You are on page 1of 35

1.

Tác phẩm Lượm với 3 chức năng

Nếu hội họa dùng đường nét và màu sắc phác họa bức tranh cs, âm nhạc dùng ca từ và giai
điệu tạo những tiếng ca thì VH dùng nn và HẢ để làm chất liệu cho sáng tác. Nv Paustovsky từng
nói “VH đối với t là 1 hiện tượng đẹp đẽ nhất trên THG”. Thật vậy, VH mang lại cho ta vô vàn
những điều tươi đẹp mà ta k ngờ tới, đặc biệt là hòa mình vào THG trẻ thơ. Thông qua các CN
của VH, ta có thể cảm nhận 1 cách chân thật nhất qua BT Lượm của NT Tố Hữu HẢ 1 cậu bé
hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, cậu làm NV liên lạc cho CM. Mặc dù cậu bé đã hy sinh nhưng HẢ
chú bé hồn nhiên nhí nhảnh, IU đời vẫn sống mãi trong lòng TG, trong lòng quê hương đất nước.

VH mang đến cho cong người những hiểu biết vô cùng phong phú về đời sống tự nhiên và
đời sống xã hội. Trong TP, NT đã lm cho ng đọc cảm nhận được HẢ cánh đồng lúa đang trổ đòng
thơm mùi sữa giữa cuộc chiến “Lúa trổ đòng đòng/Lúa thơm mùi sữa”, vẻ đẹp của thiên nhiên
luôn luôn hiện hữu. Các TP VH được ví như là những bộ sách giáo khoa về đời sống, cung cấp tri
thức, mang đến sự hiểu biết cho con ng. VH là cái kho chứa khổng lồ những tri thức về đời sống
xã hội. VH dễ dàng tái hiện lại QK, chứa đựng cả những sự kiện lịch sử, cung cấp những tri thức
có giá trị về lịch sử, kinh tế, quân sự, văn hóa… Như trong BT, TG đã khắc họa HẢ chú bé Lượm
hồn nhiên, vui tươi, yêu đời, hăng hái, dũng cảm tham gia kháng chiến trong những ngày đất
nước kháng chiến chống Pháp. Hình tượng cao đẹp trong bộ thơ Tố Hữu, là sự cảm phục, mến
thương của TG dành cho Lượm và các em bé yêu nước. Mọi thứ trở nên sống động và gần gũi
hơn trong mắt người đọc, qua đó mới thấy VH như cuốn bách khoa toàn thư phản ánh hiện thực
đời sống. Quan trọng nhất là VH giúp cn tự nhận thức về bản thân mình. Nhờ VH, cn k chỉ có
nhg hiểu biết sâu sắc về THG bên ngoài, mà còn tự thức tỉnh, có được những nhận thức sâu sắc
về bản thân. Đọc từng câu thơ trg bài, ta k khỏi trăn trở về nh gì trg quá khứ. Ở thời chiến, ấy vậy
mà 1 cậu bé ngây ngô, hồn nhiên lại là giao liên. 1 công việc rất nguy hiểm nhưng khi đối diện
với nó, cậu bé vẫn rất lạc quan, “Cháu đi liên lạc,/Vui lắm chú à”. Nhưng những thứ đó không thể
bảo vệ em, “Cháu nằm trên lúa,/Tay nắm chặt bông,/Lúa thơm mùi sữa,/ Hồn bay giữa đồng”.
Nghĩ lại những HẢ đó, bản thân mỗi người sẽ tự nhận thức được mình nên lm gì cho CS bình yên
hiện tại để xứng đáng với cậu bé nói riêng và cả Tổ Quốc - biết bao con người đã chiến đấu hết
mình nói chung. Tóm lại, BT đã thể hiện rõ ràng nhg gì mà CN nhận thức mang lại cho ng đọc.

Nhà văn Nguyễn Khải từng nói “Văn chương có quyền, nhưng không chỉ miêu tả cái xấu
xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt
đẹp, cái thủy chung”. VH hướng con người đến những tư tưởng, tình cảm cao đẹp; biết đâu là
điều đáng yêu, đáng ghét; biết trân trọng cái thiện, cái đẹp; đồng thời, biết căm ghét và lên án cái
xấu xa, độc ác vô nhân đạo. Sức mạnh giáo dục của văn chương thật sự rất lớn, rất kì diệu.

“1 hôm nào đó,/Như bao hôm nào,/Chú đồng chí nhỏ,/Bỏ thư vào bao,//Vụt qua mặt trận,/Ðạn
bay vèo vèo,/Thư đề “Thượng khẩn”,/Sợ chi hiểm nghèo!//Ðg quê vắng vẻ,/Lúa trổ đòng
đòng,/Ca-lô chú bé,/Nhấp nhô trên đồng…//Bỗng lòe chớp đỏ,/Thôi rồi, Lượm ơi!/Chú đc nhỏ,/1
dòng máu tươi!//Cháu nằm trên lúa,/Tay nắm chặt bông,/Lúa thơm mùi sữa,/Hồn bay giữa đồng./

Lượm đã hi sinh vì TQ, tuy cậu còn nhỏ tuổi nhưng rất dũng cảm, k ngại nguy hiểm mà lm
giao liên. Đọc nhg dòng thơ trên, 1 loạt các HẢ về cái chết của cậu hiện ra khiến ta k khỏi xót xa.
Sự GD mà BT mang lại cho ta đó chính là lòng thương cảm, sự cảm phục, yêu mến cậu bé Lượm.
Từ nhg cn nhỏ bé như vậy rồi đến cả 1 đất nc, tất cả đều kiên cường mà chống lũ giặc tàn ác. Ta
cảm thấy tin yêu và và ngợi ca tinh thần nhân dân thời chiến cũng như lên án và căm ghét bọn
giặt xấu xa, chúng đã cướp đi rất nhiều thứ của đất nc. Tiếp nối đó, VH giúp con người tự đấu
tranh vs cái xấu, cái ác, cái tầm thường, hèn kém ngay trong bản thân mình; để vươn tới nhg điều
tốt đẹp, cao cả, thánh thiện, giúp con người tự hoàn thiện bản thân. Qua BT, bản thân mỗi người
ắt hẳn đều bùng cháy lên ngọn lửa của lòng quê hương, đất nước như cái cách mà Lượm đã có.

Nếu bắt gặp HẢ của cánh đồng lúa hay HẢ cậu bé lúc bấy h, chắc hẳn mn sẽ k nhận ra đc
hết vẻ đẹp của chúng. Ấy vậy mà BT này đã lm được. 1 cậu bé hồn nhiên, ngây thơ và ngộ
nghĩnh “loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh” có gt gợi tả rất đặc sắc hay vđ dũng
cảm “Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo vèo/Thư đề Thượng khẩn/Sợ chi hiểm nghèo”… VH nói
chung và BT Lượm ns riêng đã làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của ngđ bằng việc miêu tả và phản
ánh cái đẹp trong tnvxh. Khi đọc 1 TPVH cũng là lúc ngt có nhu cầu thưởng thức cái hay, cái
đẹp. Vđ của TP lm rung động trái tim của bao ng, bất cứ sự rung động nào # trc cái đẹp trg cuộc
đời. Cũng như cái cách mà độc giả thương cảm cho cậu bé Lượm và đất nước trong thời chiến.

Tóm lại, k có 1 ng thầy nào có thể dạy cho trẻ hết tri thức về cs và tình cảm cn cũng như
cách đối nhân xử thế, nhg VH có thể mang lại điều kỳ diệu đó, sẽ đi theo trẻ suốt cuộc đời như 1
người thầy vĩ đại I. BT Lượm đã được NT TH chắp cho đôi cánh mang đầy nhg điều hay mà CN
của VH. TP vừa lm cho ch ta nhận thức được hiện thực trg thời chiến, vừa lm cho ch ta cảm thấy
mình nên lm gì cho đúng lẽ và biết ơn nh gì cha ông ta cũng như Lượm đã hi sinh để giành lấy.

Ngày Huế đổ máu,/Chú Hà Nội về,/Tình cờ chú cháu,/Gặp nhau Hàng Bè.

Chú bé loắt choắt,/Cái xắc xinh xinh,/Cái chân thoăn thoắt,/Cái đầu nghênh nghênh,
Ca-lô đội lệch,/Mồm huýt sáo vang,/Như con chim chích,/Nhảy trên đường vàng…

- “Cháu đi liên lạc,/Vui lắm chú à./Ở đồn Mang Cá,/Thích hơn ở nhà!”

Cháu cười híp mí,/Má đỏ bồ quân:/- “Thôi, chào đồng chí!”/Cháu đi xa dần…

Cháu đi đường cháu,/Chú lên đường ra,/Ðến nay tháng sáu,/Chợt nghe tin nhà.

Ra thế,/Lượm ơi!

1 hôm nào đó,/Như bao hôm nào,/Chú đồng chí nhỏ,/Bỏ thư vào bao,

Vụt qua mặt trận,/Ðạn bay vèo vèo,/Thư đề “Thượng khẩn”,/Sợ chi hiểm nghèo!

Ðường quê vắng vẻ,/Lúa trổ đòng đòng,/Ca-lô chú bé,/Nhấp nhô trên đồng…

Bỗng lòe chớp đỏ,/Thôi rồi, Lượm ơi!/Chú đồng chí nhỏ,/1 dòng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa,/Tay nắm chặt bông,/Lúa thơm mùi sữa,/Hồn bay giữa đồng.

Lượm ơi, còn không?

Chú bé loắt choắt,/Cái xắc xinh xinh,/Cái chân thoăn thoắt,/Cái đầu nghênh nghênh.

Ca-lô đội lệch,/Mồm huýt sáo vang,/Như con chim chích,/Nhảy trên đường vàng...

2. 3 chức năng

VHNT là 1 hình thức của lý tưởng có CN lm cân bằng đời sống tinh thần của CN, bù đắp
cho nhân loại những gì chưa có, chưa đến, nhg gì đang ao ước, mong mỏi, hi vọng. Nói đến CN
của VH là nói đến vai trò, tác dụng của VH đối với ĐSXH, CN mà các hình thái ý thức XH khác
k thể thay thế được. Có thể xem việc rèn luyện, phát triển những năng lực tình cảm của con người
như một ý nghĩa xã hội quan trọng của văn học. Và mỗi chức năng mang lại những ý nghĩa khác
nhau cho đời sống con người và đặc biệt, đối với việc dạy văn ở cấp Tiểu học.

Chức năng nhận thức: Văn học cung cấp tri thức bách khoa về hiện thực đời sống: Văn học
cung cấp tri thức, mang đến sự hiểu biết cho con người. Nhưng văn học không như các môn khoa
học khác, đem đến cho con người những nhận thức hiện thực theo kiểu phân môn mà phản ánh
cuộc sống trong toàn bộ tính toàn vẹn của nó. Lấy ví dụ khi đọc bài thơ Tre VN của Nguyễn Duy
(SGK Tiếng việt 4, tập 1), người đọc tìm hiểu thêm nhiều chi tiết lí thú từ vẻ đẹp của màu sắc,
hình dáng của những cây tre xanh nước ta:, sức sống mãnh liệt, con người Việt Nam cũng vậy, vẻ
đẹp của những khóm tre san sát bên nhau, bao bọc lấy nhau trước những sóng gió nắng mưa của
đất trời, … Thế giới loài vật trở nên sống động và gần gũi hơn trong mắt người đọc, qua đó mới
thấy văn học như cuốn bách khoa toàn thư phản ánh hiện thực đời sống.

Văn học là cái kho chứa khổng lồ những tri thức về đời sống xã hội. Văn học dễ dàng tái
hiện lại quá khứ, chứa đựng cả những sự kiện lịch sử, cung cấp những tri thức có giá trị về lịch
sử, kinh tế, quân sự, văn hóa… Thực vậy, như khi ta đọc bài Trung thu độc lập của Thép Mới,
anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai thật đẹp. Vẻ đẹp đó khác rất
nhiều so với đêm Trung thu độc lập đầu tiên này, bởi đó chính là vẻ đẹp của một đất nước đang
trưởng thành lớn mạnh và hùng cường, một đất nước có một nền công nghiệp, nông nghiệp, quốc
phòng hiện đại. Đã phản ánh một thời kì chiến tranh gian khổ của đất nước Việt Nam ta. Đồng
thời qua tác phẩm, ta cũng thấy được tấm lòng của nhân dân, luôn cố gắng hết mình để giúp sức,
góp công cho cách mạng nước nhà, mà cụ thể trong tác phẩm này: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng
cảm trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng; thể hiện tấm lòng son sắt của người
dân Nam Bộ đối với cách mạng.Không chỉ những người viết văn, thưởng thức văn học mới nhận
thấy chức năng phản ánh hiện thực này của văn học. Chính các nhà kinh điển của chủ nghĩa Marx
cũng đánh giá cao khả năng cung cấp tri thức của văn học.

Văn học còn giúp ta tìm hiểu thân phận của con người, khám phá các tính cách xã hội của
một giai đoạn, một xã hội, một tầng lớp, một giai cấp… “Truyện Kiều” cũng dựng lại một xã hội
nhơ bẩn, xem đồng tiền hơn cả con người, lấy sự vạn năng của đồng tiền để xoay chuyển cả thế
gian, vùi dập con người…

Văn học giúp con người tự nhận thức chính mình và cuộc sống. Bằng các hình tượng nghệ
thuật, văn học giúp ta nhận thức được các giá trị tinh thần kết tinh trong thế giới đối tượng, khơi
gợi khả năng biến quá trình nhận thức thế giới khách quan thành quá trình tự nhận thức về bản
thân- Văn học còn giúp con người tự nhận thức về mình. Đọc bài “Trung thu độc lập” (SGK
Tiếng việt 4, tập 1), làm cho ta bắt đầu suy nghĩ trăn trở hay chí ít đặt cho mình câu hỏi: ngày
nay, ta được hưởng những tết Trung thu độc lập, thì ta cần phải làm gì để xứng đáng với các thế
hệ cha ông đã hi sinh cho ta có được hôm nay?.... Nếu có, tức nhiên bạn phải nhìn nhận thực tế
rằng văn học bước đầu đã tác động đến nhận thức của bạn. Lịch sử văn học đã từng chứng kiến
không ít những thay đổi tích cực (lẫn tiêu cực) của con người dưới ảnh hưởng của văn học, cũng
trong tác phẩm trên, ta thấy văn học giúp ta hiểu được cái giá trị của mình,thấy được vị trí của
mình, biết mình phải làm gì và có thể làm gì cho cuộc sống chung. Như vậy chức năng nhận thức
của văn học là vô cùng rộng lớn, tùy theo cách diễn đạt của nhà văn, sự cảm thụ của người đọc
mà văn học tác động khác nhau.

Chức năng giáo dục: Sức mạnh của VH luôn dựa trên nHg CN của nó. Khi 1 TP ra đời, là 1 lần
nữa sức mạnh ấy lại được khẳng định và 1 trong những thiên chức diệu kì của nó chính là giáo
dục, định hướng tư tưởng của CN. Điều ấy chính là khơi gợi những tư tưởng, tình cảm, nuôi
dưỡng tâm hồn, niềm tin cho con người. Văn học bằng những chất liệu ngôn từ nghệ thuật đã đối
thoại, tâm tình với nhân sinh, mang tới CN nhg quan niệm về CS tốt đẹp nhất. Vũ Quỳnh cũng
từng nói: “Văn chương có khả năng khuyến điều thiện, răn điều ác, bỏ giả, theo thật”. 1TP chân
chính k chỉ khiến ta say mê, rung cảm mà còn lm ta nhận thức được về thiện – ác, phải – trái, để
biết đồng cảm, yêu thương, hướng đến những giá trị tốt đẹp, những chân – thiện – mỹ. Dù là ở
tầng lớp nào, độ tuổi nào, văn chương cũng có thể mang ánh sáng ấy len lỏi đến từng ngóc ngách
của tâm hồn con người. Cũng như những vần thơ yêu thương chân thành, trong trẻo của Tú Mỡ:
Tuy chân đang nhức,/Ông phải phì cười:/“Ừ, ông theo lời/Thử xem có nghiệm”/Ông bèn nói
liền:/“Không đau! Không đau!”/Và ông gật đầu:/“Khỏi rồi! Tài nhỉ!”/Việt ta thích chí:/“Cháu đã
bảo mà…!”/Và móc túi ra:/“Biếu ông cái kẹo!”. Đôi 3 câu thơ cũng đủ làm ta xúc động trước tình
cảm yêu thương, sự hiếu thảo của người cháu dành cho ông. Và xa hơn nữa, đó chính là tình cảm
gia đình, tình yêu với ông bà, cha mẹ. Đó là cách văn chương thông qua hình tượng, ngôn từ nghệ
thuật để dẫn dắt CN đến những lý tưởng tốt đẹp, soi sáng cho nét đẹp tâm hồn.

Cntm: VH là loại hình nghệ thuật sáng tạo ngôn từ thể hiện sự sáng tạo và nhận thức. Vượt
qua biểu hiện của bản chất, ta thấy cội nguồn văn học chính là lao động con người. Lấy chất liệu
từ môi trường sống xung quanh, cảnh tượng, con người, thiên nhiên, cuộc sống mà hình thành
nên ngôn từ. Từ đó văn học khám phá ra điều mới mẻ từ cuộc sống đời thường thôn quên. Cuộc
sống giản dị, tầm thường, qua phản ánh thẩm mĩ của văn học mà trở nên thơ mộng, có sức sống
tràn trề. Nhìn chung, lí tưởng thẩm mĩ là tiền đề và khởi phát văn học. Sự thưởng thức và nhu cầu
về cái đẹp được thỏa mãn thông qua quan hệ thẩm mĩ của CNvới hiện thực khách quan. CNTM
có nhiều cấp bậc, là thỏa mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp của đọc giả, là nâng những tâm hồn
tàn úa cần được cứu cánh hay là sáng tạo ra cái đẹp chân thiện mỹ để đáp ứng nhu cầu xã hội. Bởi
Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung
cho tất cả loài người. Nó phải chứa đựng nột cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn
khởi, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bằng…Nó làm cho người gần người hơn, trong
tác phẩm đời thừa của Văn Cao đã nói vậy. Một tác phẩm có giá trị cần phải đáp ứng cái đẹp
phong phú của cuộc đời, dù là cuộc sống nên thơ thông qua bản tình ca đầy hương sắc, một cuộc
sống về đêm nhưng được điểm tô rực rỡ muôn màu, tất cả đều tôn vinh vẻ đẹp con người, thiên
nhiên, cuộc sống. Mỗi một tác phẩm đều có cách xây dựng hình tượng nhân vật khác nhau nhưng
đều thể hiện cái đẹp ở đời dù tốt xấu, đều soi bóng hiện thực đời sống để người đọc chiêm
ngưỡng và hưởng thụ. Ngoài ra CNTM trong vh còn sử dụng chất liệu ngôn từ và hình tượng văn
học để hình thành thị hiếu thẩm mĩ cho người đọc, giúp họ thưởng thức sự hoàn mĩ trong văn thơ
và biết đánh giá về cái nhìn thông qua lăng kính nghệ thuật. Chẳng hạn khi nói sen, nếu nhìn ở
ngoài đời ta chưa thấy hết cái đẹp của nó. Nhưng khi nhìn nó trong nghệ thuật ta mới thấy hết cái
đẹp từ màu sắc, hương vị, hình thức, phẩm chất. Trong đầm gì đẹp bằng sen/ Lá xanh, bông
trắng, lại chen nhị vàng/ Nhị vàng, bông trắng, lá xanh/ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Tóm lại, k có 1 ng thầy nào có thể dạy cho trẻ hết tri thức về CS và tình cảm CN cũng như
cách đối nhân xử thế, nhưng văn học có thể mang lại điều kỳ diệu đó và sẽ đi theo trẻ suốt cuộc
đời như một người thầy vĩ đại nhất. Đến với văn học, tâm hồn non nớt của các em HSTH sẽ được
chắp thêm đôi cánh để có thể tự tin bay cao, như một búp non tràn trề nhựa sống tình thương sẵn
sàng vươn lên trong vườn hoa nhân ái của cuộc đời. Bởi vậy, GVTH phải là ng biết cách khơi dậy
và phát huy CN cao cả này của vh đối với các em hs thân iu qua mỗi tiết dạy của mình.
3. Bài thơ MẸ

Những hình ảnh so sánh:

Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con: Giúp em cảm
nhận được, người mẹ rất thương con, mẹ có thể thức thâu đêm suốt sáng để canh cho con
ngủ ngon giấc; hơn cả những ngôi sao “Thức” soi sáng trong đêm, bởi vì khi trời sáng thì
sao cũng không thể thức được nữa.

Đêm nay con ngủ giấc tròn/ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời: Cho ta thấy mẹ còn đem
đến ngọn gió mát trong đêm hè, giúp cho con ngủ say (giấc tròn); có thể nói mẹ là người
luôn đem đến cho con những điều tót đẹp trong suốt cuộc đời (ngọn gió của con suốt đời)

Bằng biện pháp nhân hóa, tác giả bộc lộ tình cảm của mẹ đối với con thật là sâu nặng.
Mẹ luôn mang đến cho con bao điều tốt đẹp mà không phải ai cũng làm được. Mẹ yêu con
vô bờ bến, không có tình yêu nào sánh nổi, kể cả sao trời cũng không sánh nổi:

********

Mỗi 1 con ng sinh ra và lớn lên trong vòng tay của mẹ dù ít nhiều cũng từng đc nghe
tiếng à ơi, êm dịu như suốt hát nh lời ca ngọt ngài như dòng sữa vẫn k thể thay thế được
một hồi ức đẹp đẽ về tình yêu vô bờ bến mẹ dành cho con.
Tâm hồn của những người con đất Việt chúng ta thường hướng đến tiềm thức về một
làng quê thanh bình với cánh cò trắng lượn vòng trên cánh đồng lúa xanh mượt, dòng sông
mát lành uốn lượn bên những khóm tre ngà mát rượi giữa nắng trưa oi ả. Là những mái
đình cổ kính, cổng làng… Tất cả chúng ta đều có thể mường tượng ra những hình ảnh ấy.
Ấy không chỉ là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt mà còn là cả tình mẹ thiêng liêng
mà mẹ đã dành cho chúng ta. Trong bài thơ “mẹ” của nhà thơ Trần Quốc Minh cũng gợi
cho chúng ta cảm giác thân thương, mến yêu đó.

Lời thơ giản dị mộc mạc đằm thắm nhưng đượm chất Việt đc khéo léo xây dựng nên
bởi những BPTT hết sức độc đáo. Nó đã lột tả được vẻ đẹp của tình mẫu tử trong bài thơ.
Lời hát ru của mẹ cứ chất chứa nhẹ nhàng và âu yếm thấm sâu vào hồn ta. Những ngôi sao
ngoài kia có thức suốt đêm cũng chẳng = mẹ thức vì con. Mẹ thức vất cả ngày đêm để cho
con có giấc ngủ say nồng.

“Lăng rồi cả tiếng con ve” tác giả đã sư dụng NT đảo ngữ, nhằm thể hiện được
không gian khắc nghiệt của trưa hè oi ả. Hãy thử tưởng tượng xem con ve kêu suốt ngày
hè ấy cũng biết mệt mỏi thì cái nóng của mùa hè nó đến mức nào. Con ve cũng mệt mà k
kêu thành tiếng nữa những vẫn vọng lại tiếng à ơi của mẹ. K có gì có thể ngăn được tình
thương của mẹ, của lòng mẹ yêu con, khiến cho ve kia cũng lặng im. Văng vẳng trong trưa
hè oi ả, k một tiếng động là tiếng ru của mẹ. Mẹ k quản trưa hè oi bức để cho con được
yên giấc nồng.

Điệp từ ở cuối câu thơ 4,5 và điệp ngắt quãng ở câu thơ t6 giúp cho chúng ta có thể liên
tưởng đc hình ảnh, trg buổi trưa hè oi ả, ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ có lời ru của
mẹ là vẫn còn mãi. Có lúc trầm lúc bổng đưa con vào giấc say nồng. Mẹ k chỉ quạt cho
con = sức của mẹ mà còn mát lạnh lòng ta = chính tình iu thưn vô bờ bến của mẹ. Sức
mạnh to lớn của mẹ to lớn trong lời hát ru, đôi tay mẹ trở thành ngọn gió thu mát mẻ xua
tan đi cái nắng oi ả của ngày hè.

Đi suốt cuộc đời đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của
mẹ ta bỗng thấy thời gian này như bị chùng lại. Trong những bồn bề của cuộc sống làm
cho ta lắng lại, nó cho ta giây phút nhớ tới mẹ nhớ tới tình cảm thiêng liêng mà mẹ đã
dành cho ta.
Bài thơ Mẹ là một sáng tác của Trần Quốc Minh. Đây là chủ đề quen thuộc trong thơ
ca. Bởi mỗi ai trong số chúng ta đều lớn lên trong vòng tay của mẹ và cũng ít nhiều được
nghe tiếng à ơi. Nó là những âm thanh êm dịu mà không có gì thay thế được tình yêu của
mẹ dành cho con. Chính tâm hồn con đã được nuôi lớn từng ngày qua những lời ru và
những yêu thương như thế. Hãy cùng tìm hiểu bài thơ mẹ và cùng cảm nhận bạn nhé!

Bài thơ Mẹ ra đời trong một hoàn cảnh rất kỳ lạ. Đó là vào thời điểm năm 1972 khi ấy
giặc đánh phá Hải Phòng ác liệt. Khi ấy nhà thơ đã cùng gia đình em gái là bác sĩ Trần Tị
Hồng đi sơ tản sang bệnh viện An Hải. Khi đó cô Hồng mới sinh cháu Nguyễn Đức Thiện
và đêm ấy trời nóng bom nổ rung trời. Cháu Thiện khóc ngặt và cô Hồng thương con nên
dùng chân đạp võng còn tay thì quạt cho con ngủ. Cô quạt đến khi cả hai mẹ con đều ngủ
thiếp đi.

Đó cũng chính là lúc những câu thơ đầu tiên của bài thơ Mẹ được hình thành. Và sau đó
bài thơ đã rất nhanh chóng hình thành. Khi ấy bài thơ có tên là Ngọn gió của con và sau
này khi in trong sách TV đã đổi tiêu đề thành bài thơ Mẹ.

Bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh đã gợi lại cho ta bao nhiêu cảm xúc yêu thương, thân
thương và trìu mến. Chính mẹ là ngọn gió của cuộc đời con. Bằng những vần thơ giản dị
xây dựng dựa trên việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật đã thể hiện tình mẫu tử rất thiêng
liêng. Không những thế bài thơ này còn chất chứa nỗi vất vả của mẹ khi sinh thành và nuôi
nấng con thành lời. Chính lời ru của mẹ cứ thế nhẹ nhàng và âu yếm thẩm thấu vào tâm
hồn non nớt của con.

Từ những câu thơ đầu tiên ta đã thấy được điều đó. Với nghệ thuật sử dụng đảo ngữ tài
tình đã làm nhấn mạnh và khắc họa rõ nét hơn sự khắc nghiệt của trưa hè nóng nực. Bởi
ngay cả con vật kêu suốt mùa hè ấy cũng đã cảm nhận được sức nóng ghê gớm của mùa
hè. Và con ve cũng có cảm xúc như con người. Tuy nhiên ở đây ta lại thấy sự tương phản
đối lập, một bên là con ve mệt còn một bên là tình yêu mà mẹ dành cho con. Chính tình
yêu ấy đã làm mẹ bền bỉ ru em mà không hề mệt mỏi.

Phải chăng tiếng ru ấy đã bao trùm lên một khoảng không gian làm con ve cũng phải
lặng im. Và tiếng ru ấy đã vượt lên trên cả thời tiết khắc nghiệt. Đến cái nóng kia cũng
phải lặng im để con được say giấc nồng. Cũng chính điều này qua bài thơ Mẹ làm ta cảm
nhận được mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là bằng lòng mẹ, không chỉ ru
con bằng lời ru mà đó còn là tình thương của mẹ dành cho con. Và sức mạnh tình yêu ấy
đã cất vào lời hát ru và đôi tay của mẹ quạt thành nguồn gió mát để xua đi cái oi bức của
mùa hè.

Lặng rồi cả tiếng con ve,/ Con ve cũng mệt vì hè nắng oi./ Nhà e vẫn tiếng ạ ời,/
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru./ Lời ru có gió mùa thu,/Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa
gió về./ Những ngôi sao thức ngoài kia,/ Chẳng = mẹ đã thức vì chúng con./ Đêm nay
con ngủ giấc tròn,/ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

4. Đặc trưng văn học thiếu nhi

Đặc trưng của VHTN:

- Về nội dung:

a) Là những sáng tác phù hợp với tâm lí lứa tuổi khác nhau của trẻ em, được “nhìn
đôi mắt trẻ thơ” và xuất phát từ cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo, tự nhiên “như trẻ thơ”. Mỗi
lần sáng tác cho các em là một lần người viết được “sống lại” tuổi thơ của mình và hòa
đồng tâm hồn với trẻ thơ. Thế giới xung quanh trẻ luôn vui tươi, trong trẻo. Niềm vui như
là một lẽ sống tự nhiên của các em - từ cách nhìn, cách nghe, cách cảm, cách nghĩ, trí
tưởng tượng…

1 tp viết về con người hay đồ vật chỉ được coi là một tác phẩm VHTN khi tác giả
biết “trẻ con hóa” những con vật, đồ vật ấy để nói lên những suy nghĩ của chính các em;
cảm thông, chia sẻ, cảm hóa các em bằng những bài học nhân ái, nhẹ nhàng mà sâu
sắc: “Ngỗng không chịu học/ Khoe biết chữ rồi/ Vịt đưa sách ngược/ Ngỗng cứ tưởng
xuôi/ Cứ giả đọc nhẩm/ Làm vịt phì cười/ Vịt khuyên một hồi/ Ngỗng ơi! Học!
Học!”…(Ngỗng và Vịt - Phạm Hổ).

b) Có vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ em cả về đạo
đức, trí tuệ và tình cảm thẩm mĩ. với tâm hồn thơ ngây, trong trắng, chưa có nhiều những
trải nghiệm cá nhân, nhận thức về thế giới xung quanh ở mức cảm tính…, nên việc tiếp
xúc với cái đẹp lấp lánh của ngôn từ và trí tưởng tượng phong phú trong tác phẩm VHTN
sẽ là cơ sở để các em rung động và cảm nhận được vẻ đẹp về một thế giới bao la đầy âm
thanh, màu sắc và sự huyền bí. Trong truyện cổ tích, trẻ được gặp ông Bụt, bà Tiên tốt
bụng với những phép biến hóa thần thông, những nàng công chúa xinh đẹp, những chàng
hoàng tử thông minh, can đảm… Còn trong truyện thần thoại, các em lại được bắt gặp lối
nhân hóa và sự tưởng tượng nghệ thuật, ở đó các con vật, cỏ cây, hoa lá hiện lên một cách
sinh động thể hiện tình cảm gắn bó sâu sắc giữa con người với thiên nhiên. Trẻ thơ vốn đã
sẵn trong đầu trí tưởng tượng phong phú nên khi gặp những yếu tố kì ảo, đẹp đẽ trong các
tác phẩm văn học thì trí tưởng tượng ở trẻ càng được thăng hoa, giúp các em phát triển trí
tuệ và thưởng thức cái đẹp, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế hơn…

c) Phù hợp với thị hiếu, tâm lí các em và hướng dẫn tới cái đẹp chân - thiện – mĩ.
Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là những “bạn đọc đặc biệt” (chưa biết đọc, biết viết, được tiếp
xúc với văn học thiếu nhi chủ yếu là qua lời đọc, lời kể của ông bà, cha mẹ, thầy cô,…),
cho nên VHTN viết cho các em phải đặc biệt quan tâm đến đặc điểm tâm lí lứa tuổi và
những sở thích của trẻ nhỏ. Các em vốn rất yêu cái cái đẹp, cái tốt, cái thực; vì vậy các nhà
văn cần nắm được những đặc điểm tâm lí của trẻ để thỏa mãn những nhu cầu ấy một cách
tự nhiên. Những hình tượng nghệ thuật, giàu giá trị nhân văn kết hợp vần điệu, nhạc điệu
do các nhà văn dày công sáng tạo trong tác phẩm sẽ gây được những ấn tượng sâu sắc
trong tâm hồn trẻ thơ, tác động nhẹ nhàng đến nhận thức, tư tưởng tình cảm ở trẻ.

d) VHTN có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.VHTN như
một nguời bạn đồng hành cùng trẻ thơ, cung cấp cho trẻ thơ một vốn từ ngữ khổng lồ, đặc
biệt là những từ ngữ nghệ thuật. Khi trẻ thường xuyên tiếp xúc với các tác phẩm VHTN,
vốn từ ngữ của các em phong phú và sống động hơn. Các em tự hình thành cho mình khả
năng diễn đạt một vấn đề một cách mạch lạc, giàu hình ảnh và biểu cảm bởi đã được học
cách diễn đạt sinh động ấy trong tác phẩm. Đối với trẻ mầm non, sự phát triển ngôn ngữ
ấy qua hoạt động bắt chước lời nói, việc làm của các nhân vật hoặc những cách diễn đạt
trong tác phẩm. Chính quá trình trẻ được nghe, được kể diễn cảm truyện, thơ và được trực
tiếp tham gia vào hoạt động đọc, kể lại truyện thơ sẽ giúp trẻ tích lũy và phát triển thêm
nhiều từ mới. Điều này giúp giáo viên có thể dễ dàng hơn trong việc rèn luyện khả năng
biểu cảm trong ngôn ngữ nói, ngôn ngữ miêu tả, ngôn ngữ đối thoại với trẻ.

e) Những tác phẩm thơ, truyện của trẻ tự viết cho mình hay của người lớn viết cho
các em phải rất hồn nhiên, vui tươi, ngộ nghĩnh và trong sáng. Những tác phẩm thơ, truyện
do chính các em sáng tác bao giờ cũng thể hiện những xúc cảm chân thành, hồn nhiên,
trong trẻo,…như chính bản tính của trẻ thơ. Qua cái nhìn “trong veo” ấy, cuộc sống xung
quanh các em trở nên hấp dẫn, đẹp đẽ và đầy sức sống. Ví dụ: Đọc bài thơ “Giỡn sóng”
của bé Cẩm Thơ, chúng ta thấy hiện lên một thế giới diệu kì với biết bao điều lí thú dưới
con mắt của trẻ thơ: “Năm năm em lại về giỡn sóng/ Ôi cái sóng biển Đông! Phù sa về
nhuộm hồng/ Triều lên cùng với sóng/ Triều reo như trẻ nhỏ/ Em òa vào lòng sóng mênh
mông”…

Người lớn muốn viết cho trẻ em phải học được sự hồn nhiên, ngây thơ ấy, phải thực
sự hòa nhập với cuộc sống trẻ thơ, sống hết mình với tuổi thơ mới có thể tạo ra được sự
cộng hưởng với trẻ thơ và mang lại cho tác phẩm sự thành công. Ví dụ: Bài thơ “Chú thỏ
đa nghi” (Phạm Hổ) : “Thỏ đây! Ai đấy? Mèo à? Mèo thế nào? Mình không trông thấy
cậu/ Nhỡ đứa khác thì sao?”… không chỉ thể hiện sự hồn nhiên ngây thơ mà còn đa nghi,
ngốc nghếch của chú thỏ. Thỏ dùng máy nói mà cứ đòi phải nhìn thấy người ở đầu dây
bên kia chú mới tin đó chính là bạn mình.

- Về nghệ thuật:

a) Giàu chất thơ, chất truyện. Sở dĩ các tác phẩm truyện viết cho trẻ em lôi cuốn, hấp
dẫn, có sức cảm hóa lạ lùng, mạnh mẽ được các em là vì luôn lấp lánh chất thơ. Chất thơ
giúp trẻ em sau khi được nghe ông bà, cha mẹ kể chuyện, gấp sách lại vẫn thấy bao nhiêu
điều kì diệu, “bám chặt” lấy tâm hồn, tình cảm và chắp cánh cho những ước mơ, khát vọng
của tuổi thơ (truyện “DM phiêu lưu kí” của Tô Hoài là một ví dụ cụ thể).

Chất truyện trong thơ cũng là một trong những yếu tố tạo nên hình tượng cảm xúc
trong thơ. Mỗi bài thơ viết cho trẻ thơ gần như là một trong yếu tố tạo nên hình tượng cảm
xúc trong thơ. Mỗi bài thơ viết cho trẻ gần như một mẩu truyện hoặc chứa đầy yếu tố
truyện. Điều đó khiến cho các em dễ hiểu, dễ cảm nhận và thuộc lòng những vần thơ.
Trong bài “Chú bò tìm bạn” (Phạm Hổ), các vần thơ, vần thơ được tác giả viết ra bằng
những từ ngữ hết sức đời thường để kể cho các em nghe một câu chuyện về tình bạn đầy
xúc động và tinh tế: “Mặt trời rúc bụi tre/ Buổi chiều về nghe mát/ Bò ra sông uống nước/
Thấy bóng mình ngỡ ai/ Bò chào: “Kìa anh bạn/ Lại gặp anh ở đây”/ Nước đang nằm nhìn
mây/ Nghe bò cười toét miệng…”

b)Hài hước, dí dỏm. Mỗi một tác phẩm viết cho các em đều chứa đựng những tiếng
cười hóm hỉnh và tinh nghịch, hồn nhiên và trong sáng. Có thể nói trong kí ức về một làng
quê bình dị, ở đó chứa đựng biết bao điều lí thú nảy sinh từ những kỷ niệm ấu thơ của
mình và bật lên những tiếng cười thật sảng khoái.
Khác với những tác phẩm của trẻ tự viết cho mình, thơ hay truyện của người lớn viết
cho các em phải tiến tới sự kết hợp hài hòa giữa chất thơ và chất trẻ thơ, phải hồn nhiên,
vui tươi, ngộ nghĩnh. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đặc trưng ấy trong bài thơ “Ngủ
rồi” (Phạm Hổ):“Gà mẹ hỏi gà con/ Đã ngủ chưa đấy hả?/ Cả đàn gà nhao nhao/ Ngủ cả
rồi đấy ạ!”…

c) Ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu. Nếu như thơ, văn viết cho người lớn thường
hướng tới cái gì đó cao xa, trừu tượng thì thơ, văn viết cho trẻ em phải ngắn gọn, súc
tích, trong sáng, dễ hiểu. Sự ngắn gọn không chỉ thể hiện ở dung lượng tác phẩm mà còn
thể hiện trong cả câu văn, câu thơ. Trong văn xuôi thường sử dụng những câu đơn, ngắn,
vừa sức với khả năng tiếp nhận của trẻ nhỏ; còn trong thơ, các nhà văn thường sử dụng thể
thơ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, rất gần với đồng dao, vui nhộn, vừa dễ đọc, dễ thuộc, dễ nhớ.

d) Giàu hình ảnh, vần điệu, nhạc điệu. Những hình ảnh đẹp, rực rỡ cùng với vần
điệu, nhạc điệu vui tươi sẽ làm cho tác phẩm thêm sinh động và có sức lôi cuốn, hấp dẫn
các em. Đây là một trong những yếu tố không thể thiếu trong thơ viết cho các em.

5. Nội dung DM

- Bài học đường đời đầu tiên

DMPLK là một trong những tác phẩm thiếu nhi đặc sắc, nổi tiếng được trẻ em Việt
Nam yêu thích. Đây là tác phẩm xuất sắc do nhà văn Tô Hoài thực hiện. Tô Hoài là nhà
văn tiêu biểu cho những nhà văn xuất sắc của Việt Nam. Từ khi còn trẻ, Tô Hoài đã là
người rất có chí, cuộc đời ông khá vất vả, vật lộn với cuộc sống mưu sinh từ khi còn bé.
Có thể nói con đường nào ông cũng trải qua, thử thách cuộc sống đã tạo nên một Tô Hoài
như ngày hôm nay. Trong đó tác phẩm DM Phiêu Lưu Ký là tác phẩm văn xuôi hiện thực
được chú ý và gây tiếng vang ngay lần đầu tiên khi ra mắt. Trong đó, đoạn trích “ Bài học
đường đời đầu tiên” đưa vào giảng dạy là đoạn trích nổi trội nhất, có ý nghĩa giáo dục cao
cả.

Luận điểm 1: Miêu tả ngoại hình và hạnh động của DM

Phân tích tác phẩm DM phiêu lưu ký – Tô Hoài lựa chọn nhân vật DM để tạo nên một
tác phẩm sinh động thú vị, không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng thích thú và bị
thu hút. DM là một cậu chàng rất đỏm dáng, phổng phao và khá đẹp theo như lời miêu tả
của Tô Hoài.
“Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.”
đây đều là biểu hiện của 1 thanh niên cường tráng, khỏe mạnh. Sở dĩ dế có được ngoại
hình như vậy cũng là do “Bởi t ăn uống điều độ và lm vc có chừng mực nên tôi chóng lớn
lắm”. 1 lí do rất hay, rất đúng trong trường hợp nay. Muốn có sức khỏe thì phải chịu khó
luyện tập, ăn uống điều độ. Dường như DM rất ý thức được điều này nên cậu chàng thực
hiện việc ăn uống, làm việc rất khoa học. Có lẽ đây là chi tiết rất đắt giá mà chúng ta học
được qua hình ảnh DM. Cuộc sống ngày càng bận rộn, con người dường như mải mê công
việc mà quên đi việc sống sao cho khoa học, hợp lý để duy trì được sức khỏe và sắc vóc.

Vẻ đẹp của dế được Tô Hoài miêu tả rất kỹ. Với thói quen ăn uống làm việc điều độ, dế
càng ngày càng đẹp và khỏe khoắn. Đặc biệt là đôi cánh ngày nào ngắn cũn giờ đây nó đã
dài xuống tận chấm đuôi “Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã” . Ấn
tượng hơn cả là mỗi khi DM đi bộ là rung rinh một màu nâu bóng mỡ, có thể soi gương
được, nhìn trông rất ưa nhìn. Riêng phần đầu dế được Tô Hoài miêu tả rất bướng – có lẽ
đây chính là tính cách của một chàng thành niên tự thấy bản thân đẹp và khá cao ngạo. Và
nổi bật thêm là hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng ngoàm ngoạp như hai cái lưỡi liềm.

Về dáng đi, TH miêu tả dế có dáng đi khá oai vệ “Mỗi bc đi, t lm điệu dún dẩy các
khoeo chân, rung lên rung xuống 2 chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ.”. Có lẽ với vẻ
ngoài khỏe khắn, rắn rỏi, cường tráng chúng ta có thể hình dung đây là 1 a DM vô cùng
mạnh mẽ, có chút ngông cuồng và có vẻ ngoài khá ưa nhìn.

Bên cạnh tả dáng vẻ của DM chúng ta thấy nhg hành động đi kèm như “đạp phành
phạch” hay “ trịnh trọng khoan thai đưa tay lên vuốt râu”… cho thấy sự tinh tế trg miêu tả
của TH. Đó là sự kết hợp giữa hình ảnh và hành động để bộc lộ vẻ đẹp sống động, cường
tráng và tâm tính của 1 chú dế mới lớn, mới được bố mẹ cho phép sống tự do. Vẻ đẹp và
hành động của DM thoạt vừa có chút kiêu căng, điệu bộ, vừa có chút khờ khạo, hiếu động
của 1 thanh niên mới lớn.

Có thể nói đoạn văn miêu tả DM k dài nhg khá đặc sắc, độc đáo. Nó góp phần rất lớn
vào việc khắc họa HẢ chàng dế có vẻ đẹp cường tráng, đầy kiêu ngạo, tự phụ. TG sử dụng
nhiều tính từ rất hay và lạ: “mẫm bóng, hủn hoẳn,dài bóng mỡ…” cùng với những động từ
“ ngoàm ngoạp” tạo nên HẢ DM rất sinh động.

Luận điểm 2: Tính cách DM – Phân tích tác phẩm DM phiêu lưu ký
Phân tích TP DMPLK -Thông qua việc miêu tả hình ảnh vẻ ngoài của dế, TH đã khéo
léo lồng vào đó nhg hành động thể hiện tính cách của DM. Đằng sau vẻ đẹp của dế là 1
chàng thanh niên rất tự phụ. Với hành động đi lại oai vệ, lâu lâu vuốt râu và cho rằng mình
có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi, thậm chí còn: “Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trg
xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, k ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc
mình cả.” Tuổi trẻ đúng là “chiếc chiếu mới chưa trải” nên DM rất hung hăng, luôn cho
rằng mn sợ mình. Thậm chí dế còn táo tợn hơn khi quát c Cào Cào ngoài đầu bờ và tự hào
khi “các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm”.
Đối với hàng xóm xung quanh thay vì thân thiết Dế ta lại càng tỏ vẻ oai hùng, kiêu ngạo
hung hăng khi trêu cả a Gọng Vó khi a đg lm vc.

Với bản tính của mình người đọc có thể hình dung ra được Dế sẽ có ngày “gieo gió ắt
gặp bão” . Bởi vì sự hung hăng ấy chắc chắn sẽ để lại hậu quả khôn lường. Và điều đó
không hề sai. Bài học đắt giá đầu đời do chính dế kể lại ở ngôi thứ nhất “Tôi” đã khiến Dế
tỉnh ngộ, nhận ra sự sai lầm của mình.

Luận điểm 3: Thái độ của DM đối với dế choắt

Sự tỉnh ngộ của dế có liên quan mạnh mẽ đến anh chàng dế choắt. Khác với DM, dế
choắt vô cùng ốm yếu gầy gòm. Tuy cùng xóm cùng tuổi nhưng thua DM về ngoại hình
nên DM rât trịnh thượng,coi thường dế choắt.

“Cái chg Dế Choắt, ng gầy gò và dài lêu nghêu như 1 gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh
niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo
gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì
lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.” TH đã vẽ lên một bức chân dung về a dế choắt thực sự
rất yếu và kém sức sống, rất hợp với cái tên dế choắt. Sở dĩ a có ngoại hình như vậy vì từ
bé anh dế choắt đã vô cùng ốm yếu. Anh rất hay bị DM bắt nạt coi khinh vì thói ăn xổi ở
thì, ở dơ bẩn. Nhưng nguyên nhân sâu sa là do quá yếu nên dế choắt k thể làm mọi việc tốt
hơn được. Mà lúc này đây, DM đâu có chịu hiểu, vẫn coi khinh và tự phụ.

Đặc biệt cách xưng hô “chú mày” với dế choắt cho thấy DM thực sự quá coi khinh dế
choắt rồi. Chưa kể, một sự dự đoán về tương lai mà không ai ngờ được “Sao chú mày sinh
sống cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng. Ngộ có kẻ nào phá thì thật chú
chết ngay đuôi! Này thử xem: khi chú chui vào tổ, lưng chú phải lồm cồm đụng sát lên tận
mặt đất, làm cho ai trên vệ cỏ nhìn sang cũng biết chú đương đi đứng chỗ nào trong tổ.
Phỏng thử có thằng chim Cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ một phát, nhất định
trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời! Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng
có khôn.”

Biết vc nhà cửa mình k an toàn, dchoắt có xin DM cho đào lỗ thông wa nhà DM để
phòng khi bất trắc. Nhg DM đã gạt ngay. Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ. Có
thể nói đây là 1 sự ích kỉ nông cạn và là hậu quả của chính DM gây ra sau này. Đó chính là
nỗi ân hận mà có lẽ cả đời DM k bao giờ quên.

Luận điểm 4: Diễn biến tâm lí của DM khi trêu c Cốc khiến dế choắt chết

Để thể hiện sự ngông cuồng của mình, DM dám trêu chị Cốc. Lý do đầu tiên DM trêu là
do thể hiện sự ngông cuồng không sợ ai của mình, muốn thể hiện cho dế choắt biết mình
là số 1, chỉ có mọi người sợ DM còn DM không sợ ai. Đây là tâm lí rất bình thường của
một chàng trai mới lớn chưa bước ra đời, giống như ếch ngồi đáy giếng.

Trò đùa để thể hiện bản thân của DM đã để lại hậu của vô cùng lớn. Vừa cất tiếng véo
von trêu chị Cốc thì ngay lập tức bị chị cốc trợn tròn mắt, giương cánh lên như sắp đánh
nhau khiến dế ta sợ quá , lui ngay về hang, “lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ.
Bụng nghĩ thú vị: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến
đâu thì mày cũng k chui nổi vào tổ tao đâu!”.

Một sự ích kỉ của tuổi trẻ, ngông cuồng bằng cái giá phải trả là mạng của dế choắt. Hiểu
lầm dế choắt trêu, chị Cốc mổ dế choắt đếnnỗi vẹo xương, không thở được. Còn DM chỉ
biết nằm trong hang run sợ nằm im thin thít. Khi chị Cốc đi rồi, DM mới dám mon men ra
thì mới hay dế choắt chỉ còn thoi thóp.

Lúc này đây một sự hối hận trào lên. Dù là ngỗ nghịch, hung hăng trước kẻ yếu, khiếp
sợ trước kẻ mạnh nhưng DM không phải là kẻ ác. DM còn quá trẻ không thể hiểu được
hậu quả của việc trêu chị Cốc là thế nào. Vì vậy dế rất hối hận về hành động xốc nổi của
mình, chàng ta đứng lặng giờ lâu trước mộ dế và đây chính là bài học đường đời mà dế đã
rút ra.

Câu nói: “ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà k biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng
mang vạ vào mình đấy của dế choắt dành cho DM quả không sai.

Kết luận Phân tích tác phẩm DM phiêu lưu ký


Đoạn trích giàu tính nhân văn sâu sắc, đã khiến cho chúng ta cần hiểu rằng, sống ở đời
phải khiêm tốn, học hỏi và hoàn thiện bản thân nhiều hơn nữa. Vc tự kiêu, tự ngạo chỉ
khiến chúng ta xấu trong mắt người khác mà thôi. Với biện pháp nhân hóa và miêu tả đặc
sắc đã vẽ lên 1 hình ảnh chú DM sinh động, tuy ngỗ nghịch nhưng k phải là người ác và đã
biết hối hận về hành động của mình.

6. Nhân vật DM lớp 4

“DM phiên lưu kí” là một tác phẩm độc đáo của Tô Hoài, một truyện phiêu lưu viết
cho tuổi thơ vô cùng hấp dẫn. Những hành trình xuôi ngược, những nếm trải cay đắng đó
đây, “những hành động nghĩa hiệp, những chiến công và vinh hoa gặt hái được của chú
DM đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng bạn nhỏ yêu quý gần xa. Cảnh “DM bênh vực
kẻ yếu” chỉ là một trang đời nhỏ bé của chú mà thôi; tuy nhỏ bé nhưng rất đẹp, rất đáng
yêu.

DM rất giàu tình thương ng. Đi đám cỏ xước xanh dài, chen nghe “tiếng khóc tỉ tê”
và nhìn thấy c Nhà Trò đang “gục đầu bên tảng đá cuội” đối với kẻ vô tâm, vô tình khác
thì họ lặng lẽ hoặc chép miệng rồi dửng dưng bỏ đi. Trái lại, chú DM rất quan tâm và
thương cảm đến gần con người bất hạnh “gạn hỏi mãi”. Hình ảnh c Nhà Trò “đã bé nhỏ lại
gầy yếu quá”, đôi cánh mỏng “ngắn chùn chùn” và tiếng khóc của chị ta đã làm cho chú
DM thương tâm lắm. Chú càng xúc động hơn trước cảnh ngộ đau khổ của chị ta: mẹ mất,
sống “thui thủi”, ốm yếu quá nên làm không đủ ăn, lại đang bị bọn nhện đòi nợ một cách
riết róng! Bọn nhện đánh đập chị ta mấy bận, lần nào chúng đe bắt để “vặt chân, vặt cánh
ăn thịt”. Cuộc sống và tính mạng c Nhà Trò đang bị uy hiếp nghiêm trọng.

Cử chỉ “xòe cả hai cẳng ra” và câu nói của chú DM không phải ai cũng có. Biết bao
thương cảm, biết bao nâng đỡ chở che, đầy nghĩa hiệp: “Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với
tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu. Tiếng nói của DM vang lên như
một lời tuyên chiến với lũ nhện quen thói cạy thế, áp bức đè nén người khác. Đúng như
người xưa đã nói:

“Tôi xin ra sức anh hào, Cứu người cho khỏi lao đao buổi này!”.

Trận địa mai phục của lũ nhện thật đáng sợ. Như thiên la địa võng “chăng từ bên nọ
sang bên kia đg biết bao tơ nhện”. Chúa trùm nhà nhện là một mụ nhện “đanh đá, nặc nô”.
Có 2 vệ sĩ nhện vách đi kèm. Trên trận địa mai phục có vô số lũ nhện nanh ác do nhện
Gộc chỉ huy. “Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ”. Liệu chú DM đơn phương độc
mã có làm gì nổi lũ nhện ghê gớm này?

1 chữ “ta” của DM cất lên rất đàng hoàng, đĩnh đạc và hào hùng: “Ai đứng chóp bu
bọn này? Ra đây ta nói chuyện”. Vừa thoáng thấy mụ nhện từ trong hang đá “cong chân
nhảy ra” với 2 nhện vách đi kèm, DM bèn ra oai thị uy: “quay phắt lưng, phóng càng đạp
phanh phách”. Đó là miếng võ gia truyền của họ hàng nhà dế! Thật là bất ngờ và ngạc
nhiên: “Mụ nhện co rúm lại rồi rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo”. Mụ nhện và lũ
tiểu yêu đã bạt vía kinh hồn!

DM đã đanh thép hạch tội lũ nhện là bọn ng “béo múp núp” mà lại tham lam ti tiện
“cứ cố tình đòi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi?”. Chú ta “cấm” bọn nhện “từ giờ k được đòi
nợ c Nhà Trò nữa”. Như lời phán truyền nghiêm khắc, DM bắt bọn nhện: “Hãy phá các
vòng vây đi! Đốt hết văn nợ đi!”. Tức thì quân tướng lũ nhện “sợ hãi cùng dạ ran”, chúng
vội vàng “phá hết các dây tơ chăng lối”. Và con đường về tổ Nhà Trò “quang hẳn”. Chị
Nhà Trò đã thoát nạn tai ương.

Qua cảnh này, ta vô cùng khâm phục DM, một chàng trai có phẩm chất tốt đẹp: có
võ nghệ tài giỏi, rất dũng cảm, thương người, hào hiệp, căm ghét mọi bất công trên cõi
đời. DM đã hết lòng bênh vực chị Nhà Trò trong cơn nguy khốn. DM đúng là một hiệp sĩ:
“Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha!”.

7. Tư tưởng
Tư tưởng tpvh là sự khái quát của cả hai phương diện: lí giải, nhận thức và khát vọng
của nhà văn thể hiện trong tác phẩm thông qua hình tượng nghệ thuật. Nó gắn bó chặt chẽ
với đề tài và chủ đề và được biểu hiện tập trung ở ba phương diện: Sự lí giải chủ đề, cảm
hứng tư tưởng và tình điệu thẩm mĩ.

2. Sự lí giải chủ đề.

3.2.1. Khái niệm. Chủ đề và sự lí giải chủ đề có liên quan với nhau nhưng k phải là
một. Nếu chủ đề chú ý đến vấn đề đặt ra trong tác phẩm xuất phát từ hiện thực thì sự lí giải
chủ đề lại quan tâm đến sự giải thích, cắt nghĩa, nhận thức của nhà văn về những vấn đề
đặt ra trong tác phẩm dựa trên một quan điểm nhất định nào đó. Ðây là phương diện rất cơ
bản trong nội dung tư tưởng của tác phẩm.

Chủ đề của Tắt đèn là cuộc sống bị bần cùng hóa của người nông dân Việt Nam
trước cmt8. Nhưng tác giả không chỉ nêu ra cuộc sống đó mà còn lí giải nó. Trên lập
trường nhân đạo chủ nghĩa, Ngô Tất Tố cắt nghĩa, giải thích cuộc sống khổ đau, bế tắc đó
đồng thời bộc lộ rõ thái độ, quan điểm, cảm xúc của mình trước những hiện tượng khác
nhau của cuộc sống. Qua sự lí giải chủ đề, người đọc sẽ thấy được sức khái quát và sự hiểu
biết sâu sắc của nhà văn về cuộc đời.

3.2.2. Biểu hiện của sự lí giải chủ đề trong tác phẩm

Sự lí giải chủ đề có thể được biểu hiện trong tất cả những yếu tố của tác phẩm nhưng
nhìn chung thường được xem xét trên 2 mặt: những lời thuyết minh trực tiếp của tác
giả, của nhân vật và tính khách quan của hình tượng nghệ thuật, lôigic của sự mô tả.
Hai mặt này nhìn chung thường thống nhất với nhau. Người đọc cần chú trọng đến tính
khách quan của hình tượng nghệ thuật hơn bởi vì ý nghĩa của tp chủ yếu được biểu hiện
thông qua hình tượng nghệ thuật chứ k phải là ở những phát ngôn trực tiếp của tác giả.

Hai mặt này có khi mâu thuẫn với nhau, nhất là trong văn học cổ. Trong Truyện
Kiều, Nguyễn Du nhiều lần nêu lên quan niệm "hồng nhan bạc mệnh", "hồng nhan đa
truân", "tài mệnh tương đố"...để giải thích cho thân phận long đong, chìm nổi của Kiều
nhưng thông qua toàn bộ hình tượng nghệ thuật, thông qua logic của sự miêu tả, người đọc
có thể nhận ra được số phận của Kiều không phải do "trời xanh", "hóa công" ...mà chính là
do những lực lượng thống trị xã hội lúc bấy giờ. Ở đây, sự lí giải vấn đề đầy mâu thuẫn
nhưng đó lại là một trong những điều làm cho Nguyễn Du vĩ đại và bất tử.
3. Cảm hứng tư tưởng của tác phẩm.

3.3.1.Khái niệm. Ngay từ thời cổ Hy Lạp và sau này Hégel và Biêlinxki đều đã dùng
từ cảm hứng (tiếng Hy Lạp cổ: Pathos) để chỉ trạng thái xuất thần, hưng phấn, 1 tình cảm
nồng nàn, sâu sắc khi nhà văn sáng tạo tác phẩm. Phùng Quí Nhâm gọi là thái độ tư tưởng-
tình cảm đối với những điều được miêu tả.

Cảm hứng của nv và cảm hứng tư tưởng của tp quan hệ mật thiết vs nhau nhưng k
phải là một. Cảm hứng tư tưởng là tình cảm mãnh liệt, một ham muốn tích cực, là tư tưởng
của nhà văn được thể hiện cụ thể, sinh động trong hình tượng nghệ thuật của tác phẩm.
Bến không chồng của Dương Hướng thể hiện tâm trạng khắc khoải, một ước mơ về hạnh
phúc đích thực của cuộc đời thường, là sự cảm thông sâu sắc với những con người đã chịu
nhiều mất mát. Tràng giang của Huy Cận là một nỗi buồn mênh mông, vô tận trước cảnh
trời rộng, sông dài, là sự nhỏ bé, cô đơn của cn trước cái vô cùng của thiên nhiên, vũ trụ...

3.3.2. Sự thể hiện của cảm hứng tư tưởng trong tác phẩm văn học.

Có 2 khả năng thể hiện rõ nét cảm hứng tư tưởng của nhà văn trong tác phẩm qua
thái độ- tư tưởng -tình cảm của nhà văn đối với các hiện tượng, tính cách được miêu tả:
khẳng định hoặc phủ định đối với những điều được miêu tả. Khẳng định lí tưởng tốt đẹp
và phủ định đối với những cái xấu, là sự đồng tình, cảm thông, ngợi những nhân vật chính
diện và phê phán, tố cáo các thế lực đen tối. Ðiều này làm cho tác phẩm thể hiện rõ tính
khuynh hướng, "thiên vị" đối với những nhân vật lí tưởng mà tác giả yêu mến và cho phép
họ thể hiện mãnh liệt cảm xúc của mình. Sêđrin khẳng định:"Nếu thiếu một tư tưởng thiên
vị (không phải thiên vị trong ý nghĩa xuyên tạc người khác mà là với ý nghĩa khuynh
hướng chung của tác phẩm) thì sẽ không có sức sống sôi động. Ngẫu nhiên, rờ rạc, nguội
lạnh, nhạt nhẽo, đó là đặc trưng lớn nhất của tác phẩm không có tính khuynh hướng.
Không tình tiết nào có thể bù đắp cho thiếu sót đó".

Trong văn học, mối tương quan giữa 2 khả năng này có thể khác nhau tùy thuộc vào
từng giai đoạn văn học, vào từng nhà văn cụ thể.

Cảm hứng bắt nguồn từ tình cảm nhưng đó là tình cảm nhiều chiều, phức hợp chứ
không phải đơn điệu. Những hài kịch của Molière, phía sau nụ cười là những giọt nước
mắt. Nhiều bài thơ của Hồ Xuân Hương, bên cạnh giọng điệu tưởng chừng như bỡn cợt là
nỗi xót xa sâu sắc về thân phận của người pn, là sự khẳng định giá trị của người phụ nữ...
Cảm hứng của tác phẩm chủ yếu được thể hiện thông qua hình tượng nghệ thuật, tính
cách và sự miêu tả chứ không phải là cái "loa" phát ngôn cho tư tưởng của tác giả. Bài thơ
"Không chồng mà chữa" của Hồ Xuân Hương là sự khẳng định tình yêu, là sự cảm thông
sâu sắc về sự cả nể của cô gái. Ðó k phải là điều tội lỗi, k phải là 1 điều vô đạo đức. TG
không trực tiếp lên án xã hội phong kiến nhưng những câu thơ tự nó đã nói lên điều đó.

4.Tình điệu thẩm mĩ (Cảm hứng thẩm mĩ).

Cùng với các kn đề tài, chủ đề, sự lí giả chủ đề, cảm hứng tư tưởng...nd tư tưởng của
tp còn được khái quát và biểu hiện qua tình điệu thẩm mĩ.

3.4.1. Khái niệm chung.

Tình điệu thẩm mĩ là hệ thống những gt được khái quát và thể hiện trong tác phẩm.
Mọi tpvh trong khi phản ánh hiện thực đều tái hiện những lớp hiện tượng đời sống giá trị
thẩm mĩ nhất định, độc đáo và không lặp lại. Chính điều này làm cho tư tưởng của tác
phẩm khác với tư tưởng trong các lĩnh vực khác.

Tình điệu thẩm mĩ là toàn bộ không khí, mùi vị, cảm giác, hơi thở, nhịp điệu tiêng
bao trùm lên tác phẩm. Qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, người đọc cảm nhận cái
không khí dữ dội và rợn ngơp, là nỗi đau thương và khắc khoải trước những mất mát của
chiến tranh và hậu quả của nó. Nhiều bài thơ của Huy Cận để lại một ấn tượng bát ngát,
mênh mông, vô tận của không gian, vũ trụ. Thơ Nguyễn Bính là sự bâng khuâng, sâu lắng
và tha thiết về tình yêu. Trần Ðình Sử cho rằng "Tình điệu này có thể là cái bát ngát của
bình minh trên biển, cái dịu êm của đêm trăng, cái dìu hiu nơi thôn vắng, cái dữ dội của
dông tố, cái mênh mang của đất trời...dó có thể là cái mĩm cười của sự sống, niềm bâng
khuâng trước đổi thay. Ðó là toàn bộ cái không khí, mùi vị, cảm giác đầy ý nghĩa mà con
người hít thở và thấy mình tồn tại ở trong đó". Vì vậy cũng thật khó để chỉ rõ và phân biệt
rạch ròi tình điệu thẩm mĩ và các yếu tố khác trong tác phẩm.

3.4.2. Tình điệu thẩm mĩ và cảm hứng tư tưởng.

Hai khái niệm này gắn bó chặt chẽ, khó thể tách rời nhưng cũng có thể phân biệt ở
những mức độ nhất định.

Cảm hứng tư tưởng là niềm say mê, nhiệt tình khẳng định hay phủ định, thể hiện tinh
thần chiến đấu nhằm bảo vệ công lí, lẻ phải...Tình điệu thẩm mĩ là phẩm chất, giá trị thẩm
mĩ của nội dung tác phẩm. Chẳng hạn, chất trào phúng, châm biếm trong thơ Hồ Xuân
Hương là tình điệu thẩm mĩ thì cảm hứng tư tưởng trong tác phẩm của bà lại là nhiệt tình
khẳng định những tình cảm tự nhiên đáng quí ở con người đồng thời là sự phê phán, căm
giận đối với lễ giáo khắc khe của xã hội. Tình điệu thẩm mĩ trong bài thơ Tổ quốc bao giờ
đẹp thế này chăng của Chế Lan Viên thiên về cái đẹp, cái anh hùng của thời đại và con
người còn cảm hứng tư tưởng là sự khẳng định, tôn vinh con người và cuộc sống đó...Tình
điệu thẩm mĩ có thể được khái quát vào các phạm trù mĩ học như cái đẹp, cái anh hùng, cái
cao cả, cái bi, cái hài và các biến thể của chúng. chẳng hạn, cái sầu, cái hận, cái thống
thiết,cái buồn...là các dạng khác nhau của cái bi; chất humour, châm biếm, trào lộng...là
các dạng của cái hài; sự hài hòa, cân đối, hoàn thiện, cái xinh xắn là sự biểu hiện của cái
đẹp; cái lớn lao, phi thường, mênh mông, bát ngát...là sự biểu hiện của cái cao cả. Nói về
tình điệu thẩm mĩ trong tác phẩm, ông Trần Ðình Sử cho rằng: "Có thể nói tới chất châm
biếm, u-mua của Nhật kí trong tù bên cạnh chất trữ tình cổ điển và chất văn xuôi hiện đại.
Có thể nói tới cái bát ngát trong nhiều bài thơ Huy Cận, cái thống thiết trong thơ Phan Bội
Châu, cái buồn trong thơ moiứ, cái hận sầu trong một số thơ cổ...Cần hiểu đó là các biểu
hiện cụ thể, độc đáo của các phạm trù thẩm mĩ". Chính các tình điệu thẩm mĩ này góp
phần vào việc bộc lộ rõ tư tưởng của tp văn học.

Tóm lại, những yếu tố được trình bày trên tồn tại thống nhất hữu cơ trong tác phẩm
và sự phân biệt chúng với nhau cũng chỉ có tính chất tương đối.

8. Nội dung từng chương

Chương 1: Kể lại cuộc đời lúc nhỏ và lúc trưởng thành của DM ở đồng ruộng và
bài học đường đời đầu tiên của cậu.

Tôi sống độc lập từ thuở bé. Một sự ngỗ nghịch đáng ân hận suốt đời.

DM sinh ra cùng một lứa với hai người anh. Sinh ra được ba ngày thì mẹ cho ba anh
em ra ở riêng . Mẹ dẫn ba anh em đi và mẹ đem đặt mỗi đứa vào một cái hang đất ở bờ
ruộng phía bên kia, chỗ trông ra đầm nước mà mẹ DM đã chịu khó đào bới, be đắp tinh
tươm thành hang, thành nhà cho ba anh em .

DM là em út, bé nhất nên được mẹ sau khi dắt vào hang, lại bỏ theo một ít ngọn cỏ
non trước cửa, để nếu có bỡ ngỡ, thì đã có ít thức ăn sẵn trong vài ngày . DM lấy làm
thích thú và sung sướng vì được sống độc lập.DM có tính hay nghịch, thích trêu chọc
người khác. Một lần trêu chị Cốc, Mèn đã gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt. Sau
cái chết của Choắt, Mèn cảm thấy vô cùng ân hận.

Chương 2: Cuộc phiêu liêu bấy ngờ. Làm đồ chơi cho trẻ con mà không biết.
Lại anh Xiến Tóc cho tôi một bài học mới. Đúng lúc Mèn ăn năn hối lỗi, tự hứa từ nay
sẽ làm việc một cách có suy nghĩ thì Mèn bắt bởi hai đứa trẻ. Xong anh em nhà ấy đem
tôi sang cho "giáp chiến" với một cậu dế nhà bên cạnh. Từ khi đó DM được tung hô là “
Nhà vô địch” không còn biết đâu là phải trái . Một lần , mặc cho Xiến Tóc khuyên nhủ ,
Mèn vẫn phất lờ lời của Xiến Tóc đã đánh cho chú dế con suýt chết. Đến tối hô sau Mèn
đã bị bác Xiến Tóc dạy cho một bài học ằng cách cắt cụt hai sợi râu. Bài học vừa đắt, vừa
đau ấy đã làm Mèn hoàn toàn tỉnh ngộ. Mèn vô cùng ăn năn, , muốn tìm cách thoát khỏi
tù. Cuối cùng thì cơ hội đã đến, giúp Mèn thoát khỏi bọn trẻ con.

Chương 3: Thoát khỏi cái lòng tù. Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha. Mẹ
kính mến của con ơi. Thoát khỏi đám trẻ con, DM tìm đường về nhà nhà. Trên đường đi,
Mèn gặp chị nhà Trò đang khóc vì bị đám nhện đe dọa vì món nợ truyền đời . Mèn đã giúp
nhà Trò hết nợ nần. Về nhà, gặp lại mẹ, Mèn đã kể hết cho mẹ nghe những chuyến phưu
lưu mà mình vừa trải qua và bày tỏ mong muốn được đi phưu lưu tới một vùng đất mới lạ
. Mẹ sung sướng vì thấy Mèn trưởng thành . Mèn hứa với mẹ từ nay sẽ tu tỉnh như lời mẹ
dặn. “

Chương 4: Ông anh cả và ông anh hai của Mèn. Tri âm không đợi mà gặp.
Thăm hỏi mẹ xong, Mèn liền đi thăm hai ông anh và các anh em khác. Mèn muốn tìm một
người bạn để lên đường du lịch. Tình cờ Mèn gặp Dế Trũi. Mèn đã cứu Dế Trũi thoát khỏi
cái chết do Bọ Muỗn gây ra. Hai bên mến nhau vì tình, trọng nhau vì tài, đã kết nghĩa anh
em. Mèn Và Trũi lên đường, đây là chuyến rời quê hương lần thứ hai của DM.

Chương 5: Một sự vô ý rất nguy hiểm. Địa thế và tình hình xóm lầy lội,vì lẽ gì
mà Mèn và Trũi trốn đi được. 2ae cứ ngày đi đêm nghỉ. Vừa đi, vừa say ngắm dọc đưg.
Gặp một con sông lớn, hai anh em đã lấy cánh sen ghép lại thành 1 chiếc bè lớn để đi.

Nhưng gió đẩy bè ra giữa vùng nước trắng mênh mông. Suốt mười ngày liền, hai anh
em không có chút gì để ăn. Đúng lúc vừa đói vừa mệt, tưởng không còn sống nổi thì sóng
đã đánh dạt bè vào bờ. Hai anh em được tiếp kiến những đại diện của xóm Đầm Lầy là
thầy đồ Cóc và Ếch Cốm đại vương. Đó là những kẻ hsy khoe khoang, khoác lác và tự đắc
một cách dể hơi. Hai anh em bèn tính việc tẩu ngay khỏi xóm này.

Chương 6: Tranh hùng với võ sĩ Bọ Ngựa. Chánh phó thủ lĩnh Châu Chấu. Thề
rằng sinh tử có nhau. Thoát khỏi xóm Đầm Lầy, 2ae đi tới cùng Cỏ May. Đây là vùng có
tinh thần thượng võ. Gặp đúng dịp hội lễ, cả vùng đg thi võ kén ng giỏi nhất để đứng ra
coi sóc việc chung trong vùng. Vì mắc mớ với Bọ Ngựa và Bọ Muỗm mà Mèn và Trũi
đành phải thi, tình cờ cả 2ae cùng chiến thắng và trở thành chánh, phó tổng Châu Chấu.
Đến mùa đông khi cái rét tràn về tất cả đều phải đi ẩn nấp. Nhiều ng đã bị chết cóng rất
đau thương mà vẫn chưa tìm đc nơi trú ngụ. Vì tranh chấp chỗ tránh rét, dế Trũi bị Châu
Chấu Voi bắt lm tù binh. Mèn cũng từ biệt các bn ở tổng Châu Chấu để đi tìm e kết nghĩa.

Chương 7: Tâm sự b Xiến Tóc chán đời, các cớ kiến cho M lại lên đường. Mèn
ngược lên phía Bắc, ròng rã mấy mùa qua nhiều miền khác nhau mà vẫn không tìm thấy
Trũi. Tình cờ gặp bác Xiến Tóc Mèn không thể tin được bác Xiến Tóc gai ngạnh, khắc
khổ trước kia “giữa đường dẫu thấy bất bình mà tha” bây giờ gặp khó đâm chán đời, sống
buông thả cùng lũ bướm và ve sầu. Tâm sự cùng bác Xiến Tóc, được biết tin tức của Trũi
và các bạn Châu Chấu Voi là những người tốt, Mèn lại tiếp tục lên đường. Tuy nhiên,
ngay sau đó vì bất cẩn Mèn lại bị Chim Trả quắp đi.

Chương 8: Mèn bị tù. Những sự xảy ra cho Mèn khi bị giam trong hầm kín của
lão Chim Trả. Xa nhau gặp lại. Mèn bị Chim Trả bắt về làm quản gia ngày cũng như
đêm phải ngồi trg hang kín hát rống lên để k cho ai dám vào nhà. Tình cờ Trũi đi qua nhận
ra tiếng hát của Mèn. Trũi và các bn Châu Chấu Voi đã tìm cách cứu Mèn thoác khỏi hầm
kín. Anh em gặp lại nhau càng thêm thấm thía lời thề ngày trước từ đây sống chết có nhau.

Chương 9: Lại một chuyện rủi ro với các bạn Kiến. Sự tức giận của mấy cô bé
học trò. Ai có công nhất. Mèn hiểu ra những ai có lòng tốt đều thích làm ăn yên ổn. Lý
tưởng của cuộc đời là tất cả muôn loài cùng kết thành anh em, bầu bạn. Các bạn Kiến cần
cù, chăm chỉ, đã nhanh chóng đi truyền tin và được đông đảo mọi người nhiệt liệt ủng hộ.
Ai nấy đều hát ca và hiểu rằng mục đích của cuộc đời là hoạt động.

Chương 10: Mấy dòng tạm biệt của tập kí. Các bạn đồng tâm đã rời đi mỗi người
một ngả, nhưng ai đi đâu cũng k còn thấy lẻ loi mà chỉ cảm thấy vui, đầm ấm vì đâu cũng
có bạn. Mèn trở về quê hương, mẹ và anh hai đã mất, anh cả đã thay đổi rất nhiều và rất
tự hào vì có cậu e làm nên sự nghiệp. Mèn ước ao chuyến phiêu lưu lần thức ba là một
chuyến phiêu lưu hòa bình để xem xét các phong tục, nghiên cứu văn hóa của từng vùng.

9. Bài học

DMPLK mang đến bài học về tình bạn chân thành: Chúng ta có thể nhận thấy
tình bạn chân thành giữa Dế Trũi và DM khi Trũi bị mất tích. Lúc này, Mèn nghĩ rằng
Trũi đã bị Châu Chấu Voi bắt lm tù binh nên Mèn ngửa mặt vào k kêu tên Trũi thảm thiết.
Qua chi tiết này đã rút ra cho người đọc bài học về tình bạn, k nên ích kỷ chỉ sống cho
riêng mình, lúc hoạn nạn, xảy ra biến cố, thách thức mới hiểu hết được nhau và nhận ra
được tình bạn chân thành. Nếu cs k có tình bạn thì luôn khiến cn cảm thấy cô độc, lẻ loi.

Bài học về thái độ sống trong truyện DMPLK: DM vốn dĩ có tính hung hăng, kiêu
ngạo và thch bắt nạt ngk. Với DM, DC chỉ là 1 con dế tầm thường, xấu xí, yếu ớt và ngu
dốt. K chỉ xem thường DC, DM còn coi ngang ngược và k xem trọng nhiều ngk, chẳng
hạn như c Cốc. Mỗi lần trêu c, chú đều chui vào hang trốn nhg vẫn tỏ thái độ thách thức.

Chính sự kiêu ngạo và hung hăng đó đã khiến cho Dế Choắt tội nghiệp chết thê thảm.
Đây cũng chính là bài học dành cho DM và mọi người: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy
bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy!” Qua tình tiết
này, nhà văn Tô Hoài cũng nhắc mọi người phải có thái độ sống tốt, chuẩn mực và sống
biết mình biết ta. Nếu mắc phải sai lầm thì cần phải biết ăn năn hối lỗi, nhận ra khuyết
điểm của mình để sửa chữa và xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

DMPLK thể hiện bài học về cách đánh giá người khác: Trước khi kết nghĩa ae
với Dế Trũi, DM xem Trũi là người có ngoại hình xấu xí, thô kệch và quê mùa. Tuy nhiên,
qua nhiều biến cố DM đã nhận ra rằng Dế Trũi chính là người bạn tốt, giỏi võ, vui tính và
tốt bụng. Đây chính là bài học rút ra từ truyện DM phiêu lưu ký, không nên đánh giá
người khác qua vẻ bề ngoài mà phải là con người, tích cách ẩn sâu bên trọng họ.

Ý thức kỷ luật và sự đoàn kết được thể hiện qua DMPLK: Bài học này được thể
hiện qua HẢ của những chú Kiến cần cù và chăm chỉ. Kiến luôn phân công mỗi người phụ
trách mỗi công vc khác nhau, chẳng hạn như: Kiến Gió chuyên nghề xây đắp, Kiến Lửa
đào cát xây lũy, Kiến Đen lm công vc của 1 thám tử. Qua đó, TH đã khắc họa bài học về
tinh thần đoàn kết, luôn gắn bó cùng nhau, đừng vì kk của cá nhân mà ảnh hưởng đến lợi
ích của cả tập thể, vì cuộc sống k chỉ cho mình mà còn có GĐ và MN xung quanh.
Bất kỳ ai cũng đều mắc phải nhg sai lầm như DM, đôi lúc sẽ có sự ích kỷ, trẻ con,
bồng bột trong suy nghĩ và gặp nhiều vấp ngã. Tuy nhiên, bn đừng vì đó mà bỏ cuộc mà
hãy thay đổi chúng, lấy nhg trải nghiệm và sai phạm đó để trưởng thành hơn mỗi ngày.

DM plk mang đến bài học về lòng tốt với nhg ng xung quanh: Mặc dù DM từng
là 1 chàng dế kêu ngạo, hợm hĩnh và xem thường ngk nhg trải qua nhiều biến cố, tận sâu
thẩm trg Mèn là 1 tâm hồn nhân hậu, thương ng và thấy chx bất bình chẳng tha. Bài học
này đc thể hiện qua câu chuyện trên đg về quê hương, Mèn đã giúp c Nhà Trò bé nhỏ, gầy
gò, yếu ớt và nhút nhát xóa bỏ mọi hiềm khích, nợ nần cùng nhà Nhện vui vẻ như xưa.

Dung dăng dung dẻ

Dung dăng dung dẻ

Dắt trẻ đi chơi

Đến ngõ nhà trời

Lạy cậu lạy mợ

Cho chó về quê

Cho dê đi học

Cho cóc ở nhà

Cho gà bới bếp


Xì xà xì xụp

Ngồi thụp xuống đây

Ai dậy sớm

Bước ra nhà

Cau xoè hoa

Đang chờ đón!

Ai dậy sớm

Đi ra đồng

Cả vừng đông

Đang chờ đón!

Ai dậy sớm

Chạy lên đồi

Cả đất trời

Đang chờ đón!

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ cánh rừng xa

Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay biển xanh diệu kỳ

Trăng tròn như mắt cá


Chẳng bao giờ chớp mi

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Đứa nào đá lên trời

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ lời mẹ ru

Thương Cuội không được học

Hú gọi trâu đến giờ!

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ đường hành quân

Trăng soi chú bộ đội

Và soi vàng góc sân

Trăng ơi… từ đâu đến?

Trăng đi khắp mọi miền

Trăng ơi có nơi nào

Sáng hơn đất nước em…

Nhà văn Võ Quảng là cây bút xuân sắc về văn học thiếu nhi. Ông có rất nhiều tác
phẩm hay được các bạn trẻ đón nhận nồng nhiệt và đưa vào giảng dạy tiếng việt tiểu học.
Trong đó, tác phẩm “Ai dậy sớm” trong chương trình giảng dạy lớp 5 là một trong những
tác phẩm tiêu biểu về văn chương của ông. Phân tích bài thơ ai dậy sớm cho thấy Đây là
một tác phẩm có màu sắc vui tươi, âm nhạc rộn rã, dễ thuộc và rất hay. Tác phẩm cũng
mang tính nhân văn cao, giúp con người sống vui vẻ, hạnh phúc tạo động lực để sống có
giá trị hơn.

Mở đầu bài thơ tác giả đã mô phỏng một buổi sáng tinh khôi bằng những hình ảnh vô
cùng đơn giản làm cho các bé thích thú:

Ai dậy sớm

bước ra nhà

cau ra hoa

đang chờ đón.

Phân tích bài thơ ai dậy sớm – Hình ảnh cau ra hoa mới đẹp làm sao. Đối với trẻ thơ,
những hình ảnh càng rõ nét càng gợi hình thì càng gây được sự yêu mến và thích thú. Võ
Quảng dường như rất hiểu trẻ em, thơ ông ngôn ngữ dung dị dễ thương, giàu hình ảnh có
tính âm nhạc vui tươi, hoa lá cành bên trong. Vì vậy, một buổi sáng các em khi dậy sớm sẽ
thấy vạn vật thay đổi theo chiều hướng tích cực. Gần gũi nhất chính là hoa cau. Đêm qua,
mới chỉ có nụ cau chúm chím, sau một đêm uống sương, hoa đã nở đẹp cả một góc vườn.
Ta cảm nhận được không gian thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, giàu sức sống, màu xanh của
lá, màu trắng của hoa cau và đọng những giọt sương mai tinh khiết. Khi dậy sớm, chúng ta
sẽ được chiêm ngưỡng những biến đổi kì thú của thiên nhiên nhưng rất thuận tự nhiên.

Ai dậy sớm

đi ra đồng

cả vừng đông

đang chờ đón.

Nếu như khổ thơ trên chỉ là từ nhà ra hiên ra vườn thì sang khổ thơ hai là tác giả dẫn
dắt chúng ta ra cánh đồng. Đây là một không gian mở vô cùng rộng lớn, mênh mong. Vào
sáng sớm, khi bình minh lấp ló, chúng ta cảm nhận được màu của “vừng đông” sáng bừng
một góc trời. Ánh mặt trời sáng sớm còn mang màu nắng nhẹ sẽ tỏa xuống đồng ruộng tạo
một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp. Cách sử dụng hình ảnh thiên nhiên, mặt trời,
đồng lúa mang lại cho khổ thơ đầy sức sống và cũng khiến cho các bé vô cùng thích thú.
Không chỉ vậy, câu thơ dẫn dắt chúng ta về hiện tượng thiên nhiên, đó là sáng sớm sẽ đón
ánh mặt trời vô cùng tươi đẹp. Nếu các bé dậy sớm mới có thể chứng kiến được khung
cảnh thiên nhiên tuyệt vời này.

Qua câu thơ cũng thấy được những khát vọng ước mơ của các bé. Tác giả muốn gửi
gắm đến các bé, phải chạy đua cùng ước mơ của mình. Một đêm trôi qua rất nhanh, ánh
bình minh sẽ sớm đến, các bé hãy dậy sớm cùng đón niềm vui với ánh mặt trời và cùng
thực hiện ước mơ của mình.

Ai dậy sớm

chạy lên đồi

cả đất trời

đang chờ đón.

Khổ thơ cuối, cả đất trởi được nói đến với một không gian lớn nhất, tuyệt vời nhất.
Chúng ta nhận thấy “Ai dậy sớm!” được nhắc lại rất nhiều lần. Chúng ta cũng từng nghe “
Muốn thành công thì phải dậy sớm”, vậy thì đây chính là lời thúc giục, động viên của tác
giả đến mọi người, hãy dậy sớm. Dậy sớm để đón nhận những cái mới, để đến gần hơn với
thành công. Nếu ở những khổ thơ đầu, dậy sớm là ngắm hoa, đến ngắm cánh đồng và cuối
cùng thành quả là ngắm đất trời.

Phân tích bài thơ ai dậy sớm – Không gian được nhân lên từ nhà ra đồng và đến núi
rừng, trời đất cho thấy ước mơ đã chạm gần đến nơi và đạt được. Đứng trên đồi ngắm nhìn
trời đất hay chính là chạm tay đến ước mơ. “Trên con đường thành công không có dấu
chân của sự lười biếng” – quả đúng không sai. Dậy sớm ở đây chỉ là một thói quen hàng
ngày, được tác giả khích lệ nhưng ẩn chứa trong đó là lời nhắn nhủ, hãy chăm chỉ, chịu
khó chúng ta sẽ đạt được ước mơ và thành công của mình. Đừng lười biếng, hãy dậy sớm
để đón điều tuyệt vời của ngày mới, đón bình minh, đón hoa, đón nắng được ngắm nhìn
đất trời và được chạy đua với ước mơ, chạm tay đến ước mơ.

111

Nhà thơ Võ Quảng viết bài thơ Ai dậy sớm với một giọng văn đầy hình ảnh nhạc
điệu. Xoay quanh một vấn đề đơn giản nhất là đánh thức các bé. Nhà thơ đã vào bài thơ
dành cho các em là cả thế giới cỏ cây, hoa lá, loài vật gần gũi mà lại rất ngộ nghĩnh song
giá trị mô phạm cao mang tính nhân văn cao.
Mở đầu bài thơ tác giả đã dùng các hình ảnh có tính mô phỏng cao bằng những
hình ảnh đơn giản làm cho các bé thêm thích thú:

Ai dậy sớm

bước ra nhà

cau ra hoa

đang chờ đón.

Tác giả sử dụng hình ảnh cau ra hoa như muốn gợi thêm cho các bé sự chào đón
nhiệt tình, không những vậy mà bằng mùi hương hoa lại tạo cho bé thêm yêu thiên nhiên,
yêu cuộc sống mới này.

Ai dậy sớm

đi ra đồng

cả vừng đông

đang chờ đón.

Tiếp theo ở đoạn thơ kế tiếp tác giả còn đưa buổi sáng bình minh lấp ló vào, bên
cạnh đó là màu sáng của bầu trời tạo cho bé có cảm giác thích thú hơn. Không chỉ vậy mà
bình minh này còn che lấp đi cái bóng đêm, cái u tối của những giấc mơ lạ.

Nói tiếp những cái niềm vui tươi sáng hơn qua những câu thơ cuối đây những
ước mơ khát vọng của các bé. Tác giả sử dụng động từ chạy là muốn nhắn gửi đến các bé
phải chạy đua cùng ước mơ của mình và không nên từ bỏ ước mơ đó . Tác giả ở đây muốn
đưa các bé tới một niềm vui tươi sáng cùng nhưng điều ước nhỏ nhoi và thành hiện thực.

Ai dậy sớm

chạy lên đồi

cả đất trời

đang chờ đón.

Bên cạnh đó tác giả còn muốn các bé dậy để chào đón những điều kỳ lạ của cuộc
sống mới Không những vậy mà còn là phần thưởng của người dậy sớm, của em bé dậy
sớm là hương hoa, là ánh bình minh, là cả đất trời mênh mông buổi sáng đang chờ đón em.
Chỉ có những người dậy sớm, những người yêu cuộc sống và trân trọng đời sống mới có
được điều ấy.

Tác giả đã dùng nhiều hình ảnh đẹp để tạo nên một bức tranh muôn màu hấp dẫn
các bé. Và những hình ảnh đó về với tâm trí e tao cho bé thêm có động lực, sức sống mới
với ngày mai tươi sáng.

222

Không hổ danh thần đồng vì đã sáng tác thơ khi còn nhỏ tuổi. Nếu như các bạn đồng
trang lứa vẫn đang mải mê chơi đùa với các trò khác thì nhà thơ Trần Đăng Khoa đã dành
thời gian quan sát thiên nhiên, mọi sự vật để rồi đặt ra những câu hỏi thú vị và biến chúng
thành những câu thơ vô cùng sáng tạo và độc đáo.

Khi nhìn thấy ánh trăng, tác giả đã tự hỏi trăng từ đâu đến để rồi tự nghĩ ra, có lẽ
trăng đến từ cánh rừng xa. Thú vị hơn cả, ông đã liên tưởng ánh trắng như quả hồng chín.
Đó là một thứ có thể cầm được, thấy rõ và có mùi có vị. Đúng là tâm lý trẻ con, dường
như mọi thứ đều có thể ăn được và rất gần gũi. Ngoài ra, quả hồng ánh trăng ấy còn treo lơ
lửng trước nhà. Nghĩa là ánh trăng trong mắt nhà thơ thật gần. Dù đến từ nơi xa xôi nhưng
lại rất gần gũi với các bạn nhỏ. Cách dùng từ láy “lửng lơ” ở đây thật hay ho và thú vị.
Hơn nữa, tác giả còn biết cách đảo ngữ để thấy được vị trí của ánh trăng là không cố định
ở nơi nào cả mà lơ lửng trên không trung trước nhà. Không phải nơi nào khác mà là trước
nhà của nhà thơ. Thật là một ánh trăng ngọt ngào.

Phân tích bài thơ Trăng ơi từ đâu đến ở khổ hai, chúng ta tiếp tục bắt gặp một lý giải
hấp dẫn của nhà thơ về nguồn gốc cũng như vẻ đẹp của ánh trăng. Nhà thơ viết:

Từ khu rừng xa xôi, tầm hồn người bạn nhỏ bỗng nhiên vòng xuống biển sâu. Cậu
cho rằng có lẽ trăng tới từ biển xanh xa xôi và diệu kỳ. Và cụ thể hơn, ánh trăng ấy tròn
xoay như mắt cá và bạn cá thì chẳng bao giờ ngủ. Thật là một sự ví von khác lạ đậm chất
trẻ thơ. Với người lớn, ánh trăng luôn mang vẻ đẹp buồn thương và lãng mạn. Nhưng
trong mắt của cậu bé Trần Đăng Khoa lúc này, ánh trăng như người bạn cá thân thiết. Đặc
biệt, nhà thơ phát hiện ra một điều thú vị đó là cá không có lông mi nên cũng không bao
giờ chớp mi. Điều này chứng tỏ nhà thơ có khả năng quan sát rất tốt và một tâm hồn nhạy
cảm mới có thể liên tưởng và đưa ra những ví von tài tình tinh tế như vậy.
Tiếp đến khổ thơ 3, độc giả có lẽ phải bật cười khi nghe liên tưởng ví von của tác
giả. Lúc này, nhà thơ không tưởng tưởng ánh trăng đến từ cánh rừng hay từ biển xanh nữa,
mà trăng là quả bóng mà lũ trẻ hay chơi. Sở dĩ trăng lơ lửng trên trời bởi do bạn nào đá lên
trời. Thật là một hình ảnh đáng yêu và không phải ai cũng nghĩ đến. Bởi ánh trăng lúc này
không còn là cái gì đó vi diệu, xa xôi không cầm được mà nó là thứ mà các bạn nhỏ sở
hữu, có thể điều khiển được.

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Đứa nào đá lên trời

Có lẽ cũng chỉ có nhà thơ Trần Đăng Khoa mới nghĩ, ánh trăng đến từ một sân chơi,
và bay như quả bóng do các bạn nhỏ đá lên trời. Có lẽ, chính nhà thơ cũng sẽ mỉm cười
khi viết ra những dòng thơ độc đáo và thú vị này. Ngôn từ ở đây nhà thơ dùng không hề
hoa mỹ, cũng không quá cao siêu nhưng lại khiến độc giả dễ nhớ, dễ thuộc và dễ hiểu.

Phân tích bài thơ Trăng ơi từ đâu đến của TĐK, độc giả nhận thấy trong tâm hồn của
nhà thơ, luôn chất chứa những câu hỏi thật bất ngờ. Nếu như những khổ trên, nhà thơ cho
rằng trăng đến từ cánh rừng, từ biển, từ sân chơi, thì đến đây, tác giả đã nghĩ sâu xa hơn,
trăng đến từ lời mẹ ru. Thật là 1 sự liên tưởng đặc biệt vừa ý nghĩa vừa nên thơ.

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ lời mẹ ru

Thương Cuội không được học

Hú gọi trâu đến giờ!

Từ ngàn xưa, mỗi đứa trẻ đều được lớn lên trong những lời ru ngọt ngào của mẹ. Qua
những lời ru, các bạn nhỏ sẽ được nghe những câu chuyện cổ tích, những sự tích với
những bài học làm người sâu sắc. Và câu chuyện về chú Cuội phải ngồi chăn trâu ở gốc
cây đa vì tội nói dối đã trở nên rất quen thuộc với các bạn nhỏ. Có lẽ vì thế, mà nhà thơ
Trần Đăng Khoa cũng nhớ rất rõ câu chuyện cùng bài học về sự thật thà trung thực.
Nhưng điều đáng nhớ ở đây, nhà thơ không chỉ nhớ câu chuyện về Cuội mà còn tỏ ra
thương Cuội vì không được đi học. Bên cạnh những bài học làm người thì trong con mắt
nhà thơ, chú Cuội cũng giống như bao bạn nhỏ khác, rất cần được tới trường nhưng mãi
đến giờ vẫn chưa được đi học. Cũng giống như nhiều trẻ em Việt Nam, vì chiến tranh mà
không được tới lớp. Thật là một cách ví von, suy nghĩ ấn tượng và sâu sắc mà không phải
bạn trẻ nhỏ nào cũng nghĩ tới.

Luận điểm 5: phân tích khổ thơ 5

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ đường hành quân

Trăng soi chú bộ đội

Và soi vàng góc sân

Dường như vẫn chưa thỏa mãn, nhà thơ Trần Đăng Khoa vẫn ngồi suy tư và tìm
kiếm câu trả lời cho câu hỏi trăng từ đâu đến. Và lúc này, ông chợt nhớ tới và nghĩ ra
rằng, ánh trăng đến từ đường hành quân để soi sáng cho các chú bộ đội, và soi vàng cả góc
sân. Lúc này, chúng ta nhận thấy, dường như nhà thơ có những suy nghĩ rất người lớn.
Ánh trăng của nhà thơ giờ đây không chỉ là trò chơi, là một phần của thiên nhiên tô điểm
cho cuộc sống mà còn làm nhiệm vụ quan trọng soi sáng đường hành quân cho các chú bộ
đội. Ánh trăng không chỉ là bạn của các bạn nhỏ mà còn là người bạn đồng hành của các
chú bộ đội. Ánh trăng ấy đã cùng các chú vượt qua mọi chặng đường. Không những thế,
trăng còn tỏa sáng, soi vàng góc sân để các bạn nhỏ vui chơi và sân nhà trở nên đẹp đẽ.

Luận điểm 6: phân tích khổ thơ 6

Phân tích bài thơ Trăng ơi từ đâu đến của nhà thơ Trần Đăng Khoa đến khổ cuối, độc
giả không khỏi ngạc nhiên trước câu kết đầy ý nghĩa sâu sắc. Sau những lý giải xa xôi rồi
đến gần gũi, nhà thơ đúc kết và khẳng định chắc nịch, dù trăng có đến từ đâu, trăng có đi
khắp mọi miền thì trăng ở nước Việt Nam, ở “đất nước em” vẫn là ánh trăng sáng nhất.
Bởi đó là ánh trăng hòa bình, trăng của tình yêu thương. Ánh trăng gắn liền với sự thanh
bình yên ả ở những làng quê Việt đầy dân giã. Có thể thấy, nhà thơ rất tự hào về quê
hương đất nước. Bởi thế, ngay cả ánh trăng là của thiên nhiên vũ trụ, ông cũng thấy tự hào
vì nó ở nước Việt Nam chứ không phải ở nơi khác.

Trăng ơi… từ đâu đến?


Trăng đi khắp mọi miền

Trăng ơi có nơi nào

Sáng hơn đất nước em…

Bằng tuổi của nhà thơ, không phải bạn nhỏ nào cũng nghĩ được như tác giả. Bởi lúc
ấy, các bạn nhỏ còn đang mải mê với bao trò chơi đuổi bắt, hoặc với những việc làm nông.
Nhưng nhà thơ đã quan sát, đã mang những sự vật ngoài vũ trụ tưởng chừng như vô tận
vào trong thơ ca. Thu vào tầm mắt trẻ thơ trở thành một thứ thật gần gũi và thân thiết.

Kết bài phân tích bài thơ Trăng ơi từ đâu đến

Chẳng rõ, nhà thơ viết tác phẩm này vào lúc nào nhưng khi đọc lên, độc giả dường
như đều mường tượng ra hình ảnh một cậu bé đang ngồi trước hiên nhà và ngắm nhìn ánh
trăng rồi tuôn trào những lời thơ lay động lòng người.

Phân tích bài thơ Trăng ơi từ đâu đến của nhà thơ Trần Đăng Khoa, chúng ta càng
khâm phục hơn tài sử dụng ngôn ngữ của cậu bé 8 tuổi lúc bấy giờ. Có thể thấy, ông
không chỉ là một người hiểu sâu biết rộng, có vốn từ phong phú, giàu có mà còn là một
tâm hồn cực kỳ nhạy cảm và óc quan sát tinh tế. Bằng những vần thơ vô cùng mộc mạc,
đậm chất trẻ thơ nhưng lại chan chứa những thông điệp ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

You might also like