cảm với những bi kịch khổ đau của người nông dân thấp cổ bé
họng trong XH đầy rối ren, mâu thuẫn trước CM, từ đó thêm trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của con
người và khao khát thay đổi thực tại để vươn đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Với những giá trị
sâu sắc đến vậy, dù lớp bụi thời gian có phủ mờ tren năm tháng, có lẽ “Chí Phèo” vẫn sẽ luôn là
một kiệt tác sống mãi trong lòng độc giả của thế hệ hôm nay và mai này.

You might also like