You are on page 1of 8

BÀI DỰ THI

“ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC” NĂM 2023


CHỦ ĐỀ “ĐỔI MỚI-NHẬN THỨC-SÁNG TẠO”

Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Tuyển


Chức vụ: Giáo viên.
Đơn vị công tác: Trường TH Kim Đồng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
Số điện thoại: 0919045766.
Đề 1.

Câu 1. Anh (Chị) hãy chia sẻ sự thay đổi về nhận thức, sáng tạo đem lai hiệu ứng
tích cực trong học tập và cuộc sống sau khi đọc và cảm nhận về một cuốn sách mà
anh (Chị) tâm đắc?

Có những cuốn sách đọc xong người ta lãng quên, nhưng có những cuốn sách để
lại cho ta những dư âm chẳng thể xóa nhòa, và “Mãi mãi tuổi hai mươi” là một cuốn
sách như thế.
Tôi đã có cơ hội đọc cuốn nhật ký này cách đây mấy năm rồi thế nhưng dòng
cảm xúc như vẫn còn nguyên mới. “Mãi mãi tuổi hai mươi” không phải là cuốn sách
bình thường, mà chứa đựng trong đó là cả một cuộc đời, một số phận, một trái tim, một
tâm hồn của một con người mà tên tuổi của anh sẽ và mãi mãi khắc ghi trong trái tim
những con người của thế hệ hôm nay và mai sau.

Cuốn sách “Mãi mãi tuổi hai mươi” của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc do nhà thơ
Đặng Vương Hưng sưu tầm và giới thiệu. Sách được nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành
- xuất bản năm 2005 cùng với nhật ký Đặng Thuỳ Trâm. Cuốn sách gồm 295 trang,
sau khi xuất bản, nó đã được đông đảo độc giả khắp nơi trong nước háo hức đón nhận.
Quyển sách này là một cuộc đời, một số phận đại diện cho thế hệ thanh niên Việt Nam
thời chiến. Các bạn sẽ thấy một trái tim, một tâm hồn của một con người. Đến với
“Mãi mãi tuổi hai mươi” để biết thêm một con người, một cuộc đời. Hơn thế nữa, tuổi
trẻ chúng ta hôm nay được sống trong một đất nước độc lập tự do, nền độc lập tự do
được đánh đổi không ít máu xương của các thế hệ cha anh đi trước. Vì vậy chúng ta
phải biết quý trọng hơn cuộc sống mình đang có và hãy đóng góp phần mình viết tiếp
những dòng mới, những dòng vui tươi của dân tộc như lời nhắn gửi mong ước của anh.

Con người ấy, chàng trai ấy, người chúng ta gặp trong cuốn sách này là một
người con của Hà Nội mang tên Nguyễn Văn Thạc, anh là sinh viên xuất sắc khoa
Toán - Cơ trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và từng được xếp vào diện đi đào tạo tại
Liên Xô. Nhưng trong những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, anh đã
quyết tâm ở lại để tham gia quân đội với lí tưởng cao đẹp “Nước còn giặc thì con đi
đánh giặc, đánh đến cùng mới thôi”.
Tuy chỉ sống cuộc đời người lính trong khoảng thời gian ngắn ngủi ( từ
2/10/1971-24/5/1972) nhưng Nguyễn Văn Thạc đã gửi vào trang nhật ký tất cả những
tâm tư, tình cảm của mình: khi phới phới niềm vui lên đường, khi nhớ thương quê nhà
da diết. Anh đã ghi chép rất kĩ những điều mắt thấy, tai nghe và những điều cảm nhận
được về chuyện gia đình người dân nơi anh đóng quân, chuyện về anh lính cùng đơn
vị, hay dòng cảm xúc khi nghĩ về người con gái anh thương… Dưới cái nhìn tinh tế
của người lính trẻ, tình quân dân, tình đồng chí keo sơn hiện lên rõ nét và sâu sắc.
Đọc cuốn nhật ký “ Mãi mãi tuổi hai mươi”, chúng ta sẽ chẳng thể nào quên được lời
trăng trối cuối cùng của anh “ Mình tỉnh thế này chắc là sắp chết rồi… chỉ tiếc là
không còn chiến đấu được nữa…”, trước khi hy sinh điều anh tiếc nuối nhất là không
thể tiếp tục chiến đấu cùng đồng đội, không thể bảo vệ quê hương và bao mong ước
của anh chưa thực hiện được. Tấm lòng của anh thật đáng trân trọng biết bao.
Các bạn thân mến! người con trai Hà Nội ấy đã vĩnh viễn nằm xuống mảnh đất
Quảng Trị 51 năm về trước. Hôm nay, sau 48 năm ngày chiến tranh khép lại, chúng ta
được sống với những tâm tình của anh qua cuốn nhật kí quân ngũ. Cuốn nhật ký đã
cho tôi thấy được thế giới tâm hồn của người lính Hà Thành một thời lửa đạn, để
chúng ta thêm hiểu và cảm phục những người chiến sĩ đã ngã xuống trên chiến trường
năm xưa.

Trong cuốn nhật ký, những tấm ảnh lưu niệm không chỉ cho ta thấy sự hiên
ngang, bất khuất của người lính trong chiến đấu, còn thẳm sâu trong những tâm hồn
kia có bao nỗi niềm tâm sự, có mấy ai hiểu được? Những trang nhật ký tuy ngắn ngủi
nhưng lại là trang đời tươi đẹp nhất cho thế hệ hôm nay thấm thía sự hy sinh thầm lặng
của những người chiến sĩ. Có những nỗi niềm nhớ quê, có những mối tình chớm nở
của tuổi 20 đầy khát vọng. Các anh đã lưu giữ trong sâu thẳm trái tim mình, vượt lên
những ước vọng của bản thân để chiến đấu, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Đã có bao thế hệ thanh niên ra đi chiến đấu với lí tưởng cao đẹp và đã có bao người
chiến sĩ ngã xuống tô thắm màu cờ tổ quốc, đề lại những trang nhật ký còn dang dở. “
Mãi mãi tuổi hai mươi” như nhắc nhở mỗi người hãy biết tôn trọng, biết ơn quá khứ,
hãy sống, học tập, làm việc và ra sức bảo vệ quê hương, đất nước tự do. Để có được
nền hòa bình như hôm nay, ông cha ta đã phải đánh đổi rất nhiều.
“ Mãi mãi tuổi hai mươi” là một cuốn sách thật ý nghĩa, một tư liệu quý giá với
chúng ta và hiện nay cuốn sách này đang có ở các hiệu sách và trong thư viện trường
THCS Độc Lập. Tôi mong rằng các bạn học sinh sẽ dành chút thời gian ngồi nghỉ đề
lật giở từng trang nhật ký, để đồng cảm, tri ân đối với người lính trẻ Nguyễn Văn Thạc
và đồng thời cùng suy nghĩ về trách nhiệm của chúng ta với những người đã hy sinh để
có được nền độc lập, tự do của tổ quốc ngày hôm nay.

Qua cuốn nhật ký “Mãi mãi tuổi hai mươi”. Tôi lại hình dung Nguyễn Văn
Thạc vẫn đang hiển hiện: gương mặt tuấn tú của người con trai Hà Thành, một nụ cười
tươi sáng với bộ quân phục giải phóng, mũ tai bèo mềm mại.Tôi muốn các bạn trẻ bây
giờ đọc và nhớ tên anh.Tôi muốn thế hệ trẻ bây giờ và mai sau mãi mãi nhớ đến
anh.Tấm gương của Nguyễn Văn Thạc làm cho khát vọng đổi mới và phát triển đất
nước càng thấm sâu vào trong những con người Việt Nam –Đặc biệt là thế hệ trẻ hôm
nay. Tạo nên khí thế lao động, học tập và rèn luyện vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam yêu quý.Tôi muốn nói với anh rằng hãy yên lòng, hành trình của
anh đang được tiếp nối bởi thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, lý tưởng của anh nhất định
sẽ thực hiện thành công.

Câu 2. Sách báo phục vụ hiệu quả cho việc học tập suốt đời của tất cả mọi người
trong xã hội. Anh (chị) hãy đưa ra những ý tưởng sáng tạo nhằm khuyến khích,
lan tỏa, rèn luyện thói quen học tập thông qua sách báo.
Để khuyến khích mọi người đọc sách, theo tôi có thể áp dụng một số giải pháp sau:
Một là.
Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu văn hóa đọc, khuyến đọc. Đề xuất các cơ quan văn hóa
như nhà xuất bản, công ty phát hành sách, thư viện tỉnh, sở văn hóa, trường đại học, viện
nghiên cứu… có chuyên ngành văn hóa, thư viện cần đẩy mạnh công tác khảo sát văn hóa
đọc thường xuyên, trên diện rộng nhằm nhận diện được thị hiếu đọc của độc giả, định
hướng văn hoá đọc cho toàn xã hội.
Hai là
Triển khai tặng “Cuốn sách đầu đời của bé”. Thuở đầu đời, mọi đứa trẻ sinh ra gần như
giống nhau, đều trong sáng đơn thuần như tờ giấy trắng. Quyết định một người cả cuộc đời
có sống tốt hay không, hạnh phúc hay không, thành công hay không… có rất nhiều yếu tố,
nhưng yếu tố ảnh hưởng rất lớn, vô cùng quan trọng chúng ta kiểm soát được đó là đọc
sách. Vì thế, giải pháp dễ dàng thực hiện là các phòng khám, phòng sinh, bệnh viện tặng
“Cuốn sách đầu đời của bé” ngay khi người mẹ vừa sinh con, hướng dẫn bố mẹ đọc sách
cho con trong ngày đầu tiên con đến với thế giới, mỗi ngày đều đặn, đứa trẻ sẽ có thói quen
tốt đẹp đọc sách nhiều khi lớn lên.
Ba là
Đề xuất “Ngày khuyến đọc Việt Nam”. Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết
định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là “Ngày sách Việt Nam” nhằm khuyến khích
và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý
nghĩa to lớn, tầm quan trọng của việc đọc sách. Khi có “Ngày khuyến đọc Việt Nam” các
đơn vị như nhà xuất bản, thư viện, nhà sách sẽ coi đây là ngày hội lớn để tổ chức các hoạt
động khuyến đọc tạo nên nét đẹp văn hóa trong đời sống nhân dân, mang lại nhiều lợi ích
văn hóa để xã hội ngày càng phát triển hơn.
Bốn là
Phát huy hiệu quả của hệ thống thư viện. Thư viện là đầu ra chính của ngành xuất bản, là
nơi tổ chức đọc sách, báo, tài liệu một cách tiết kiệm, hiệu quả nhất.
Năm là
Khuyến đọc trở thành mục thường kỳ của báo chí, đài phát thanh và truyền hình. Các báo
nên có chuyên mục giới thiệu sách hay, sách mới, tác giả trẻ… thường xuyên, liên tục bằng
các mục như “Đọc sách cùng bạn”, “Sách mới nóng hổi”, “Cây viết trẻ”… Đặc biệt, những tờ
báo dành cho học sinh, sinh viên như Mực tím, Hoa học trò, Thiếu niên tiền phong, Khăn
quàng đỏ… nên dành những phần “đất” lớn để thực hiện giải pháp này.
………………… ………………Hết……………………………………….
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN BÀU BÀNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG

BÀI DỰ THI
ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC NĂM 2023
CHỦ ĐỀ
“NHẬN THỨC-ĐỔI MỚI-SÁNG TẠO”

HỌ TÊN: NGUYỄN THỊ THANH TUYỂN


ĐƠN VỊ: TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG
SỐ ĐIỆN THOẠI; 0919045766
EMAIL: THANHTUYENLHC@GMAIL.COM

You might also like