You are on page 1of 65

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.

S MAI THI THẮM

LỜI MỞ ĐẦU
Là sinh viên đối với em chuyến tham quan thực tế này là rất cần thiết trong quá trình
học tập và giúp em có thể học hỏi, tìm kiếm những thiếu sót ở bản thân mình. Nó còn
giúp em có một trải nghiệm mới ở bản thân về thực tiễn kỹ năng, kiến thức, nhìn nhận
trong tương lai sau này.
Sau một thời gian đi tham quan thực tế và được học hỏi những văn hoá, vùng miền của
mỗi tỉnh thành vừa qua. Đặc biệt với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Khoa Sư Phạm, cô
cố vấn học tập Th.s Mai Thị Thắm và anh hướng dẫn viên Lê Ngọc Hưng đã giúp đỡ
em hoàn thành báo cáo thực tế.
Tuy nhiên do thời gian có hạn và vốn kiến thức ít ỏi của mình, bài báo cáo được viết
theo những gì em đã tìm hiểu sau chuyến đi tham quan thực tế, một phần trên mạng
truyền thông và không thể tránh được những thiếu sót và nhầm lẫn. Vì vậy, em rất
mong sự đóng góp của cô để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin
kính chúc quý thầy cô Khoa Sư Phạm dồi dào sức khoẻ và có thể thành công hơn trong
sự nghiệp trồng người của mình.
Xin chân thành cảm ơn!

A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THAM QUAN


1. Thời gian:
- Số ngày: 06
- Từ ngày: 03/04/2023 đến ngày 09/04/2023
2. Địa điểm:
a. Phú Thọ
b. Hà Nội
c. Nghệ An
d. Thừa Thiên Huế
e. Đà Nẵng
f. Quảng Nam
g. Quảng Ngãi
3. Thành phần, số lượng:
a. Số lượng giảng viên: 01
ThS. Mai Thị Thắm - Trưởng đoàn
b. Số lượng sinh viên: 15
Lớp Giáo dục Chính trị K44
B. NỘI DUNG CHÍNH BÀI BÁO CÁO
Trong bài báo cáo này, nói về chuyến tham quan học tập các tỉnh phía Bắc mà em đã
cùng với đoàn đến tham quan thực tế gồm: Bệnh Xá Đặng Thuỳ Trâm, cầu Hiền
Lương, Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, Làng Sen quê ngoại Bác Hồ, quê nội
Bác Hồ, Đền Hùng, Lăng Bác, Phủ Chủ tịch, chùa Một Cột, Bảo tàng Hồ Chí Minh,
chùa Trấn Quốc, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Đại Nội Kinh Thành Huế, chùa Thiên Mụ,
bảo tàng Chăm. Bài báo cáo này sẽ nói về từng phần về chuyến tham quan ở từng địa
điểm em đã đến như: giới thiệu về địa điểm đó, các trải nghiệm, đúc kết và một chút
cảm nghĩ sau chuyến đi đó. Sau đó nói lên kết luận chung cho cả chuyến đi tham quan
về cảm nghĩ và rút ra kinh nghiệm gì trong học tập.
C. THÔNG TIN KHI ĐẾN CÁC ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

CHƯƠNG I: QUY NHƠN – ĐỒNG HỚI

I. BỆNH XÁ ĐẶNG THUỲ TRÂM


1. Tiểu sử của nữ Bác sĩ - liệt sĩ Đặng Thùy Trâm
Nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942 tại Huế nhưng lớn lên tại
Hà Nội trong một gia đình tri thức. Bố chị là ông Đặng Ngọc Khuê Bác Sĩ Ngoại
Khoa, mẹ chị là bà Doãn Ngọc Trâm giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội. Đặng
Thùy Trâm là chị cả dưới còn ba em gái. Cả chị và ba người em đều mang tên giống
mẹ và chỉ khác nhau tên đệm Đặng Phương Trâm, Đặng Hiền Trâm, Đặng Kim Trâm
cho nên bạn bè và người thân đều gọi Thùy Trâm là Thùy để phân biệt.

2. Người chị cả đảm đang


Vì là chị cả nên ngay từ lúc nhỏ Thùy Trâm đã làm nhiều việc giúp bố mẹ như trong
em, dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm thay cho mẹ sau khi mẹ sinh em Phương Trâm cũng là
thời điểm của kháng chiến chống thực dân Pháp lan rộng ở nhiều nơi khiến gia đình
Trâm phải đi sơ tán về vùng nông thôn ở Nghệ Tĩnh. Cuộc sống khó khăn vừa sinh
con bà Doãn Thị Ngọc Trâm đã phải đi cấy, làm cỏ, bón phân, cắt lúa. Lúc này Thùy
Trâm mới chừng 7 tuổi đã biết đi bắt cua, bắt ốc để cải thiện bữa ăn trong gia đình.
Ngoài những việc đồng áng Thùy Trâm còn phải thay mẹ chăm sóc dạy bảo các em
đến nơi đến chốn. Nhìn cô con gái mới mấy tuổi đầu đã đảm đang vai trò của chị cả
trong nhà bà Doãn Thị Ngọc Trâm vừa mừng, vừa thương. Mừng vì con gái sớm khôn
lớn và có ý thức trách nhiệm, thương vì Thuỳ Trâm vất vả. Bà chạnh lòng xót xa vì là
mẹ mà bà không thể cho con cái một tuổi thơ yên bình, sung sướng. Nhiều đêm trở về
đứng nhìn Thùy Trâm ngủ thấy giấc mơ chập chờn mệt mỏi của cô con gái hiếu thảo
bà rơi nước mắt. Bà trộm nghĩ nếu không có Thuỳ Trâm thì không biết mình sẽ phải
xoay sở thế nào để hài hòa giữa việc nước - việc nhà. Với đức tính điểm tĩnh, thùy mị,
đảm đang Thùy Trâm đã giúp mẹ yên tâm học tập và công tác. Vừa thay mẹ gánh vác
công việc gia đình Thùy Trâm cùng các em đều phải tự học và hướng các em làm theo
nên tất cả mấy chị em đều học giỏi. Trong các môn học thời niên thiếu Thùy Trâm rất
yêu thích môn Văn vốn là một cô gái có tâm hồn lãng mạn, suy nghĩ lớn trước tuổi
những trang văn đã nuôi dưỡng trái tim nhạy cảm, cũng như rèn đức tính ý chí quật
cường, kiên trung của cô gái Đặng Thùy Trâm. Kể từ khi biết đọc Thùy Trâm đã rất
say mê sách văn học Nga, Pháp, Việt Nam trong đó có những cuốn: Thép đã tôi thế
đáy, Sông Đông êm đềm, các tác phẩm của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, Vũ Trọng Phụng,

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Nam Cao, Tô Hoài,…Tháng tư năm 1952 Thuỳ Trâm được kết nạp vào Đội thiếu niên
tháng 8. Năm 1958 chị cùng gia đình chuyển ra Hà Nội và học cấp 3 tại trường Chu
Văn An. Năm 1961 nối nghiệp gia đình Đặng Thùy Trâm thi đỗ vào Đại học Y khoa.
Chị là giọng ca xuất sắc của trường Chu Văn An và đại học Y Hà Nội. Chị đã dành
hành chục huy chương trong các cuộc đua tài văn nghệ quyền chúng thủ đô. Bên cạnh
say mê học tập luôn giúp đỡ bạn bè gặp khó khăn. Thùy Trâm còn tích cực tham gia
câu lạc bộ thơ văn cùng khóa của trường Chu Văn An gồm các thành viên sau này đã
trở thành các nhà văn nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm ,Tôn Nhuậm Vỹ, Vương trí Nhàn.
Chị và các anh bạn cùng lớp Lê Văn Kiếm, Hoàng Ngọc Kim, Dương Đức Niệm kết
thành nhóm phấn đấu vào Đảng. Nối nghiệp gia đình Thùy Trâm thi đỗ vào Đại học Y
khoa Hà Nội chuyên khoa mắt. Tháng 6 năm 1966 được nhà trường cho tốt nghiệp
sớm 1năm. Ngay lúc đó Thùy Trâm có thể tìm được cho mình một công việc ở Hà Nội
theo đúng ngành nghề. Nhưng theo tiếng gọi thiêng liêng của miền Nam ruột thịt
người con gái Hà Nội ấy đã xung phong và miền Nam nơi những chiến sĩ của ta đang
chiến đấu ác liệt nhất, anh Dũng nhất. Sau 3 tháng hành quân từ miền Bắc tháng 3 năm
1967 chị vào đến Quảng Ngãi chị được phân công về phụ trách bệnh viện huyện Đức
Phổ của bệnh xá dân sự nhưng chủ yếu điều trị cho các thương bệnh binh. chị được kết
nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam 27/09/1968. Đặng Thuỳ Trâm đã ghi trên trang đầu
cuốn nhật ký của mình những dòng nổi tiếng của Văn Hào thể hiện quan điểm sống và
lý tưởng cách mạng của thế hệ thanh niên thời bấy giờ Đời người ta chỉ sống có một
lần, phải sống sao cho khỏi phải xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống
phí,… Để khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng: “Cả đời ta cả sức ta đã hiến dâng
cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”. Với lí
tưởng sống đã chọn Đặng Thùy Trâm đã lao vào công việc với một nghị lực phi
thường là người phụ trách bệnh xá huyện Đức Phổ Quảng Ngãi thực chất là một bệnh
xá tiền phương chị đã lăn xả vào cứu chữa thương binh chăm sóc thương binh tổ chức
cho đơn vị di chuyển thương binh di chuyển địa điểm để chống càn đi công tác xuống
cơ sở. Giữa một vùng đất hẹp ngập trời bom đạn và hằn dấu giày của những tên lính
xâm lược chị vẫn kiên cường bám trụ trong nhiều năm
3. Đặng Thùy Trâm trong ký ức của những thủy thủ tàu không số
Ngày 27/02/1968 Con Tàu Không Số bằng bí xanh 43 do thuyền trưởng Nguyễn Đắc
Thắng và chính trị viên Trần Ngọc Tuấn chỉ huy đã xuất phát từ một căn cứ của ta ở
đảo Hải Nam Trung Quốc mang theo hơn 100 tấn vũ khí để chi viện cho chiến trường
khu 5 ngày mùng 1 tháng 3 tàu 43 đến vùng biển cùng vĩ độ với khu V. Và chuyển
hướng khi vào bờ biển xa ở Đức Phổ, Quảng Ngãi. Nhưng khi chỉ còn cách bờ biển có
5 hải lý thì hành tung của Tàu 43 đã bị lộ. Trong hoàn cảnh tàu địch vây đánh tứ phía 3
Thủy Thủ Tàu Không Số đã hi sinh, 14 người còn lại thì có tới 12 người bị thương. Để
đảm bảo bí mật cho tuyến đường vận tải quân sự trên biển này những Thủy Thủ Tàu
43 đã quyết định hủy tàu không để cho vũ khí rơi vào tay địch. Khi con tàu biến mất
mang theo bọn bí mật về tuyến đường mòn trên biển xuống lòng biển sâu thì 14 Thủy
thủ cũng đưa nhau vào bờ trong tình trạng thương tích nặng nề. Tại đây những người
Dân Đức Phổ đã cưu mang các anh giấu các anh rồi những căn hầm bí mật để chăm
sóc vết thương và tránh sự truy sát của Định. Ngày mùng 10 tháng 3, 14 người được
đưa về bệnh xá của bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Đại tá Nguyễn Đắc Thắng - chỉ huy của
con tàu 43 ngày ấy. Sau này ông là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vẫn còn xúc
động khi nhớ lại những giây phút gặp Đặng Thùy Trâm Hai giờ chiều hôm ấy mười
mấy anh em thì thủ chúng tôi đến bệnh xá của chị Trâm. Biết Chúng tôi là những thủy
thủ của con đường mòn bí mật trên biển, chị vô cùng cảm kích và coi chúng tôi như

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

những người anh hùng. Trong suốt những ngày tháng ở đó ,chúng tôi bao giờ cũng
được ưu ái đặc biệt. dù ở Bệnh xá Đức Phổ bác sĩ Đặng Thùy Trâm và các y bác sĩ
khác đều phải ăn uống kham khổ thiếu thốn. Nhưng những thủy thủ bị thương luôn
được chị chăm sóc tận tình dành cho những thức ăn ngon nhất chị bảo với các anh:
“các anh tưởng lại đây để chúng tôi chăm sóc cho đến khi lành vết thương về ăn uống
bồi bổ để có lấy lại sức của dãy Trường Sơn ,quay lại chiến trường chứ”. Với những
người lính trong đoàn Thủy Thủ ngày ấy Đặng thùy Trâm vừa ân cần như một người
mẹ, người chị, vừa dịu dàng nữ tính như một người em gái .tất cả họ đều dành cho chị
những tình cảm yêu quý trân trọng những buổi chiều sau khi xem công việc hoặc ngồi
ở những hàng cây ven quanh trạm cùng tâm sự xổ số miền Bắc tao cùng động viên
nhau cố gắng ,cố gắng hơn nữa trận chiến đấu để ngày trở về mau đến gần. Việc vận
chuyển vũ khí không thành công luôn khiến cả đoàn thì thụ sai rất tiếc nuối. Nhưng nó
đã được an ủi phần nào mình như thế mà các anh đã quen biết bác sĩ Thùy Trâm
Ngày mùng 10 tháng 4 năm 1968,
khi phải chia tay với bệnh xá những
người lính ấy đều không cầm được
nước mắt bị lưu luyến người nữ bác
sĩ và họ vô cùng yêu quý. phút chia
tay cảm động và thiêng liêng đó, họ
nếu không ngờ đấy lại là lần cuối
cùng được gặp Đặng Thùy Trâm.
Trong cuốn nhật ký nổi tiếng của
mình liệt sĩ Đặng Thùy Trâm có viết
Vậy là chiều nay các anh lên đường
để lại cho mọi người một nỗi nhớ
mênh mang giữa khu rừng vắng vẻ .
Tất cả nơi đây còn ghi lại bóng
dáng các anh, những con đường đi
như ghế ngồi xinh đẹp những câu
thơ thắm thiết yêu thương. Nghe anh
Tuấn ra lệnh: “Tất cả ba lô lên
đường!... mình khóc ròng đến nỗi
không thể đáp lời chào của mọi
người: “Thôi! Các anh đi đi” hẹn
gặp lại trên miền Bắc thân yêu. Đó
là những dòng nhật ký đầy nước mắt
mà chị viết khi phải chia tay với
những người Thủy Thủ Tàu Không
Số ngày mùng 10 tháng 04 năm
1968

4. Sự hy sinh của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm


Chị Nguyễn Thị Kim Liên, nguyên học viên lớp y tá bệnh xá Đức Phổ người duy nhất
chứng kiến cái chết của bác sĩ Đặng Thùy Trâm kể lại với giọng buồn buồn về buổi
chiều định mệnh ấy. bà Liên chia sẻ:“Tôi chỉ mới được ở với chị Trâm gần 6 tháng,
nhưng thời gian ấy đủ cho tôi thương mến và cảm phục chị xem vô cùng. Chị Trâm
không chỉ được mình tôi thương, dù chị nhận tôi là em nuôi. Chị được tất cả bà con ở

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Phổ Cường và Đức Phổ những nơi chị đã sống, đã lăn lộn trong mấy năm ác liệt
thương như thương con đẻ hay chị em ruột thịt.
Buổi chiều ngày 22 tháng 7 năm 1970 chị Nguyễn Thị Kim Liên kể bằng giọng nghèn
nghẹn Có lẽ bọn biệt kích Mỹ nghe giọng nói của hai chị em chúng tôi. Chúng đãi
phục ở đỉnh dốc mải nói chuyện, tới lúc đột nhiên một tên biệt kích Mỹ đen nhô ra,
gần như nó đã nắm được tay chị Trâm. Tôi chỉ hét lên: “Chị Hai, Mỹ! và vùng chạy.
Hai chị em không có vũ khí, mà thực ra, có vũ khí lúc ấy cũng không đối phó kịp. Chị
Liên lao mình xuống dốc, và nghe phía sau mình một loạt tiểu liên. Chúng đã chị Trâm
ở một khoảng cách quá gần Chỉ chừng 1m. Cái chết của chị Trâm và cây rừng đã cứu
tôi thoát chết. không chủ định nhưng bằng cái chết của mình chị Thùy Trâm không chỉ
cứu sống chị Liên mà còn báo động cho cả bệnh giá biết sự hiện diện của bọn biệt kích
Mỹ. Bệnh xá đã rời đi an toàn đơn vị vũ trang huyện đã bán gần nơi chúng rất là chị
Trâm Đúng một tuần bọn điện cách Mỹ mới bỏ đi. Nấm mộ gửi được Bác sĩ đã được
đắp cao lên chứ không thể đào huyện an táng chị. Ngày ấy không có hương hoa nhưng
tất cả những người quen biết cùng chiến đấu với chị Thủy Trâm mỗi khi qua con dóc
này đều đắp thêm cho chị một nắm đất. hơn cả anh hùng, Thùy Trâm đã là một thiên
thần của thế hệ chúng tôi muốn thế hệ trong sáng hồn nhiên vô tư đến kinh ngạc khi
bước vào cuộc chiến đấu sinh tử.
Năm 1990 gia đình đã đưa hài cốt chị
về nghĩa trang liệt sĩ xã Xuân Phương,
Từ Liêm, Hà Nội nay là phường Xuân
Phương, quận Bắc Từ Liêm. Tên chỉ
được đặt trong một trạm xá tại thôn
Nga Mân, xã Phổ Cường, huyện Đức
Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Cũng như được
đặt thay thế cho ngõ 477 Hoàng Quốc
Việt Hà Nội, tên một phố tại thành phố
Hạ Long bộ phim “Đừng đốt” do
Đặng Nhật Minh làm đạo diễn được
dựng lên từ nhật ký của Đặng Thùy
Trâm trong đó chỉ là nhân vật trung
tâm của bộ phim.

5. Nhật Ký Đặng Thùy Trâm


Bác sĩ - liệt sĩ Đặng Thùy Trâm là tác giả của hai Tập nhật ký được viết từ ngày mùng
08/04/1968, khi phụ trách bệnh sởi Đức Phổ cho đến ngày 20/06/1970. Hai ngày trước
khi sinh sau khi hạ sát Chị Trâm lính biệt kích Mỹ đã lấy hai cuốn nhật ký này. Cùng
những vật dụng cá nhân khác của chị Trâm chúng chỉ để lại quần áo của chị sau khi đã
xé ra và treo bắt béo trên những tránh cây rừng.
Đến năm 1970 - 1971 Carl W. Greifzu phải đi lính sang Việt Nam, làm công việc thẩm
vấn tù binh ở Đức Phổ,Quảng Ngãi. Do đặc thù công việc trước khi đi ông phải học
một lớp tiếng Việt nhờ đó ông đã có một người vợ Việt Nam xinh đẹp, lớn hơn ông 12
tuổi và giờ ông vẫn còn nhớ một chút tiếng Việt. Carl W. Greifzu là bạn thân của
Fredric Whitehurst, hai người đã nhặt được cuốn nhật ký của chị Đặng Thùy Trâm và
suýt đốt đi nếu không có lời can trong ấy đã có lửa của người phiên. dịch sau đó người
làm việc cho FBI. Fredric đã gửi cuốn nhật ký nhờ Carl giữ hộ. Carl W. Greifzu nhớ
lại tháng 9 năm 1971 khi ông được trở về Mỹ, Fredric Whitehurst đã gửi ông giữ hộ
của Nhật ký của Đặng Thùy Trâm.

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Khi chiến tranh Việt Nam kết thúc những người lính Mỹ trở về nước đều bận rộn với
công việc mưu sinh, nên Carl và Fredric đã không có điều kiện gặp lại, vì cách nhau cả
ngày cây số. Dù chiều Việt Nam 2 năm nhưng ký ức về cuộc chiến luôn ám ảnh khiến
Carl W. Greifzu day dứt không nguôi. Ông đưa cuốn sổ cho vợ là bà Trần Thị Kim
Dung đọc có dịch sang tiếng Anh .những trang viết máu lửa chiến trường càng cuốn
hút. Carl W. Greifzu đề nghị vợ dịch toàn bộ của Nhật ký ra giấy, để nhiều người cùng
đọc được. Tuy nhiên, vốn tiếng Anh của bà Kim Dung chưa nhiều. Nên Carl W.
Greifzu phải vừa đánh máy, vừa hiện đính. Hai vợ chồng ông đã cùng làm việc nhiều
ngày liền, để có một bản dịch hơn 100 trang. Đây là bản dịch đầu tiên của cuốn nhật
ký Đặng Thùy Trâm, trước khi nó được dịch sang 18 thứ tiếng ở 22 quốc gia như hiện
nay một số lượng in chỉ riêng ở Mỹ đã gần 100.000 cuốn và điều đặn hàng năm vẫn
tái bản. Carl W. Greifzu kế tiếp ông và bà Kim Dung đã thuộc lòng nhiều trang nhật
ký của người nữ bác sĩ Việt cộng bởi đó là một phần cuộc đời của vợ chồng ông. Bà
Dung còn photo thêm nhiều bản dịch để gửi tặng những người bạn cựu binh Mỹ cùng
đọc giúp họ hiểu thêm về cuộc chiến tranh Việt Nam. Lần này trở lại Việt Nam Carl
mang theo bản dịch đầu tiên ấy để tặng lại

Năm 1996 Fredric Whitehurs đến thăm vợ chồng Carl học cùng ôn lại những kỷ niệm
tại chiến trường Việt Nam trong đó có cuốn nhật ký chiến lợi phẩm. Nên đọc bản dịch
nhận được giá trị của duy vật đặc biệt ấy hành quy chế quy định trao lại nó cho
Fredric. Fredric và anh trai ông cũng là cựu binh Mỹ ở Việt Nam tìm cách dịch của
Nhật ký sang tiếng Anh. Chính ngọn lửa đầy tính nhân văn từ cuốn sổ của người lính
đối phương lan tỏa đã khiến Fredric dành gần 10 năm trời tìm kiếm thân nhân của chị
nhằm thực hiện nguyện ước trao duy vật vô giá này đến gia đình chị
Sau đó Fredric Whitrhurst cùng Robort Whitehurst đã có một hành chính rong rủi đến
Việt Nam tiến hành cuộc tìm kiếm có phần quan trọng làm nên một hiện tượng trong
văn hóa đọc ở Việt Nam vào năm 2005
Nhật ký được nhà phê bình văn học Vương trí Nhàn Biên Tập thành sách được xuất
bản tại Hà Nội trong năm 2005. tác phẩm có tên là nhật ký Đặng Thùy Trâm nhà xuất
bản Hội Nhà văn Việt Nam .Sách đã lay động lương tâm nhiều người Nhờ đặc sản

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

nhất là độc giả trẻ tuổi Việt Nam. Cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được
báo chí nước ngoài bình luận như một nhật ký Anne Frank của Việt Nam
6. Bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm
Bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm được xây dựng trên diện tích 3.900m2, gồm các khoa chức
năng: nội, nhi, sản, răng – hàm - mặt, y tế cộng đồng, y tế dự phòng, sơ cấp cứu ban
đầu … qui mô 10 giường bệnh, với đầy đủ trang thiết bị y tế đảm bảo việc khám và
điều trị cho hơn 40.000 dân trong khu vực. Bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm nằm ngay bên
quốc lộ IA, cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 50km về hướng Nam. Bệnh xá được
xây dựng theo ước muốn của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm lúc sinh thời. Đây là nơi khám,
chữa bệnh có mô hình đặc biệt bởi lần đầu tiên trong hệ thống khám chữa bệnh, chăm
sóc sức khỏe cộng đồng trên toàn quốc. Ngoài việc thực hiện công tác khám, chữa
bệnh cho nhân dân trong vùng, bệnh xá còn là địa chỉ thu hút hàng chục nghìn lượt du
khách đến tham quan mỗi năm.

Kiến trúc theo hướng kiểu nhà


Rông - Tây Nguyên để du khách
cảm nhận được sự gần gũi và thân
thiện. Những hàng cọ dọc lối đi và
trước hiên nhà khiến khu bệnh xá
giống một khu nghỉ dưỡng có sân
vườn. Nổi bật trong khuôn viên
chính là tượng đài của Anh hùng
Liệt sĩ - Bác sĩ Đặng Thùy Trâm
với tay cầm nón che đầu, chân sải
bước, như đang tất tả vượt rừng
trong những lần làm nhiệm vụ, đi
tìm địa điểm mới an toàn hơn để
dựng bệnh xá cứu chữa thương
binh, tránh những trận càn của
địch.

Ngoài khu chữa bệnh, bệnh xá còn có riêng một khu trưng bày giới thiệu những hiện
vật, hình ảnh liên quan đến Anh hùng, Liệt sĩ - Bác sĩ Đặng Thùy Trâm nói riêng và
truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Đức Phổ (Quảng Ngãi) và Khu 5 nói
chung.
II. CẦU HIỀN LƯƠNG
Cầu Hiền Lương và sông Bến Hải nằm trong cụm di tích đôi bờ Hiền Lương ở điểm
giao nhau giữa đường Quốc lộ 1A và sông Bến Hải; phía Bắc thuộc thôn Hiền Lương,
xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; phía Nam thuộc thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải,
huyện Do Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là hai “nhân chứng lịch sử” mang trên mình nỗi
đau chia cắt đất nước thành hai miền Nam Bắc suốt hơn 20 năm ròng rã.

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Sông Bến Hải bắt nguồn từ núi Động


Chân thuộc dãy Trường Sơn và chảy
dọc theo vĩ tuyến 17 từ Tây sang Đông
rồi đổ ra cửa Biển Cửa Tùng. Sông
Bến Hải có tổng chiều dài gần 100
km, nơi rộng nhất khoảng 200m, nơi
hẹp nhất khoảng 20 -30m, là ranh giới
giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gia Linh
của tỉnh Quảng Trị.
Cụm di tích lịch sử Cầu Hiền Lương – .
Sông Bến Hải
Sông Bến Hải lúc đầu có tên Minh Lương. Vào thời vua Minh Mạng do trùng với chữ
“Minh” phạm phải kiêng húy tên của Vua (chữ “Húy” đồng ngĩa với “Kỵ” tức là kiêng
kỵ). Do vậy tên làng, tên sông đều đổi thành Hiền Lương. Sông Bến Hải cũng còn
được gọi là sông “Bến Hói”, tiếng địa phương “hói” có nghĩa là dòng sông nhỏ, từ Bến
Hói đọc lệch ra là Bến Hải
Cầu Hiền Lương được xây dựng năm 1928 do Phủ Vĩnh Linh huy động nhân dân
trong vùng đóng góp công sức. Hồi ấy, cầu được làm bằng gỗ, đóng cọc sắt, rộng 2m,
chỉ đủ cho người đi bộ. Năm 1931, cầu được người Pháp cho sửa chữa lại rộng hơn,
nhưng xe cộ muốn qua sông vẫn phải đi bằng phà. Năm 1943, cầu được nâng cấp, lúc
này xe cơ giới loại nhỏ có thể qua lại được. Năm 1950, Pháp cho xây cầu Hiền Lương
bằng bê tông cốt thép, dài 162m, rộng 3,6m, trọng tải 10 tấn. Hai năm sau, cầu bị quân
ta đánh sập để ngăn chặn sự đánh phá của địch ra miền Bắc.
Tháng 5-1952, Pháp làm lại chiếc cầu mới nối liền hai bờ sông Bến Hải giữa huyện
Vĩnh Linh và Gio Linh. Cầu có 7 nhịp, dài 178m, trụ bằng bê tông cốt thép, dầm bằng
thép, mặt lát bằng gỗ thông, rộng 4m, hai bên có thành chắn cao 1,2m, tải trọng 18 tấn.
Năm 1954, sau khi thất bại tại Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết. Theo
Hiệp định Genève, nước Việt Nam tạm thời chia làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 (sông
Bến Hải chạy ngang qua Do Linh và Vĩnh Linh) làm đường ranh giới quân sự tạm
thời. Cầu Hiền Lương chia làm hai phần, mỗi bên dài 89m, sơn hai màu khác nhau. Bờ
Bắc gồm 450 tấm ván mặt cầu, bờ Nam 444 tấm. Cuộc phân ly tạm thời tưởng rằng
chỉ kéo dài 2 năm và kết thúc sau khi tổng tuyển cử thống nhất, nhưng thực tế đã kéo
dài tới 21 năm.

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Cầu Hiền Lương nhìn từ bờ Nam Cầu Hiền Lương nhìn từ bờ Bắc
Năm 1956, Ngô Đình Diệm - Tổng thống của Việt Nam cộng hòa với sự hậu thuẫn của
Mỹ đã không thực hiện tổng tuyển cử thống nhất đất nước như Hiệp định Giơnevơ quy
định. Từ đây, cây cầu Hiền Lương đã trở thành chứng tích lịch sử trong hơn 20 năm
chia cắt hai miền Nam-Bắc.
Trong các cuộc chiến diễn ra tại Hiền Lương có lẽ “Chọi Cờ” là cuộc chiến gay gắt và
quyết liệt nhất diễn ra trong suốt 14 năm ròng. Từ khi giới tuyến được phân định,
chiều cao của cột cờ không ngừng được nâng lên, bởi cờ của ta không thể thấp hơn cờ
của ngụy.

Cột cờ hai miền


Khi lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên cao vút, đồng bào hai bờ Bắc Nam vui sướng reo
mừng. Mỹ - Ngụy hoàn toàn bất ngờ trước sự kiện này. Chúng vội vàng tăng cao cột
cờ của chúng lên thành 35 mét.
Không để cột cờ ta thấp hơn cờ địch, năm 1962 chính phủ điều Tổng Công ty lắp máy
Việt Nam gia công một cột cờ rồi chuyển vào dựng ở Hiền Lương, cột cờ cao 38,6
mét, kéo lên lá cờ 134m2, nặng 15kg. Cách đỉnh cột cờ 10 mét có một ca-bin để chiến
sĩ ta đứng thu và treo cờ. Đây là cột cờ cao nhất giới tuyến.

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Liên tục trong nhiều năm, sau mỗi trận đánh, cột cờ gãy đổ, lá cờ bị mảnh bom, đạn
pháo xé rách, lập tức một cột cờ mới, một lá cờ mới được thay thế. Tính từ năm 1956
đến năm 1967, các chiến sĩ công an giới tuyến đã treo hết 267 lá cờ các cỡ.

Bờ Nam “Muốn Thống nhất lãnh thổ Bờ Bắc “Hồ Chủ Tịch Muôn Năm”
phải có Tổng thống Ngô Đình Diệm”
Âm mưu chia cắt đất nước ta của Mỹ - Ngụy còn thể hiện qua việc sơn cầu. Cầu Hiền
Lương do Pháp xây dựng lại 5- 1952, dài 178 mét, 7 nhịp, trụ bằng bê tông cốt thép,
mặt cầu lát gỗ thông, rộng 4 mét. Đường ranh phân chia Nam – Bắc là một vạch sơn
trắng rộng 1cm làm ranh giới hai miền. Hàng ngày công an và cảnh sát hai miền gác,
đổi phiên qua về theo chế độ liên hợp.
Để tạo nên hình ảnh chia cắt đất nước ta, Mỹ- Chính quyền Sài Gòn chủ động sơn màu
xanh nửa cầu phía Nam. Nhưng với ý nguyện “thống nhất non sông”, chúng vừa sơn
xong đầu hôm, thì trong đêm, công an ta sơn nửa phần cầu bờ Bắc bằng màu xanh cho
hòa một màu. Thời gian sau chúng lại cho người ra sơn lại phần cầu phía Nam bằng
màu nâu. Cứ thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc. Hễ địch sơn một màu khác đi
để tạo ra hai màu đối lập, thì lập tức ta sơn lại thành một màu chung.
Sau Hiệp đinh Genève, nhằm giáo dục, động viên nhân dân đấu tranh thống nhất đất
nước, ta đã cho xây dựng một hệ thống loa phóng thanh, phân bố thành 5 cụm suốt
chiều dài 1.500 mét ở bờ bắc. Mỗi cụm 24 loa loại 25 W hướng về bờ nam.
Cuộc kháng chiến 21 năm bên bờ Hiền Lương là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước đầy hy sinh gian khổ của quân và dân ta. Đất nước thống nhất hòa bình, người
mất, người còn; nhưng công lao của quân và dân khu vực giới tuyến được sử sách
khắc ghi. Để cho đến hôm nay, khi đến với mảnh đất này, ta vẫn như còn thấy hiện ra
trước mắt một quá khứ hào hùng và vô cùng sống động. Tháng 12 năm 1986, khu di
tích đôi bờ Hiền Lương được xếp hạng cấp Quốc gia. Đến năm 2001, cầu Hiền Lương
được phục chế lại nguyên bản theo thiết kế của chiếc cầu cũ, dài 182,97m, gồm 7 nhịp,
mặt lát gỗ lim có đánh số thứ tự từng tấm ván.

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Cầu Hiền Lương bị đánh sập Đến năm 2001, cầu Hiền Lương được
phục chế lại nguyên bản theo thiết kế
của chiếc cầu cũ
Ngày 17/9/2003, khu di tích lịch sử cầu Hiền Lương được chính thức khởi công phục
hồi, tôn tạo. Tháng 3/2014, cầu Hiền Lương được phục chế nguyên trạng 2 màu sơn
xanh và vàng, như từng tồn tại trong lịch sử.
Di tích đôi bờ Hiền Lương bao gồm: cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, cột cờ ở bờ Bắc,
nhà Liên hợp, Đồn công an giới tuyến, giàn loa phóng thanh, cụm tượng đài Khát vọng
thống nhất ở bờ Nam, Nhà Bảo tàng Vĩ tuyến 17…

Cột cờ giới tuyến bờ Bắc nay


Cột cờ hiện nay là hình mẫu mô phỏng những cột cờ mà Chính quyền và quân đội Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa đã dựng trước đây. Cột cờ cao 28m, được làm bằng 6 đoạn
thép ống liên kết với nhau. Trên đỉnh cột cờ gắn lá cờ sao vàng năm cánh. Trên thân
cột cờ có gắn các thanh thép hình chữ nhật để làm thang. Cột cờ còn được lắp hệ thống
dây cáp, ròng rọc và bộ phận tời tạo thuận tiện khi treo cờ. Đế cột cờ hình tròn, có
trang trí hình ảnh mô tả về lịch sử cách mạng.
Nhà trưng bày “Vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất” (xã Vĩnh Thành) gồm 2 gian.
Gian khánh tiết là nơi đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Gian trưng bày 53 tài liệu,
hiện vật liên quan trực tiếp đến cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở đôi bờ Hiền
Lương – Bến Hải trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Các tài liệu, hiện vật được phân theo 4 chủ đề: Hiệp định Giơnéve và giới tuyến quân
sự tạm thời; Tinh thần không khuất phục của người dân Vĩnh Linh và cuộc chiến đấu

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

bảo vệ địa đầu giới tuyến; Nhân dân vùng Nam vĩ tuyến 17 với cuộc đấu tranh vì khát
vọng thống nhất đất nước; Vĩ tuyến 17 sau giải phóng Quảng Trị năm 1972.

Nhà trưng bày “Vĩ tuyến 17 và khát vọng Bên trong nhà trưng bày
thống nhất”
Đặc biệt tại đây còn lưu giữ phiên bản phục chế loa phóng thanh công suất 500Wdo
Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng ở bờ bắc trước đây.
Chiêm ngưỡng chiếc loa này, du khách sẽ phần nào hình dung được cuộc “đấu loa” ở
đôi bờ sông Bến Hải từ năm 1954 – 1965.

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

CHƯƠNG 2: ĐỒNG HỚI – VINH

I. KHU LƯU NIỆM ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU


1. Nguồn gốc dòng họ Nguyễn
Dòng họ nguyễn là ở làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Cụ Nguyễn
Nghiễm bắt đầu di cư về Tiên Điền , Nghi Xuân, Hà tĩnh sinh cơ lập nghiệp thì lúc này
dân cư rất là thưa thớt ,đất đai ở đây rất là hoang vu thì cái địa danh Tiên Điền lúc bấy
giờ người ta gọi với cái tên buồn thảm là: Vô Điền (không ruộng), U Điền (ruộng
hoang rậm),tân điền, hữu điền,… và bây giờ hiện tại là Tiên Điền
Dòng họ của đại thi hào Nguyễn Du ngày càng khởi phát rất là mạnh. Nhưng bắt đầu
khởi phát mạnh nhất là từ Lĩnh Nam công Nguyễn Quỳnh ông nội của cụ Nguyễn Du.
Nguyễn Quỳnh có 5 vợ và 10 người con (trong đó có 6 người con trai và 4 người con
gái). Trong 6 người con trai thì có 3 người đổ đạt rất là cao đó là Nguyễn Huệ bác ruột
của cụ Nguyễn Du đậu tiến sĩ vào năm 1732 lúc đó cụ 29 tuổi nhưng rất tiếc người tài
cao nhưng đoãn mệnh sau 4 tháng đậu tiến sĩ cụ qua đời. Cụ Nguyễn Nghiễm thân phụ
của đại thi hào Nguyễn Du đậu tiến sĩ 1731. Và cụ Nguyễn Trọng chú ruột của đại thi
hào Nguyễn Du đậu cử nhân 1733. Trong ba người này thì cụ Nguyễn Nghiễm tức
thân phụ của cụ Nguyễn Du là người thành đạt nhất. Chính cụ Nguyễn Nghiễm đã đưa
dòng họ Nguyễn Tiên Điền trở thành một dòng họ danh giá nhất Việt Nam mình vào
TK XVIII. Về đời tư của cụ Nguyễn Nghiễm thân phụ của đại thi hào Nguyễn Du là
lấy đến 8 vợ và đẻ 21 người con. sự nghiệp của cụ Nguyễn Nghiễm có hơn 40 năm
làm trụ cột trong triều đình lúc đó. Trong 40 năm đó thì cụ có hơn 10 năm làm tể
tướng ( tương đương với thủ tướng Việt nam mình lúc bây giờ). 12 người con trai của
cụ Nguyễn Nghiễm thì ai cũng có một con đường mạnh nhất định. Và người thành đạt
nhất giống với cha mình nhất đó người anh trai cả của cụ Nguyễn Du đó là Nguyễn
Khản. Cụ Nguyễn Khản là người học rất giỏi, cầm kì thi hoạ cũng rất đều giỏi và có
thời gian cụ đã là thầy giáo dạy học cho thế tử Trịnh Sâm nhưng sau này xảy ra dụ
định kiến tên phi tần đặng thị huệ nên phế con trưởng thành con thứ. Thì cụ Nguyễn
Khản đã đứng về phía người con trưởng nên bị bỏ tù 1 tháng. Người thành công khác
trong 12 người con của cụ Nguyễn Nghiễm là cụ Nguyễn Đề hay có tên gọi khác là cụ
Nguyễn Nễ đây là người con duy nhất của dòng họ Nguyễn Tiên Điền làm quan cho
triu Tây Sơn và là người con cùng cha cùng mẹ của cụ Nguyễn Du. 12 người con trai
của cụ Nguyễn Nghiễm đều rất giỏi về con đường văn chương. Lúc này đất nước An
nam mình đã phong cho 5 nhà thơ giỏi nhất nước An Nam lúc đó gọi là An Nam ngũ
tịch thì dòng họ của đại thi hào nguyễn du thì có đến hay người đó chính là cụ Nguyễn
Du và cụ Nguyễn Hành con trai của cụ Nguyễn Điều gọi cụ Nguyễn Du bằng chú.
Bên trong khu lưu niệm Nguyễn Du
còn được đặt 2 bức đại tự. Phía trên có
đề ''Hồng Sơn phế tổ'' do đại thần nhà
Thanh tặng dòng họ Nguyễn Tiên Điền,
có ý nghĩa là dòng dõi nổi tiếng dưới
chân núi Hồng. Phía dưới là ''Thiên
môn tái đăng'', có nghĩa là lên cửa trời
do Chu Lễ cháu 24 đời của Chu Công
tặng Nguyễn Đề năm 1795.

Hai bức đại tự trong di tích Nguyễn Du

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

2.Đại thi hào Nguyễn Du


Đại thi hào nguyễn du lấy ba vợ và có tới 18 người con (12 người con trai và 6 người
con gái). Đại thi hào nguyễn du được kế thừa bởi dòng văn hoá lớn xứ nghệ quê cha,
kinh bắc quê mẹ. Thơ của đại thi hào Nguyễn Du phát triển rất là sớm 6 tuổi cụ
Nguyễn Du đã biết làm thơ chữ Hán và được đứng trong hàng ngũ của triều đình và
được hưởng bổng lộc của triều đình ngay từ lúc nhỏ. Tuổi thơ của Đại thi hào Nguyễn
Du lúc nhỏ cho đến lúc 9 tuổi rất là may mắn kể cả vật chất lẫn tinh thần ở thời đó thì
đại thị hoà Nguyễn Du được gọi là cậu ấm cô chiêu lúc đó. Nhưng may mắn của cụ
Nguyễn Du không được kéo dài, 9 tuổi cụ Nguyễn Du mất cha, 13 tuổi cụ Nguyễn Du
mất mẹ. 13 tuổi cụ Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ rất là thiếu thốn về mặt tinh thần,
nhưng về mặt vật chất thì vẫn khá là đầy đủ nhờ sự cưu mang hết mực của người anh
cả Nguyễn Khản. Cụ Nguyễn Du về sinh sống cùng với gia đình ở Thăng Long Hà
Nội. Cho đến năm 18 tuổi cụ thi Hương ở trường Sơn Nam và đậu Tam Trường. Thì ai
cũng biết ông là người giỏi về văn chương nhưng cụ lại được phong lên làm chức quan
đầu tiên trong cuộc đời mình là quan võ đó là chức “ Trấn thủ hiệu Thái Nguyên” và
cũng trong giai đoạn này cụ Nguyễn Du đã quen và kết hôn với người vợ thứ nhất quê
ở Thái bình. Thời gian sau đó Tây sơn đưa quân ra Bắc Hà, Lê Chiêu Thống chạy sang
Trung Quốc cụ Nguyễn Du đã phải về quê vợ ở Thái Bình để nương nấu suốt 10 năm
ở đó. Cuộc sống nương nấu ở nhà vợ suốt 10 năm đó rất là khổ cực cơm không đủ có
ăn áo không đủ có mặc cụ gọi 10 năm đó trong tác phẩm của mình là “Thập tải phong
trần” tức là mười năm gió bụi:
“ Mười năm trọn vẹn quê người nấn ná
Nương quê người tóc đã điểm sương”
Một mực suy nghĩa về thời cuộc quá nhiều nên mới trên dưới 30 tuổi thôi tóc cụ đã
bạc trắng hết rồi. Cuộc sống của cụ ở quê vợ Thái Bình, khốn khó hơn một thời gian
sau đó thì người vợ cùng con trai đầu qua đời ở Thái Bình. Cho đến năm 1796, khi mà
không thể sống ở Thái Bình nữa cụ đã cõng người con trai thứ 2 của mình về quê cha
đất tổ Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh để sinh cơ lập nghiệp. Thì lúc này nhà cửa
không còn nữa anh em cũng không còn sống ở đây nữa và nguyễn Du đã thốt lên trong
tác phẩm của mình là:
“ Hồng Lĩnh vô gia huỳnh đệ tán
Bạch đầu đa hận tuế thì thiên”
Ông sống chật vật một thời gian dài cho đến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh
lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long , thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn tại Cố
Đô Huế. Cụ Nguyễn Du cũng giống như anh trai của mình đã được sự tin tưởng của
triều đình và đã được cử đi xứ Trung Quốc hai lần. Lần thứ nhất kéo dài từ năm 1813-
1814 cụ bắt đầu từ Lạng Sơn tới Bắc Kinh quá trình đi xuyên suốt trong hai năm trời
này thì đoàn xứ bộ đã dừng chân ở những điểm nào nổi tiếng của Trung Quốc. Và sau
này khi về nước thì cụ đã hình thành được tập thơ “ Bắc hành tạp lục” những ghi chép
của chuyến đi phương Bắc. Cái lần đi xứ này thì cụ đã tham quan được một lò gốm xứ
nổi tiếng bật nhất của Trung Quốc lúc đó, chủ lò gốm xứ lúc đó đã biết là người văn
hay chữ tốt nên đã nhờ cụ Nguyễn Du ra đề bài cho một mẻ gốm sắp ra lò của mình là
Đĩa Mai Hạc. Cụ Nguyễn Du đã đưa ra hai câu thơ Nôm là:
“Nghêu ngao vui thú yên hà
Mai là bạn cũ, Hạc là người quen”
Nhờ hai câu thơ Nôm này thì sử sách chữ Nôm của Việt Nam mình đã được vượt ra
ngoài tầm quốc tế. Thế là cụ Nguyễn Du đã hoàn thành sứ mạng của mình trong

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

chuyến đi xứ đầu tiên này đã đem lại thành quả tốt đẹp vè mặt ngoại giao cũng như đã
đem lại hiến cho cụ một cơ hội hiếm hoi để trao đổi văn hoá với một quốc gia bạn cho
nên lúc Nguyễn Du về nước triều đình nhà Nguyễn thăng lên làm Hữu Tham trị bộ Lễ
(tương đương với thứ trưởng bộ giáo dục lúc bây giờ) là chức quan cao nhất cura đại
thi hoà Nguyễn Du. Lần thứ hai đi xứ vào năm 1820 làm Chánh sứ sang Trung Quốc,
chưa kịp đi thì bị bệnh dịch tã mất ngày 16/09( 10/8 – Canh Thìn thọ 55 tuổi) tại Kinh
thành Huế
3. Khu trưng bày các tác phẩm kinh điển của Đại thi hào Nguyễn Du
Thơ chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm ,Bắc hành tạp lục
Thơ chữ Nôm: Văn Tế sống hai cô gái Trường Lưu , Thác lời trai phường vải và
Truyện Kiều
Khu trưng bày sách hiện có hơn 500 ấn phẩm nghiên cứu thân thế, sự nghiệp của
Nguyễn Du. Đặc biệt hơn, tại đây còn có thêm 47 bản sưu tập Truyện Kiều bằng chữ
Hán và chữ Nôm được số hóa từ bản Truyện Kiều năm 1866.

Tác phẩm truyện Kiều bằng chữ Nôm Tác phẩm Kim Vân Kiều tân truyện được
lưu giữ tại khu trưng bày
Ở tầng hai, ta có thể được tham quan chiêm ngưỡng cuốn “Độc bản Truyện Kiều”

Độc bản Truyện Kiều, Viết trên giấy


Cossin nặng 75kg; dài 1,6m; rộng 1,2m;
Do tác giả Nguyệt Đình thực hiện nhân
dịp Festival Huế năm 2002

Và từ trước đến bây giờ biết đến Truyện Kiều nhiều, nhắc đến Truyện Kiều nhiều
nhưng cái vấn đề Truyện Kiều ra đời cụ thể từ năm nào và ra đời ở đâu bây giờ đang là
một câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp
II. QUÊ NGOẠI BÁC HỒ
Làng Hoàng Trù hay còn gọi là làng Chùa thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An. Đây là quê hương của thân mẫu Bác Hồ - cụ bà Hoàng Thị Loan, cũng
chính là nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc được ông bà ngoại của Bác nhận nuôi dưỡng, giáo
dục thành tài. Cũng chính tại nơi này, cha mẹ bác nên duyên vợ chồng và sinh ra ba

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

người con ưu tú, trong đó có một người con kiệt xuất nhất của dân tộc, đó chính là Bác
Hồ kính yêu của chúng ta.
Nơi địa linh nhân kiệt này
chắc chắn sẽ để lại cảm
giác khó quên trong lòng
khách du lịch khi đến đây.

Ngôi nhà nằm sau hàng râm bụt - giản dị và bình yên
Trong khu nhà tại làng
Hoàng Trù, hàng râm bụt
vẫn còn xanh mướt, được
cắt tỉa gọn gàng như dẫn
lối du khách vào tổ ấm
đơn sơ của Bác lúc còn bé,
là nơi Bác sống trong vòng
tay yêu thương của ông bà
ngoại, trong từng lời ru dịu
dàng của mẹ, là mái nhà
ấm áp yêu thương.

Như bao làng quê khác của Việt Nam cách đây hơn
một thế kỷ, làng Chùa bình dị với cây đa, bến nước,
những hàng dâm bụt cùng lũy tre xanh ngắt…

Trên mảnh đất tại làng có hai ngôi nhà chính. Ngôi nhà lớn 5 gian là nhà của ông bà
ngoại Bác, đó là nơi cha mẹ của Bác sinh sống cho đến khi hai người thành vợ chồng
rồi ra ở riêng.

Ngôi nhà 5 gian của cụ Hoàng Đường - 3 gian làm nơi dạy học và tiếp khách
nơi nhà ngoại của Bác trong ngôi nhà 5 gian

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

 Ngôi nhà thứ 2, cách nhà ông bà ngoại Bác không xa ở phía tây chính là nhà của cha
mẹ Bác. Ngôi nhà này do cụ Hoàng Đường cắt đất cho con rể cũng là học trò của
mình, chính là cụ Nguyễn Sinh Sắc. Đó cũng là lý do tại sao Bác được sinh ra tại quê
ngoại chứ không phải quê nội.

Ngôi nhà 3 gian và nhà bếp của gia đình Bác

Cũng tại nơi đây vào một buổi sáng mùa hè ngày 19 tháng 5 năm 1890, cậu bé Nguyễn
Sinh Cung cất tiếng khóc chào đời trong vòng tay yêu thương của ông bà ngoại. Năm
năm đầu tiên của tuổi ấu thơ, Bác đã sống trong sự yêu thương đùm bọc của ông bà
ngoại và cha mẹ, là nơi ươm mầm cho nhân cách tốt đẹp và lý tưởng cao quý trong
Người. 

Những vật dụng thân thương trong ngôi Chiếc giường nhỏ đơn sơ bằng gỗ
nhà của Bác xoan, thang tre, liếp nứa, chiếu mộc

Tại ngôi nhà nhỏ 3 gian mà gia đình Bác sống, vẫn còn đó cánh võng à ơi của mẹ Bác,
chiếc khung cửi mà mẹ Bác vẫn ngồi dệt vải để chồng lo việc bút nghiên, cái tủ gỗ -
món quà của ông bà ngoại tặng mẹ Bác khi về nhà chồng… Tất cả đều được giữ gìn
nguyên sơ như thuở nào. Mỗi vật dụng là mỗi câu chuyện về tấm lòng cao thượng của
người cha, tình yêu nhân ái của người mẹ, và là những bài học khiến người nghe phải
bồi hồi xúc động mỗi khi được nhắc về.

Đã một thế kỷ trôi qua nhưng nhà Bác tại làng Hoàng Trù vẫn bình yên giản dị như
thế, vẫn làm người thăm nghẹn ngào mỗi khi chứng kiến những cảnh vật bình thường

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

nhưng thân thương. Bởi vì nơi đây đã mang dáng vóc, hơi thở của Người, là cái nôi
góp phần hình thành nên nhân cách và tư tưởng của Hồ Chí Minh - người anh hùng
giải phóng dân tộc - danh nhân văn hóa kiệt xuất.

III. QUÊ NỘI BÁC HỒ

Được mệnh danh là mảnh đất “địa linh nhân kiệt” nơi có nhiều vị anh hùng vĩ đại bậc
nhất trong lịch sử, Nghệ An luôn hấp dẫn sự tò mò của nhiều du khách. Đến Nghệ An,
bạn sẽ được tham quan những điểm du lịch và danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp như Cửa
Lò, biển Cửa Hội, Bãi Lữ, đảo Lan Châu, Hang Thẩm Ồm, Thành cổ Vinh,…Nổi bật
nhất vẫn là làng Sen quê Bác – quê hương của vị lãnh tụ của dân tộc Hồ Chí Minh.

Được đặt tên là làng Sen bởi mỗi mùa


sen nở, khắp không gian tỏa ngát
hương sen, làm say hồn bao người.
Trải qua thời gian mấy chục năm, nơi
đây luôn chào đón hàng triệu lượt
khách trong nước và quốc tế ghé thăm,
đặc biệt người dân Việt Nam hay tìm
đến để bày tỏ sự thành kính và biết ơn
sâu sắc đối với người Cha dân tộc. 

Thời niên thiếu của Bác trải qua những khó khăn, vất vả và mất mát, khi đến thăm
ngôi nhà này, bạn sẽ càng thấu hiểu hơn về cuộc sống hồi nhỏ của vị lãnh tụ. 

Ngôi nhà 5 gian lợp mái lá vô cùng đơn sơ được dựng trên mảnh đất 2500m2. Đây là
ngôi nhà của thân sinh Hồ Chí Minh – cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, xây dựng vào
năm 1901.

Mỗi gian nhà có chức năng riêng: 2 gian ngoài là nơi tiếp khách và đặt bàn thờ, gian
thứ ba là phòng ngủ của chị cả Bác – bà Nguyễn Thị Thanh, còn 2 gian còn lại là chỗ
nghỉ ngơi và sinh hoạt của cả gia đình. Kế bên nhà ngang là khu vực dùng để làm bếp
nấu ăn.

Trong nhà sẽ được bố trí những vật dụng


đơn sơ, giản dị như các nhà truyền thống
của Việt Nam như chạn bát, chiếc chõng
tre, phản gỗ,…Dù thời gian đã lâu nhưng
đến nay các món đồ được xem như kỷ
vật, luôn được gìn giữ và bảo tồn.

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Xung quanh nhà Bác được bao bọc bởi


những hàng rào hao râm bụt, phía trước
nhà là 2 sân và mảnh vườn nhỏ. Khi
đến làng Sen quê Bác khám phá ngôi
nhà này, bạn sẽ tưởng tượng được hình
ảnh Bác đã sống trong căn nhà đơn sơ
dưới lũy tre làng, những trưa hè oi ả
chơi đùa bên nhóm bạn, khơi dậy nhiều
ký ức đẹp

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

CHƯƠNG 3: ĐỀN HÙNG – HÀ NỘI

1.Giới thiệu đôi nét về khu di tích Đền Hùng


Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng
tại núi Hùng (thuộc đất Phong Châu vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000
năm trước). Toàn bộ Khu di tích trọng điểm của Quốc gia có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng
có địa thế cao, hùng vĩ, hài hoà trong khung cảnh thiên nhiên, khí thiêng sơn thuỷ hội
tụ. Đền Hùng Phú Thọ nằm trên núi Hùng (còn gọi là núi Cả theo tiếng địa phương
hay nhiều tên gọi khác như: Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Sơn, Hy Cương, Bảo Thiếu
Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn,…), có độ cao 175m so với mặt nước biển. Toàn khu di tích xưa
kia là rừng già nhiệt đới, đến nay chỉ còn núi Hùng là vẫn rậm rạp xanh tươi với 150
loài thảo mộc thuộc 35 họ, trong đó còn lại một số cây đại thụ như chò, thông, lụ,…và
một vài giống cây cổ như kim giao, thiên tuế,..
Ngày mùng 10/3 âm lịch hàng năm là
ngày Giỗ tổ của các vị vua Hùng, ngày
Quốc giỗ của dân tộc Việt Nam. Thời
gian này, khu di tích Đền Hùng lại tổ
chức rất nhiều các hoạt động, lễ hội, quy
tụ sự tham gia của rất nhiều người dân
từ mọi miền Tổ Quốc để bày tỏ lòng
thành với các vị vua xưa. Tại nước
ngoài, những bà con Việt Kiều, người
dân lao động cũng có những nghi lễ
trang trọng nhằm tưởng nhớ đến các
Vua Hùng. Ngày 6/12/2012, UNESCO
công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi
vật thể của nhân loại.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng nằm tại “ Dù ai đi ngược về xuôi


thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, TP.Việt Trì, Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
tỉnh Phú Thọ
* Khu vực núi Nghĩa Lĩnh (núi Hùng), gồm có: Đền Hạ, chùa Thiên Quang, Đền
Trung, Đền Thượng, Cột đá thề, Lăng Hùng Vương và Đền Giếng. 
* Khu vực núi Vặn (tên chữ là Ốc Sơn) có Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ.  
* Khu vực núi Sim có Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân. 
* Khu vực đồi Công Quán và Bảo tàng Hùng Vương
2. Đền Hạ

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Tương truyền rằng nơi đây, mẹ Âu Cơ


sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành
trăm người con trai. Khi các con khôn
lớn, cha Lạc Long Quân mang theo 50
người con về vùng biển quai đê lấn
biển, mở mang bờ cõi. Mẹ Âu Cơ
mang theo 49 người con ngược lên
vùng núi, trồng dâu, chăn tằm, dệt vải,
xây dựng cuộc sống. Người con
trưởng ở lại làm Vua, dựng nên Nhà
nước Văn Lang, truyền được 18 đời
đều gọi Hùng Vương.
Đền Hạ được xây dựng vào thời Hậu
Lê (thế kỷ XVII - XVIII). Vào thời
nhà Nguyễn, thế kỷ XX (năm 1997),
Đền được trùng tu tôn tạo. Năm 2010,
UBND thành phố Hà Nội công đức
tiền tu bổ tôn tạo như hiện nay.
Đền Hạ thờ Thần Núi, 18 đời Vua
Hùng và 2 bà công chúa Tiên Dung,
Ngọc Hoa - con gái Vua Hùng thứ 18.

3. Đền Trung
Có tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu. Đền được xây dựng vào thời Trần (thế kỷ XIII).
Dưới thời Nguyễn (thế kỷ XIX), Đền Trung được xây dựng lại, kiến trúc có ba gian,
quay theo hướng Nam. Tháng 9/2009, Đền Trung được tu bổ, tôn tạo; kiến trúc đền
kiểu chữ nhị (=), gồm tiền tế và hậu cung.  
Đền Trung thờ thần Núi, thờ 18 đời Vua Hùng và 2 bà công chúa Tiên Dung, Ngọc
Hoa - con gái Vua Hùng thứ 18.
Tương truyền, nơi đây Vua Hùng cùng các Lạc Hầu, Lạc Tướng du ngoạn ngắm cảnh
và họp bàn việc nước. Vào đời Hùng Vương thứ 6, đã mở cuộc thi để chọn người hiền,
tài kế nghiệp. 
Lang Liêu là người con trai út đã
nghĩ ra cách làm bánh chưng
vuông (tượng trưng cho đất), bánh
giầy tròn (tượng trưng cho trời), ở
giữa bánh chưng có nhân hành,
thịt mỡ, đỗ xanh tượng trưng cho
vạn vật sinh tồn, bên ngoài gói
bằng lá dong xanh tượng trưng
cho tình yêu thương đùm bọc của
cộng đồng. Vua Hùng khen ngợi
bánh thì ngon mà ý thì hay nên đã
truyền ngôi cho Lang Liêu nối
nghiệp trở thành Hùng Vương thứ
7 (tên húy là Hùng Chiêu Vương).

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

4. Đền Thượng

Đền Thượng có tên chữ là "Kính Thiên Lĩnh Điện" (nghĩa là: Điện thờ trời trên núi
Nghĩa Lĩnh). Tương truyền: Đây là nơi Vua Hùng và các Lạc Hầu, Lạc Tướng làm lễ
cúng tế trời - đất để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhân khang vật
thịnh.  
Thế kỷ XV, đền được xây dựng để
thờ Thần núi, thờ 18 đời Vua
Hùng và hai bà công chúa Tiên
Dung, Ngọc Hoa. Trải qua thời
gian, Đền Thượng được nhiều lần
trùng tu, tôn tạo dưới thời Lê, thời
Nguyễn. Năm 2007, đền được đại
trùng tu, tôn tạo và mở rộng, xây
dựng thêm một số công trình phụ
trợ, khu sân vườn cảnh quan để
tạo không gian thoáng đãng và
rộng rãi cho đồng bào về chiêm
bái và tri ân công đức Tiên tổ. 
Hằng năm, vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch, các đồng chí lãnh
đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương cùng đoàn đại biểu thay mặt cho
đồng bào cả nước trang trọng và thành kính tổ chức nghi lễ dâng hương tri ân, công
đức Tổ tiên tại Đền Thượng và cầu mong anh linh tổ tiên phù hộ cho quốc thái, dân an,
bách gia trăm họ vạn đại trường tồn.

5. Lăng Hùng Vương

Tương truyền đây là Lăng mộ của Vua


Hùng thứ 6. Lăng Hùng Vương được đặt ở
thế đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt chính
quay theo hướng Đông - Nam. Dưới thời
nhà Nguyễn, lăng mộ được nhiều lần trùng
tu, tôn tạo. Năm 2009, lăng mộ Hùng
Vương được đại trùng tu và tôn tạo mở
rộng không gian, cảnh quan thêm khang
trang.

6.Đền Giếng

Tương truyền đây là nơi hai bà công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa - con gái Vua
Hùng Vương thứ 18 thường đến đây soi gương chải tóc ở Giếng Ngọc khi theo cha đi
kinh lý qua vùng này. Để tưởng nhớ công lao hai bà đã giúp dân trị thủy, khai hoang,
trồng lúa nước, nhân dân đã xây dựng đền để phụng thờ muôn đời. 

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Đền được xây dựng vào thời Nguyễn (thế kỷ XIX), kiến trúc kiểu chữ Đinh, quay theo
hướng Đông - Nam, gồm 2 tòa: Tiền tế và Hậu cung. Trong hậu cung của đền, trước
ban thờ hai bà công chúa vẫn còn chiếc giếng ngọc, nước trong mát quanh năm. Năm
2010, đền được đại trùng tu, tôn tạo và mở rộng thêm kiến trúc như hiện nay. 

Tại khu vực Đền Giếng, ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm viếng Đền
Hùng, thắp hương viếng Tổ tiên và chọn Đền Giếng làm nơi gặp mặt và nói chuyện
với cán bộ Sư đoàn 308 - Đại đoàn quân Tiên Phong để giao nhiệm vụ tiếp quản Thủ
đô Hà Nội, Bác đã căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải
cùng nhau giữ lấy nước”.

Trải qua thời gian, đền được nhiều lần trùng tu, tôn tạo vào các năm: 1922, 1925,
1999. Năm 2010 đền được đại trùng tu, tôn tạo và mở rộng thêm kiến trúc như hiện
nay.

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

CHƯƠNG 4: HÀ NỘI – LĂNG BÁC - PHỦ CHỦ TỊCH – NHÀ SÀN – CHÙA
MỘT CỘT - BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH.

I. LĂNG BÁC

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là công trình văn hóa có ý nghĩa chính trị sâu sắc đối với
sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta, có giá trị thiết thực đối với
việc giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho mỗi người dân Việt Nam.

Giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát huy ý
nghĩa chính trị, văn hóa của Công trình Lăng trong giai đoạn mới là nhiệm vụ chính trị
đặc biệt.

Hơn 4 thập kỷ qua (29/8/1975-29/8/2020), Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân
giao phó, để Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi là không gian thiêng liêng, nơi góp phần
bồi đắp, hun đúc lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, nơi hội tụ tình cảm, niềm tin của
các thế hệ người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế,
Ôm cả non sông mọi kiếp người!”
Bác Hồ hay còn gọi là gì vì cha già vị lãnh tụ vĩ đại tình yêu của dân tộc chúng ta,
người mà chúng ta luôn coi là tấm gương sáng để học tập và noi theo. Mặc dù Bác của
chúng ta đã mất nhưng mà cách suy nghĩ, nhân cách, lối sống của Bác thì vẫn còn mãi
và để tưởng nhớ ghi nhớ công ơn của Bác. Thì chính quyền cũng như nhân dân đã xây
dựng nên Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây chính là nơi đang lưu giữ thi hài của Bác

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

và Lăng Chủ tịch được xây dựng vào ngày mùng 2 tháng 9 năm 1973 ở đây cũng
chính là ngày ngày quốc khánh của dân tộc chúng ta và lăng được xây dựng sau đúng
bốn năm từ khi mà Bác mất ngày mùng 2 tháng 9 năm 1969. Trước Lăng Bác là
Quảng trưởng Ba Đinh và đây cũng chính là nơi mà ngày mùng 02/9/1945 thì Bác đã
đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Lăng
được xây dựng trong vòng hơn hai năm đến ngày 29/8/1975 thì được khánh thành.
Lăng cao 21,6 m và rộng 41,2 m được kết cấu mở ba lớp, lớp đầu tiên chính là lớp bậc
thềm tam cấp. Lớp giữa là lớp kết cấu trung tâm của Lăng và chính là nơi mà bác đang
ngủ say, là nơi đang lưu giữ Thi hài của Bác. Và cái lớp máy lăng cũng được thiết kế
theo hình tam cấp có dòng chữ "CHỦ TỊCH HỒ-CHÍ-MINH" bằng đá hồng màu
mận chín. Vào trong Sảnh Sảnh chính tiếp khách thì chúng ta sẽ thấy ngay một dòng
chữ một cái câu nói nổi tiếng của Bác đó là “không có gì quý hơn độc lập tự do” và
dòng chữ đấy kèm theo chữ ký của Bác, bên dưới đều được dát bằng vàng và xung
quanh lăng thì có được trồng rất nhiều loại cây. Nhà thơ Viễn Phương trong một lần từ
miền Nam ra Viếng Bác có làm một bài thơ đó là bài thơ Viếng Lăng Bác có những
câu thơ:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín Mùa Xuân…”
Ta có thể thấy ở hai bên xung quanh lăng Bác có 79 cây vạn tuế tượng trưng cho ý
nghĩa là 79 năm tuổi đời của Bác.
Ngoài ra còn có hai rặng tre ngà, một loài Còn nhưng trong thơ Viếng Lăng Bác
cây mà tượng trưng cho cái ý chí kiên cũng đã nhắc đến:
cường, bất khuất, cho tinh thần, cho cốt
cách của con người Việt Nam: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
“Tre xanh, Xanh tự bao giờ? Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh. Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Thân gầy guộc, lá mong manh, Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.”
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?”
Cây tre nó tượng trưng cho sự trường tồn cũng như là những người lính đang âm ngày
đêm ở canh giấc ngủ yên cho Bác. Ngoài ra, thì xung quanh Lăng Bác trồng rất nhiều
loài hoa mà Bác yêu thích, nó được gửi từ mọi miền tổ quốc về đây tụ họp lại để dâng
lên cho Bác những cái hương thơm ngọt ngào nhất để bày tỏ lòng kính yêu của nhân
dân chúng ta.
II. PHỦ CHỦ TỊCH
Rất nhiều nơi trên thế giới cũng như trong nước, nhưng để mà nói về một địa điểm mà
Bác đã dành nhiều thời gian nhất trong suốt quãng đời của mình để làm việc thì nó
chính là tòa Phủ Chủ Tịch. Ban đầu có tên là phủ toàn quyền Đông Dương nhưng sau
đó đã được đổi thành phố Chủ Tịch, tòa nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp
Đức vào đầu những năm thế kỷ XX, cụ thể là năm 1900 cho đến năm 1906. Quy mô
và kiến trúc của tòa nhà được thiết kế theo phong cách Phục Hưng điều đó nhưng
muốn thể hiện được cái quyền lực, quyền uy sức mạnh của thực dân Pháp ở tại Đông
Dương diện tích sử dụng của tòa nhà là gần 1.300 m2 và toàn bộ tòa nhà thì có trên 30
phòng, điều đặc biệt của mỗi phòng thì được thiết kế và trang trí theo một phong cách
riêng biệt.

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Cho đến cách mạng Tháng Tám


thành công thì đã có tới 29 đời toàn
quyền và toàn quyền phát đến ở và
làm việc tại đây. Kể từ năm 1945
cho đến năm 1946 thì phátxít Nhật
cũng như quân đội Trung Hoa Dân
Quốc đã chiếm giữ tòa nhà này và
cho đến khi thực dân Pháp khi xâm
lược Việt Nam lần thứ hai thì nơi
đây đã trở thành người trụ sở cao
nhất của chính quyền thực dân. Toà
nhà này chỉ thực sự thuộc về nhân
dân Việt Nam.
Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thành công, chủ tịch Hồ Chí Minh
cùng Chính phủ trung ương Đảng đã trở lại thủ đô để làm việc và hoạt động cách
mạng và với cái lòng kính yêu cũng như mong muốn đảm bảo cho Bác của chúng ta
được cái điều kiện làm việc và sinh sống tốt nhất. Thì cán bộ cũng như là trung ương
Đảng đã có cái lời đề nghị mời Bác của chúng ta với tấm lòng của mình, thì Bác đã
khước từ cái lời đề nghị này, bởi đối với Bác thì từ trước kia thì đây là phủ Toàn quyền
nhưng việc xây dựng các công trình này là do chính nhân dân của chúng ta đã làm nên.
Sau đó thì sau khi cách mạng Tháng Tám thành công thì nơi đây sẽ thuộc về nhân dân
chứ không phải là bất kỳ một ai cả. Sau khi nghe cái lời giải thích cũng như lời chia sẻ
của Bác thì các cán bộ cũng như là Trung ương Đảng đã hiểu được tấm lòng của
người. Sau khi mà Bác đã từ chối là đề nghị thì nơi đây chính thức trở thành nơi diễn
ra những phiên họp hội đồng Chính phủ và cũng như là tiếp đoán những đoàn khách
quốc tế.
1. Khu vườn Phủ Chủ Tịch
Nơi đây có cảnh quan sinh thái vô cùng trong lành mát mẻ và với đa dạng các loài
động thực vật. Tuy nhiên thì phải tính từ trước khi mà chủ tịch Hồ Chí Minh đến đây
thì khu vườn này chủ yếu là cỏ dại, cây dại và khi người về thì đã cùng với các chiến sĩ
nhanh chóng cải tạo đất vườn để trồng thêm những loài cây mới bên cạnh đó thì những
loài cây cũ vẫn được giữ nguyên và phát triển một cách rất tốt. Vườn cây xanh, thảm
cỏ ở trong Khu Di tích Phủ Chủ tịch kết hợp với hồ nước mát tạo nên một bức tranh
thiên nhiên hữu tình, một môi trường sống tuyệt vời làm phong phú thêm cuộc sống
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cây trong vườn Phủ Chủ tịch gồm rất nhiều loài, tạo thành
một hệ sinh thái thực vật phong phú, đa dạng, làm nên cảnh quan đẹp, giản dị và có
sức cuốn hút du khách... Trước đây không có nhiều loại cây như hiện nay. Nhưng sau
khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về sống và làm việc từ tháng 12 năm 1954, những khoảng
đất trống hoặc cỏ dại mọc um tùm dần dần được cải tạo thành khu vườn trồng cây,
trồng rau và trồng cây ăn quả (vú sữa, dừa, vải, nhãn, bưởi, táo, hồng...) và cây hoa
(nhài, mộc, ngọc lan, dâm bụt, phượng vĩ, phong lan...), cùng một số giống cây khác
(cọ dầu, tre, trúc, cây xanh bốn mùa...). Hiện nay, diện tích vườn cây xanh, thảm cỏ lên
tới hơn 65.000 m2. Toàn bộ vườn cây có 1271 cá thể, thuộc 161 loài cây, 54 họ thực
vật; 78 cây có nguồn gốc trong nước, 68 loài có nguồn gốc từ nước ngoài và một số
cây chưa rõ nguồn gốc; có 35 loài cây ăn quả, 59 loài cây bóng mát, 67 loài hoa và cây
cảnh. Nhiều cây không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, mà còn mang ý nghĩa lịch sử, văn
hoá, gắn với quê hương đất nước, gắn với tình đồng chí, bè bạn quốc tế, tình hữu nghị
giữa các dân tộc. Có nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, có cây Chủ tịch Hồ Chí

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Minh  tự tay trồng và chăm sóc, có cây Người đặt tên, có cây Người mang từ nước
ngoài về hoặc đồng bào trong nước gửi tặng..., mỗi cây đều chứa đựng những kỷ niệm
sâu sắc về Người.Có loài cây góp phần tăng cường tình hữu nghị quốc tế, như cây
bưởi là một ví dụ. Theo lời kể của đồng chí Hoàng Lương - Nguyên Thứ trưởng Bộ
Ngoại giao Việt Nam, có lần Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba sang thăm nước ta, ông
đến thăm nhà sàn của Bác Hồ ở Phủ Chủ tịch và được đồng chí phụ trách tặng một quả
bưởi hái từ cây do Bác Hồ trồng. Vị Bộ trưởng mang quả bưởi về nước biếu Chủ tịch
Phiđen Castơrô. Chủ tịch tặng lại quả bưởi đó cho Viện Trồng trọt. Viện đã lấy các hạt
bưởi đem nhân giống rộng rãi, vào dịp kỷ niệm Ngày sinh lần thứ 95 của Bác Hồ (năm
1985), Hội hữu nghị Cuba - Việt Nam tổ chức trọng thể lễ trồng cây bưởi của Bác Hồ
tại vườn Bách thảo Cuba. Đây là sự kiện rất có ý nghĩa, thể hiện tình hữu nghị, sự trân
trọng của nhân dân Cuba anh em dành cho Bác Hồ nói riêng, cho dân tộc Việt Nam
nói chung. Ngoài những cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây cảnh..., trong khu vườn Phủ Chủ
tịch còn có rất nhiều loài hoa, mỗi loài hoa mang một màu sắc, hương thơm, một nét
đẹp riêng. Trước nhà sàn và dọc theo con đường ven bờ ao phía đối diện, có hàng dâm
bụt “đỏ hoa quê”, gợi nhớ cảnh làng Sen quê Bác. Hoa phong lan khoe sắc màu tinh
khiết. Hoa bưởi, hoa cam, hoa vải, hoa xoài... toả hương thơm ngát. Những cây hoa
ban màu trắng, màu tím được trồng xen kẽ như những nét chấm phá làm tăng sự sinh
động, phong phú của vườn cây. Ven ao cá, hoa phượng đỏ thắm, hoa chàm liễu đỏ
tươi, buông sát mặt nước, hoa sữa tỏa hương thơm ngát, ngọt ngào. Quanh ngôi nhà 54
là những cây hoàng lan, ngọc lan hương thơm dịu ngọt và giàn tigôn với những chùm
hoa đua sắc tím hồng. Trước Nhà sàn, những khóm mộc, sói, nhài, dạ hương, mẫu đơn
đỏ, vàng được trồng trong các ô đất nhỏ làm cho không gian xung quanh ngôi nhà sàn
luôn phảng phất hương thơm của hoa vườn.
Trên con đường chính từ Phủ Chủ tịch đến với khu vực nhà sàn sẽ gặp một cái đa, cây
đa có tên gọi là Cây Đa Kiên Trì cây đa này thì có nhiều kỷ niệm đối với Bác.
Cây đa này, sườn bên phải có một rễ
phụ rất dài và lớn (thật ra, gồm hai
rễ phụ quấn chặt vào nhau), sườn
bên trái có hai rễ phụ hơi xa nhau,
ngắn hơn và nhỏ hơn rễ phụ sườn
bên phải. Các rễ phụ từ các cành cao
đâm thẳng xuống đất, trong đó một
rễ có độ nghiêng khá lớn. Vì thế, dù
theo nhánh đường nhỏ nào ở hai bên
sườn cây đa để ra con đường ven ao
cá hướng tới ngôi nhà sàn thì khách
tham quan cũng đều đi dưới một rễ
đa - tức là một rễ đa vắt chếch phía
trên đầu. Rễ phụ, cành và thân đa
tạo thành một cái khung tựa vòm
cổng. Hai nhánh đường nhỏ, mỗi
nhánh đi qua một vòm cổng tự nhiên
do cây đa tạo thành. Chọn đúng
khoảng cách và vị trí đứng thích hợp
để ngắm, khách tham quan sẽ thấy
cây đa có dáng vẻ rất đẹp. Nếu
không có mấy rễ phụ to, cao, kéo

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

nghiêng xuống thì cây đa sẽ không


có được dáng vẻ đẹp rất lạ ấy.

Cây Bụt Mọc rất là to lớn, nhưng cái


điều đặc biệt mà được mọi người quan
tâm không phải là sự to lớn của cây bụt
mọc mà chính là bởi cái dưới gốc cây lô
nhô lên trên mặt đất với những hình thù
khác nhau. Tuy là có hình thù lớn nhỏ
khác nhau nhưng có một đặc điểm
chung đấy là cây bụt mọc này có hình
dạng giống tượng phật, được Bác đặt là
cây bụt mọc và cái tên này thì được lưu
truyền cho đến tận ngày hôm nay

Vườn cây xanh trong khu vực Phủ Chủ tịch cho chúng ta thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh
không  chỉ biết cách thưởng thức thiên nhiên đã sẵn có mà Người còn biết cách chăm
sóc, cải tạo, “thổi hồn” vào thiên nhiên làm cho cảnh quan thêm đẹp, môi trường sống
trong lành.  Năm năm sau khi về ở Phủ Chủ tịch,  tháng 11 năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã phát động phong trào “Tết trồng cây" với mong muốn : “Đất nước ta phong
cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp
phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta”. “Tết trồng cây” do Chủ
tịch Hồ Chí Minh phát động được sự hưởng ứng của các địa phương trong cả nước, trở
thành một phong trào quần chúng sâu rộng, một phong tục tốt đẹp, mang tính  văn hoá
của dân tộc Việt Nam,  mang lại lợi ích to lớn về nhiều mặt.
Trong vườn cây xanh có một khoảng đất rộng chừng 100 mét vuông trải sỏi cạnh
đường Xoài ở phía sau Phủ Chủ tịch được gọi là Giàn hoa Phủ Chủ tịch. Bao quanh
khoảng đất là giàn hoa móc diều (hoa giấy) màu tím. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường
tiếp khách trong nước, ngoài nước thân tình tại đây vào những ngày đẹp trời. Người
coi giàn hoa này như một phòng khách đặc biệt, không bị giới hạn bởi không gian. Có
bức hình đẹp ghi lại hình ảnh Bác Hồ đang làm việc tại nơi này trên bộ bàn ghế bằng
mây.

v
Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại giàn hoa Phủ Chủ tịch
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, vườn cây trong khu Phủ Chủ tịch vẫn được
bảo tồn nguyên vẹn. Phong trào xây dựng “vườn cây Bác Hồ” được phát động, nhiều
địa phương trong nước đã nhận những giống cây ăn quả từ vườn này về trồng và một

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

số địa phương đưa những giống cây đặc sản vào trồng tại đây khiến cho khu vườn
càng phong phú và thêm ý nghĩa.
Các di tích ngoài trời trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch chứa
đựng những giá trị tư tưởng nhân văn cao cả. Mỗi một di tích đều mang những ý
nghĩa, thông điệp sâu xa và những bài học quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tình
thương yêu con người, yêu thiên nhiên; cách ứng xử với thiên nhiên, bảo vệ và nâng
cao chất lượng môi trường sống.
2. Ao cá Bác Hồ
Thời kỳ thực dân Pháp chiếm đóng, đây là một ao tù nước đọng, hươu, nai của Toàn
quyền Đông Dương vẫn thường tới uống nước. Khi về ở và làm việc tại khu Phủ Chủ
tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gợi ý anh em phục vụ cải tạo nơi này thành ao nuôi cá
để làm cho môi trường thêm trong lành và cải thiện đời sống… Nghe theo lời gợi ý
của Bác, anh em bảo vệ đã tập trung làm. Chỉ sau một tuần, công việc nạo vét hồ đã
hoàn thành.
Sau khi ao đã được dọn sạch, nạo
vét và kè lại bờ thành ao nuôi cá,
Trại cá giống Đình Bảng đã
mang sang những giống cá tốt
thả vào ao. Những cây dừa, bụt
mọc, liễu... được trồng đã tỏa
bóng mát xuống mặt hồ rộng
3.320m2, độ sâu trung bình là
2m với 16 loài, 6 nhóm cá tung
tăng bơi lội. Đặc biệt, nhiều loài
cá như chép, trắm đen..., xung
quanh ao trồng dâm bụt, cạnh
bậc lên xuống trồng dừa, như
hình ảnh miền Nam trong trái tim
Người.  
Cá được thả ở đây là cá rô phi,
chép, mè, trôi, trắm cỏ... Trong
hồ còn phát triển khá nhiều loại
trai, nhiều con đã kết ngọc.
Riêng cá trắm phát triển rất
nhanh và có lần anh em đánh
được con cá nặng 24kg. Vì Bác
nói rằng nuôi cá phải chọn loại
dễ nuôi, mau lớn và sinh sản
nhiều. Đó là những loại cá có giá
trị kinh tế của nước ta. Phương
châm đó của Người là một bài
học lớn cho cán bộ ngành Thuỷ
sản suy nghĩ trong công tác
nghiên cứu của ngành mình gắn
với quan điểm kinh tế, đem lại
lợi ích thiết thực cho phong trào
sản xuất.

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Hàng ngày, sau giờ làm việc buổi chiều Chủ tịch Hồ Chí Minh thường ra cầu ao trước
nhà sàn cho cá ăn.Trước khi cho cá ăn, Người thường vỗ tay gọi, lâu dần tiếng vỗ tay
của Người đã tạo cho cá một phản xạ quen thuộc, hễ cứ nghe tiếng vỗ tay cá lại bơi về
cầu ao. Năm 1959, Người gửi cá giống cho hợp tác xã Tiền Phong - Yên Sở - huyện
Thanh Trì - Hà Nội để động viên nhân dân tích cực phát triển nghề cá.
Hàng năm, ao cá của Người vẫn được tu sửa nhằm tạo cảnh quan môi trường sinh thái
vừa để phục vụ khách tham quan. Việc giữ gìn và phát triển đàn cá Bác Hồ vừa có ý
nghĩa lịch sử vì nó gắn liền với cuộc sống đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc
sinh thời, để mỗi lần vào Lăng viếng Bác, thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại
Phủ Chủ tịch và ngắm nhìn ao cá Bác Hồ, mỗi chúng ta như lại thấy bồi hồi xúc động
nhớ Bác qua những vần thơ của Tố Hữu:
“Con cá rô ơi chớ có buồn
Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn
Dừa ơi cứ nở hoa đơm trái
Bác vẫn chăm tay tưới ướt bồn.”
3. Ngôi nhà sàn

Ngôi Nhà sàn trong quần thể Khu lưu niệm tại Phủ Chủ tịch là nơi Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Nó
không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử, mà còn là một di sản kiến trúc, văn hóa của Việt
Nam.
Ngôi nhà được thiết kế theo kiểu nhà sàn
của đồng bào Tây Bắc: Dài 10,5 m, rộng
6,2 m, có hai tầng. Tầng trên có hai phòng,
mỗi phòng rộng trên dưới 10 m2 dùng làm
phòng ngủ và phòng làm việc về mùa
Đông, ngôi nhà hoàn thành ngày 1/5/1958.
Gần Nhà sàn là nơi Hồ Chủ tịch
thường làm việc về mùa Hè, nơi họp Bộ
Chính trị quyết định nhiều vấn đề quan
trọng của cách mạng Việt Nam, nơi tiếp
khách thân mật. Hiện nay, gần 250 tài
liệu và toàn bộ kiến trúc, khuôn viên
Nhà sàn được bảo quản, giữ gìn như
những ngày cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí
Minh sống và làm việc
Tầng trên Nhà sàn có một phòng làm việc
và một phòng ngủ. Ngăn dưới cùng của giá
sách là chiếc máy chữ, được Chủ tịch sử
dụng hàng ngày như một cây bút.

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Tiện nghi sinh hoạt trong phòng ngủ có


chiếc giường gỗ trải chiếu cói, mùa
Đông trải thêm tấm đệm, chăn bông và
một lò sưởi điện nhỏ. Trên bàn làm việc
ở phòng ngủ còn một số sách, tạp chí,
chiếc mũ cối và chiếc đài bán dẫn của
bà con Việt kiều Thái Lan tặng. Trên
chiếc tủ nhỏ đặt ở đầu giường vẫn còn
chiếc đồng hồ và cuốn sách Cuộc kháng
chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế
kỷ XIII mà Hồ Chủ tịch đang đọc dở.

4. Nhà 67
Nhà 67 nằm phía sau Nhà sàn
(cách khoảng 30 m), được khởi
công xây dựng ngày 1/5/1967,
khánh thành ngày 20/7/1967.
Tường nhà dày hơn 60 cm, trần
nhà dày hơn một mét, đều được
làm bằng bê tông, cốt thép… Đây
là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh họp
với Bộ Chính trị, làm việc trong
thời gian đế quốc Mỹ leo thang
đánh phá miền Bắc (1967 - 1969)
và cũng là nơi Hồ Chủ tịch chữa
bệnh và qua đời, nên thường được
gọi là nhà 67 hoặc DK2.
Phòng chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ
Chí Minh từ ngày 24/8 đến
2/9/1969. Phòng có các thiết bị hồi
sức cấp cứu hiện đại nhất lúc bấy
giờ. Phòng được mở cửa cho
khách tham quan vào 2009, nhân
kỷ niệm 40 năm Ngày mất của Chủ
tịch Hồ Chí Minh.

Cuốn lịch treo tường dừng lại ở ngày Chiếc đồng hồ trên tủ nhỏ cạnh giường
2/9/1969. dừng lại ở thời khắc lãnh tụ đi xa: 9 giờ 47
phút.

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

III. CHÙA MỘT CỘT


1. Đôi nét về Chùa Một Cột
Chùa Một Cột là ngôi chùa cổ ở Việt Nam được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tông,
còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Chùa Mật, Liên Hoa Đài hay Diên
Hựu Tự. Dưới thời nhà Lý, chùa tọa lạc trên phần đất của thôn Thanh Bảo, huyện
Quảng Đức, phía tây Hoàng thành Thăng Long. Ngày nay, chùa thuộc quận Ba Đình,
nằm ở công viên phía sau phố Ông Ích Khiêm, cạnh quần thể Quảng trường Ba Đình
và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khung cảnh cổ kính và xanh mát của Chùa Một Cột


2. Ý nghĩa và sự tích ra đời của chùa

Diên Hựu Tự là ngôi chùa đại diện cho đoá sen mà Phật Bà Quan Âm ban tặng cho
vua Lý Thái Tông trong một lần nằm mộng. Đồng thời, đây cũng là nơi được nhà vua
lựa chọn để làm lễ tế mỗi dịp rằm và mùng một hàng tháng với mong ước cầu cho
quốc thái dân an.
Theo ghi chép, vua Lý Thái Tông là một tín đồ của đạo Phật và phái Vô Ngôn Thông.
Lúc bấy giờ, đạo Phật đang trên đà phát triển. Chỉ tính riêng triều đại này đã có hơn 95
ngôi chùa được xây mới và rất nhiều pho tượng Phật được trùng tu. Đặc biệt, vào các
dịp lễ lớn của Phật Giáo, nhà vua sẽ cho miễn thuế trên phạm vi toàn quốc để tạo phúc
cho bá tánh.

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Sự ra đời của Chùa Một Cột gắn liền với


giấc mộng của vua Lý Thái Tông vào năm
1049. Nhà vua mộng thấy Phật Bà Quan
Âm ban cho ông một đóa sen tỏa sáng. Sau
khi thức dậy, ngài đã thuật lại giấc mộng
kỳ bí trên cho quần thần cùng nghe. Thiền
tăng Thuyền Lã khuyên vua nên dựng một
ngôi chùa để tưởng nhớ ân đức của Quan
Âm.
Năm 1049, bắt đầu chùa được khởi công
xây dựng. Đến đời vua Lý Nhân Tông thì
được cải tạo, xây hồ Linh Chiểu và trang
trí thêm một toà sen mạ vàng ở đỉnh cột. Sự ra đời của Chùa Một Cột gắn với giấc
Ẩn trong toà sen là một ngôi đền sơn tím, mộng kỳ lạ của vua Lý Thái Tông
điêu khắc hình chim thần trên mái nhà,
phía trong có tượng Quan Thế Âm mạ
vàng.

IV. BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH


Bảo tàng Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng vào ngày 31/8/1985 và hoàn thành
nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác (ngày 19/5/1990). Quá trình thiết kế, xây
dựng bảo tàng có sự đóng góp to lớn của nhân dân Liên Xô. Bảo tàng bao gồm 3 tầng
và gây ấn tượng với kiến trúc độc đáo cùng số lượng hiện vật đồ sộ.  

1. Tầng 1 - nội dung trưng bày về tiểu sử Hồ Chí Minh

Bước vào sảnh tầng 1, du khách


sẽ được chiêm ngưỡng toàn chân
dung vị chủ tịch Hồ Chí Minh
bằng đồng thau ấn tượng. Tiếp
theo là không gian trưng bày
hình ảnh, tư liệu hiện vật về cuộc
đời của Bác cũng như các cột
mốc quan trọng trong sự nghiệp
cách mạng và công cuộc xây
dựng đất nước theo di chúc của
Không gian trưng bày tái hiện thời thơ ấu, niên Người. Không gian trưng bày
thiếu tại quê hương Nghệ An của Bác được chia theo 9 chủ đề lớn:

 Chủ đề 1: Các hiện vật, hình ảnh được trưng bày tái hiện tiểu sử của Bác từ
thời thơ ấu, niên thiếu tại quê hương Nghệ An từ năm 1890 - 1910.
 Chủ đề 2: Không gian trưng bày tái hiện hành trình ra đi tìm đường cứu nước
đầy gian truân của Bác qua nhiều quốc gia giai đoạn từ năm 1911 - 1920. Trong

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

hành trình ấy, Bác đã làm nhiều nghề, vừa làm, vừa học và nghiên cứu con
đường giải phóng dân tộc.
 Chủ đề 3: Các hình ảnh, tư liệu về thời gian Hồ Chủ Tịch hoạt động ở Pháp
được sưu tập và trưng bày. 
 Chủ đề 4: Du khách được tiếp cận, tìm hiểu các tài liệu về giai đoạn hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh và những chuyển biến trong hoạt động thực tiễn để
chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản ở Việt Nam. 
 Chủ đề 5: Không gian chủ đề 5 bao gồm các hiện vật về giai đoạn đấu tranh
thành lập Đảng và giành độc lập. Các tư liệu về quãng thời gian hoạt động cách
mạng và bị cầm tù khi Bác ở Hồng Kông, Quảng Tây cũng được trưng bày. 
 Chủ đề 6: Các hiện vật thuộc chủ đề 6 giúp du khách hiểu rõ hơn về cuộc đời
Bác trong thời kháng chiến kéo dài 9 năm ở rừng núi Tây Bắc từ 1945 - 1954
để bảo vệ chính quyền non trẻ.
 Chủ đề 7: Không gian trưng bày các tư liệu liên quan đến hoạt động ngoại giao
của Người và quá trình xây dựng đất nước ở miền Bắc, đấu tranh giành độc lập
ở miền Nam. 
 Chủ đề 8: Những tư liệu đau thương về Bác vào những năm tháng cuối đời và
khi Người ra đi mãi mãi vào năm 1969.
 Chủ đề 9: Tổng kết lại quá trình hoạt động và những di sản chủ tịch Hồ Chí
Minh đã để lại cho dân tộc. 

2. Tầng 2 - tái hiện chiến thắng lẫy lừng của quân dân do Hồ Chí Minh lãnh
đạo

Các chủ đề ở tầng 1 được mở rộng và đi sâu hơn để du khách hiểu rõ về công cuộc đấu
tranh giành độc lập và những chiến thắng vang dội dưới sự lãnh đạo của Bác. Các hiện
vật, tư liệu còn mô phỏng tình hình Việt Nam và thế giới thời bấy giờ cũng như ý
nghĩa của cuộc cách mạng tháng 10 Nga. 

Ý nghĩa về sự tham gia của Việt Nam khi đứng về phe Đồng Minh chống Phát Xít và
vai trò của Hồ Chí Minh trong phong trào cách mạng thế giới cũng được tái hiện rõ
nét. Không gian còn lại trong tầng 2 được dành để trưng bày những hiện vật về Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới.

3. Tầng 3 - các dấu mốc lịch sử quan trọng về cuộc đời hoạt động của Hồ Chí
Minh

Tầng 3 của bảo tàng Hồ Chí Minh trưng bày chuyên đề về những dấu mốc lịch sử của
khu vực và thế giới. Những biến động trong thời kỳ này có tác động to lớn đến tư
tưởng, đường lối hoạt động của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trên con đường
trở thành vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc. 

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Những dấu mốc lịch sử của khu vực và thế giới được trưng bày tại bảo tàng
HồChíMinh
V. CHÙA TRẤN QUỐC
1. Lịch sử chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc ban đầu có tên là chùa Khai Quốc, xây dựng vào năm 541 thuộc thời
Tiền Lý. Lúc đó, chùa nằm gần bờ sông Hồng bởi vậy khi đê sạt lở vào năm 1615 (đời
vua Lê Trung Hưng), chùa được di dời vào phía trong đê Yên Phụ khu gò đất Kim
Ngưu. Sau đó, trong khoảng thế kỉ XVII, chúa Trịnh cho đắp đê Cố Ngự (nay là đường
Thanh Niên) để nối với đảo Kim Ngưu. Chùa đổi tên thành chùa Trấn Quốc vào đời
vua Lê Hy Tông (1681 – 1705) với ý nghĩa mong muốn đây sẽ là nơi giúp dân xua đi
thiên tai, đem lại cuộc sống bình yên cho toàn dân. Và cái tên đó được sử dụng cho tới
tận ngày nay. 

Xưa kia, chùa Trấn Quốc là trung


tâm Phật giáo của kinh thành Thăng
Long. Các vua Lý, Trần vẫn thường
hay vãn cảnh và ngự giá cúng lễ
vào các dịp lễ, Tết tại chùa bởi vậy
mà có nhiều cung điện đã được xây
dựng phục vụ việc nghỉ ngơi của
vua: cung Thúy Hoa, điện Hàm
Nguyên.  Chùa Trấn Quốc

2. Kiến trúc chùa Trấn Quốc


Chùa tọa lạc trên một hòn đảo phía Đông của Hồ Tây, nép mình trầm mặc trên con
đường Thanh Niên tấp nập. Là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ lâu, chùa Trấn
Quốc đã trải qua rất nhiều lần trùng tu, diện mạo có phần thay đổi, quy mô và kiến trúc
của chùa hiện giờ là kết quả của một đợt trùng tu lớn năm 1815. Tổng diện tích chùa
khoảng hơn 3000m2, bao gồm vườn tháp, nhà tổ và thượng điện.

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây
Chùa thuộc hệ phái Bắc tông với kết cấu và kiến trúc theo nguyên tắc khắt khe của
Phật Giáo gồm 3 ngôi chính: Tiền đường, nhà thiêu hương và Thượng điện nối với
nhau thành hình chữ Công (工). 
Nhà Tiền đường có hướng về phía Tây, phía sau có nhà Tam bảo. Hai dãy hành lang
nằm hai bên nhà thiêu hương và Thượng điện. Phía sau Thượng điện là gác chuông
nằm trên trục sảnh đường chính với kiến trúc ba gian có mái chồng diêm. Nhà tổ nằm
bên trái Thượng điện và bên trái là nhà bia hiện còn lưu giữ 14 tấm bia mang nhiều giá
trị lịch sử và văn hóa. 

Phía trước chính điện chùa Trấn Quốc Những tấm bia đá khắc ghi lại dấu ấn
có đặt một lư hương lớn lịch sử của chùa
Năm 1998, ngôi Bảo Tháp lục độ đài sen được xây dựng, đến năm 2003 thì hoàn thành
tạo thành khu vườn tháp của chùa. Ngôi Bảo Tháp cao 15m, gồm 11 tầng. Ở mỗi tầng
tháp có đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý màu trắng trong mỗi ô cửa hình
vòm. Đặc biệt, trên đỉnh có một tháp sen 9 tầng (Cửu phẩm liên hoa) được tạc bằng đá
quý, tạo nên vẻ đẹp uy nghi, linh thiêng nhưng lại rất mềm mại. Bảo Tháp được dựng
đối xứng với cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ tặng năm 1959 trong chuyến đến thăm
thủ đô Hà Nội của ông. Cây bồ đề này được chiết từ cây đại bồ Đạo Tràng – nơi mà
Đức Phật Thích Ca ngồi hành đạo cách đây hơn 25 thế kỷ. 

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Bảo Tháp chùa Trấn Quốc Ngôi Bảo Tháp nhìn từ xa


Hiện nay, chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng Phật và Bồ Tát có giá trị lớn được đặt chủ
yếu ở Thượng điện. Trong đó nổi bật nhất là bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn
được làm từ gỗ, sơn son thiếp vàng, là bức tượng Niết bàn đẹp ở Việt Nam. 

Cây bồ đề chùa Trần Quốc Những bức tượng quý của chùa được đặt
ở nơi trang trọng nhất
Qua bao thăng trầm của thời gian, chùa Trấn Quốc vẫn nằm đó uy nghi, mang nét
yên bình mà cổ kính giữa lòng Hà Nội tấp nập. Hàng năm, chùa thu hút rất đông phật
tử thập phương, du khách trong và ngoài nước đến dâng hương, lễ phật cũng như vãn
cảnh chùa.

VI. VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM


Đến với ngôi trường đại học đầu tiên của nước ta .một biểu tượng cho vẻ đẹp văn hóa
lịch sử của Việt Nam và cũng là niềm tự hào của người dân Hà thành khi nhắc đến
truyền thống nghìn năm Văn hiến của Hà Nội đó chính là Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu là tên viết tắt của “ Văn Tuyên Vương Miếu” trong đó Văn Tuyên Vương
chính là tước hiệu của Khổng Tử. Nhưng mà hiện nay thì chúng ta vẫn thường hiểu
với nhau Văn Miếu chính là Miếu Văn: “Văn” nghĩa là văn hoá, văn học, văn minh
một nét đẹp của con người

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070


dưới thời vua Lý Thánh Tông và trong
Đại Việt sử ký toàn thư thì có ghi là:
"tháng 8 năm Canh Tuất (1070) tức năm
Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông, đắp
tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối
vẽ tranh tượng Thất thập nhị hiền, bốn
mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy
học.". Ngay từ ban đầu Văn Miếu được
xây dựng ra để thờ các vị Tiên Sư Tiên
Thánh của Đạo Nho và sau đó thì đến
đời Lý Anh Tông thì đã ban lẹnh là chỉ
thờ Khổng Tử và sau đó thì đến đời vua
Trần Minh Tông thì thầy Chu Văn An đã
mời ra để dạy cho các hoàng tử ở trường
Quốc Tử Giám và sau khinh ông mất thì
vua Trần Nghệ Tông đã ban lẹnh là cho
thờ Chu Văn An tại Văn Miếu
Bên cạnh Thánh Nho Khổng Tử còn có cả vị thầy giáo Chu Văn An của chúng ta. Và
có một vài sự thật khá thú vị là Chu Văn An chính là hiệu trưởng đầu tiên của trường
Quốc Tử Giám và cũng là nhà giáo duy nhát có vinh dự được thờ phụng tại Văn Miếu.
1. Hồ Văn
Đầu tiên chính là Hồ Văn, Hồ Văn có diện tích là 12.297 m2 và giữa Hồ Văn sẽ có gò
Kim Châu. Trên gò Kim Châu thì dựng Phán Thuỷ đình, Phá Thuỷ đình ngày xưa là
nơi bình thơ văn của những Nho Sĩ ngày xưa nhưng mà bây giờ thì Phán Thuỷ đình đã
không còn. Mà trên gò Kim Châu thì sẽ có dựng những tấm bia, được dựng trong dịp
tu sửa Văn Miếu và nạo vét Hồ Văn. Quay trở lại với khu vực Nội Tử của Văn Miếu,
trước hết là cổng Tam Quan. Thì cổng Tam Quan bắt đầu bằng tứ trụ và hai tấm bia hạ
mã ở hai bên, hai trụ ở giữ sẽ được xây cao hơn là hai trụ bên ngoài và hai trụ ở giữa
phía trên cùng thì có hình hai con Nghê chầu vào nhau. Con Nghê là một con vật
tượng trưng mang yếu tố huyền thoại dũng mãnh thiên biến vạn hoá là biến thể của sư
tử và chó dữ. Quan niệm dân gian thì cho rằng là một con vật có thể phân biệt được
đâu là kẻ ác đâu là người thiện, còn hai trụ phía ngoài thì sẽ có đắp nổi hình bốn con
Phượng xoè cánh chắp đuồi vào nhau. Thì ngay chầu Phượng Múa đã là mô típ trang
trí quen thuộc trong các đình miếu cổ ngày xưa, thể hiện vẻ đẹp thiêng liêng và vẻ đẹp
hoa mỹ của những di tích quý giá
2. Hai tấm bia Hạ Mã

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Ở hai bên Văn Miếu mỗi tấm bia Hạ Mã


sẽ được xây dựng trong một nhà bia nhỏ
bằng gạch và bên trong thì sẽ có một tấm
bia ghi bằng chữ Hán, thì hai tấm bia Hạ
Mã ở hai bên của Văn Miếu nhằm mục
đích là phân tích rõ ràng ranh giới theo
chiều rộng của Văn Miếu . Tức là khi
xưa thì bất cứ một vị vua quan hay là
chức sắc nào trong triều đình thì đến Văn
Miếu Quốc Tử Giám đến tấm bia Hạ Mã
này thì đều phải dừng lại xuống ngựa và
đi bộ đến tấm bia Hạ Mã bên kia thì sau
đó mới lên ngựa vào đi tiếp. Thì nghi
thức này thể hiện lòng tôn trọng đối với
các vị tiến sĩ cũng như là các Văn Bia
được dựng trong Văn Miếu. “Hạ Mã” ở
đây có nghĩa là xuống ngựa

3. Cổng Tam Quan


Có tên gọi khác là Văn Miếu Môn là cổng được thiết kế ba lối đi với phần cửa chính
giữa lớn và hai cửa nhỏ hai bên. Cao hai tầng tám mái và ở trên thì sẽ có ba chữ đại tự
là Văn Miếu Môn còn ở trên cùng chính là hoạ tiết Lưỡng Long Chầu Nguyệt thì rồng
là một con vật có vị trí rất quan trọng trong văn hoá và tín ngưỡng của Việt Nam. rồng
chính là đứng vào hạng bậc nhất của Long, Lân, Quy, Phượng. Và cũng là một con vật
đại diện cho sức mạnh và uy quyền của đứng thiên tử của nhà nước phong kiến. Trang
trí Rồng thì thường được thấy ở những nơi trang trọng như là cung vua hay là những
công trình lớn của quốc gia hoặc là những công trình tôn giáo. Ngay bên cạnh chính là
hai cửa Tả Môn và Hữu Môn là hai cửa nhỏ hơn và được xây dựng theo phong cách là
bốn mái hiên và bốn mái nóc như là kiến trúc hai tầng. Và trước kia thì chỉ có những
dịp mà vua quan đến thăm Văn Miếu hoặc là lễ tế Khổng Tử thì cổng chính mới mở,
bình thường thì thứ dân hay là sĩ tử thì đều phải đi bằng hai cửa nhỏ hơn là hai bên

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Lớp không gian đầu tiên của Văn Miếu Quốc Tử Giám từ cổng Tam Quan đến cửa Đại
Trung được gọi là khu Nhập Đạo. Và sẽ có hai hồ ở vị trí hai bên đối xứng với nhau.
Và đường từ cửa Tam Quan đến cửa Đại Trung được gọi là đường thần đạo và sẽ có
hai lối nhỏ hai bên dẫn đến hai cửa phải trái của cửa Đại Trung. Và lớp không gian này
là nơi mà có cảnh quan thiên nhiên tười đẹp và thoáng đảng nhất trong năm không
gian của Văn Miếu Quốc Tử Giám theo như ta thấy thì có hệ thống cây xanh với
những cây hàng trăm năm tuổi và những cây cho bóng mát và hoa suốt bốn mùa xuân
hạ thu đông
Bên phải và bên trái của cửa Đại Trung chính là hai cửa mang tên là Thành Đức và
Đại Tài có ý nghĩa là đạo học sẽ đào tạo ra những môn sinh toàn diện cả dức cả tài và
có khả năng đem tài đức ra để thi thố trong xã hội và cống hiến cho triều đình và cho
chúng dân muôn nha. Cửa chính Đạu Trung là sẽ có ba gian ngói lợp mũi hài, có hai
hàng cột chống ngang trước và sau
Tiến vào trong khu vực tiếp theo, là một biểu tượng của Hà Nội một hình ảnh quá là
quen thuộc đó chính là Khuê Văn Các hay còn gọi là gác Khuê Văn Các được xây
dựng vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long. Kiến trúc của gác Khuê Văn rất là độc
đáo được xây trên một nền gạch cao lát gạch Bát Tràng, bên dưới là bốn trụ gạch, bốn
bể trống không. Còn bên trên thì kiến trúc từ lớp mái bằng gỗ và kiến trúc góc mái và
trên bờ nóc thì bằng chất liệu là đất nung và cát vôi. Thì gác Khuê Văn đúng với lời
bình là một viên ngọc sáng của di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám và bên cạnh thì sễ là
hai cửa mang tên Bí Văn và Súc Văn . Thì Bí Văn ở đây có nghĩa là ý văn đẹp đẽ, sáng
sủa, trau chuốt. Còn Súc Văn là ý văn hàm ý xúc cảm và có sức truyền cảm thuyết
phục đến người nghe. Khuê Văn theo cách lý giải truyền thống về thiên thể thì là một
ngôi sao trong chòm sao gồm 28 chòm sao gọi là Nhị Thạp Bát Tú là sáng nhất trên
bầu trời. Còn trong Hiếu Kinh thì miêu tả Sao Khuê là sao chủ vè văn hoá văn học
giáo dục thi cử rất phù hợp với tinh thần của Văn Miếu Quốc Tử Giám. Ở gác Khuê
Văn xinh xắn có kiến trúc giản dị tao nhã và soi mình duyên dáng xuống giếng Thiêng
Quang
4. Giếng Thiêng Quang
Giếng Thiêng Quang tức là Văn Trì là
ao Vua, Thiêng Quang ở đây nghĩa là
giếng trời trong sáng. Ngày trước thì
bất cứ một vị sĩ tử hay quan khách nào
đi vào khu vực bên trong thì đều phải đi
qua giếng Thiêng Quang và họ không
chỉ dùng là nước trong xanh này để
chỉnh lại Y quan áo mũ cho thật chỉnh
tề. Mà còn dùng để soi bóng mình dùng
ánh sáng trời để chỉnh đốn lại tư tưởng
và thanh lọc những gì không xứng đáng
cho mình trước khi bước vào khu vực
quan trọng và linh thiêng ở phía trong

5. 82 Tấm bia

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

82 tấm bia là 82 phong cách điêu khắc khác nhau nhưng mà có chung một đặc điểm đó
chính là được xây dựng trên lưng một con rùa . một tấm bia thì sẽ bao gồm có 3 phần
là Trán bia Thân bia và Đế bia thì Trán bia sẽ có hình vòng cung và có họa tiết là
Lưỡng long chầu mạn Nguyệt phần. Thân bia là phần quan trọng nhất cái phần trên
cùng gần với Trán bia chính là phần niên đại tổ chức khoa thi bên dưới là một bài ký
được viết dọc theo thân bia thì bài ký này có nội dung là ca ngợi thời đại vua trị vì và
phải đọc từ trên xuống dưới từ phải sang trái, tiếp theo là năm tổ chức khoa thi, số
lượng thí sinh tham gia thi, số lượng thí sinh Đỗ, tên tuổi quê quán của người làm bài
ký, tên tuổi quê quán của người khắc Văn bia. Và tiếp theo là phần quan trọng nhất đó
chính là tên tuổi quê quán của những vị trạng nguyên vị tiến sĩ được xếp theo thứ tự là
từ cao xuống thấp từ trên xuống dưới bao gồm có Đệ nhất tiến sĩ, Đệ Nhị tiến sĩ, Đệ
Tam tiến sĩ và cuối cùng phần Đế bia là hình một con rùa . Tại sao lại là hình một con
rùa thì rùa đã là một con vật gắn liền với người dân Việt Nam từ thời xa xưa rồi . đó là
Thần Kim Quy giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa và cũng là sứ giả của thủy
thần giúp cho Lê Lợi đánh thắng quân Minh và ngoài ra thì rùa còn là biểu tượng của
sự trường tồn và vĩnh cửu và những tấm bia được xây dựng trên hình con rùa biểu
tượng cho sự trường tồn của trí tuệ Việt.
VII. HỒ GƯƠM
Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thủ đô, được bao quanh bởi
3 con phố Hàng Khay – Lê Thái Tổ – Đinh Tiên Hoàng. Trước đây hồ còn có một số
tên gọi khác như hồ Lục Thủy (hồ nước xanh) hay hồ Thủy Quân (bởi hồ từng là nơi
để huấn luyện thủy binh chiến đấu). Đến thế kỉ thứ XV, hồ được đổi tên thành hồ
Hoàn Kiếm (trả gươm), gắn liền với sự tích trả gươm báu cho rùa vàng của vua Lê
Thái Tổ.
Hồ Hoàn Kiếm là nơi tụ hội, điểm hẹn lý tưởng bốn mùa: Rực rỡ trong sắc đào và các
lễ hội truyền thống vào mùa xuân; lồng lộng những cơn gió xua tan đi cái nóng oi bức
của mùa hè; say đắm với những cành liễu rủ trong màn sương huyền ảo của mùa thu;
lộng lẫy trong cơn mưa lá vàng và những giọt mưa phùn lất phất bay của mùa đông.

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Hồ Hoàn Kiếm ban ngày Hồ Hoàn Kiếm về đêm

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

CHƯƠNG 5: ĐẠI NỘI KINH THÀNH HUẾ- CHÙA THIÊN MỤ- BẢO TÀNG
CHAMPA- QUY NHƠN

I. ĐẠI NỘI KINH THÀNH HUẾ

 Địa chỉ Đại Nội Huế nằm ở


đâu? Đại Nội Huế nằm ở bên
bờ dòng sông Hương thơ mộng
trữ tình, nơi đây chính là một
trong số các di tích thuộc cụm
Quần thể di tích Cố đô Huế từ
thời nhà Nguyễn. 
 Đại Nội Huế được xây dựng
vào năm nào? Khu Đại Nội
Huế được xây dựng từ đầu
thế kỷ XIX đến nửa đầu thế
kỷ XX, là một trong số các di
tích thuộc cụm Quần thể di tích
Cố đô Huế được công nhận là
Di sản Văn hoá Thế giới
UNESCO từ năm 1993. Toàn
cảnh Đại Nội Huế còn lưu giữ
nhiều dấu ấn đặc sắc của phong
kiến triều đình nhà Nguyễn
hàng trăm năm.

 Đại Nội Huế chính là nơi sinh


hoạt và diễn ra các hoạt động
của vua chúa Nguyễn cùng
triều đình phong kiến cuối cùng
của nước ta.
 Đại Nội Huế có thể xem là một
công trình có quy mô đồ sộ
nhất trong lịch sử Việt Nam từ
trước đến nay. Đại Nội Huế có
quá trình xây dựng kéo dài
trong nhiều năm với hàng vạn
người thi công cùng hàng loạt
các công việc như lấp sông, đào
hào, đắp thành, bên cạnh đó là
khối lượng đất đá khổng lồ lên
đến hàng triệu mét khối.

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

1. Lịch sử Đại Nội Huế

Năm 1803 thời kỳ vua Gia Long lên ngôi, ông nhận thấy vùng đất Huế là chốn thanh
bình phong cảnh lại thơ mộng trữ tình bên dòng sông Hương. Từ đó, vua Gia Long đã
nảy ra ý định chọn vùng đất này là vùng đất làm cố đô của triều đình nhà Nguyễn. Sau
30 năm khởi công xây dựng với bao nhiêu công sức, tổng thể công trình kinh đô mới
chính thức được hoàn thành trọn vẹn, Đại Nội Huế mang vẻ đẹp hữu tình, hòa hợp với
vẻ đẹp của thiên nhiên.

Đại Nội Huế có hai khu vực chính là Hoàng thành và Tử Cấm thành, mỗi khu vực lại
bao gồm nhiều công trình khác nhau. Khu Hoàng thành gồm có cổng Ngọ Môn, Điện
Thái Hòa. Tử Cấm thành là khu vực dành riêng cho vua và hoàng tộc, gồm Đại Cung
Môn, Tả Vu và Hữu Vu, Điện Cần Chánh, Thái Bình Lâu, Cung Diên Thọ...

2. Khám phá kiến trúc Đại Nội Huế 

Kiến trúc Đại Nội Huế trở thành một trong những điểm thu hút du khách khi đến tham
quan cùng đất cố đô Huế.

a. Khu Hoàng thành


 Cổng Ngọ Môn
Cổng Ngọ Môn hay cửa Ngọ Môn là công trình được xây dựng đồ sộ, hoành tráng với
các đường nét hoa văn hết sức kỳ công, tinh xảo và vững chắc. Ngọ Môn không chỉ
đơn giản là cổng ra vào mà còn là bộ mặt đại diện cho Đại Nội cung đình Huế nên
được thiết kế gồm nhiều lớp với hệ thống hào nước xung quanh.

Cổng Ngọ Môn của Hoàng thành Huế nhìn về phía Nam kinh thành, từ vị trí Ngọ Môn
trông xa ra chúng ta có thể ngắm nhìn dòng sông Hương. Cổng Ngọ Môn của khu vực
Hoàng thành sẽ có 5 cửa đặt nơi đây, trong đó cửa chính ở giữa từng dành cho vua đi,
hai cổng bên dành cho quan văn và quan võ. Còn lại, khu vực hai cổng bên quanh là
dành cho binh lính cùng voi ngựa theo hầu vua để bảo vệ cũng như hầu hạ vua.

Trải qua gần 2 thế kỷ và chứng kiến bao mốc sự kiện lịch sử được ghi vào sổ sách của
dân tộc của đất nước. Cổng Ngọ Môn vẫn tồn tại theo thời gian và đã trở thành một
kiệt tác kiến trúc cổ xuất sắc nơi đây còn là nhân chứng sống cho bao nhiêu dấu mốc
quan trọng của lịch sử dân tộc.

 Điện Thái Hòa

Điện Thái Hòa là một biểu tượng về quyền lực của Hoàng triều nhà Nguyễn thời bấy
giờ, nằm trong khu vực Hoàng thành của Đại Nội Huế. Điện Thái hòa là công trình
quan trọng bậc nhất trong tổng thể Đại Nội Kinh Thành Huế, nơi đây cùng Sân Đại
Triều Nghi từng là nơi diễn ra các buổi thiết triều của triều đình nhà Nguyễn mà đa số
đây đều là những buổi thiết triều quan trọng.

Điện Thái Hòa được coi là điểm nổi bật nhất mang nghệ thuật kiến trúc cung đình
Huế, chất liệu sử dụng chính để xây điện là gỗ lim. Phần mái điện, cột… được điêu
khắc hình rồng uốn lượn đầy tinh tế, tỉ mỉ. Chính giữa điện là ngai vàng của vua được
đặt ở vị trí trang nghiêm, nơi vua ngồi trong các buổi thiết triều. 

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

b.   Khu Tử Cấm thành


 Đại Cung Môn

Đại Cung Môn là cửa chính (hướng Nam) vào Tử Cấm thành, gồm có 5 gian 3 cửa và
được xây dựng vào thời vua Minh Mạng, năm 1833. Cửa ở gian chính giữa chỉ dành
cho vua đi, mặt sau hai bên có hai hành lang nối với Tả Vu, Hữu Vu. Đại Cung Môn
nhìn ra sân trước hướng ra Điện Thái Hòa, được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, phía
trên lợp bằng ngói hoàng lưu ly. Công trình Đại Cung Môn đã bị phá hủy trong chiến
tranh, hiện đang được Trung tâm bảo tồn Di tích Huế nghiên cứu để phục dựng lại.

 Tả Vu và Hữu Vu  

Tả Vu và Hữu Vu là hai tòa nhà ngay đối diện điện Cần Chánh, xây dựng đầu thế kỷ
19. Tòa nhà Tả Vu được xây dựng cho các quan văn, Hữu Vu là nơi dành cho các quan
võ trong triều. Hai tòa nhà này là nơi để chuẩn bị cho các nghi thức trước buổi thiết
triều, nơi tổ chức các cuộc thi Đình hay yến tiệc. Hai tòa nhà này là số ít công trình
còn sót lại sau chiến tranh, ngày nay Tả Vu được dùng để trưng bày hiện vật, Hữu Vu
trở thành nơi dành cho du khách tham quan, chụp hình.

 Điện Cần Chánh  

Điện Cần Chánh nằm thẳng với Điện Thái Hòa theo hướng Bắc Nam, đây là nơi để
vua thiết triều. Điện Cần Chánh được xem là điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong
toàn bộ Tử Cấm thành. Các bộ cột bằng gỗ lim, phần khung phía trên được trạm trổ
tinh xảo, công phu.

 Thái Bình Lâu

Thái Bình Lâu nằm ở bên trong Tử Cấm thành của khu Đại Nội Huế, nơi đây sẽ dùng
để nhà vua nghỉ ngơi lúc rảnh rỗi, đọc sách, viết văn hay làm thơ thư giãn một khung
cảnh rất tuyệt vời đối với những vị vua yêu thiên nhiên. Thái Bình Lâu được xây dựng
vào những năm 1919 do vua Khải Định khởi công được hoàn thành vào năm 1921.

 Cung Diên Thọ

Trong số nhiều cung điện trong Hoàng thành Huế, Cung Diên Thọ được xem là một hệ
thống kiến trúc cung điện mang tầm cỡ quy mô nhất ở Huế còn lại cho đến ngày nay
vẫn còn nguyên giá trị. Nơi đây từng là nơi ở của các Hoàng Thái Hậu và các Thái
Hoàng Thái Hậu những người phụ nữ quyền lực ở bên cạnh vua.

c. Cửa Thành

Kinh thành Huế có tất cả 13 cửa thành. Trong đó, 10 cửa thành sẽ thông ra bên ngoài,
1 cửa thành nội bộ, 2 cửa thành đường thủy.
Cửa Cửa thành nằm góc Đông của Đông Nam Kinh Thành. Vòm cửa được
Đông xây dựng từ năm 1809, vọng lâu xây năm 1829. Triều đình nhà Nguyễn
Nam lập Viện Thượng Tứ chuyên trông coi ngựa cho vua ở đây nơi cửa thành
(cửa gọi là cửa Thượng Tứ.

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Thượng
Tứ)
Cửa thành nằm ở phía Nam, bên trái Kỳ Đài của Kinh thành. Vòm cửa
Cửa
được xây dựng từ năm 1809, vọng lâu được xây năm 1829. Tên lúc đầu
Thể
là Thể Nguyên, sau vua Minh Mạng đổi thành Thể Nhơn. Dân gian gọi là
Nhơn
cửa Ngăn do dân bị ngăn lại tại đây khi vua hoặc cung phi đi ra Phu Văn
(cửa
Lâu hoặc nhà Lương Tạ để hóng mát, tắm sông. Cửa đặt 4 khẩu súng
Ngăn)
thần công gọi là Tả đại Tướng quân.
Cửa nằm ở phía Nam của kinh thành. Tên được đặt theo chữ dinh Quảng
Cửa
Đức. Vòm cửa thành được xây dựng năm 1809, vọng lâu được xây năm
Quảng
1829. Trong trận lụt năm 1953, cả vòm và vọng lâu đều sụp hoàn toàn
Đức
nên dân gọi là cửa Sập. Cửa được phục chế lại năm 1988 sau thời gian bị
(cửa
chiến sự năm 1968 phá hoại nặng nề. Cửa đặt 5 khẩu súng thần công gọi
Sập)
là Hữu đại tướng quân.
Cửa
Chánh Cửa cũng nằm ở phía Nam của kinh thành. Dân gian thường gọi là cửa
Nam Nhà Đồ do bên ngoài cửa có cục Thượng Ty (Đồ Gia), dịch ra là Nhà
(cửa Đồ. Vòm cửa được xây dựng năm 1809, vọng lâu được xây năm 1829.
Nhà Cửa bị sụp năm 1953 do lũ lụt, sau này mới được phục dựng lại.
Đồ)
Cửa
Cửa nằm ở phía Tây Nam của kinh thành. Vòm cửa xây dựng năm 1809,
Tây
vọng lây xây năm 1829. Năm 1885, vua Hàm Nghi xuất thành ra chiến
Nam
khu ngoài Quảng Trị từ cửa này. Trong chiến tranh cửa thành bị sập và
(cửa
sau này mới được phục dựng lại.
Hữu)
Cửa nằm ở phía Tây của kinh thành, trên đường Thái Phiên. Vòm cửa
Cửa
được xây dựng năm 1809, vọng lâu xây năm 1829. Đây là nơi giao tranh
Chánh
ác liệt trong chiến sự năm 1968 nên bị tàn phá nặng nề. Sau này, cửa đã
Tây
được phục hồi.
Cửa
Cửa nằm ở góc Tây Bắc của kinh thành nối đường Tăng Bạt Hổ và
Tây
Nguyễn Trãi. Vòm cửa được xây dựng năm 1809, vọng lâu được xây
Bắc
dựng năm 1831. Dân gian gọi là cửa An Hòa vì trước cửa thành là làng
(cửa An
và chợ An Hòa.
Hòa)
Cửa
Cửa nằm ở mặt sau của kinh thành nên được gọi là cửa Hậu. Vòm cửa
Chánh
được xây dựng năm 1809, vọng lâu xây năm 1831. Sau chiến tranh, cửa
Bắc
bị tàn phá nặng nề và bị đóng kín suốt 120 năm. Năm 2004 cửa được
(cửa
khai thông sau khi thi công sửa chữa.
Hậu)
Cửa nằm ở góc Đông Bắc của kinh thành, tọa lạc bên bờ sông Đông Ba.
Vòm cửa xây dựng năm 1809, vọng lâu xây năm 1824 và là một trong 2
Cửa cửa được xây dựng vọng lâu sớm nhất. Dân bản địa gọi là cửa Kẻ Trài do
Đông có xưa có xóm Kẻ Trài trước cửa thành.

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Bắc
(cửa Kẻ
Trài)
Cửa
Cửa thành ở phía chính Đông. Dân còn gọi là cửa Đông Ba do có pháo
Chánh
đài Đông Hoa từ thời Gia Long. Vòm cửa được xây dựng năm 1809,
Đông
vọng lâu xây năm 1824. Năm 1885, chiến sự giữa Pháp và quân Triều
(cửa
đình do Tôn Thất Thuyết chỉ huy diễn ra ác liệt tại đây. Cửa bị sập phần
Đông
vọng lâu và hư hại cửa vòm sau chiến sự năm 1968.
Ba)
Trấn Cửa này không thông ra ngoài mà dẫn đến Trấn Bình đài – pháo đài
Bình phòng thủ của kinh thành, nối 2 pháo đài Đông Bình và Bắc Định với
Môn nhau.
Tây
Cửa dẫn nước từ sông Kẻ Vạn vào sông Ngự Hà đảm nhận nhiệm vụ
thành
thoát nước nội thành, là đường thủy để các ghe thuyền chở hàng về kinh
thủy
thương. Cửa được xây dựng năm 1826 dưới thời vua Minh Mạng.
quan
Đông
thành Đây là cửa dẫn nước từ Ngự Hà đổ ra sông Đông Ba. Cửa được xây dựng
thủy năm 1830 dưới thời vua Minh Mạng.
quan

IV. CHÙA THIÊN MỤ


Chùa Thiên Mụ, còn được gọi là chùa
Linh Mụ, được chúa Nguyễn Hoàng
cho xây dựng vào năm 1601. Chùa
nằm bên bờ Bắc sông Hương thuộc
địa phận xã Hương Long, cách trung
tâm thành phố Huế 5km.
Năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần
cho trùng tu chùa. Năm 1710, chúa
Nguyễn Phúc Chu cho đúc quả Đại
Hồng Chung (cao 2,5m, đường kính
1,4m, nặng 2.052kg).

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Hai công trình kiến trúc chính của chùa là


Tháp Phước Duyên và Điện Đại Hùng.
Tháp Phước Duyên hình bát giác cao 7
tầng, 21m, mỗi tầng thờ một đức Như Lai,
tầng cao nhất thờ Đức Thế Tôn; Điện Đại
Hùng là ngôi điện chính trong chùa, có kiến
trúc nguy nga đồ sộ; ngoài bức tượng Phật
bằng đồng trong điện còn có vô số tượng và
một khánh đồng đúc năm 1677; một bức
hoành phi bằng gỗ được sơn son thếp vàng
do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng
năm 1714.

V. BẢO TÀNG CHĂM

Bảo tàng Điêu khắc Chăm chính thức được xây dựng từ năm 1915, tuy nhiên “nền
móng” cho công trình này đã được thực hiện qua nhiều năm trước đó. Cụ thể, việc thu
thập các tác phẩm điêu khắc Chăm đã bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX bởi những người
Pháp yêu khảo cổ học, đặc biệt là những người làm việc cho Trường Viễn Đông Bác
Cổ (EFEO).

Tất cả các hiện vật được tìm thấy được tập trung tại một địa điểm, thời bấy giờ gọi là
công viên Tourane. Ý tưởng xây dựng bảo tàng để bảo vệ và trưng bày dấu tích của
nền văn minh Chăm Pa cũng manh nha từ đây. 

Công viên Tourane - nền móng của bảo tàng sau này
 Năm 1915: Bảo tàng chính thức được khởi công xây dựng;
 Năm 1916: Bảo tàng về cơ bản được xây dựng xong;
 Năm 1919: Bảo tàng mở cửa đón công chúng tham quan;
 Năm 1930: Bảo tàng thi công mở rộng lần thứ nhất do số lượng cổ vật khai quật
được đã tăng thêm khá lớn. Đồng thời định hình lại lộ trình tham quan theo thứ
tự vùng miền và lộ trình này vẫn được giữ nguyên cho tới hiện nay;

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

 Năm 2002: Bảo tàng được mở rộng lần 2, thêm diện tích trưng bày và kho,
xưởng phục chế, các phòng làm việc và nghiên cứu;
 Năm 2011: Bảo tàng Điêu khắc Chăm được xếp hạng bảo tàng hạng 1 tại Việt
Nam, qua đó khẳng định những đóng góp to lớn của bảo tàng trong việc gìn giữ
các giá trị di sản văn hóa Chăm Pa;
 Năm 2016: thành phố Đà Nẵng tiến hành trùng tu và nâng cấp lại các tòa nhà và
phòng trưng bày, đặc biệt vẫn giữ nguyên phong cách kiến trúc ban đầu.

1. Tìm hiểu kiến trúc Bảo tàng Chăm độc đáo

Bảo tàng được thiết kế bởi 2 kiến trúc sư


người Pháp là Delaval và Auclair, dựa
trên gợi ý của Henri Parmentier, chủ
nhiệm Khoa Khảo cổ của Viện EFEO về
việc sử dụng các đường nét của đền tháp
Chăm Pa kết hợp với lối kiến trúc Gothic
châu Âu.

Kiến trúc của bảo tàng kết hợp đường


nét của Chăm Pa xưa và châu Âu

Khu nhà chính nổi bật với mái vòm hình vòng cung, đầu nhọn, giúp bảo tàng nổi bật
giữa lòng thành phố. Các gian phòng của tòa nhà được thiết kế mở với nhiều cửa sổ,
đảm bảo các khu trưng bày được chiếu sáng tự nhiên. Đặt chân vào khuôn viên bảo
tàng, du khách sẽ nhận thấy một bầu không khí cổ xưa với các khối kiến trúc cổ điển,
tường vàng nhuốm màu rêu phong và sắc trắng tinh khôi của giàn hoa sứ.

2. Khám phá các phòng trưng bày

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng


hiện đang lưu giữ hơn 2.000 cổ vật lớn
nhỏ, trong đó khoảng 500 cổ vật được
trưng bày, số còn lại được lưu trữ cẩn
thận trong kho.

Các tác phẩm điêu khắc này hầu hết đều


nguyên bản, được làm trên 3 chất liệu
chính là sa thạch, đất nung và đồng.
Chúng có niên đại từ thế kỷ VII đến thế
kỷ XV và phản ánh rõ nét đời sống văn
hóa, tâm linh và tín ngưỡng của người
Chăm Pa. Phần lớn tác phẩm miêu tả
các vị thần trong Ấn Độ giáo như: thần
Shiva, thần rắn Naga, thần hạnh phúc
Laksmi,...
Hoa văn, họa tiết chạm tinh tế đậm nét
đặc trưng của dân tộc Chăm

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Các cổ vật này được xếp vào các phòng trưng bày theo khu vực địa lý mà chúng được
khai quật như: Trà Kiệu, Tháp Mẫm, Mỹ Sơn, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi,...
Cách phân chia này không chỉ giúp du khách thuận tiện tham quan mà còn dễ dàng
nhận biết dấu ấn riêng của kiến trúc Chăm theo từng địa phương. 

3. Chiêm ngưỡng bảo vật quốc gia

Tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm thành phố Đà Nẵng, hiện có 3 cổ vật được xếp vào loại
bảo vật quốc gia đó là Đài thờ Mỹ Sơn E1, Đài thờ Trà Kiệu và Tượng Bồ Tát Tara.

Đài thờ Mỹ Sơn E1 gồm Đài thờ Trà Kiệu là kiệt Tượng Bồ tát Tara là tác
các bức chạm thể hiện tác bất hủ của nghệ thuật phẩm được làm bằng đồng
sinh động cảnh sinh hoạt điêu khắc Chăm. Các chi duy nhất của Bảo tàng
trong rừng của các tu sĩ tiết được chạm trổ trau Điêu khắc Chăm. Với
Ấn Độ giáo chuốt, tỉ mỉ đến từng chiều cao 1.148m, đây
milimet cũng là bức tượng bằng
đồng lớn nhất của nghệ
thuật điêu khắc Chăm tính
đến thời điểm hiện tại. 
Bằng những đường nét
chạm trổ tinh tế, tượng Bồ
tát Tara toát ra vẻ đẹp uy
nghi và siêu thoát

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

D. CẢM NHẬN CỦA EM SAU ĐỢT “THỰC TẬP NHẬN THỨC


NGHỀ NGHIỆP”
Cuộc đời là những chuyến đi, nó đem lại cho ta những bài học quý báu, trải nghiệm
thú vị in hằn vào tâm trí mỗi con người. Và chuyến đi tham quan học tập các tỉnh phía
Bắc đã đem lại cho những sinh viên lớp Giáo dục Chính trị K44, khoa Sư Phạm,
trường đại học Quy Nhơn chúng em nhiều trải nghiệm bổ ích và lý thú.
Ngày đầu tiên: 4 giờ sáng ngày
03 tháng 04 năm 2023 xuất phát,
với sự háo hức mong chờ đã dâng
lên trong lòng chúng em, tất cả
các sinh viên cùng cô Th.s Mai
Thị Thắm. Hành trình chuyển
bánh từ Quy Nhơn đến Đồng Hới
đã đưa chúng tôi đến vùng đất
mới – nơi được mệnh danh là “
Thành phố hoa hồng”. Một
chuyến đi không chỉ đơn thuần là
để lấy điểm thi cuối kỳ cho môn
học, mà còn là để áp dụng
phương pháp “học đi đôi với
hành”, gắn liền giảng dạy lý
thuyết với trải nghiệm thực tế.

Khi đến Bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm, đã cho em cảm nhận được lý tưởng sống từ tấm
gương liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm. Nữ bác sỹ - liệt sỹ Đặng Thuỳ Trâm cùng cuốn nhật ký
và hành trình của nó lay động biết bao thế thệ Việt Nam hôm nay và cả lương tri, cả
nhiều người yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Tấm gương của chị và hành trình đưa
cuốn nhật ký về với đất mẹ yêu thương từ hơn nửa vòng trái đất mang tính nhân văn
sâu sắc; đã khơi dậy ở thế hệ trẻ nói chung và mỗi cán bộ, chiến sỹ chúng ta những ấn
tượng tốt đẹp, những suy nghĩ và nhận thức về lý tưởng sống và trách nhiệm của người
quân nhân từ hình ảnh của chị Trâm về :” Tình yêu thương và sự dâng hiến”. Chị
Trâm của chúng ta là người có thật trên đời, con người bằng xương bằng thịt, thật
bình dị từ hình dáng đến tính cách, rất đời thường nhưng cũng sâu sắc và giàu tình
yêu thương, đức hy sinh. Có người cho rằng sự hy sinh của chị chẳng qua cũng như
hàng vạn liệt sỹ khác đã cống hiến cho nền độc lập tự do của quê hương đất nước.
Nói như thế cũng đúng nhưng chưa đủ, chúng ta nói nhiều về chị trước hết là sự trân
trọng đối với một liệt sỹ, bởi sự hy sinh nào cũng rất đáng trân trọng. Chị là một đại
diện cho biết bao sự mất mát hy sinh của các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống để có
nền độc lập như hôm nay. Và ở chị rất đáng trân trọng của một nhân cách sống, biết
yêu thương, biết cống hiến, thậm chí không quản ngại gian khổ trước mưa bom lửa
đạn vì những anh thương binh, những người bệnh.
Cũng trong ngày hôm đó, em đã được đến sông Bến Hải và cầu Hiền Lương là địa
danh lịch sử nổi tiếng, đây là hai “nhân chứng lịch sử” mang trên mình nỗi đau chia
cắt đất nước thành hai miền Nam Bắc suốt hơn 20 năm ròng rã. Đây cũng là nơi đã

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

chứng kiến những trận chiến ác liệt với bom đạn và cả những trận chiến không có
tiếng súng nhưng vô cùng gay go, quyết liệt Cầu Hiền Lương: “cuộc chiến đấu cờ”,
“cuộc chiến màu sơn” và “cuộc chiến âm thanh”. Từ đây, cây cầu Hiền Lương đã trở
thành chứng tích lịch sử trong hơn 20 năm chia cắt hai miền Nam-Bắc. Cây cầu cũng
chứng kiến nhiều sự kiện đấu tranh ngoan cường, anh dũng và trở thành một biểu
tượng to lớn cho khát vọng thống nhất non sông, sum họp, đoàn tụ của biết bao gia
đình và toàn dân Việt Nam. Chiến tranh đã lùi xa, đất nước hoà bình, thống nhất, hiện
nay khu di tích đôi bờ Hiền Lương vẫn còn lưu giữ những hình ảnh, kỷ vật và còn đó
những di tích lịch sử gắn với một thời đất nước bị chia cắt: Cầu Hiền Lương, cột cờ ở
bờ Bắc, Nhà Liên hợp, Đồn công an giới tuyến, cụm tượng đài “khát vọng thống
nhất”, Nhà trưng bày “Vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất” ở bờ Nam. Hơn nửa thập
kỷ đi qua, “vùng đất lửa” năm xưa đã thay da đổi thịt. Vùng đất khói bom nghịt trời
năm xưa nay đã nhường chỗ cho những cánh đồng bạt ngàn lúa, hồ tiêu, rừng cao su
xanh ngút ngàn. Ghé thăm Đôi bờ Hiền Lương –Bến Hải là dịp để em có thể ôn lại
những ký ức hào hùng, bi tráng. Và có thể gửi lời tri ân sâu sắc đối với sự hy sinh to
lớn của các thế hệ cha ông vì độc lập tự do của Tổ quốc. Những di tích lịch sử ở đôi bờ
Hiền Lương –Bến Hải là di sản của khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc Việt
Nam.
Ngày thứ hai: Sáng ngày 04 tháng 04 năm 2023, sau khi rời khách sạn thì khỏi hành
đến Vinh. Ghé đến Vũng Chùa viếng mộ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, nhưng rất đáng
tiếc là phần mộ của ông đang tu sửa nên không được tham qua. Thay vào đó, đoàn đã
ghé qua tham quan và viếng khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du.
Hơn 200 năm trân trọng tuyệt
tác Truyện Kiều được viết ra
từ trái tim sáng ngời của một
người con uyên bác đất Tiên
Điền. Người dân Hà Tĩnh
càng tự hào hơn mỗi khi có
dịp ghé thăm Khu lưu niệm
Đại thi hào Nguyễn Du thuộc
làng Tiên Điền (xã Tiên
Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh
Hà Tĩnh).

Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du là một công trình văn hóa tri ân của người dân
Hà Tĩnh, đặc biệt là xã Tiên Điền, quê cha đất tổ của nhà thơ. Nằm trọn trong quần thể
di tích văn hóa họ Nguyễn làng Tiên Điền rộng 40.000m2, khu lưu niệm đại thi hào
như một trái tim lớn tưởng như không bao giờ ngừng đập vì luôn được bàn tay con
người qua nhiều thế hệ trùng tu và vun đắp.

Hầu hết ai cũng đã học và thuộc nhiều đoạn trong Truyện Kiều, nhưng khi trở lại nơi
đây mọi người càng hiểu hơn về cuộc đời và những bước đi thăng trầm trong con
đường quan lộ của ông. Theo lời giới thiệu của Huyền Nga - cô hướng dẫn viên xinh
đẹp có giọng nói ấm áp, ngôi nhà thờ cụ Nguyễn được xây dựng từ cuối đầu thế kỷ 19
ngay trên mảnh đất nhà cụ ở làng Tiên Giáp. Năm 1960, Bộ Văn hóa nước ta đã giao
giáo sư Lê Thước công tác tại Vụ Bảo tồn, bảo tàng trực tiếp nghiên cứu, khảo sát xây
dựng di tích nhà thơ, mộ Nguyễn Du và các di tích liên quan đến họ Nguyễn (Tiên

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Điền). Ngoài ra, cô Huyền Nga đã cho em biết thêm rất nhiều về nguồn gốc của dòng
họ Nguyễn, cuộc đời của Đại thi hào Nguyễn Du, các tác phẩm nổi tiếng,.. Cô hướng
dẫn viên Huyền Nga cho hay, nếu đến đây vào những dịp đầu xuân du khách còn được
thưởng thức không gian ấm cúng của những đêm thơ Nguyễn Du tại nhà tư văn trong
khu lưu niệm. Đây cũng là nơi các bậc “phượng trì long bảng” (tú tài trở lên) uống trà
nhấp rượu, nghe thơ, hát ả đào sau khi bình thơ phẩm văn tao nhã. Khách càng bị mê
hoặc hơn khi Huyền Nga mở rộng chủ đề xung quanh những hoạt động diễn xướng
của dân xứ Nghệ như lẩy Kiều, hát Kiều, ngâm Kiều, bói Kiều đặc biệt là trò Kiều -
một loại hình nghệ thuật độc đáo được chuyển thể từ Truyện Kiều... để “ăn theo” một
cách sáng tạo tác phẩm… Dù Nguyễn Du không còn hiển hiện trên cõi đời này nhưng
ở thế giới bên kia chắc cụ cũng nhẹ lòng với câu thơ đầy nỗi băn khoăn:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
Tiếp đó, đoàn đã di chuyển về làng Sen thăm quê Ngoại Bác – tham quan quê Nội
Bác. Trong cái nắng oi nồng tháng Năm, tấp nập những đoàn xe chở du khách nối đuôi
nhau hướng về làng Sen quê Bác với bao tâm nguyện thành kính trong bồi hồi nỗi
nhớ...
“Tháng Năm về! Trời Nam Đàn trở nên trong xanh vời vợi. Ngào ngạt hương sắc sen
hồng tỏa ra từ phía ao làng. Những đóa sen vươn cao tắm nắng ban mai thơm ngát
quyện vào không gian đầy ắp hương lúa ngày mùa, đan xen giữa những ngôi nhà ngói
mới, tạo nên một vẻ đẹp đồng quê nồng nàn, căng tràn sức sống.”
Làng Sen quê nội và làng Hoàng Trù quê ngoại vẫn lưu giữ những hiện vật gắn với
cuộc sống, sinh hoạt bình dị thuở thiếu thời của Bác, khiến du khách đến thăm luôn có
cảm giác gần gũi, thân thương và xúc động: hai bộ phản gỗ là nơi nghỉ của cụ Phó
bảng và hai con trai, chiếc giường là của bà Thanh con gái cụ, chiếc rương đựng lương
thực, chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ dùng, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen. Giọng chị
hướng dẫn viên tha thiết như điệu hò xứ Nghệ, trìu mến như khúc hát ru bên nôi. Có
cái gì như là rưng rưng... Phải chăng, miền quê khổ nghèo, nhưng nghĩa tình và giàu
truyền thống yêu nước cộng với những ưu việt trong lối giáo dục gia đình nhân bản ấy
đã hình thành nên nhân cách một con người vĩ đại? Và phải chăng, tất cả những điều
vĩ đại, đều chứa đựng trong mình những gì gần gũi, bình dị nhưng thấm đậm hồn quê
hương?
Từng gốc tre hồn hậu đến bờ hoa dâm bụt thắm đỏ, từng hàng cau vươn mình trong
nắng đến những mái lá đơn sơ... tất cả đều thấm hồn dân tộc, đều gợi lên trong sâu
thẳm trái tim mỗi người niềm tự hào thành kính về một cuộc đời, về một nhân cách
giản dị mà vĩ đại...
Chuyến đi ngày thứ hai này, về vùng đất Nghệ Tĩnh địa linh nhân kiệt, bất khuất trung
hậu, đối với chúng cháu, những người con đến từ Tây Bắc xa xôi có lẽ đã thực sự trở
thành hành trình đi tìm và khẳng định những giá trị vĩnh hằng, hành trình của cả đời
người với ước mơ vươn tới những chân trời tươi sáng. Đây là nơi mà có thể nói là đã

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

lấy đi nước mắt của tất cả sinh viên chúng em. Vì chắc có lẽ chúng em đã cảm nhận
được những lời tận đấy lòng mà chị hướng dẫn viên đã truyền thụ lại cho chúng em,
Vì thế, trong tâm khảm chúng cháu, trên mỗi tấc đất của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu,
có anh linh của bao thế hệ cha anh người Việt đã ngã xuống cho màu xanh đất này.
Chúng cháu nguyện học tập thật tốt và bồi dưỡng lý tưởng sống cao đẹp để xứng đáng
với những thế hệ cha anh, tiếp nối truyền thống tốt đẹp mà bao thế hệ tiền nhân đã dày
công xây dựng, cho non nước Việt Nam mãi mãi thanh bình và tươi đẹp.
Ngày thứ ba: Bắt đầu hành trình tham quan Đền Hùng, Đền Hùng là một khu di tích
lịch sử nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Đó là
một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền miếu cổ kính.Từ chân núi đi lên, qua
cổng đền, điểm dừng chân đầu tiên của khách du lịch là đền Hạ, truyền thuyết kể rằng
đó là nơi Mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng.
Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các Vua
Hùng dùng làm nơi họp bàn việc nước
với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh
núi là đền Thượng. Đứng từ xa nhìn lên
núi sẽ thấy muôn vàn chấm động đủ màu
sắc hoà lẫn cây xanh như một rừng hoa
thắm trước gió xuân. Đoàn tham quan
trường em ai nấy đều như các khách thập
phương: háo hức lúc đi, hân hoan lúc
đến, lưu luyến khi ra về. Cảnh trí tình
người tha thiết như níu chân người về.

Ấn tượng nhất là khi tham quan bảo tàng Hùng Vương với khung cảnh và cách trưng
bày thật hoành tráng các hiện vật, hình ảnh, chứng tích lịch sử của dân tộc Việt Nam
thời các Vua Hùng dựng nước và giữ nước. Tại đây, chúng em được nghe các hướng
dẫn viên của bảo tàng giới thiệu thống những câu chuyện, hiện vật và hình ảnh phản
ánh các hình thức sinh hoạt phong phú của các dân tộc gắn với lịch sử của các đời vua
Hùng. Cảm động nhất là hình ảnh Bác Hồ đang nói chuyện thân mật với cán bộ chiến
sĩ thuộc “Đại đoàn Quân tiên phong”, nổi rõ những dòng chữ ghi lời căn dặn bất hủ
của Người: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy
nước”.

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Chuyến đi đã giúp em hiểu sâu sắc rằng:


Đền Hùng vừa là nơi tham quan du lịch,
danh lam thắng cảnh hấp dẫn, vừa là nơi
mang sắc văn hoá dân tộc thắm đậm hồn
thiêng sông núi và hào khí ông cha.
Chính vì vậy, từ xa xưa trong dân gian
đã lưu truyền câu ca dao:
“Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba”

Ngày thứ tư: Thủ Đô Hà Nội – Thủ đô hơn 1000 năm tuổi. Không chỉ nổi tiếng với
lịch sử lâu đời, giàu bản sắc, văn hóa truyền thống dân tộc, vùng đất này còn được biết
đến là một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
Đây là nơi mà có thể nói là không chỉ riêng em, mà ai cũng muốn đến. Bên cạnh nét cổ
kính ngàn năm, bên cạnh những góc phố cũ và nếp sống bình lặng. Thi ta còn có thể
cảm nhận được không khí nhộn nhịp của một thành phố vốn là Thủ đô của đất nước
này. Sáng ra, trên những con đường tấp nập người đi kẻ lại, nhất là vào những giờ cao
điểm. Tối về, Hà Nội lại trở về với bầu không gian đó, yên bình, cổ kính, rực rỡ trong
ánh đèn đêm.

“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng


Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
                                              (Viễn
Phương)
Những vần thơ ngợi ca, thương nhớ Bác như vẫn vang vọng trong tâm khảm của mỗi
người con đất Việt. Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, là mặt trời soi tỏ con
đường những sớm mai, là vị cha già kính yêu vô vàn. Bác là người khai sinh ra nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà, lãnh đạo toàn dân giương cao ngọn cờ, quyết giành lại
độc lập, tự do cho dân tộc. Ngày Bác mất, “đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”, đồng
bào tiếc thương, nhân loại ngậm ngùi… Từ ngày 2/9/1969 – ngày Bác về với cõi “vĩnh
hằng” đến nay đã được 46 năm, mà sao mỗi khi đến thăm Lăng Bác, trong em vẫn
luôn hiện hữu hình ảnh người cha hiền từ, vô vàn kính yêu.
Từ sáng sớm tinh sương, khi mặt trời còn chưa ló rạng, khí trời mát lạnh, gió hiu hiu
thổi, cây cỏ xào xạc theo bước chân em như đang đón chào những mầm non đất nước.
Em thấy lâng lâng vui sướng, cảm giác như Bác đang ở trong lăng, đang vui vẻ đón
chúng em. Hình ảnh đầu tiên em nhìn thấy là:

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

“Những hàng tre xanh xanh Việt Nam,


Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
Cho dù “phong ba bão táp” vẫn cao vút, xanh thẫm, như ý chí quyết tâm gìn giữ đất
nước của người Việt qua bao thế kỉ. Bao loài hoa đằm thắm toả hương mát dịu, bao
cây cỏ xanh tươi vẫy chào chúng em. Các chú chiến sĩ trong bộ quân phục trắng đứng
nghiêm trang, giữ gìn giấc ngủ Bác bình yên. Ẩn hiện trên khuôn mặt của các chú là
vẻ tự hào và niềm tin phơi phới, khi được thay mặt toàn thể nhân dân, toàn thể 54 dân
tộc anh em sinh sống trên mảnh đất chữ S canh giữ, bảo vệ giấc ngủ thiên thu của
Người. Kia rồi, lăng Bác trên quảng trường Ba Đình lịch sử còn bao phủ một màn
sương mỏng, uy nghiêm, trang trọng. Lăng Bác như bông sen trong đầm sen Tháp
Mười. Lăng Người là trái tim của Hà Nội, là trái tim của nhân dân Việt Nam.
Đoàn chúng em lặng lẽ, thành kính chầm chậm đi qua nơi Bác nằm. Đến bên Bác, ai
cũng vô cùng xúc động, cũng muốn dừng chân lâu hơn để ngắm nhìn thật kĩ dáng ngủ
yên bình, chòm râu dài, mái tóc bạc phơ của Bác, muốn thời gian lắng đọng lại để có
thể nói hết tình cảm của mình đối với Bác. Người nằm đó như ngủ, ngủ một giấc ngủ
yên bình, thanh thản, không mảy may lo âu… Phút giây ấy sao mà xúc động quá,
thiêng liêng quá!
Rời lăng Bác, chúng em theo chân chú
hướng dẫn viên đi vào thăm “cõi Bác
xưa”. Đó là Phủ Chủ Tịch, là đường
Xoài hoa trắng nắng đu đưa, là Nhà
sàn đơn sơ nhưng chan chứa hơi ấm
của Người… Ở mỗi nơi ấy đều lưu lại
rất nhiều những kỉ niệm về tình cảm
của Bác đối với nhân dân và các cháu
thiếu nhi. Chao ôi! Một vị lãnh tụ như
Người, tại sao lại có thể sống giản dị
đến vậy. Đây đôi dép cao su mòn đế,
kia tấm áo ka-ki đã sờn vai,… Ai ai
cũng ghi lại rất nhiều ấn tượng trong
thâm tâm về hình ảnh một con người
giản dị, kính mến.
Tạm rời “cõi Bác xưa” để trở lại trước quãng trường Ba Đình thênh thang đầy nắng và
gió, hoa cỏ ngát hương, em càng hiểu rằng lăng Bác trở thành niềm tin và sức mạnh
cho đồng bào cả nước, là hơi ấm tình thương cho các cháu thiếu nhi. Ở nơi ấy, từng
ngày, từng ngày những người con Việt Nam và khách quốc tế vẫn nối tiếp về thủ đô
viếng Bác. Ai ai cũng một lòng thành kính vị cha già của dân tộc. Và em cũng vậy, đã
nghe nhiều, xem nhiều qua các tranh ảnh, qua những thước phim tư liệu … nhưng đây
là lần đầu tiên được tận mắt đến viếng thăm nơi Bác nghỉ, được nhìn thấy Bác ngủ
yên, lòng em trào dâng cảm xúc khó tả.
Chúng em được dẫn đến Hội trường Ban quản lý Lăng để xem những thước phim tài
liệu vô cùng xúc động: “Những phút giây cuối đời của Bác Hồ”. Thước phim ngắn
như đưa em trở về bên Bác, nhìn thấy từng hành động của Bác, thấm sâu hơn tình yêu
thương của Bác với nhân dân, đồng chí, đồng bào và các em nhỏ. Đến những phút
cuối, cả khán phòng thổn thức, lệ tràn khoé mi. Cả khi rời phòng chiếu, nhiều bạn còn
cố cắn chặt môi, ngăn tiếng khóc nức nở.
Ngoài ra, chúng em còn được đi đến Nhà Sàn và Nhà 67 là nơi mà nhân loại chìm vào
nỗi đau. Do sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày càng yếu đi, các bác sĩ chăm sóc

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

sức khỏe cho Bác đề nghị Người không lên xuống Nhà sàn nữa mà ở hẳn trong Nhà 67
để chữa bệnh. Người đã chấp hành đề nghị này và từ ngày 18/8/1969 Người ở hẳn tại
Nhà 67.
Từ ngày 25/8, Bác lâm bệnh nặng, diễn biến sức khỏe xấu, Bộ Chính trị quyết định
Nhà 67 trở thành nơi điều trị bệnh cho Người. Các đồng chí trong Bộ Chính trị, các
giáo sư, bác sĩ đầu ngành, các chuyên gia nước ngoài cùng nhiều thiết bị y tế hiện đại
nhất lúc đó đã được tập trung tại đây để chăm sóc và chữa bệnh cho Bác. Tuy nằm trên
giường bệnh nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn làm việc. Hàng ngày, Bác vẫn nghe các
đồng chí trong Bộ Chính trị báo cáo tình hình, công việc ở cả hai miền, Người vẫn đọc
sách báo, bản tin, gửi điện mừng, tặng thưởng Huân chương, Huy hiệu cho những tập
thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất và chiến đấu. Trước tình
hình lũ lụt ở miền Bắc và Hà Nội đang dâng cao, Bác kiên quyết không di tản theo đề
nghị của Trung ương, Người ở lại Thủ đô, mong muốn được gặp nhân dân trong ngày
lễ Quốc khánh, đồng thời nhắc nhở các đồng chí Trung ương phải quyết tâm giữ vững
đê, bảo vệ nhân dân, bảo vệ sản xuất. Bệnh tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn biến
ngày một trầm trọng. Khi tỉnh dậy, Người muốn nghe một khúc dân ca, cô y tá Viện
Quân y 108 Ngô Thị Oanh - người chăm sóc sức khỏe cho Bác đã nén lòng mình để
hát bài “Bài ca người chiến sĩ quân y” theo làn điệu dân ca quan họ. “Người ơi…
người ở đừng về…”. Cả căn phòng như rơi vào tĩnh lặng, chỉ có những trái tim thổn
thức cùng những giọt nước mắt lăn dài trên má. Nghe xong, Bác xúc động tặng cô một
bông hoa hồng. Đây chính là cảm hứng để 30 năm sau ngày Bác mất, nhạc sĩ Trần
Hoàn viết ca khúc “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” lay động lòng người.
Nằm trong Nhà 67, nỗi nhớ quê hương, nhớ miền Nam vẫn canh cánh trong lòng Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Người đề nghị được uống chút nước dừa. Như hiểu tấm lòng Bác,
những người phục vụ đã hái quả trên cây dừa giống miền Nam trồng trước Nhà sàn,
lấy nước và cùi cho Bác dùng. Ngày 2/9, bệnh của Bác diễn biến rất xấu và mỗi lúc
một trầm trọng. Chiếc đồng hồ trong Nhà 67 đã dừng lại ở thời khắc 9 giờ 47 phút.
Cũng thời khắc này, từ Nhà 67 truyền đến cho nhân loại nỗi đau “đời tuôn nước mắt”.
Chuyến về Hà Nội viếng Bác lần này, em đã tích lũy thêm nhiều kiến thức và thực tiễn
sinh động về tấm gương của Bác, các đức tính cao quý của Bác. Chuyến đi càng khiến
cho tình cảm của một cô bé với vị lãnh tụ của dân tộc thêm sâu sắc. Cảm ơn Bác đã
đến với cuộc đời này, đưa một dân tộc đến với ánh sáng, đến với sự tự do, độc lập

Sau khi rời Lăng Bác và Phủ Chủ Tịch, đoàn mình đi đến Chùa Một Cột. Người Hà
Hội thì ai ai cũng tự hào về chùa Một Cột, ngôi chùa có lịch sử lâu đời và có lối kiến
trúc vô cùng độc đáo.

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Chùa Một Cột là nơi quy tục lễ bái và kính


ngưỡng của nhân dân thủ đô Hà Nội và các
vùng miền khác trong cả nước. Tương
truyền trước đây, hằng năm cứ đến ngày 8
tháng 4 âm lịch, vua lại tới chùa làm lễ tắm
Phật. Các nhà sư và nhân dân khắp Kinh
thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm
Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài
cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi
nhân dân cùng tung chim bay theo trong
tiếng reo vui của một ngày hội lớn. Ngày
nay, những hoạt động ý nghĩa gắn với Chùa
Một Cột tiếp tục được duy trì nhằm cầu
mong phúc lành, cuộc sống thái bình thịnh
trị, muôn dân an ổn.

Trải qua hàng ngàn năm với biết bao thăng trầm của lịch sử, Chùa Một Cột vẫn giữ
được cái hồn của Thăng Long xưa. Một ngôi chùa rất nhỏ bé mong manh nhưng giá trị
văn hóa, lịch sử vô cùng to lớn, lại trường tồn cùng dân tộc, vẫn uy nghiêm trong tâm
linh dân tộc, là hình ảnh biểu trưng của Thủ đô, vững vàng trong dòng thời gian bất
tận.
Đến Bảo tàng Hồ Chí Minh như bư ớc vào một cảnh phim quay chậm, tái hiện trọn
vẹn về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chủ tịch. Hôm nay chúng tôi – nhưng đến đây để
tưởng nhớ, chiêm nghiệm, học tập và noi gương Bác Hồ. Nhưng tôi tiếc rằng cuộc
tham quan diễn ra nhanh quá, không kịp tìm hiểu về cuộc đời vĩ đại của Bác. Trong
cuộc sống có những mảnh đất chỉ một lần đặt chân đến cũng khiến ta nhớ mãi
Có những địa danh tồn tại trong lòng ta như lời
gọi của cố nhân và có những nơi làm ta sống dậy
niềm tự hào về một thời oanh liệt, về những con
người được cả thế giới gọi tên v ới tình cảm thiết
tha trìu mến. Bảo tàng Hồ Chí Minh - nơi chúng
tôi có dịp tới thăm vào buổi trưa (05/04/2023)
chính là một nơi như thế. Buổi tham quan hôm ấy
đã để lại trong tôi ấn tượng thật sự sâu sắc cùng
những xúc cảm đan xen giữa lòng tự hào, sự biết
ơn và niềm tiếc thương vô hạn đối với Chủ tịch
Hồ Chí Minh - con người có trái tim nhân đạo vĩ
đại, hy sinh cả cuộc đời vì sự nghiệp đấu tranh
cho độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân.

Sau khi đi cả buổi sáng với nhiều địa điểm, chúng ta được về khách sạn nghỉ ngơi và
lên đường đến với Chùa Trấn Quốc và Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Ở nhiều làng quê, ngôi chùa làng đã trở thành bàn thờ chung của Tăng Ni Phật Tử,
đồng thời là ngôi nhà chung của cộng đồng dân cư trong những ngày Tết...Còn ở thành
thị, những ngôi chùa cổ cũng mang ý nghĩa như thế và hơn nữa Chùa Trấn Quốc từ
lâu đã trở thành một địa điểm du lịch và trung tâm Phật giáo vô cùng nổi tiếng ở Việt

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Nam. Nhờ sự linh thiêng và lịch sử ngàn năm mà đi lễ chùa Trấn Quốc trở thành niềm
tin tín ngưỡng của nhiều người.
Khi viếng thăm chùa Trấn Quốc, ta như được đi ngược về lịch sử, khám phá kho tàng
Phật pháp đồ sộ với nhiều kỷ vật Phật giáo linh thiêng, mang giá trị lịch sử và văn hóa
tín ngưỡng quý giá. Ngôi chùa cổ kính này hiện còn lưu giữ khá nhiều hiện vật có giá
trị như bộ tượng thờ ở Thượng điện. Đây là những pho tượng được tạo tác tỉ mỉ, trau
chuốt và mang nét đẹp đặc trưng riêng, trong đó quý nhất là pho tượng Phật Thích Ca
nhập Niết bàn được đánh giá là bức tượng Niết bàn đẹp ở Việt Nam. Trong chùa hiện
còn 14 tấm bia đá ghi lại nhiều tư liệu quý về lịch sử ngôi chùa và mô tả đầy đủ những
lần tu bổ, tôn tạo chùa, đáng kể nhất là các tấm bia của Trạng nguyên Nguyễn Xuân
Chính (1588 - 1647) và tiến sĩ Phạm Quý Thích (1760 - 1825).
Chùa có kết cấu được thiết kế theo những nguyên tắc, trình tự nhất định. Có ba ngôi
chính với nhiều lớp nhà, được nối thành hình chữ công, bao gồm Tiền đường, thượng
điện và nhà thiêu hương. Tiền đường của chùa Trấn Quốc hướng về phía Tây. Có hai
dãy hành lang dài ở hai bên nhà thượng điện và nhà thiêu hương. Có một gác chuông
ba gian nằm trên trục sánh chính, ở phía sau thượng điện.

Bên trong chùa Trấn Quốc còn có các nhà tổ, nhà bia và một số mộ tháp cổ. Mộ tháp
cổ nổi bật trong khuôn viên của chùa là Bảo tháp lục độ đài sen. Bao tháp cổ cao hơn
15m với 11 tầng. Mỗi tầng đều được đặt những pho tượng Phật bà trong các ô cửa hình
vòm. Đỉnh tháp được gọi là Cửu phẩm liên hoa vì nó là đài sen 9 tầng, được làm từ đá
quý. Đối xứng với bảo tháp là một cây bồ đề lớn với ý nghĩa: “Hoa sen tượng trưng
cho Phật tính chân, như tính sinh ở dưới bùn mà không bị ô uế. Bồ đề là trí giác, trí tuệ
vô thượng. Tất cả đều hàm ý nghĩa bản thể và hiện tượng của các pháp”.

Từ đó đến nay, chùa Trấn Quốc liên tục được vinh danh trên các tạp chí và các trang
mạng uy tín trên thế giới. Năm 2016, Tạp chí Daily Mail của Anh đã bình chọn chùa
Trấn Quốc là một trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Năm 2017, trang web chuyên
về du lịch của Anh Wanderlust.co.uk xếp chùa Trấn Quốc ở vị trí thứ 3 trong số 10
ngôi chùa trên thế giới có cảnh đẹp “không thể tin được”. Năm 2019, chùa Trấn Quốc
một lần nữa có mặt trong danh sách 10 ngôi chùa có kiến trúc đẹp nhất thế giới và
“nên đến tham quan” - theo bình chọn của Tạp chí Mỹ National Geographic. Hàng
năm, nơi đây không chỉ đón tiếp nhiều tín đồ Phật tử đến hành lễ mà còn là điểm thu
hút du khách trong và ngoài nước khi đến Hà Nội.

Trong tiềm thức của nhiều thế hệ người Hà Nội, chùa Trấn Quốc là một trong những
ngôi chùa linh thiêng bậc nhất ở chốn kinh kỳ. Vì vậy, đến chùa Trấn Quốc lễ Phật là
việc không thể thiếu trong ngày đầu năm mới đối với nhiều người, nhiều gia đình. Đến
với chùa Trấn Quốc, ngoài dâng hương lễ Phật cầu an, ta còn có dịp hiểu thêm về lịch
sử dân tộc, thêm tự hào về một danh thắng đặc biệt của Thủ đô, của đất nước.

Dưới bầu trời dịu mát của buổi chiều nắng nhẹ, cổng Văn Miếu Quốc Tử Giám hiện
lên trong đôi mắt thơ ngây của chúng em thật đẹp, thật trang nghiêm cho dù có bạc
màu, sờn cũ theo dòng thời gian lịch sử. Văn Miếu cứ như một cụ già phúc hậu, thông

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

thái, nheo mắt nhìn chúng em nở nụ cười trìu mến, mời gọi chúng em đến thăm ngôi
nhà của cụ. Chúng em nhìn nhau và cười, nụ cười trong sáng của tuổi học trò, của
niềm háo hức khi trước mắt mình, chính là một cuốn sách lịch sử khổng lồ chỉ chờ
chúng em đến tìm tòi và khám phá.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám qua lời giới thiệu của các anh chị hướng dẫn viên: Văn
Miếu được khởi công xây dựng “tháng 8 năm Canh Tuất (1070) tức năm Thần Vũ thứ
hai đời Lý Thánh Tông, đắp tượng Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối vẽ tranh Thất
thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế.” Đến năm 1076 thì Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc
Tử Giám, nơi đã từng chỉ dành riêng cho con cháu vua và con các bậc đại quyền quý
(nên gọi tên là Quốc Tử). Nơi đây luôn giữ vai trò thờ tự, giáo dục, nho học lớn nhất,
nơi đào tạo ra hàng nghìn bậc đại khoa, hiền tài cho đất nước trong suốt thời kì phong
kiến độc lập…Sát bờ hồ là lối đi và những dãy bia đá trang nghiêm, cổ kính dựng
thành hai khu Đông và Tây.Mỗi khu chứa hai dãy bia đá, tất cả gồm 82 tấm bia ghi
tên họ quê quán của những người đã đỗ Tiến sĩ triều Lê. Bia được đặt trên lưng các
cụ rùa vì theo quan niệm của ông cha ta, rùa chính là thần Kim Quy, là một vật biểu
linh cho tinh thần, sức mạnh, sự yêu thương, đoàn kết của dân tộc. Ở đây, em được
nghe nói cứ đến mùa thi cử mọi người hay đến đây với quan niệm sờ đầu rùa để lấy
may, đem lại nhiều điều tốt trong thi cử. Việc “cầu may” trước ngày thi không phải
là xấu. Phát xuất từ quan niệm “có thờ có thiêng” và “học tài thi phận” nên việc
“cầu mang” đã trở thành một nét văn hoá tín ngưỡng.
Có thể nói,Văn Miếu – Quốc Tử Giám là biểu tượng của tri thức, văn hóa, khát vọng
trong con đường học tập của các sĩ tử nói riêng và con người Việt nam nói chung, là
nét son thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Và là khu di tích văn hoá Hà
Thành.
Và địa điểm dừng chân của cuối ngày hôm nay là Hồ Gươm. Đến với Hồ Gươm em
lại nhớ đến “Sự tích Hồ Gươm” ở Ngữ Văn lớp 6. Nói về  Truyền thuyết kể rằng khi
Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, có người dân mò được một lưỡi gươm, sau đó chính
ông nhặt được một cái chuôi ở trong rừng. Khi lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân
gươm ánh lên hai chữ "Thuận Thiên" - "Thuận theo ý trời". Gươm báu này đã theo Lê
Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở
Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con
rùa xuất hiện. Rùa vươn đầu cất tiếng nói: "Xin bệ hạ hãy hoàn lại gươm cho Long
Quân". Lê Thái Tổ hiểu ra sự việc bèn rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về
phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới
là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm. Chính truyền thuyết đặc sắc này đã khẳng
định tấm lòng yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh của người dân Thăng Long - Hà
Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Câu chuyện này đã được nhấn mạnh
trong ngày lễ Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố Vì hoà bình"

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ


Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của
mình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết:
"Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao"
Và như thế, Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm
thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và
người dân cả nước nói chung như một biểu
tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống
văn hóa dân tộc.

Ngày thứ tư, tuy làn ngày dài nhất và mệt nhất trong tất cả các ngày. Những đó là ngày
mà em có thể nói là không thể nào quên được.
Ngày thứ năm: 6giờ sáng, ngày 07 tháng 04 năm 2023, từ Hà Nội - Huế. Ngày hôm
ấy, tuy di chuyển trên xe rất nhiều. Nhưng vì sợ các bạn không hứng khởi hay bị say
xe, anh hướng dẫn viên – Lê Ngọc Hưng đã kể rất nhiều câu chuyện, cho tụi em chơi
những trò chơi giao lưu trên xe, hát karaoke,…Những điều này tuy đơn giản, nhưng nó
làm cho em cả thấy thêm gắn bó và yêu thương các bạn trong lớp hơn. Và ở đây, còn
cho thấy được anh Hưng làm một người rất tốt bụng và thân thiện. Điều dễ thương làm
cho em nhớ mãi là trong buổi chiều ở Hà Nội, khi được sinh hoạt thoải mái nhóm tụi
em có hẹn nhau đi chơi. Nhưng vì lạ đường nên anh Hưng đã giúp chúng em gọi taxi
và điều làm cho em nhớ mãi là cách anh nói chuyện với anh taxi là: “mấy em này là
sinh viên, nên anh giúp em chở tụi nhỏ đi cẩn thận đi đến nơi về đến trốn nhé! lấy giá
sinh viên cho tụi nhỏ nhé anh…”.  Những hành động tuy nhỏ bé như thế thôi nhưng
lại ẩn chứa tình cảm, sự sẻ chia vô cùng lớn lao, giúp đỡ người khác cần được tổ
chức cũng như tìm hiểu một cách bài bản để đem lại hiệu quả cao nhất. Từ đó em
muốn học hỏi nhiều hơn ở anh Hưng về cách ăn nói, cách ứng xử, giao tiếp hoà đồng,
nhiệt huyết,…. Vì lòng tốt là giá trị tinh thần vô giá không gì đánh đổi được nên ngay
từ hôm nay chúng ta hãy nâng niu, nuôi dưỡng hạt mầm yêu thương để lòng tốt nẩy
nở từ những việc làm nhỏ nhất.
Từ Hà Nội - Huế đã là 22giờ, nhưng chúng em đã cố gắng thu xếp thay đồ thật nhanh để đi
dạo Cầu Tràng Tiền và thưởng thức những món ăn ở Huế.
“Ngọt ngào bùi béo tìm nhau
Thịt quay nằm giữa trắng phau bột mềm
Quen nhau tình đã nên duyên
Chè ngon xứ Huế ngỡ quên đường về”
Gần cầu Tràng Tiền, gặp những đôi
trai gái ngồi bên bờ sông Hương nhâm
nhi tách cà phê, cốc nước ngọt trò
chuyện rôm rả; nhóm khác ăn chè thập
cẩm, cười nói vui…

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Tuy trời đã tối, nhưng vì muốn tham quan


được hết được cầu Tràng Tiền nhóm mình
đã chọc cách thuê xe xích lô để đi dạo một
vòng cầu Tràng Tiền. Từ lâu, hình ảnh các
bác xích lô thân thiện luôn đồng hành với
du khách đã trở thành nét đẹp không thể
thiếu trong chuyến hành trình khám phá vẻ
đẹp Cố Đô. Ngồi trên xích lô, ta cứ như thả
hồn vào dạo quanh thành phố, ngắm thành
phố mộng mơ trong làn sương lãng đãng,
dưới hàng cây xanh của con đường Lê Lợi
lắng nghe tiếng ve kêu inh ỏi sẽ là những
khoảnh khắc khó quên khi đặt chân đến
vùng đất này. được nghe các bác kể về
những câu chuyện về con người ở đây, về
món ăn, địa điểm đẹp và kể về cả cuộc đời
của mình với nghề xích lô.
Tuy không ồn ào, náo nhiệt như Thủ đô Hà Nội hay tp Hồ Chí Minh nhưng Huế vẫn
đang dần khẳng định sự phát triển của một thành phố năng động, giàu tiềm năng du
lịch. Theo đà phát triển của xã hội, Huế vẫn lung linh, huyền ảo nhưng đã có phần
nhộn nhịp hơn xưa. Những tòa nhà hiện đại mọc lên ngày càng nhiều với những ánh
đèn rực rỡ sắc màu trong đêm. Các tuyến phố lớn như Hùng Vương, Lê Lợi, Hai Bà
Trưng, Nguyễn Huệ, Bến Nghé… đang trở thành những địa điểm vui chơi, giải trí,
mua sắm của người dân Huế và du khách sau bữa tối. Giờ đây, nếu bạn đến Huế và
dạo chơi ngoài đường vào ban đêm, bạn sẽ thấy thành phố sôi động hơn rất nhiều,
không còn tĩnh lặng, êm đềm như những năm 1980 trở về trước. Tối đến, hàng trăm cụ
già, thanh thiếu nhi đến vui chơi, giải trí, tập thể dục trước cổng Đại nội. Những ngọn
đèn vàng chiếu sáng mặt đường xen lẫn ánh đèn từ các phương tiện đi lại, hối hả
ngược xuôi. Chẳng mấy ai còn để ý đến những lời thủ thỉ tâm tình của thành quách rêu
phong cổ kính.
Ngày thứ sáu: Sáng ngày 08 tháng 04 năm 2023, Huế đón chào tôi giống như khi tôi
ngắm Huế qua những bức ảnh, thơ ca… Thật bình yên, thơ mộng đến lạ kỳ, Huế bình
lặng từ cảnh vật đến con người. Từ nụ cười dịu dàng, kín đáo sau vành nón lá của các
cô gái Huế đạp xe trên phố cho đến nét đôn hậu vô tư của bà chủ quán hàng ăn, tay
thoăn thoắt xếp bánh bèo cho khách đang nôn nóng chờ đợi…
Đến với Kinh thành Huế là một hệ
thống gồm ba vòng thành: Kinh thành,
Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Kinh
Thành là nơi dân chúng sinh sống.
Hoàng Thành là nơi ở của quan lai. Tử
Cấm Thành là nơi ở của Vua. Hoàng
Thành và Tử Cấm Thành được gọi
chung là Đại Nội. Trong Tử Cấm
Thành có điện Cần Chánh là nơi vua
làm việc hằng ngày có ngai vàng, có
sân rồng để các quan dâng sớ có triện
Ngọc tiếng chuông cho uy quyền.

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

Còn điện Càn Thành là nơi vua ở. Nơi đây có các cung tần mỹ nữ chỉ hoạn quan
mới được tự do đi lại hầu hạ cai quản hậu cung. Kinh Thành Huế là một công trình
kiến trúc độc đáo kết hợp nghệ thuật Đông Tây. Mang tên thành phố, thành lũy ngôi
sao. Thành được xây theo kiểu văn bản hình ngôi sau chủ yếu của Châu Âu kết hợp
với nguyên tắc kiến trúc trong kinh dịch và thuật phong thủy khi chọn đất định
hướng và sử dụng các yếu tố tự nhiên.
Kinh thành Huế khiến cho người ta cảm nhận đúng mức không khí tôn nghiêm nhưng
cũng không mất đi cảm giác êm đềm thư thái giữa thiên nhiên gần gũi. Thưởng thức
ẩm thực cung đình đậm đà vị xưa cùng trăm món ngon đặc sắc, dùng trà cung đình, ăn
bánh ngon để bùi ngùi nhớ Huế vương vấn mãi trong lòng khi trở lại. Đoàn nghe
thuyết minh viên tại điểm giới thiệu về tổng quan Kinh Thành Huế- tìm hiểu về
cuộc đời 13 vua triều đại nhà Nguyễn
Qua chuyến thăm Huế chúng em như được thêm kiến thức thật là bổ ích và lý thú.
Chúng em sẽ ghi nhớ mãi những kỷ niệm đẹp thời học sinh của mình cùng bạn bè thân
yêu, thầy cô kính mến trong dịp tham quan thực tế đầy ý nghĩa này. Qua chuyến tham
quan chúng em thực sự cảm thấy mình lớn lên trong suy nghĩ, trong ý thức về những
lịch sử, dấu ấn con người. Chuyến tham quan thực tế lần này càng làm cho chúng em
cảm thấy thêm yêu đất nước và con người Việt Nam thân thương, nơi có những danh
lam thắng cảnh mang tầm cở quốc tế, nơi có những địa danh lịch sử hào hùng.
Quần thể di tích cố đô Huế là một di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam và thế giới.
Với công cuộc bảo tồn theo những tiêu chuẩn của UNESCO, di sản văn hoá Huế sẽ
được giữ gìn – cho Việt Nam và cho thế giới để Huế sẽ mãi mãi là niềm tự hào của
nhân loại
Chùa Thiên Mụ là điểm dừng chân thứ hai của chúng em tại Huế. Em không khỏi
cảm kích trước vẻ đẹp của công trình từ ngàn đời xưa còn giữ lại, nơi ngọn tháp hùng
vĩ đứng soi mình trên dòng Hương Giang duyên dáng. Cây phượng đỏ tán xòe nghiêng
nghiêng bóng nước.

Tiếng chuông chùa ngân vang vọng cùng


với khói hương ngào ngạt tỏa ra giữa
thanh không vắng lặng, đã hấp dẫn và say
đắm biết bao lòng người xứ Huế, và du
khách bốn phương.
Từ chân chùa Thiên Mụ nên xuôi thuyền
rồng trên dòng Hương Giang êm ả, khói
làm chiều màu tím, mơ màng tràn cà dòng
sông.
Chùa Thiên Mụ là biểu tượng gắn liền với
đất Cố đô bao đời nay, cũng là một trong
những địa danh được nhắc đến nhiều nhất
trong hành trình khám phá thành phố Huế
mộng mơ. Đây không chỉ là nơi yên tĩnh,
là điểm điểm đến linh thiêng cho các tín
đồ Phật tử từ khắp mọi miền mà còn lưu
truyền một lời nguyền tình yêu.
Đây là một công trình cổ phụ vụ đời sống tâm linh con người và cũng là một trong
những biểu tượng đặc sắc tạo nên nét đặc biệt cho xứ Huế mộng mơ. Phải đến đây tận

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

mắt cảm nhận về nét thanh tịnh hoà quyện trong sự cổ kính của vùng đất vua chúa một
thời của ngôi chùa inh thiêng huyền bí.
Đến với Huế, lòng bâng khuâng xao xuyến khi nghe ca Huế trên dòng sông Hương.
Những lời ca tao nhã vang vọng, nửa như muốn ôm trọn cố đô mộng mơ, nửa như níu
kéo ta chẳng muốn rời xa Huế. Sao nỡ xa Huế cho được… Tôi còn chưa được đi hết
khu di tích Tử cấm thành, chưa được tận mắt ngắm nhìn những lầu son gác tía trong
Đại nội, chưa được nghe hết những lịch sử huyền bí, chưa được ngắm hết những lăng
tẩm, đền đài vốn có một thời xa hoa lộng lẫy, chưa hiểu hết những tài hoa khéo tay của
người dân đất Huế… Đúng vậy, Huế thanh bình, yên ả, không vội vã mà sâu lắng đi
vào lòng người. Chia tay với Huế, lòng tôi tự nhủ và ước ao: nhất định sẽ có ngày tôi
trở lại Huế thân yêu – một nơi bình yên, quyến rũ, đẹp như mộng như mơ. Hơn nữa,
sức cuốn hút của Huế vẫn luôn huyền bí và quyến rũ, như một cuốn sách hay còn dang
dở… khiến Huế vừa quen vừa mới lạ. Huế dù phảng phất buồn nhưng luôn thân thiện,
cởi mở để yêu thương, để say đắm lòng người. Xin tạm biệt Huế thân thương, đầy hấp
dẫn.
Rời Huế đoàn khởi hành đến Đà Nẵng,
Đà Nẵng được mệnh danh là “thành phố
của những cây cầu”, với nhiều cây cầu
nổi tiếng khác bắc qua sông Hàn như cầu
Thuận Phước, cầu Trần Thị Lý, cầu
Rồng… nhưng có lẽ không cây cầu nào
tạo được nhiều cảm xúc đối với người
dân và cả du khách như cầu quay Sông
Hàn- niềm tự hào của người Đà Nẵng.
Con người hiền hoà thân thiện, không
khí trong lành,.. nó khiến 1 người khó
tính như tôi cũng phải mở lòng và thốt
lên Đà Nẵng-thành phố mãi trong em
Đối với khách quốc tế, Bảo tàng là một điểm tham quan thú vị, qua đây họ có thể hiểu
được một phần lịch sử, vùng đất và con người Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói
chung.
Còn đối với học sinh, sinh viên chúng em, thì “Bảo tàng Champa Đà Nẵng thực sự là
địa chỉ đỏ để tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển của địa phương”. Đến với Bảo
tàng, các bạn cho rằng: “là điều tuyệt vời nhất trong những trải nghiệm của tôi. Sự quy
tụ của nét đẹp văn hóa và lịch sử đã mang tới cho tôi những kiến thức về quê hương
đất nước”
Mặc dù, thời gian ở Đà Nẵng không nhiều nhưng cũng đủ cho em cảm nhận được về
một thành phố mà mọi người dân sống hiền hòa, an ninh trật tự xã hội, y tế giáo dục
được quan tâm… thì thành phố đó xứng đáng là thành phố đáng sống. Tôi sẽ lưu giữ
mãi những câu chuyện chân thực, nhớ mãi những khuôn mặt hiền hậu đầy ám ảnh, cả
hương vị dân dã của miền đất “biển mặn, nắng cháy” này. Đà Nẵng ơi! Hãy mãi sạch
và đẹp như thế nhé! Chắc chắn, tôi sẽ còn quay trở lại thành phố này thêm nhiều lần
nữa.
Thế là chiều hôm ấy, trên đường từ Đà Nẵng về Quy Nhơn cảm xúc trong mỗi chúng
em rất lẫn lỗn. Vừa nhớ về những kỉ niệm những ngày ở bên nhau, học hỏi, tham quan
chơi đùa cùng nhau, cùng nhau ăn những món ăn ngon,… Vậy mà chỉ vài tiếng nữa
thôi, chúng em lại quay trở về nhà và chuẩn bị cho đón chào một tuần mới để học tập
và làm việc. Trong một khoảng thời gian ngắn để vui chơi, lưu lại kỉ niệm, chúng em

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44


BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: TH.S MAI THI THẮM

cùng nhau chọn những món đồ lưu niệm, kể cho nhau nghe những việc đã xảy ra trong
suốt chuyến đi rồi cùng cười đùa vui vẻ. Giây phút ấy, sao ấm áp lạ lùng… Chìm trong
niềm vui hạnh phúc được ngâm mình trong lịch sử, em giật mình khi anh hướng dẫn
viên thông báo đã đến lúc phải đi. Không nỡ rời khỏi nơi đây, em vẫn cố ngoái đầu
nhìn lại để chào tạm biệt di tích lịch sử của dân tộc lần cuối. Ai cũng có vẻ buồn, sự
hối tiếc và hụt hẫng khi chưa khai thác được hết những kiến thức của những bạn đôi
lúc không may bỏ lỡ phần thuyết trình hay sự luyến lưu khi đã thật sự gắn bó với nơi
này…
Chuyến đi đã khép lại, nhưng có lẽ đã rất nhiều thứ mở ra trong trái tim mỗi thành viên
của lớp học. Và chuyến đi này đã có cái nhìn nhận mới về chính là cuộc sống muôn
màu muôn vẻ ngoài kia, chuyến đi đã vẽ ra một phần tưởng tượng cho em với công
việc sau này.
Một lần nữa em xin cảm ơn Khoa Sư Phạm, cô Mai Thị Thắm và anh hướng dẫn viên
Lê Ngọc Hưng đã tạo ra cho chúng em một cơ hội tiếp xúc thực tiễn để học hỏi được
nhiều hơn, chia sẻ kiến thức nhiều hơn, em hi vọng cô sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các
sinh viên khóa sau có cơ hội học tập tương tự như chúng e để tiếp nối truyền thống học
tập của sinh viên chuyên ngành Giáo dục Chính trị, khoa Sư Phạm, trường dại học
Quy Nhơn.

SVTH: LƯU HỒNG PHÚ LỚP: GDCT K44

You might also like