You are on page 1of 3

CLB BAA: NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM

Em xin kính chào quý thầy cô, xin gửi lời chào tới các bạn. Mình là Hà Trang, là
thành viên của CLB Sách và Hành Động. Thực hiện chiến dịch “radio 1 cuốn
sách 1 tuần” của CLB chúng mình, mong là sẽ đem đến cho mọi người những
trải nghiệm mới đầy thú vị và có cho mình những kiến thức thật hữu ích .
Robertson Davies từng nói rằng: “Một cuốn sách thực sự hay nên đọc trong tuổi
trẻ, rồi đọc lại khi đã trưởng thành, và một nửa lúc tuổi già, giống như một tòa
nhà đẹp nên được chiêm ngưỡng trong ánh bình minh, nắng trưa và ánh trăng”.
Quả thật, cuộc sống mỗi người sinh ra là để có những trải nghiệm. Hoặc là qua
những hành động hoặc là qua những trang sách. Và hôm nay, ở những năm
tháng của tuổi trẻ chúng ta gắn liền với hoài bão, với cống hiến, với khát
khao. Cũng có những tuổi trẻ leo lắt như ngọn nến chưa kịp sáng đã vội
tắt. Nếu bạn là một người trẻ đang loay hoay hay vô định trong những
năm tháng đẹp nhất của cuộc đời, mình gợi ý cho các bạn cuốn sách,
“Nhật ký Đặng Thùy Trâm” . Và đây cũng là cuốn sách mà CLB muốn gửi
tới các bạn để tri ân và chào mừng ngày 22/12- ngày Quân đội nhân dân Việt
Nam.

Tác phẩm đã thu hút người đọc ngay từ những trang đầu tiên qua lời giới thiệu
và câu chuyện về những tấm lòng và số phận kì lạ của cuốn nhật kí. Trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ đầy gian khổ ấy, cuốn nhật kí đã vô tình rơi vào tay một
người lính Mỹ để rồi sau gần một phần ba thế kỉ lưu lạc, đúng vào dịp kỉ niệm
30 năm ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước 30/4/2005 nó đã trở về
với gia đình liệt sĩ. Vậy tại sao khi người lính Mỹ này nhặt được cuốn nhật kí lại
không đốt nó đi, mà lại phải mất bao nhiêu công sức để tìm và trao trả cho người
thân của nó? Tại sao cuốn nhật kí có sức mạnh kì diệu tới như vậy? Trong cuốn
nhật nhật kí đó có thực sự có lửa hay không? Vì sao cuốn nhật kí lại được xuất
bản tại 20 nước với 16 thứ tiếng?

          Chủ nhân của cuốn nhật kí không ai khác, chính là liệt sĩ – Bác sĩ Đặng
Thùy Trâm. Chị sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942 trong một gia đình trí thức ở
Hà Nội. Tốt nghiệp đại học Y khoa Hà Nội năm 1966, Thùy Trâm xung phong
vào công tác ở chiến trường B. Sau ba tháng hành quân vào đến Quảng Ngãi, ở
đó chị được phân công về phụ trách bệnh viện huyện Phổ Đức, một bệnh viện
dân y nhưng chủ yếu điều trị cho  thương bệnh binh. Người Bác sĩ này đã đứng
ra cầm súng bảo vệ cho những thương binh và đã ngã xuống như một người lính
vừa rời tay súng. Trong vai trò một nữ Bác sĩ chị luôn yêu thương mọi người,
chia sẽ niềm vui với mọi người, đâu với nỗi đâu của người bệnh,chăm sóc
thương binh hết lòng.  Đến ngày 22/6/1970 trong một chuyến đi công tác từ
vùng núi về đồng bằng chị bị địch phục kích và hy sinh anh dũng khi chưa đầy
28 tuổi.

         Tuy không phải là nhà văn nổi tiếng, nhưng với cách viết nhật kí mộc mạc,
chân thành chị đã khiến cho người đọc như được quay ngược lại thời gian, trở về
với những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Những trang nhật kí của chị
giống như một cuốn phim quay chậm trước mắt chúng ta bao đau thương, mất
mát, khó khăn gian khổ khiến người đọc không khỏi xúc động nghẹn ngào.
Không những thế, những dòng nhật kí ngắn gọn mà tha thiết, chứa đựng toàn bộ
ý chí bất khuất, kiên cường của người con gái vốn được sinh ra nơi chốn đô
thành vậy mà phải sống trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Cuốn
nhật kí đã được khép lại vào ngày 20 tháng 6 năm 1970. Bởi hai ngày sau đó chị
đã anh dũng hy sinh trong một trận càn của địch. Với 322 trang sách, Nhật ký
Đặng Thùy Trâm đã khiến người đọc cảm nhận sâu sắc và thấm thía nỗi đau của
dân tộc Việt Nam trong chiến tranh. Chị khao khát đến cháy lòng ngày hòa bình
thống nhất Bắc Nam để được về với mẹ, về với Thủ đô thân yêu. Những dòng
tâm sự của chị làm cảm động đến thắt lòng và nhắc nhở mỗi chúng ta, thế hệ trẻ
hôm nay phải sống thế nào cho xứng đáng với sự hy sinh của họ.

Chị đã nằm xuống hơn nửa thế kỉ, nhưng tinh thần của chị, ngọn lửa mà chị
đã thắp lên từ đó mãi mãi cháy sáng và sẽ còn lan tỏa hơn nữa đến chúng ta.
Chị đã để lại một thông điệp vô cùng giá trị: hãy thật giỏi trong chuyên môn
của chính mình; mang tài trí cùng với tinh thần nhiệt huyết và sức trẻ để cống
hiến cho Tổ quốc, cho cuộc đời. Thời chiến bom đạn là giặc, thời bình dịch
bệnh là giặc. Tôi đọc về chị – một người bác sĩ anh dũng tận tâm. Tôi nghĩ
đến những ngày này, nghĩ đến những bác sĩ đang kiên cường chiến đấu, cống
hiến hết mình ở tuyến đầu chống lại cơn dịch bệnh đã cướp đi bao mạng sống
của con người

Thật khó để có thể kể lại cuốn nhật ký của một người khác. Hãy đọc Nhật ký
Đặng Thùy Trâm để đưa mình sống lại quá khứ đau thương mà anh hùng,
cứng rắn nhưng cũng không kém phần lãng mạn của người bác sĩ trẻ. Thùy
Trâm ra đi khi mới 27 tuổi – cái tuổi đáng lẽ được tận hưởng trọn vẹn nhất
những ngọt ngào của tình yêu và hạnh phúc. Thùy Trâm đã ra đi, nhưng ngọn
lửa trong tim cô thì còn sống mãi. Cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã có một
cuộc hành trình kì diệu, vượt qua không gian và thời gian để đến với người
đọc chúng ta ngày hôm nay.

Xin mượn những câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm để thay cho lời kết:

Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi


Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt, đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.

Nhìn vào thực tiễn cũng có thể thấy có rất nhiều những người bác sĩ sẵn
sàng hi sinh thân mình để dành giật sự sống của từng bệnh nhân từ tay thần
chết. Nhìn lại một năm 2021 với đầy biến động, sự hi sinh của những người
bác sĩ tuyến đầu,những anh bộ đội nguyện không quản dầm mưa dãi nắng để
bảo vệ người dân khỏi dịch bệnh,… mãi nằm trong trái tim của mỗi người dân
đất Việt. Có lẽ từ một cuốn sách nào đó, thậm chí có thể là cuốn “Nhật ký
Đặng Thùy Trâm”. Từ đấy ta có thể thấy sâu bên trong một cuốn sách tưởng
chừng nhỏ bé ấy lại là một ngọn lửa bất diệt, một bài học có giá trị vô cùng
sâu sắc cho thế hệ sau này. Vậy nên chúng ta hãy tập cho mình thói quen
yêu sách ngay từ bây giờ nhé.

Để chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
(22/12/1944 - 22/12/2021). Mình xin thay mặt cho tất cả thành viên trong CLB
SVHĐ gửi tới tất cả những người đã và đang xây dựng và bảo vệ tổ quốc có một
ngày lễ đầm ấm an lành và hạnh phúc. Chúc các chiến sỹ Bộ Đội CỤ HỒ có một
sức khỏe tốt để bảo vệ vững chắc Tổ Quốc thân yêu.

Mình và CLB sách từ mái trường THPT PĐP thân yêu của chúng ta, luôn chào
đón các bạn đến với tủ sách CLB, thư viện của nhà trường. Nhiều loại sách có
giá trị đang chờ đợi chúng mình… Cùng đọc sách để CÙNG YÊU THƯƠNG

“Radio 1 cuốn sách 1 tuần” của CLB Sách và Hành động đến đây là kết thúc
rồi. Xin cảm ơn sự lắng nghe của quý thầy cô và các bạn. Xin chào và hẹn gặp
lại…

You might also like